Hôm nay,  

Chỉ Là Giấc Mơ

14/11/200800:00:00(Xem: 147366)

Chỉ Là Giấc Mơ

Tác giả: Trần Huyền Chi
Bài số 2457-16208534-v6141108

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008.  Trần Huyền Chi sinh năm 1959, là bà mẹ của 4 người con, cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề nail.

***
Theo lời mẹ tôi kể lại thì trước năm 75 Ba tôi là lính V.N.C.H. Trước khi Sài Gòn thất thủ, Ba tôi chạy về kêu mẹ tôi thu dọn dắt mấy chị em tôi đi Mỹ. Mẹ tôi là một người đàn bà đơn thuần, tối ngày chỉ quanh quẩn ở nhà chăm sóc bà ngoại tôi, cơm ngày 2 bữa cho lũ con dại. Nghĩ tới cái viễn ảnh bỏ xứ đi qua một xứ sở  mà mình không hề quen biết, để bà ngoại thui thủi một mình ở quê nhà, mẹ tôi dứt khoát không chịu đi. Thế là ba tôi đành ở lại, để rồi đi tù cải tạo ở Sông Bé.
Sau này mỗi lần thăm nuôi ba tôi, mẹ tôi khi thấy bàn tay ba tôi chai cứng vì phải cuốc đất, đập đá, thân hình tiều tụy, gầy còm, tóc bạc trắng đầu, lòng mẹ tôi dấy lên một sự ân hận vô bờ bến…Mẹ tôi kêu ba tôi mỗi tối trước khi đi ngủ, ráng đọc kinh cứu khổ, cứ niệm Phật Quan Âm.
Sau khi ở trại tù 4 năm 8 tháng ba tôi được trả về. Từ khi đó ba tôi làm đủ nghề để kiếm cơm sống, từ vá xe đạp, bán cháo vịt phụ với mẹ tôi, phụ hồ, bán thuốc lá lẻ…bán quần áo cũ…
Một hôm có người đến giao dịch với ba tôi, họ nói họ là người của dịch vụ, chuyên lo giấy tờ cho những sĩ quan đi học tập cải tạo được đi định cư ở Mỹ theo diện H.O. Giá một hồ sơ là $3000, đưa trước một nửa, chừng nào có vé máy bay thì đưa tiếp phần còn lại. Khỏi nói cũng biết là ba tôi vui mừng cỡ nào, cái viễn ảnh rời khỏi nước, đi đến bến bờ tự do làm ba tôi nôn nao, ăn không ngon, ngủ không yên. Ba tôi bàn với mẹ tôi là ông sẽ bán miếng đất hương hỏa của bà nội tôi để lại để lo dịch vụ. Lúc đó đất còn rẻ như bèo, bán đâu được $1600 ba tôi đưa cho ông lo giấy tờ $1500 như lời ông ta giao lúc đầu. Mẹ tôi cản ba tôi, vì mẹ tôi nói có thể đây là bọn người lừa gạt, nhưng ba tôi cứ nằng nặc đòi làm theo ý của ông. Ông còn nói với giọng tự tin vui vẻ "Có cơ hội tại sao không nắm lấy, thoát khỏi nơi đây, qua bên đó, dù đi ở đợ, chùi cầu tiêu cũng được…" mẹ tôi nhớ lại 1 lần vì mẹ tôi không chịu đi, mà ba tôi lâm vào cảnh ngộ ngày nay, nên bà đành im lặng xuôi theo số mệnh.
Từ khi đưa tiền cho dịch vụ rồi, ba tôi vui vẻ hẳn lên, không còn ưu tư, chán đời như ngày xưa nữa, hoạch định chương trình sẽ làm gì khi đến đất Mỹ, thôi thúc chị em tôi học thêm sinh ngữ, y như là tháng sau sẽ đi không bằng.


Ngày qua ngày, đúng như lời mẹ tôi dự đoán, ba tôi bị gạt. Cú sốc này quá nặng, bao nhiêu hy vọng sụp đổ, tinh thần suy sụp, ba tôi lâm trọng bệnh. Sau này mẹ tôi mới biết là những người học tập 5 năm mới được đi, còn ba tôi chỉ học tập có 4 năm 8 tháng, nên hồ sơ không được cứu xét.
Đến khi tôi lập gia đình, tôi và chồng cùng 2 con đi vượt biên. Những năm tháng tôi ở đảo, chờ ngày thanh lọc, thì ở quê nhà ba tôi kiệt sức, bệnh nặng, hậu quả của những ngày cải tạo, của những ngày thiếu ăn sau khi học tập về.  Dù bệnh mà không tiền thuốc thang, ba tôi vẫn phải cố gắng sống để chờ tin của tôi. Lúc ở đảo chúng tôi ở trong trại tỵ nạn, không liên lạc được thư từ về VN được, phải qua nước thứ 3 rồi mới nhờ nước thứ 3 chuyển dùm đến VN. Tôi lại thuộc diện mồ côi, làm gì thơ đến tay ba tôi được.
Sau khi đậu thanh lọc tôi đi qua đến My,õ ráng đợi đúng 5 năm để được vào quốc tịch, rồi ráng dành dụm tiền để mà bảo lãnh ba tôi qua Mỹ. Tôi biết đó là ước nguyện của ông, điều mà ông cứ mãi mơ tưởng. Chính ước vọng ấy như ngọn lửa thôi thúc trong lòng ông, không bao giờ dập tắt được, nhờ nó mà ông còn có thể sống để mơ ước, chờ đợi.
Khi tôi chuẩn bị xong sẵn sàng, về quê thăm ba một chuyến để báo tin con đã làm  thủ tục đầy đủ để mang ba qua Mỹ…ba tôi bây giờ yếu lắm, thở phải có bình oxy. Đi không còn vững, phải di chuyển bằng xe lăn, thử hỏi tình trạng này làm sao đi được đến Mỹ…Thấy tôi nhìn ông ánh mắt ưu tư, ba tôi nói như tự an ủi mình bằng một giọng buồn buồn:
"Chắc cái số của ba không đi được nước ngoài, lúc còn sức khỏe thì không có cơ hội đi, bây giờ có cơ hội thì đã gần đất xa trời, qua bển làm gì bây giờ con" Chỉ làm khổ con thêm thôi. Mỗi khi ba nhớ con mở cuốn phim ra, thấy mấy đứa cháu nói: chào ông ngoại, ông khỏe không" Ông thấy con đang làm gì không" Hôm nay là ngày lễ độc lập, cả nhà nghỉ, con đang nướng thịt ngoài trời đây ông ngoại à! Thấy những hình ảnh đó, ba có cảm giác ba đang sinh hoạt chung dưới mái nhà của con…Con đừng bận tâm về chuyện đem ba qua bên đó nữa. Vậy là ba cũng đã mãn nguyện lắm rồi…"
Tôi im lăëng mà nghe lòng thổn thức, đau như cắt, nhớ có lần đã nghe một người nào nói: Khóc trong lòng, bây giờ mới thật sự là hiểu được cảm giác đó. Thế mới hiểu trong cuộc đời, tất cả mọi người ai ai cũng có những niềm mơ ước riêng, mà chưa hẳn ai cũng thành tựu được những ước muốn của mình ./.
Viết để tặng ba của con
Trần Huyền Chi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,122,305
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.