Hôm nay,  

Ngàn Dặm Ra Đi

03/09/200800:00:00(Xem: 168428)
Người viết: Diệp Lê
Bài số 2398-16208474-vb4030908

Bài được chuyển tới bằng email. Tác giả cho biết tên thật là Chut Diep. Bài  Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Diệp Lê được ghi là viết theo chuyện lòng của một cô gái Việt Nam,  sinh viên năm thứ tư Đại học Sư Phạm, bỏ học để lấy chồng Mỹ. Mong Diệp Lê tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

"Nước non ngàn dặm (à a a) ra đi, nước non ngàn dặm (à a a) ra đi.
Dù đường thiên lý xa vời, dù tình cố lý chơi vơi
Cũng không bằng lòng thương mến người.
Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân, bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân.
Bằng hồn trinh nữ mơ màng, bằng tình say đắm ơi chàng
Ước nuôi dần hòa bình trong ái ân... "

Tiếng hát của ca sĩ Duy Khánh phát ra từ chiếc máy cassette từ trên tầng hai nhà của dì, bỗng dưng đưa Nga về chuyện một nàng Công chúa Việt nam xa xưa, mang tên Huyền Trân, làm chạnh lòng nàng không ít, bỡi lẽ Huyền Trân lấy Chế Mân, vua Chiêm Thành, là "... ước nuôi dần hòa bình trong ái ân!" Còn nàng lấy Dave, một thường dân nước Mỹ, thì "Ước nuôi"gì trong ái ân đây"!

Liệu rằng bản nhạc này được mở ra chiều nay, chiều có gió mưa sụt sùi ngoài trời, là có ngụ ý gì không"
Các con dì, tiếng Việt mất gốc, hẳn không mấy hứng thú nghe nhạc Việt, còn dì thì nàng biết rõ chỉ thích nghe những bản nhạc tình cảm nhẹ nhàng thôi, vậy thì ai mở bản nhạc này" Chồng dì đang mở nhạc để nghe" Nhưng tại sao bỗng dưng ông mở bản nhạc này khi nàng đang có mặt tại đây, chẳng lẽ ông muốn trêu chọc nàng.."

Không, ông không bao giờ chọc ghẹo ai vì ông vốn là người đứng đắn mẫu mực, ông rất thương con cháu.  Hồi còn ở Việt Nam, ông là thành phần mà những người Cộng sản gọi là ngụy quân, thành phần nguy hiểm cho chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, nên ông luôn bị theo dõi từ từng lời nói đến việc làm, nhưng những việc đó không làm ông nản lòng nhụt chí, không buồn bã hay oán trách ai.

Việc ông đêm đêm bên ly cà phê với bản nhạc Hận Đồ Bàn, làm nhiều người chê ông "Người không thực tế, chỉ biết nuối tiếc quá khứ mà không chịu chấp nhận cái hiện tại." Đôi lúc, Nga cũng có đồng quan điểm với những người này. Và một hôm, nàng mạnh dạn hỏi ý kiến dì thì dì cười và nói: "Đời có lúc cũng nên biết sống với mộng con ạ, nếu cứ sống với cái thực mãi thì còn gì thú vị - Thôi hãy để dượng mày vui với cái vui ông còn lại!" Câu nói của dì làm cho nàng bàng hoàng xúc động, nhận thấy được tấm lòng cao cả của dì và cũng không khỏi mừng thầm cho ông tuy mất tất cả nhưng ông vẫn còn có người vợ tâm lý hơn người.

Xét cho cùng, ông cũng xứng đáng có một người vợ như vậy vì ông là con người biết tự trọng, tuy tối có uống rượu hay cà phê, nghe nhạc nhưng sáng vẫn dậy sớm đi làm cực nhọc kiếm tiền chung góp cùng vợ lo cho gia đình và con cái.

Chắc hẳn người mở bản nhạc Huyền Trân Công Chúa chiều hôm nay không ai khác hơn là ông dượng của nàng. Bản nhạc này chắc hẵn ông dành cho riêng nàng nghe để cuộc đời bớt ướt lệ, như ông đã từng mở bản Hận Đồ Bàn cho chính ông ngày cũ! Nếu vậy thì trong ông, ông cũng có những cảm nghĩ như những người thân quen ở Việt nam họ cho rằng nàng chấp nhận lấy Dave là để được vào đất Mỹ, để có điều kiện làm việc kiếm tiền giúp cha mẹ anh em thoát ra khỏi cái chật vật trong cuộc sống!

"Cám ơn dượng, cám ơn tất cả mọi người đã cho con những ý nghĩ thật đẹp!" Nga thì thầm trong miệng, nhưng đồng thời giọt nước mắt lăn dài trên đôi má, giọt nước mắt như lời thú tội rằng nàng đã vô tình làm mọi người hiểu lầm đánh giá cao việc làm của nàng là "Một Hy Sinh Cao Cả!"

Việc nàng ưng thuận lấy Dave, nhận làm đám cưới với Dave tức thì (chỉ trong vòng một tuần lễ) không biết rằng có táo bạo quá không, nhưng cũng đã làm cho tất cả bạn bè của nàng sững sờ trố mắt. Cho đến giờ phút này, chính nàng cũng chưa có thể trả lời câu hỏi mà do chính nàng đặt ra và ngay cả khi nghĩ tới, nàng vẫn còn mơ hồ như đang ở trong mơ. Nàng cố nhớ lại mọi điều dẫn đến sự việc mà có thể nói là hơi kỳ quặc, nhưng càng cố nhớ bao nhiêu thì đầu óc càng trở nên mù mờ hỗn loạn...

*

Ngày ấy...  trời không mưa nhưng cũng không nắng, không khí hơi oi bức bởi những cơn gió Lào thổi đến khô khan và ngột ngạt như những cảm nghĩ về tình cảm mà Thôn dành cho nàng lúc đó. Bốn năm nơi giảng đường Đại học Sư phạm, bốn năm gắn bó từng trang sách, bốn năm với những đan dệt mộng ước thăng hoa trên căn bản triết học Marx-Lenine bỗng dưng tan tành sụp đổ.

Thôn hiện thời ở trời Tây đang theo đuổi cái học thuyết của Marx, một học thuyết đầy tính chất trả thù, chèn ép những người chống đối, ma mị thành phần thứ dân để thu tóm tất cả tài sản của đất nước vào tay các giới lãnh đạo. "Xã Hội không còn có bất công, không có người giàu với người nghèo, không có giới thống trị và giới bị trị, không phân biệt giai cấp... !" Thế nhưng, Đảng, Nhà nước, và ngay cả Thôn vẫn cố đào thêm lằn ranh cách ngăn để phân biệt người có quá trình cộng tác với chính quyền miền Bắc và người có quá trình cộng tác với chính quyền miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975, nghĩa là vẫn giữ sự phân biệt: Ưu đãi cho thành phần đầu và ngược đãi đối với thành phần sau (Người có Đảng có địa vị cao giàu sụ, kẻ bần cùng vẫn là tầng lớp thứ dân!)

Thôn ngần ngại kết hôn với nàng vì sợ dính líu với cái lý lịch của nàng, ngăn trở đường tương lai vào Đảng chỉ vì nàng có ông chú là cựu Sĩ quan của Quân lực VNCH.

Thôn là con của một gia đình nông dân thuần túy, sinh ra và lớn lên trong chế độ Cộng sản miền Bắc, từ đó luôn nghiêm chỉnh làm theo đường lối, chủ trương của Đảng nên được Đảng tin dùng và cho vào biên chế. Và ngày nay được Đảng cho đi Pháp học chuyên tu nghiệp vụ đến những hai năm. Còn ngược lại, chị nàng có nhiều năm công vụ và cao hơn Thôn về cấp bằng, nhưng cho đến nay vẫn còn mang cái nhãn hiệu là giáo viên hợp đồng. Gương trước mắt cho đường tương lai Nga bước tới là ra trường ví cho có tìm được chỗ dạy thì cuộc sống vẫn là "Giáo chức dứt cháo mà thôi!"

Tuy vậy, trước đây nàng không mấy lo về đời sống kinh tế tương lai của nàng cho mấy vì nàng tin một khi làm vợ Thôn thì nàng sẽ sống bám theo cái lợi nhuận thu hái được nhờ vào cái chân Đảng của Thôn đó. Nàng vững tin vào tình yêu của Thôn dành cho nàng vì Thôn luôn quấn quýt bên nàng, luôn chìu chuộng nàng, và luôn ca tụng nàng. Ví như Thôn đã có lần nói, "Tình yêu em ví tựa trái tim tôi, là sự sống tôi nâng niu ấp ủ!" Thôn vốn là giáo viên giảng dạy môn Triết học Marx-Lenine nên Thôn đã lợi dụng môn học này để ru ngủ nàng bằng mọi cách như tìm giờ dạy thêm cho riêng nàng, tìm sách đưa cho nàng đọc để có thêm kiến thức (ví như: Karl Marx và Friedrich Engels, Hai Người Bạn Vĩ Đại v.v... ) rồi lồng trong cuốn sách đó là những bài thơ trữ tình ướt át, đặc biệt bài thơ "Tương Tư Chiều" của Xuân Diêu làm cho tim nàng rung động. Giờ này Thôn đã vượt ra ngoài tầm tay của nàng. Thôn đã ra đi mà không lời từ giã, thế cho biết "Trái tim yêu thương" nhỏ bé của nàng không mấy sáng chói để thu hút Thôn bằng "Mặt trời chân lý" (Nói theo Tố Hữu) to lớn của Đảng kia! Nga nhớ lời Thôn nói: "Anh quyết đem cái triết lý của Marx vào cuộc sống cho mình!" Ngày xưa nàng lầm nghĩ "Cuộc sống cho mình" là cuộc sống cho hai đứa (Thôn và nàng), giờ này nàng mới hiểu rõ! Thôn bám theo Đảng để mưu lợi cho bản thân mà không nghĩ gì đến người con gái nguyện hiến trọn trái tim nàng cho Thôn. Nàng phải làm gì bây giờ để cho người xem "Kim Tiền" hơn "Tình Nghĩa" phải sáng mắt"

Nàng đang cảm thấy đau đầu phần vì cái nóng của thời tiết, cộng với cơn sốt tâm hồn, thì mẹ cha điện thoại cho nàng bảo chuẩn bị hành trang cho riêng nàng để cùng cha mẹ anh chị em đi vào Sài gòn đón chú Mẫn, ông chú Việt kiều Mỹ, vượt biển năm 1985, về thăm lại quê hương.

Nghe nói chú Mẫn về thăm, bỗng dưng trong mắt nàng thấy hiện ra hình ảnh một chiếc thuyền con vào bến, chuẩn bị đưa nàng vượt sóng nước mênh mông sang sông! Bởi trong thư trước đây, chú có hứa khi chú về sẽ dẫn theo người mà chú muốn giới thiệu cho nàng làm người bạn đời trọn kiếp. Điều làm cho tâm trí nàng phấn chấn thêm là được vào Sài gòn để đổi gió, được nhìn cảnh sinh hoạt người và xe cộ xuôi ngược tấp nập ở "Hòn Ngọc Viễn Đông." Mà từ lâu nàng vẫn ước mong...

*

Nga ngỡ ngàng không bởi vì lần đầu gặp chú, mà ngỡ ngàng vì sự có mặt một người Mỹ bên cạnh người chú thân yêu. Chú giới thiệu với gia đình rằng người Mỹ đó là bạn đồng nghiệp của chú bốn năm về trước, cũng muốn làm một chuyến viếng thăm để biết đất nước Việt nam.

Tay bắt mặt mừng, chú ôm choàng từng người thân một; còn anh chàng Mỹ kia ngơ ngác hết nhìn cảnh, lại nhìn người. Và rồi bỗng dưng anh chàng bước tới trước mặt Nga đưa tay ra bắt và miệng nói rằng "Hello, I'm Dave, How are you doing""

Nga bối rối, đỏ bừng đôi má chẳng biết trả lời sao vì chưa lần tiếp xúc với người Mỹ bao giờ. Chú Mẫn thấy vậy cười và bảo nàng rằng đừng mắc cỡ, hãy mạnh dạn nói cho quen vì chú có nói với chàng rằng nàng là cô giáo sắp tốt nghiệp nên biết nói đôi chút tiếng Anh.

Gia đình đưa chú và Dave về khách sạn mướn sẵn. Tối hôm đó, chú và Dave mời gia đình đi ăn tối ở một nhà hàng nổi ở bến Bạch đằng. Bước vào nhà hàng Nga tưởng rằng mình thoát tục bởi vốn là cô gái quê có bao giờ vô những chỗ sang trọng vậy đâu! Và ngay cả dân thị thành cũng rất hiếm người có đủ khả năng về tiền bạc để vào những chỗ này. Nga thấy mình bỗng  trở thành tầng lớp thượng lưu của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Xong bữa tiệc, nhìn phiếu tính tiền Nga choáng váng: Trên bảy triệu rưỡi đồng, tiền Việt Nam (tương đương năm trăm Đô, tiền Mỹ) chưa tính tiền trà nước cho người phục vụ. Chú cầm phiếu tính tiền đứng lên thì Dave kéo tay chú ngồi xuống và cười nói, "Wait a minute, I'd like to share the bill with you," rồi vúi tay vào túi áo veston nơi ngực rút ra ba trăm đô đặt vào tay chú rồi tiếp nói, "Alright, you can go now!" Chú mỉm cười và nói, "You're a good boy." rồi đứng dậy đi thẳng tới quầy Cashier. Mọi người cùng đứng dậy đi theo ngay sau đó, riêng Dave trước khi rời bàn rút túi bỏ lại một trăm Đô cho người hầu bàn.

Gặp chú nơi lối ra, Nga hỏi chú tại sao Dave cho tiền nhiều như vậy thì chú cười và nói rằng hoặc Dave quen với cái "Culture" của người Mỹ sang trọng là cho tiền "Tips" đến những hai mươi phần trăm hoặc muốn gây ấn tượng cho ai đấy chú không biết.

Nga liếc xéo chú và nói, "Cái kiểu hào hoa dại đó cháu chẳng ưa đâu!" Rồi rảo bước theo đoàn người về khách sạn và âm thâm nhẫm tính: Trên chín triệu đồng Việt nam! Với số tiền này gia đình nàng làm bao lâu mới có được" Sao ông Mỹ tên Dave đào đâu ra lắm tiền" Cả ông chú cũng có nhiều tiền không kém! Chú biếu cha mẹ năm trăm còn anh chị em nàng mỗi đứa cũng được một trăm, gọi là chút quà của chú.

Qua sách báo, Nga biết nước Mỹ vốn là nước công nghệ có nhiều hãng xưởng, dân có việc làm nên tiền của có đã đành; còn Việt nam là nước nặng về Nông nghiệp cộng với một đất nước mới hồi phục sau hơn ba mươi năm chiến tranh tàn phá, sao mấy ông ngồi cạnh bên trong nhà hàng cũng lắm của nhiều tiền" Phải chăng họ là thành phần "Cán Bự" trong cái Đảng độc tôn chuyên quyền tham nhũng, quơ vét tài sản của Đất nước và của người dân" Nga càng nghĩ càng thêm căm ghét, căm ghét cả Thôn đã quá tham danh vọng tiền bạc mà xem nhẹ tình nàng. Ý muốn trả thù manh nha trong trí! Và nàng cười thật tươi, mặt không còn ủ rũ!

Rồi sáng hôm sau trên đường về miền Trung, nàng cười nói thật nhiều, nàng kể những chuyện vui, những nghịch lý đời sống vật chất và tinh thần của những giảng viên của Đảng nơi nàng học, Đại học Sư phạm Huế, làm mọi người cười ngã nghiêng ngã ngửa và anh chàng Mỹ chẳng biết chút tiếng Việt nào cũng há miệng cười theo, bỡi lẽ các người thân của nàng đã quá biết rõ cái ruột và cái vỏ của những cán bộ có Đảng nên chỉ cần nàng khơi mào câu chuyện thì họ đã cười rồi, còn anh chàng Mỹ tuy không hiểu biết gì, nhưng thấy mọi người cười, thêm với câu nói bằng tiếng Anh, "That's a really funny story, man!" từ đôi môi và ánh mắt dễ thương kia cũng phải hoặc làm bộ cười theo cho mát lòng người đẹp; do đó, cảnh những người trong chuyến xe bao ngày ấy giống cái cảnh những người trong hội "Tiếu Lâm" ở quán Cà phê Phủ Lý ở Hà-Nam-Ninh, họ đã kể chuyện vui bằng cách chỉ nói ra con số. Thí dụ chuyện một anh sợ vợ mà thích ngoại tình là chuyện số 35 trừ (- 35)...

Xe đến thành phố Nha Trang thì chú Mẫn xin phép cha mẹ xuống và ở lại một tuần tại đó để thăm bà con bên vợ, đồng thời cũng xin mẹ cha cho Nga ở lại làm hướng dẫn viên du lịch cho chú và Dave.

Một tuần ở Nha Trang chú bận đi thăm bà con nên nhờ Nga hướng dẫn cho anh chàng Mỹ đi xem vài thắng cảnh. Nga không dám đi xa và cũng không biết nhiều thắng cảnh nên chỉ dẫn anh chàng Mỹ kia vòng quanh bãi biển, hòn chồng, và Tháp Bà rồi trở lại khách sạn ăn nghỉ mà thôi. Đặc điểm ở anh chàng Mỹ làm Nga chú ý là thích Hòn Chồng vắng vẻ hơn là bãi biển, Tháp bà tấp nập lắm người; thích nghe nàng nói hơn chàng nói, khác với Thôn, Thôn chỉ thích nói về mình. Điều thích thú hơn cho nàng là anh chàng tỏ ra là người rành tâm lý và tươm tất, chuẩn bị kỹ càng cho những lúc đi chơi: Như đem theo máy chụp hình, máy quay phim, tấm trải, nước uống, và thức ăn. Điều quan trọng hơn là chiếc máy tự điển "Anh-Việt ... Việt-Anh" và giấy bút, làm cho cả chàng lẫn nàng dễ dàng trò chuyện và có thể hiểu nhau hơn!

Một tuần lễ trôi qua, tuy có vài kỷ niệm cùng Dave nhưng nàng cũng chẳng có ý nghĩ nào muốn tạo mối dây gắn bó với anh chàng Mỹ này! Nàng chỉ cảm nhận đó là một cuộc gặp gỡ đầy lý thú vui vui. Lý thú vì đang cô đơn lại có người tán ngẫu, vui vui vì đã có dịp ăn chơi thoải mái và lại được trắc nghiệm khả năng tiếng Anh. Và cái niềm vui lớn hơn là bắt gặp được tia hy vọng rằng sẽ được chú Mẫn vạch vẽ cho nàng con đường vào đất Mỹ. Nhưng con đường chú vạch ra kia lại quá ngỡ ngàng!

"Dave nó nói nó yêu cháu, nó muốn lấy cháu làm vợ! Và nếu cháu đồng ý nó sẽ làm đám cưới với cháu nội trong tuần này. Sau đám cưới, nó hứa sẽ chu cấp cho cháu mỗi tháng năm trăm Đô để sống; ngoài ra, nếu cháu muốn học thêm tiếng Anh hay ngành nghề gì để khi vào Mỹ có thể kiếm tiền liền thì nó sẽ gửi thêm tiền cho những chi phí này."

Lời chú không biết có ma lực nào mà khiến nàng dễ dàng gật đầu chấp nhận và đám cưới đã được hình thành trong vài ngày sau đó. Mẹ ôm Nga vào lòng với muôn ngàn trìu mến, cha ân cần nhắc nhở trách nhiệm và danh dự con người. Các dì ở Mỹ hay tin gửi lời chúc mừng và khuyên việc nên làm, trong lúc đợi ngày ra đi, là học thêm tiếng Anh và học thêm nghề làm Nails, để khi vào Mỹ khi mà tiếng Anh còn hạn hẹp, có thể làm Nails kiếm tiền.

Kết quả, ngày nay nàng đã được vào đất Mỹ, đã làm ra tiền và đã gửi giúp gia đình gỡ rối khó khăn như ước mơ! Với đó, lẽ ra nàng vui mừng hảnh diện, nhưng nỗi u buồn vẫn còn vẫn còn đọng ở bờ mi! Những điều nàng nghĩ về đất Mỹ và người Mỹ trước kia dường như trái ngược, "ĐôLa" không như lá cây rừng mặc tình thu nhặt! Việc nàng ngày ngày mười tới mười hai tiếng bóp tay chà chân cho quý khách, Dave vẫn đêm đêm về người rã rượi mồ hôi...  những cảnh đó đã nói lên tất cả, phải chăng mộng tan tành ta chỉ là ta"!

Nàng hối tiếc đã quá ca ngợi Dave là người quý phái sang trọng, trước mặt cha mẹ và bạn bè! Ngày nay rõ ra những cảm nghĩ của nàng hoàn toàn đảo lộn. Dave vẫn là Dave, người tầm thường, trần tục! Nhưng nàng phải làm gì khi ván đã đóng thuyền" Phải chăng đây là lúc nàng cần áp dụng những điều dặn dò của ông dượng là phải can đảm nhận lãnh những hệ lụy do chính mình gây ra và phải có thái độ tích cực tìm giải pháp cho vấn đề. Nhưng liệu rằng nàng có vượt qua những thử thách" Cái thử thách khó khăn nhất là thói quen và nếp sống của Dave quá tùy tiện bê bối, tự do quá trớn, muốn làm gì thì làm không cần hỏi ý kiến của nàng. Bao lần khuyên: Lần một, lần hai, tới lần thứ ba thì Dave quát lên lớn tiếng, "Don't step in my own business. Here is the United States of America, country of freedom! You need to respect my personal wants."

Phải chăng Dave muốn tuyên bố rằng nàng đừng mong có một quyền lực hay tác động nào nhằm xóa bỏ nếp sống riêng tư của chàng ư" Nếu thế thì còn gì gọi là vợ chồng nữa! Giờ đây nàng mới thấy rõ cái rối rắm của những cặp vợ chồng không cùng chủng tộc, quan niệm và lối sống khác nhau là cái rò phá vỡ nền móng gia đình. Tỷ lệ ly dị ở nước Mỹ khá cao, đó không là điều làm người ta ngạc nhiên cho lắm.

Thôi hãy để giòng đời đưa đẩy! Bổn phận nàng là phải bám lấy ba miếng ván, mà nàng mới vừa vớ được, làm phao để có thể sống còn trên đại dương mênh mông xa lạ: Một của ông dượng (Đời thăng trầm là khúc nhạc bài ca, là hương vị người đời cần nếm sống. Ta chưa chết tim ta còn sống động, máu trong tim còn luân chuyển dạt dào, trên đời nào còn có những trăng sao, là ta còn có con đường ta đi tới... ) một của ông Blaine Leme (Bất cứ sự thay đổi nào, bất cứ sự mất mát nào cũng không biến bạn thành nạn nhân của nó... bạn luôn có một sự chọn lựa và sự chọn lựa chính là sức manh của bạn.) và một của người mà không muốn thiên hạ biết tên (Nếu bạn muốn nó không thay đổi, nhưng bạn chẳng thể thay đổi nó. Hãy thay đổi Thái Độ của bạn.) Vì bên kia bờ đại dương những người thân của nàng cần nàng phải sống. Nàng đã quyết "Ngàn Dặm Ra Đi" thì phải gắng làm được một chút gì cho bản thân và gia đình. Và nếu chẳng may thất bại, thì cái thất bại đó cũng không tác hại đến gia đình, đến những người thân, ngõ hầu bù đắp phần nào những vòng tay, ánh mắt đầy ân tình dành cho nàng trong giây phút tiễn đưa.

Bên ngoài cơn mưa thưa hạt, sấm sét không còn nghe, và gió cũng ngừng thổi như sự khẳng định hướng đi cho riêng nàng trên đất khách quê người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,076,140
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.