Hôm nay,  

Tốt Nghiệp Đại Học

14/09/200800:00:00(Xem: 144339)

Tác giả: Phan Vũ

Bài số 2405-16208482-vb8140908

Tác giả là một cựu giáo chức, cựu sĩ quan Biệt Động VNCH, đến Mỹ năm 1993, tốt nghiệp  CSU Long Beech -major English- dạy học tại trường  tiểu học Hayden, thuộc học khu Westminster, hiện đã nghỉ hưu, và là thành viên của Writing Workshop của Huntington Beach. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông  kể chuyện đi học, đi dạy từ quê nhà tới đất Mỹ. Mong ông tiếp tục viết.

***
  Hè về, hoa phượng tím nở rộ trong sân trường Đại học CSU, Long Beach, dọc theo hai bên đường lộ, và ngay cả trước căn hộ tôi thuê. Tôi cố tìm một cây phượng đỏ, nhưng không có. Hoa phượng đỏ gắt chen lẫn lá xanh đậm chỉ có trong trí nhớ tôi.

Ngoài bông hoa màu tím, tôi còn thấy màu trắng của rừng hoa anh đào hai bên bờ sông Potomac thủ đô Washington DC vào đầu tháng tư hằng năm. Tôi cũng đã ngắm màu trắng của rừng hoa táo dọc theo xa lộ 58 vùng Đồng Bằng Miền Trung, Central Valley. Mắt tôi cảm thấy êm dịu, nhìn cánh đồng nho mênh mông xanh biếc, trồng dọc theo lộ 99, thẳng tắp chạy đến tận chân núi của Rặng Temblor, ngăn đôi vùng Central Valley với dải bờ biển San Luis Obispo. Màu xanh của cánh đồng nho nhắc tôi nhớ màu xanh rì của ruộng lúa hai bên bờ Quốc lộ 4 từ Bình Điền qua quận Bình Mình thẳng tắp tới bến phà Mỹ Thuận, qua cầu Cái Răng quẹo Cái Tắc, xuống Phụng Hiệp và dừng lại tại Sóc trăng là nơi nhiệm sở đầu tiên của tôi.

Hôm nay là ngày tốt nghiệp của cháu trai, người con út của em trai tôi. Tôi ngồi dưới bóng mát của một cây phượng tím, ở hàng ghế gần bục khán đài giáo sư để quay phim, chụp hình cháu khi cháu tôi được xướng danh lên nhận cấp bằng tượng trưng. Ông bà, cha mẹ và thân thuộc của sinh viên tốt nghiệp reo hò, chụp ảnh, quay phim, quàng vào cổ người thân vừa tốt nghiệp vòng hoa thành công xinh đẹp và thơm ngát giữa tiếng nhạc vui và sống động. Sau đó, tôi đã quay phim và chụp hình cháu tôi cùng với gia đình, hoặc với gia đình của dì dượng, của cậu mợ, và cùng với bạn bè.

Ngày vui tiếp diễn trong một bữa tiệc tối do mẹ của cháu đặc biệt đặt hàng hoặc nấu nướng cho con. Tiệc vui bắt đầu bằng lời của cháu, "Con cám ơn cha đã khổ cực thức khuya để giúp con làm bài, giậy sớm để đi làm kiếm tiền nuôi con và con cũng cảm ơn mẹ lo các món ăn bổ dưỡng và tinh khiết để cho con đủ sức khỏe mà đi học. Em cũng cám ơn hai chị đã giúp em trai trong các môn học khó." Tiếp theo mọi người nâng ly chúc mừng và cùng ăn no uống say.

Khi về tới nhà, tôi ngà ngà say. Nằm xuống giưòng, tôi ngủ thiếp đi trong hãnh diện và hạnh phúc. Các con của tôi đã thành đạt, có công việc làm ăn và đã tậu nhà khang trang. Các cháu, con của em trai tôi cũng vậy. Nửa đêm giật mình thức dậy, tôi nhớ chuyện ngày xưa.

*

Ngày tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm tại quê hương ngày xưa không náo nhiệt, tưng bừng. Tôi dựng xe đạp vào cột gạch và vào xem bảng niêm yết tên thí sinh đậu. Tôi thấy tên tôi và tôi rất mừng. Nhưng không một ai kể cả cha mẹ tôi, thân thuộc, và bạn bè của tôi reo hò chúc mừng tôi. Tôi không được xướng danh để khoa trưởng hoặc một giáo sư khen tặng. Cả hai dãy nhà trệt của ĐHSP/Saigon đều đóng cửa, im lìm lạnh lùng đối với tôi. Một vài sinh viên tới xem kết quả rồi đi, kẻ đậu thì vui, người rớt thì buồn.

Ra tới cổng trường, tôi sực nhớ tôi còn 3 tháng tiền học bổng chưa lãnh. Tôi vội trở lại văn phòng và lãnh tiền. Tôi lãnh tất cả là $4,500.00, số tiền rất lớn vì vàng lúc bấy giờ chỉ có $3,200.00 một lượng. Ra khỏi cổng trường, tôi nhìn thích thú hàng cây phượng hoa đỏ lá xanh dọc theo đại lộ Lý Thái Tổ. Tôi rất vui vì đã tốt nghiệp mà lại có tiền trong túi. Tôi băng qua đường Hồng Thập Tự, đạp xe theo đường Lý Thái Tổ, ngắm nhìn các cây phượng trong thành Ô-Ma. Tôi quẹo mặt và rong theo đường Phan Thanh Giản. Về nhà trọ gần cổng xe lửa, tôi vào quán phở Số 1 và gọi một chai la de lớn với tô phở tái nạm để thưởng cho chính mình. Sau đó tôi về nhà trọ ngủ. Qua ngày hôm sau tôi đánh điện tín báo tin vui cho ba tôi đang sống tại Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Năm 2000 tôi lại tốt nghiệp tại CSU Long Beach, môn Anh văn, chuyên đề Sáng tạo (major English, section Creative Writing). Vợ và con tôi ngồi trên khán đài quan khách, còn tôi mặc áo thụng đen, đội mũ tốt nghiệp đen có dải tơ vàng (gown, cap with tassel). Tôi được xướng danh và bước lên khán đài. Tôi nhận văn bằng tốt nghiệp và khoa trưởng bắt tay chúc mừng tôi. Tôi xúc động cám ơn. Liền khi đó giáo sư khoa trưởng danh dự (chancellor) bước tới và bắt tay chúc mừng tôi. Tôi nghĩ ân huệ này tôi có được vì năm đó tôi đã 67 tuổi. Cả ngày lẫn đêm hôm ấy tôi vui mừng tột độ.

Tôi sinh ra tại một làng nghèo nàn vùng phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Một phép lạ nào đó đưa tôi vào Sàigon để ăn học có kiến thức và nghề nghiệp. Một phép lạ khác hay là một cơ may run rủi đưa tôi tới Mỹ quốc, Thế Giới Mới (Nouveau Monde) đầy cơ hội. Tôi không cảm thấy già, nhưng cảm thấy tràn đầy hạnh phúc, thành đạt giữa số đông thanh niên Mỹ trẻ tuổi. Tôi không còn mặc cảm thấp kém (inferiority complex) theo đuổi tôi từ năm tôi 10 tuổi.

Năm ấy (1943) từ Phú Yên ra Thanh hóa trường lớp đều đóng cửa. Tôi về Hà trung cày ruộng mà rơi lệ. Bà Nội tôi an ủi tôi, "Con à, hạt gạo là hạt ngọc trời ban cho ta sống, việc học sẽ lo sau." Tôi đi cùng với bà giữa cánh đồng lúa vàng ánh, mùi thơm ngào ngạt như mùi cơm chín, gạo jasmine bán tại các siêu thị Việt Nam ở Little Saigon.Tốt nghiệp ĐHSP, tôi được bổ nhiệm về trường TH Khánh Hưng, Ba Xuyên. Không một ai biết tên Khánh Hưng Ba Xuyên cả. Cầm sự vụ lệnh ra bến xe đò lục tỉnh đường Nancy, tôi hỏi thăm để mua vé xe. Đại diện xe đò Đại Hưng nói với tôi, Khánh Hưng, Ba Xuyên là Sóc trăng và bán vé cho tôi.

Năm giờ sáng hôm sau, tôi buồn rười rượi ngồi trên xe đò đi Sóc trăng, một nơi xa lạ tôi chưa bao giờ biết. Gió mát trăng thanh quang cảnh hữu tình làm cho tôi lâng lâng vui trở lại, quên nỗi xa nhà ở Tuy hòa nơi cha tôi đang sống, Hà trung bà nội đang sống hay đã chết, và nhớ Sài gòn.

Tôi xuống xe ngay đầu ngõ thành phố Sóc trăng giữa cánh đồng lúa xanh rì hai bên con lộ đi xuống Bặc liêu. Một vài con cò trắng bay la đà, đáp xuống bên những con cò khác. Một cảnh đẹp nên thơ. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là chiếc xe lôi do người Miên đạp. Tôi không muốn bước lên xe lôi vì tôi cảm thấy bất nhẫn khi phải nhìn một ngưởi già hơn tôi còng lưng trên chiếc xe đạp. Nhưng không còn có loại xe nào khác. Tôi cố gắng nhớ kỹ thành phố Sóc trăng vào trí nhớ của tôi. Trả tiền xe xong, tôi nhìn trường TH Khánh Hưng. Tôi không muốn bước vào vì trường đóng cửa nghỉ hè.Tôi đứng ngẩn ngơ nhìn trường, bốn dãy nhà gạch xây bao quanh miếng đất hình vuông. Dãy nhà bên tay mặt mới xây cất, quét vôi trắng, hành lang rộng lát gạch bông, cửa sổ lá sách sơn màu xanh biển và một cửa lớn cũng màu xanh biển. Ba dảy nhà còn lại màu sơn trắng đã ngã màu. Mỗi phòng có một cửa lớn màu sơn đã quá phai màu và không có cửa sổ, mà là gỗ nẹp hai ba đóng đinh chéo chau.

"Có phải ông là thầy giáo mới đổi xuống dạy trường này"" Giật mình, tôi quay người nhìn lại: Một người đàn ông gầy, mặt xương, trạc độ ngoài 40, mặc một quần lính kaki vàng và cái áo sơ mi xanh cụt tay bạc màu.

"Vâng, Nha Trung học bổ nhiệm tôi xuống dạy trường này," tôi trả lời.

"Tôi là gác dan của trường," ông nói tiếp, "thầy có chỗ nghỉ chưa""

"Chưa," tôi đáp.

"Dãy nhà bên trái kia, một phòng trống có một ghế bố nhà binh và một cái lu nước. Thầy có thể nghỉ tạm cho đến khi tìm được nhà trọ." Tôi bước theo ông gác dan. "Ngoài chợ có tiệm cơm hay hủ tiếu mì nào ngon không, ông"" Tôi hỏi.

"Có. Thầy ra đường Hai Bà Trưng, có một tiệm cơm bên tay trái và một tiệm mì ngon bên tay phải. Thầy ăn thử tô mì khô xem có ngon không""

"Cám ơn ông."

Quả thật tô mì khô hai vắt với những miếng thịt heo thái mỏng và dài đậm đà kèm theo tí mỡ và da. Tôi liền kêu thêm một chai la de nhỏ 33 đễ làm dịu bớt cơn buồn và nỗi cô đơn của tôi.

Về tới phòng, tôi khép cánh cửa, ngã người trên chiếc ghế bố và ngủ thiếp đi, không thay quần áo. Những hạt mưa to rơi mạnh xuống mái tôn từng đợt như có người dồn dập gọi tôi dậy, làm tôi run sợ. Những cơn gió mạnh xô và bật tung cánh cửa phòng ra, tốc bay mùng tôi lên, càng làm tôi kinh hãi hơn. Tôi ngồi dậy, định thần, và lấy lại bình tĩnh. Tôi bước ra, có ý định khép cánh cửa lại. Trước mặt tôi trong ánh đèn vàng chiếu sáng từ một bóng đèn điện trước cửa văn phòng trường, lung linh mênh mông một hồ nước mưa với bản nhạc hòa tấu đều đều, trầm bổng, buồn da diết của những con ểnh ương. Bất chợi tôi nhớ bài Cô Đơn của Nguyễn Ánh 9... Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi, cô đơn, bơ vơ tiếng hát lạc loài...

Tôi tốt nghiệp, có job, nhưng tôi phải chờ 3 tháng mới có lương. Tôi buồn và cam chịu số phận nghèo của một công dân Việt nam. Nỗi buồn này hãy còn man mác trong tâm tư tôi, mỗi khi nhớ lại cảnh xưa người cũ.

May thay, cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các con, các cháu của tôi đã có cuộc sống tốt đẹp sau khi tốt nghiệp đại học, có sự nghiệp vững chắc, có nhà khang trang để sống, và có xe mới để di chuyển.

Tuổi già và hạnh phúc của tôi đi song hành với viết truyện ngắn, truyện dài, sở thích trong những năm tháng sắp tới của quãng đời cuối của tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến