Hôm nay,  

Đi Mỹ

02/09/200800:00:00(Xem: 132993)

Người viết: Khôi Nguyên

Bài số 2397-16208473-vb3020908

Tác giả sinh năm 1942, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiên là cư dân Boise,  Idaho. Nghề nghiệp: Cook at Hotel. Trước năm 75, là một Đại úy Đại đội trưởng tác chiến thuộc Bộ binh chủ lực quân QLVNCH.

***

Từ bao lâu lam lũ với rẫy bái ruộng vườn, dầm mưa giãi nắng, tốn nhiều tiền bạc vay mượn, lẫn với mồ hôi và nước mắt, để làm thủ tục xuất cảnh sang Mỹ. Nay đã chính thức lên đường sang Mỹ theo diện H.O. Một giấc mơ khó tin, nhưng thành hiện thực của những người tù cải tạo sau năm 75. Nhưng đợt đi Mỹ này, chúng tôi có điều không vui, là các đứa con chúng tôi từ 20 tuổi trở lên, đều phải bỏ lại ở VN.

Ngày ra đi, vợ tôi và 3 đứa con chúng tôi, ăn mặc toàn là quần áo mới, biểu tượng một sự gì trịnh trọng vui mừng. Đặc biệt tôi là đầu tầu, được mặc một bộ veston màu đen, có thắt cà vạt đỏ chói, nên nổi bật hẳn lên.

Tuy vậy, càng ăn mặc mới đẹp bao nhiêu thì nó lại càng để lộ nét quê mùa, nước da đen sạm của nhiều năm tháng  chịu trận kham khổ ở quê nhà, để mưu cầu lấy miếng cơm manh áo.

Chúng tôi đến phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt lúc 12 giờ đêm. Thấy đông nghẹt cả người và hành lý. Lác đác có mấy người ngoại quốc mang máy chụp hình đi lảng vảng.

 Thế rồi, sau mười mấy tiếng đồng hồ, ngồi trên máy bay nửa thức, nửa ngũ, đến phi trường Mỹ Boise ở tiểu bang Idaho vào khoãng 9 giờ tối.

Trời tháng giêng, ở Mỹ thời tiết rất lạnh, chúng tôi cảm thấy run người với cơn gía buốt mà mình chưa từng gặp. Một phái đoàn Mỹ và Việt khoảng 10 người, đã chờ  sẵn  ở phi trường để đón chúng tôi. Họ tươi cười vẫy tay chào đón, và đến bắt tay hỏi han niềm nở. Tuy lạnh buốt, nhưng chúng tôi vẫn thấy ấm lòng. Đặc biệt có hai ông bà già người Mỹ hỏi chúng tôi bằng tiếng Anh "Are you OK"" Tôi trả lời "Yes, we are!" Hai ông bà này còn trao cho chúng tôi mỗi người một cái áo ấm. Tôi "Thank you very much!" Sau này tôi mới biết là 2 ông bà nói trên là sponsor của chúng tôi.

Thế rồi sau khi lấy xong hành lý ở phi trường họ mời chúng tôi ra xe, và nói chở về nhà ông bà sponsor trước. Lần đầu tiên ngồi trên xe hoa kỳ, chạy trên đường phố Mỹ,  cảm thấy thật êm ái, nhẹ nhàng, thơm tho, sang trọng, bóng nhoáng, có máy điều hòa không khí, và có nhạc êm dịu nữa; làm  cho chúng tôi tưởng nhớ đến thời trước năm 75. Ở trong quân ngũ tại quê nhà,  đi hành quân, ngồi trên xe Jeep hay xe GMC quân đội, thì làm gì mà được tốt đẹp như vậy, chỉ thấy nóng bức, bụi bay mù mịt, và bám đầy người mà thôi. Ngồi trong xe chạy trên đường phố Mỹ, trời về đêm, thấy ánh đèn màu rực rỡ hơn ở Saigon nhiều, và thấy tràn ngập toàn là xe hơi chạy rất có thứ tự. Nó khác với ở V.N, hầu hết là xe đạp và xe gắn máy, chạy hổn loạn trên đường phố.

Đến nhà ông bà sponsor ban đêm, mà tôi cứ tưởng ban ngày, vì ánh đèn điện sáng loáng quá chừng! Một số người VN nữa cũng chờ sẵn ở đó để đón chúng tôi. Họ là những người nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, ai nấy da thịt tốt tươi mập mạp, và có một vài cô gái nhuộm tóc vàng như Mỹ. Riêng chúng tôi thì cứ im lìm ủ rũ, ngơ ngác theo chân họ, như kẻ quê mùa mới lên thành phố. Lúc này ông trưởng hội có ngõ ý mời chúng tôi về nhà ông bà để ăn cơm tối. Tôi cảm ơn.

Bữa ăn hôm ấy, tuy không thấy đói bụng vì ngồi trên máy bay quả nhiều giờ, nhưng chúng tôi đã ăn uống rất ngon lành. Chủ nhà thết đãi chúng tôi ăn toàn là đùi gà chiên, một loại thức ăn hiếm quý ở quê nhà, mà chúng tôi là những người mới đến Mỹ,cũng có thể là một bửa ăn đầu tiên ở Mỹ, mà chúng tôi cãm thấy hạnh phúc chăng! Vì được thoát khỏi cảnh sống cơ cực lầm than và kềm kẹp của V.C. Tôi cãm thấy phấn khởi thốt lên " một bữa cơm thịnh soạn như thế này mà không có xị rượu nào cã nhĩ!" thì một người nói "ở Mỹ này, người ta ít uống rượu, vì phải lái xe hàng ngày, rủi bị tai nạn thì phiền phức lắm đó!" Nói đến rượu, thì tôi quen thói ở quê nhà, nhớ đến thuốc lá, bèn lấy ra gói thuốc và hộp diêm trong túi áo đem từ V.N  qua, định hút thì một người lại nói "Ở Mỹ này, người ta không hút thuốc trong nhà, nếu muốn hút thuốc thì phải ra hút ở ngoài nhà đấy!" Sau này tôi mới hiểu, sự tai hại của rượu và thuốc lá ở Mỹ. Sau đó, chúng tôi được chở đến nhà ông bà Sponsor để ăn ở tại đó và ông trưởng hội còn chuẩn bị cho chúng tôi 2 bao gạo và 4 thùng mì phở gói. Nghĩ ra, thì tình người đồng hương ở xứ người cũng thật là đậm đà thắm thiết, hỏi ra thì họ cũng trong số H.O với nhau cả.

Ngôi nhà Mỹ mà chúng tôi ở rất rộng rãi, một loại nhà lầu 2 tầng có cả chục phòng. Các phòng thiết kế rất gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc tươi mát, quí phái, tiện nghi, tân thời theo kiểu bấm nút. Trong nhà có trang bị máy điều hòa không khí, tủ lạnh, cửa sổ, cửa lớn thì có rèm che, nền nhà thì trải thảm. Xung quanh nhà trồng cỏ xanh mướt, trái với ở V.N, xung quanh nhà thì trồng cây ăn trái và làm cỏ sạch bách. Tôi co điều thắc mắclà tại sao chĩ có 2 ông bà thôi, mà ở đến một tòa nhà rộng rãi như thế, sau này tôi mới rõ là ông bà đạo tin lành, có tất cả 6 người con, đây là một loại gia đình có tầm cở đông con cái nhất nhì ở Mỹ, vì tại đất nước này hầu hết mỗi gia đình chỉ có vỏn vẹn 2,3 đứa con là cùng. Nhưng những người con trên của họ, nay đã lớn và đã lập gia đình, có con cái nên ở riêng.

Sống trong nhà Mỹ chúng tôi thấy có những điều khác lạ, các cửa đóng kín mít suốt ngày đêm, nên chúng tôi cãm thấy có những gì ngột ngạt hơi khó chịu. Đêm nằm ngũ không có mùng che muỗi, mà không nghe thấy muỗi, chỉ nghe những âm thanh rì rào của máy móc. Khác với ở V.N, đêm nằm ngũ, ta nghe tiếng chuột đuổi nhau trên mái nhà kêu riu rít, hay tiếng thằn lằn chắt lưỡi. Chúng tôi được ông bà sponsor bố trí cho hai vợ chồng chúng tôi ngũ một phòng đường hoàng. Mỗi đứa con chúng tôi mỗi đứa một phòng. Mỗi phòng đều có trang bị nệm, mền gối hẳn hoi. Đêm hôm ấy có tuyết rơi, sáng ra thấy xung quanh nhà bao phủ một lớp tuyết khá dầy màtrắng xô, mà chúng tôi gọi là nước đá bào ăn chè lạnh ở V.N.

Nói cho ngay, chúng tôi mới đến Mỹ được hội từ thiện cấp cho 1000 đồng đô la bằng tiền mặt, ngoài ra mỗi tháng hội tị nạn cấp cho chúng tôi một cái check 500 đồng để trả tiền nhà, và 800 đồng đô la bằng Foodstamps để mua thức ăn hàng ngày. Nghe đâu được nuôi như thế từ 8 tháng đến 1 năm. Nghĩ cũng mừng, từ nay cuộc sống chúng mình bắt đầu khấm khá hơn ở quê nhà nhiều. Thế là hàng ngày chúng tôi đến hội tị nạn để học anh ngữ, mà phương tiện di chuyển là bằng xe bus do ông bà sponsor hướng dẫn. Ông à sponsor còn cẩn thận hơn là chuẩn bị cho chúng tôi mỗi người 1 tấm thẻ bỏ túi, có ghi tên địa chỉ và số điện thoại của ông bà, bảo là nếu có đi lạc đường, thì dùng tấm thẻ ấy  nhờ người ta gọi về cho ông bà rõ.Và hằng buổi sáng chủ nhật, ông bà ta thường chở chúng tôi đi lễ ở nhà thờ tin lành, mà ông bà dặn chúng tôi rằng "Hể vào nhà thờ thấy người ta làm gì thì làm như vậy!"

Ngoài ra, thường thường vào những ngày cuối tuần, các người V.N ở quanh tôi, thỉnh thoãng đem xe đến chở chúng tôi về nhà họ để ăn cơm tối. Mặc dù cuộc sống mới của chúng tôi, từ đây có vẻ dễ thở hơn nhiều, nhưng chúng tôi vẫn không sao khỏi nhớ về quê cũ.

Sống trong nhà Mỹ, lúc đầu chúng tôi ăn thức ăn Mỹ, thấy ngon, nhưng mùi vị nghe là lạ, nhưng dần dần ăn riếc, thấy như không quen dạ. Sau đó ông bà sponsor chấp thuận cho chúng tôi nấu ăn riêng theo thỉnh cầu của chúng tôi, theo món ăn thuần túy V.N, và thỉnh thoãng chúng tôi cũng mời ông bà sponsor cùng dùng cơm V.N với chúng tôi, ông bà cũng ăn, nhưng cãm thấy dè dặt và lúng  túng về cách cầm đũa.

Đến đây thì ông bà sponsor mở cho chúng tôi một trương mục nhà băng, và các đứa con chúng tôi được đi khai học ở các trường trung học. Việc khai học ở Mỹ thật là kỳ dị, nhà trường không căn cứ vào học bạ từ V.N đưa qua, mà họ chỉ căn cứ vào số tuổi để xếp lớp. Có nghĩa là tuổi càng cao thì học lớp càng lớn. Cứ như điểm này, mà nếu vợ chồng chúng tôi đã trên 50 tuổi, nếu đi khai học, chắc phải học đến lớp cao học quá!. Đến đây thì hội tị nạn lại cấp phát cho 2 vợ chồng chúng tôi mỗi người 1 cuốn sách học lái xe bằng tiếng việt để học. Sau đó ông bà sponsor chở chúng tôi đến sở cảnh sát để thi bằng lái xe lý thuyết và chúng tôi được đậu.

Sống trong nhà ông bà sponsor được 2 tháng thì ông bà thuê nhà cho chúng tôi ở riêng, với hội nhà thờ giúp đỡ trang bị đồ đạc trong nhà. Thế là bắt đầu từ đây, chúng tôi phải tự lập 50%. Chúng tôi bắt đầu tập viết check để trả tiền bill hàng tháng thuê mướn, mà chúng tôi lưu ý cho nhau là cách viết số tiền chẳn và lẽ ở Mỹ và V.N ngược nhau, có nghĩa là dấu chấm là tiền lẽ, và dấu phẩ là tiền chẳn, nếu nhầm thì có thể bị nguy to. Và sau đó 4 tháng kể từ khi mới đến Mỹ, thì hội tị nạn đã kiếm được việc làm cho hai vợ chồng chúng tôi. Sau đó 2 tháng nữa thì họ cúp tất cả các welfare của chúng tôi và chúng tôi bắt đầu từ đây tự lập 100%.

Cho đến nay, vấn đề di chuyển hàng ngày của chúng tôi vẫn là phương tiện xe bus và có mua thêm 1 chiếc xe đạp mới. Vợ chồng chúng tôi với sự góp ý của mấy người V.N, bàn tính với nhau rằng, hàng ngày mình đi chuyển bằng xe đạp hay xe bus, có nhiều bất tiện, nhất là về mùa đông tuyet rơi, trời lạnh.

Chúng tôi cố gắng và mua được 1 chiếc xe hơi cũ trị giá 1000 đô la và nhờ người V.N ở Mỹ tập cho chúng tôi lái xe trên đường, sau đó 1 tháng thì họ chở chúng tôi đến sở cảnh sát để thi lái xe và chúng tôi cả hai cùng đậu. Thế là chúng tôi đã có bằng lái xe. Nhưng 2 vợ chồng cùng đi làm mà chỉ có 1 chiếc xe hơi, giờ giấc và chổ làm việc ở Mỹ phần lớn là khác nhau, nên tôi nhường cho vợ tôi lái xe đi làm, còn tôi thì vẫn đi xe đạp. Chúng tôi nghĩ rằng, sống ở Mỹ tất cả các phương tiện sinh sống đều có tính cách thuê mướn cả, hầu hết mọi người hình như đều vô sản.

Phía sau nhà tôi có 1 miếng đất rộng độ chừng 1000 thước vuông, khoảnh đất này trước trồng cỏ nhưng lâu ngày không ai tưới nước, nên cỏ đã vàng úa chết hết. Tôi bèn bàn  với chủ nhà về mùa nắng xin được cuốc lên trồng rau quả đem đến chợ VN để bán. Thế là lợi tức hàng năm của chúng tôi nhờ khoảnh đất ấy tăng lên được thêm vào khoảng 2000 đồng nữa. Hai năm sau chúng tôi cố gắng dành dụm tiền và mua thêm được 1 chiếc xe hơi mới trả góp hàng tháng. Để cho vợ tôi lái xe mới đi làm, còn tôi thì lái xe cũ.

Sau đó 4 năm, thình lình lại có tin từ hội từ thiện, là tất cả những đứa con của chúng tôi, từ 20 tuổi trở lên, mà trước đây đã bị từ chối trước phái đoàn Mỹ khi ra phỏng vấn, thì nay có điều luật mới, là chúng sẽ được tiếp tục cho tái định cư ở Mỹ, cho dù chúng đã có vợ hoặc chồng, nếu cha mẹ có làm đơn bảo lãnh.

Thế là sau đó hơn một năm kể từ khi làm đơn bão lãnh., gia đình tôi ở Mỹ, lại hân hoan tiếp đón thêm 8 nhân khẩu nữa, từ quê nhà ùn ùn kéo qua một lượt, trong đó có 1 con rể, 1 con dâu và 2 đứa cháu nội và ngoại.

Tôi nói: Trời sinh trâu, ắt sinh cỏ, cứ thế làm ăn lương thiện mà sống trên xứ người.

Người bắt đầu cuộc sống mới tại Mỹ cũng giống như một người leo núi, cứ kiên nhẫn cố gắng, từ từ tiến bước, ắt có ngày sẽ đạt đến tận đỉnh. Bởi vì đất Mỹ là thuộc loại đất lành chim đậu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,060,203
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến