Hôm nay,  

Trời Không Tối Mãi

06/09/200800:00:00(Xem: 205818)
Người viết: Trân Nguyên
Bài số 2400-16208477-vb7060908

Tác giả sinh năm 1970, cư dân Monterey Park, Nam California, đang làm việc tại St. Joseph Providence Med. Center; Nghề nghiệp: siêu âm. Trân Nguyên đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

***

Con nhỏ 20, mẹ nó 40, còn bà ngoại thì 60…Ba thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhà nó dọn về khu condo này không nhớ đã được bao lâu… NÓ….nhỏ con, xinh xẻo, ít nói và hay cười. Nó cười không hẳn vì lúc nào nó cũng vui hay vì có hàm răng đẹp. Trên đời này, vui một đằng, cười một nẻo… là chuyện thường tình, nhưng người ta nói; cái cười của nó là cái cười khôn. Cứ cười hở mười cái răng để đừng ai bắt bí được nó. Trong xóm quen miệng vẫn gọi nó là "Con Nhỏ," ít ai để ý đến cái tên đẹp Như Khuê của nó. Ê, Con Nhỏ…

"Nhà đó mày mướn nhiêu tiền dzậy" Nhà có mình má mày đi làm sao đủ trả tiền nhà" Ba mày đâu" Mày vượt biên hay là ai bảo lãnh" Nhà mày có ăn Welfare không"..v..v…" Đại loại là những câu dồn dập như vậy, nghe còn không kịp nói chi trả lời, nên Nó chỉ cười. Cái cười "cầu tài"…mà không làm mất lòng ai được.

Xóm này 9 phần 10 là người Việt rồi, người Mỹ Trắng được coi là nhóm dân tộc thiểu số, nên ít thấy lai vãng, người ta vẫn thường đùa như vậy. Cũng có vài căn hộ người Việt gốc Hoa, có nghĩa là đều hiểu tiếng Việt hết, chỉ nói ít, nói nhiều thôi.

Người ta thấy gia đình toàn là đàn bà, côi cút, tội nghiệp nên... thương mới hỏi han vậy thôi, chứ nào ai nhạo báng, hay xoi mói gì đâu. Người Việt mà…gặp thì hỏi, mà hỏi thì phải cho tới ngọn tới ngành mới chịu,  chứ không như người Mỹ chỉ qua loa 3 chữ: "How are you" lấy lệ không thôi. Thấy thì cũng …hay, nhưng nhiều khi lại không hay. Tùy theo cách sống và cách nghĩ của mỗi người.

Xóm này đâu chừng 45 units, coi nhau như người nhà hết trơn, người lạ mặt nào vô phương léng xéng là bị chận  hỏi thăm sức khỏe liền hà. Nhà nào tối lửa, tắt đèn… cứ việc hô một tiếng là có người… đem đồng xu qua cạo gió liền. Nhà nào về Việt Nam cũng nhờ lối xóm coi cửa, coi nẻo dùm trong lúc vắng nhà. Như tháng rồi, bác Hiến "dzìa bển" ổng liền qua gửi gắm bà ngoại Con Nhỏ… nhớ tưới dùm mấy luống hành xanh vừa mới vươn lên xanh tốt, không thôi một tháng ở bển tôi dzìa nó chết ngắt hết, bà con chòm xóm lấy gì mà … nấu canh! Nói như mấy ông bà già ở đây là… cái thứ rau ngoài chợ bán nó… hổng có thơm!!!

Bà ngoại nó cười hiền: Ông anh cứ lên đường mạnh giỏi, "già" này coi sóc hết cho, đừng lo. Xóm nhỏ này không có câu Đèn Nhà Ai Nấy Rạng, nhưng thương nhau không đâu bằng, ngày qua ngày nghe chim hót bình yên dù nơi xứ người.

Một hôm trong xóm bỗng xuất hiện một gia đình mới đến, 5 hay 6 người gì đó, chen  chúc chật hẹp trong một căn hộ hai phòng. Thằng con trai lớn hình như tên Dần nghêng ngang, hippy rằn rện khó coi lắm kìa. Người ta thấy người Việt mới dọn đến thì làm quen, hỏi thăm cháu qua được bao lâu rồi thì nó nhún vai: Tui qua lâu rồi. But, com on, that's not your business. Nó trả lời cà giựt, cà tang bằng cái thứ tiếng Anh xăng pha nhớt của nó. Mà luôn cả bốn chị em nhà nó đều không nói được tiếng Việt cho bình thường. Có nghĩa là phải nói va, nói vấp… ngọng nghịu cho ra vẻ văn minh Âu Mỹ một chút. Nói một câu không ra một câu, lấy gì nói lễ phép. Nhưng, má của tụi nó cô Thoa và ba… bác Bốn Hắc thì cực kỳ tốt bụng và dễ thương. Mới tới, cúng kiếng xong một cái là bưng xôi, đi thăm hỏi cùng hết. Bác Bốn tâm sự: tui thứ Tư, đi cải tạo về lại có thêm biệt hiệu Bốn Hắc vì đen đui khẳng khiu quá. Nhưng cũng may ở trỏng học được cái nghề, hồi đó lên rừng đốn củi về đóng bàn ghế cho trại, nhờ Trời cho chút… hoa tay, nên qua đây có được cái nghề. Bác phụ nghề mộc cho một tiệm Furniture người mình làm. Người ta thông cảm cho bác ăn cash, gia đình bác mới qua chưa được một năm,  nên vẫn còn… Welfare. Vài tháng nữa hết Walfare thì thôi, chớ cũng chẳng tham lam gì, Bác thiệt thà tâm sự. Hai vợ chồng cô Thoa chú Bốn Hắc sống chan hòa, tình cảm, để ở chưa bao lâu mà ai ai cũng thương. Chỉ có thằng con…

Cô Kim Địa ốc te rẹt với mấy người trong xóm:

"Mấy bác nghĩ coi, đi làm, đi ăn thì phải có tên Mỹ để mà cho người ta dễ kêu, dễ gọi… chứ ai mà đời với bà con chòm xóm mà tối ngày cứ đeo mắt kiếng đen kéo che nửa mặt rồi xưng TIGER sao nghe dữ dội quá."

"Chị nói ai, thằng Dần con cô Thoa  đó hở"" Cô Mến là người hiền nhất xóm này mà còn phải ra miệng: rõ ràng cô Thoa kể nó sanh năm 74, chưa kịp thôi nôi thì ổng đi cải tạo, 13 năm sau ổng về, nó không thèm nhìn ổng. Nó tuổi Cọp nên đặt tên thằng Dần. Vậy mà nó chối leo lẻo, nó tên TIGER từ khi cha sanh mẹ đẻ đã có sẵn cái tên như vậy-  Anyway có cái tên thôi mà, sao mấy …YOU big deal dzữ dzậy chứ" Nó hùng hổ. Chú Vinh sửa xe nghe chói lỗ tai la: "Không có kêu người lớn bằng YOU nghe mậy. Mày được phước về đây ở là đã có phước cho mày lắm rồi, bà con chòm xóm chỗ này người ta tốt lắm, mày đừng có mà "lừng" quá để người ta thương."

Nó không nghe còn trả treo: "That's not your business chú Vinh. Tui ngán cái xóm này lên tới lỗ mũi rồi, tui mà có tiền tui… MOVE liền. Cái xóm gì đâu mà hôi nước mắm chết cha. Chưa lái xe vô tới là đã nghe láo nháo như cái chợ Bến Thành rồi…” Nói rồi nó huýt sáo, bước đi nhún nhảy, gục gặc y hệt Mỹ đen. Nhìn nó chú Vinh cháy lòng. Chuyện là ngày xưa chú Vinh và chú Bốn Hắc là bạn, cùng làm ở Nha Đổng Lý, cùng đi cải tạo, cùng bị đưa ra…Bắc. Chú Vinh may mắn được tha sớm… nên "zọt" trước. Chú Bốn Hắc kẹt lại 13 năm qua sau theo diện HO. Chú biết nó từ khi mới lọt lòng nên mới thương nó. Thật ra nó đâu có tệ.

Mới sanh ra chưa đầy một tuổi, cha đã đi cải tạo… vèo một cái 13 năm. Nó lớn lên khốn đốn đủ điều, mới vài tuổi đã phải theo mẹ và anh chị đi vùng kinh tế mới. Người anh cả của nó, ra Bắc thăm cha uống nhằm nước độc mà chết. Người chị kế có chút nhan sắc thì lại bán mình nuôi… đàn em. Cô Thoa sống mà như người chết rồi, ba đứa con còn lại mất phương hướng, không còn tin vào tình người. Bà Nội của nó, ngày ba của nó có chức, có quyền… Bà còn thương yêu đám cháu. Ba nó đi cải tạo rồi, bà coi đám cháu rách rưới của bà như là oan gia, bà… cấm cửa! Mà có gì đâu, tụi nó đến nhà bà ăn cắp… đường thẻ, để đi thăm nuôi. Mẹ hết tiền ra Bắc, có chị bạn thăm chồng hỏi có muốn gửi gì… nhà sạch trắng, gạo còn không đủ nấu cơm. Nó từ một đứa bé kháu khỉnh, dễ thương, ngoan ngoãn…. biến thành một thằng ăn cắp. Lúc đầu chỉ ăn cắp vài tán đường thẻ, mấy chai dầu nhị thiên đường… cho đến ăn quịt vài lần ở chợ, rồi cuối cùng là "củm" xe đạp nhà hàng xóm xả ra bán đồ phụ tùng. Nó cạo đầu đi bụi… Cũng may chú Bốn Hắc được tha về, theo diện HO đem nó qua Mỹ, trước khi nó vào khám Chí Hòa.

Cha mẹ nó "đổi đời" bao nhiều lần nên quá thấm thía, còn nó…

Không may đi Interview cái Job đầu tiên trong đời đã bị từ chối thẳng thừng, không rõ lý do. Mặc dù cái Job assembly không đòi hỏi nhiều kỹ năng, bằng cấp hay học vị… nhưng ông Mỹ vẫn thẳng tay từ chối một tên thanh niên cường tráng. Không hiểu có phải vì cái tên TIGER hay vì cặp mắt kiếng đen…luôn che nửa mặt của Nó.

Nó buồn ủ rủ, bớt công kênh được mấy bữa….

Bà con chòm xóm ai gặp cũng an ủi: Thua keo này, ta bày keo khác, nhằm gì con.

Không biết ai làm nó lọt được lỗ tai, nó quyết định đổi lại tên DANNY chứ không còn là TIGER nữa. Nhưng mà rồi vẫn chứng nào tật đó, vẫn mang kiếng đen che nửa gương mặt, vẫn không dấu được ánh nhìn người ta bằng nửa con mắt, vẫn lái xe vùn vụt vô xóm, tiếng nhạc mở to hết cỡ làm tức ngực những bà già khó ngủ về đêm. Vẫn trả lời với người Đồng Hương bằng thứ ngôn ngữ xăng pha nhớt, vẫn… nhún vai, dè bỉu…tự khai trừ mình ra khỏi tổ ấm đồng hương. Cho đến một hôm…

Chú Bốn Hắc gặp nạn ở chỗ làm "họa vô đơn chí" ngay vào cái lúc vừa hết trợ cấp. Chú làm việc quá độ, mệt mỏi, nên bất cẩn đưa tay vào máy cưa mất… hai ngón. Người ta đưa chú Bốn vào cấp cứu ngay chỗ Con Nhỏ đang… là y tá thực tập, nó gọi liền cho bà ngoại qua đập cửa cô Thoa, nhưng không có ai ở nhà, đi học đi làm hết. Chiều đến, gia đình hay tin  vô tới thì đã thấy đủ mặt bà con lối xóm, bà ngoại Con Nhỏ đang đút cháo cho chú Bốn, con nhỏ mặt mày tái bệt chạy ra báo tin:

Chú Bốn vừa qua khỏi cơn sốt, qua đêm nay chú không bị Tê ta nốt… thì về được rồi. Bà già, phụ nữ… len lén vào chăm sóc chú, đàn ông túc trực bên ngoài phòng cấp cứu. Ông Mỹ trắng tròn xoe con mắt:

Một người nghèo đến độ không có đến chiếc xe đạp để đi, không có bảo hiểm sức khỏe, lam lũ, khổ sở đến nước này, vậy mà thân nhân ngồi chật hết cả phòng chờ cấp cứu…

Ông ta đùa "Một nửa nước Việt Nam ngồi ở đây rồi, rồi nhoẽn miệng cười khó hiểu. Thằng Dần đêm đó ăn mặt vằn vện, đi chơi về rất khuya, nó là người đến cuối cùng. Lần đầu tiên nó gỡ mắt kiếng xuống ngơ ngác nhìn mọi người….

Rồi phút chốc, nó lại vội vã kéo kiếng đen lên che nửa mặt. Hình như mắt nó ngấn nước, nó không đành để người ta nhìn thấy sự yếu đuối của mình, một thằng Dần không sợ Trời, không sợ Đất, nhưng mà nó thật sợ cảnh này… Đến nước này thì nó thật sợ có lỗi với Trời Đất, với con người và với chính lương tâm. Lương tâm của nó đã ngủ quên từ lâu, nếu như không có cảnh trạng ngày hôm nay chắc hẳn sẽ khó lòng thức dậy. Nó xoa xoa hai bàn tay vào nhau lí nhí:

-  Con cảm ơn cô bác, cám ơn chú Hiền, cô Kim… bà Bốn, bà Thành..v..v…

Bà Bốn khoát tay:

"Khỏi khỏi đi con, chạy dzô với ổng, cho ổng mừng."

Nó như trút được gánh nặng, thở phào nhẹ nhõm với sự tha thứ của mọi người, nhưng nó lại chùn bước. Nó sợ chạm phải ánh mắt hiền từ, chịu đựng và nhiều khi bất lực của cha… Nó khẽ đẩy cửa bước vào, sẵn sàng nhận lãnh một cái tát tóe lửa, nó đáng bị hình phạt như vậy. Nhưng không, cô Thoa ngước lên nhìn nó. Bà ngoại Con Nhỏ lật đật:

"Thằng Nhỏ, dzìa trể quá, mày ăn uống gì chưa con" Ba mày làm tao hết hồn, hết dzía a…cũng may mà qua khỏi…"

Cô Thoa lật đật đi hâm chỗ cháo còn lại, âm thầm đưa cho nó.

Nó đỡ lấy bằng hai tay, miệng đắng ngắt làm sao nuốt nổi. Nó tiến đến giường bệnh, lắp bắp muốn thưa chuyện. Nhưng ánh mắt nó chú Bốn hiểu rồi. Chú gật gù đưa cánh tay còn lại đặt lên vai nó, nó gục xuống nức nở….

Lần này thì không ai che dấu nổi sự yếu đuối cho Nó, cũng như không ai không thấy hết nét rạng ngời trên gương mặt người mới vừa bị thương của chú Bốn. Thôi thì hai ngón tay đem ra đổi lấy lương tâm của một thằng con, cũng đáng lắm chứ. Chú Bốn ngậm ngùi nhìn ra ngoài: Trời tối lâu lắm rồi, chỉ mong Trời mau sáng lại!

Nó chạy ra ngoài tìm con nhỏ, tính nói lời cảm ơn, nhưng chưa kịp, thì con nhỏ đã vội giận hờn bỏ đi: Thôi khỏi đi.

Tự nhiên bóng áo trắng của con nhỏ hiện ra giữa màn đêm thanh vắng ánh lên như một Thiên Thần làm tim nó đập loạn nhịp. Nó hốt hoảng ôm đầu, chỉ trong có một đêm thôi mà mọi thứ đã thay đổi, đã…vật đổi sao dời, chuyển lay mọi sự.

Từ sau cái vụ bi thương của chú Bốn Hắc, trong xóm ai cũng thấy vẻ đổi khác của thằng Dần, và tự dạo đó, nó cũng trở thành cái "đuôi" của con nhỏ.

Con nhỏ mấy tuần đầu thì xanh mặt đi trốn, dần dà rồi cũng dấm dẳn trả lời với Nó:

"Ông chịu khó đi học lại đi, rồi TUI làm bạn với ông."

Nó hỏi ngược lại:

"Nhưng mà học gì mới được""

Lúc đầu nó chỉ muốn vừa lòng con nhỏ, đi học vài course Pre- nursing thôi. Con trai mà làm y tá kỳ thấy…mẹ! Nhưng lần hồi những môn học này lại lôi cuốn nó. Nhất là xương sống của chú Bốn dạo này trái gió, trở trời lại đau nhiều, ảnh hưởng của những năm dài lao lực, tù tội. Nó thương ba, không nỡ bỏ cuộc. Cái chính ở chỗ là …từ ngày nó đi học, không chỉ Con Nhỏ đổi ánh mắt nhìn về nó, má của Con Nhỏ, bà ngoại Con Nhỏ… kể cả mọi người trong xóm… làm nó vui vui. Con Nhỏ bắt gặp nó đeo back bag đi học về chạy ra cười tươi rói, hai lúm đồng tiền lúng liếng đến nhói tim. Lại Con Nhỏ tự nhiên sửa miệng kêu nó bằng Anh Hai ngọt xớt (ngày xưa kêu bằng…mày) làm cho nó càng thêm chuyên tâm đèn sách.

Ngày Nó chính thức được chấp nhận vô chương trình Nursing cũng là ngày Con Nhỏ chịu nhảy lên xe chở Nó cho đi Mc Donald, rồi đi… coi film. Nó thấy tương lai mở ra sáng lạn quá. Con Nhỏ còn luôn miệng.

- Em phục anh Hai thiệt đó nghen, làm nó nghe phơi phới trong lòng. Mặc dù Con Nhỏ đã Transfer lên chương trình 4 năm, còn Nó chỉ mới bắt đầu… chương trình 2 năm.

Thấm thoát thời gian trôi, mười mấy năm sau đó…

Người ta thấy mọc lên gần đó một ngôi nhà mái cong, kiểu dáng rất là Việt Nam: Khu chăm sóc sức khỏe cho người Cao Niên Việt Nam. Nơi đây, người đồng hương tự tay chăm sóc cho đồng hương ruột thịt của mình. Mà chủ nhân không ai xa lạ, đó là vợ chồng chú Dần và cô Như Khuê. Bây giờ họ đã thành một gia đình hạnh phúc với những đứa con ngoan. Cô Như Khuê ngoài tứ tuần cứ vẫn mảnh khảnh, xinh đẹp…. Họ rất đẹp đôi, bởi gặp nhau ở một tấm lòng, cùng yêu thương người Đồng Hương rất mực, đồng Vợ, đồng Chồng, mỗi ngày cùng Tát Biển Đông….

Trước mặt họ là một tấm gương sáng cho con cái và một tương lai sáng lạn, mỹ mãn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến