Hôm nay,  

Phong Trào

23/06/200800:00:00(Xem: 126081)
Tác giả: Mai Hồng Thu

Bài số 2334-16208311-vb2320608

Donna Nguyễn, cư dân San Jose, là tác giả bài "Chống Tếch Vợ Ly" đã được phổ biến. Bài viết về nước Mỹ thứ ba là chuyện cô gái Việt từ một miền lạnh và "Cali đi dễ khó về". Bài mới của cô lần này là ý kiến của cô trước các “phong trào” từ mua xe tới... mua gạo.



Tôi thấy phần đông người Việt mình hay theo phong trào. À, cái này thì tôi nói rõ là tôi thấy à nha, còn anh chị em có thấy như vậy không thì tôi không có ý kiến ý cò gì cả nhé.

Cái chuyện chạy ào ào theo phong trào của thiên hạ một cách không có định kiến thì trời ơi bút mực nào kể cho đủ đây hả bà con. Mà nè, bây giờ phong trào đánh máy viết lách trên mạng cũng đã quá thịnh hành rồi, có ai mà còn phí giấy mực nữa chứ. Nhiều khi muốn viết một lá thư cho ai rồi bỏ vào bao thơ, không biết có nên dán tem gởi không nhỉ. Hay là người nhận được lá thư trong thùng thơ, sẽ nghĩ là tôi đây... lắm chuyện.

Tôi nhớ, cái lần đầu tiên, tôi bị coi như là "khác người" là lần tôi mua xe đầu tiên trên đất Mỹ. Ở những năm đầu thập niên chín mươi, bà con cô bác đua nhau đi mua xe Toyota và Honda ì xèo như là đeo khẩu hiệu "đồ Nhật muôn năm" vậy đó. Chỉ có một vài người "không thức thời" mà lại thiếu "tiền đô" như tôi thì mới chịu sống dị đời đi xách cái xe Ford rẻ tiền của Mỹ mà chạy thôi hà.

Chứ thật ra họ đâu có biết rằng tôi đây cũng biết điều lắm chứ bộ. Mình ở Mỹ là nhờ "nhà nước" Mỹ tử tế cho mình tỵ nạn mà. Để tỏ lòng biết ơn, sao mình không chịu ủng hộ "hàng nội địa" chứ hả" Hơn nữa, giá một chiếc xe Mỹ nó rẻ bằng 2/3 chiếc xe Nhật mà. Thì bởi vậy cho dù nó cũng chỉ sống thọ bằng 2/3 đời của chiếc xe Nhật thì cũng có gì gọi là thua kém gì nhiều đâu chứ. Hơn nữa thì miễn là tôi thích xe gì thì tôi mua xe đó. Tôi đâu có phạm cái luật nào của Mỹ đâu nè. Chứ chả lẽ hễ tôi thấy phần đông người ta ào ào kháo nhau đi mua xe Nhật là rẻ và bền; thì tôi cũng sẽ nhắm mắt không nghĩ ngợi gì hết mà mua theo thì cái tôi của tôi có còn gì là của riêng tôi nữa không"

Này nhá, ai cũng biết mỗi con người là một cá thể riêng biệt. Có ai bắt buộc phải giống ai đâu chứ nhỉ. Miễn mà mình sống làm sao không thẹn với lương tâm và không làm hại đến ai là được rồi. Cái đầu tuy bé mà cứng của tôi, nó vẫn thường lải nhải với tôi những suy nghĩ như vậy đó. Và hơn thế nữa, tôi cảm thấy cái trò nhắm mắt không chủ kiến đi theo trào lưu là một việc không nên làm chút nào hết á. Tại sao người ta làm như vậy là mình phải làm theo" Đâu phải số đông thì lúc nào cũng đúng. Mà cũng đâu phải cái nào đúng với họ thì là đúng với mình đâu chứ nhỉ" Mình phải biết cái nào hay thì mình theo, cái nào dở thì mình tránh. Sống như vậy mới là thức thời phải không bạn.

Cái hồi mới dọn sang Cali từ miền đông băng giá New York, tôi lại bị cách ly vì cái tật chưa biết theo phong trào. Thì đó, dân mới mà, "sao mà you quê quá vậy, quần áo hiệu DKNY và Tommy Hilfiger mà cũng hông biết". Trời, nhờ qua sống bên Cali mà tôi đây mới mở con mắt ra. Lúc đó tôi mới biết được rằng "lúa tốt vì phân, người đẹp vì lụa".

Mà lụa ở đây phải có nhãn hiệu đàng hoàng à nha. Mấy cái hiệu cao sang mắc tiền mà mấy bà Mỹ bận, cái quần cái aó cả ngàn đô thì có mấy ai trong họ có biết đến đâu nè trời.

Thế mà họ còn dám chê là tui dốt, không biết mấy cái nhãn hiệu mà anh chị em người Việt ta hay dùng. Tôi còn nhớ, cái thời đó, các nàng đang thịnh hành khoe đồ hiệu BeBe, mà mấy cái áo hiệu này cái nào cũng có cái chữ Bebe chình ình ở trước ngực hay dưới mông. Cô nào bận đồ hiệu này thì nhìn y chang như cái bảng quảng cáo Bebe biết di động vậy đó. Lại thêm thỉnh thoảng hai cái chữ Bebe, tạm đọc là bébé, nó lại nằm gọn lỏn trên hai cái quả bồng đào to đùng đã được giải phẫu của các nàng. Thế thì ôi thôi, các ông nhìn vào thì chỉ có nước như dê xồm kêu Bebe mà thôi á. Dạ xin thưa, cái phong trào này, tôi không dám theo. Cho dù bạn có cá cuộc cả trăm đô, tôi cũng xin thua.

Rồi nữa, có mấy anh chàng về thăm quê hương Việt Nam yêu dấu, may mắn rước được "nàng dzià dinh" của nước Mỹ hú hí. Thế là lại thêm cái phong trào về Việt Nam cưới vợ. Rồi nữa, cưới vợ thời đó, bảo lãnh hơi lâu. Cho nên trong khi chờ đợi, mình vẫn cứ tàng tàng, đi tán gái. Cho nên, lại ra phong trào "độc thân tại chỗ". Cô nào chịu chơi, nhào vô thương thì đừng than lỗ. Rồi cũng từ mấy cái vụ này, lại ra phong trào,Việt Kiều về Việt Nam... nổ. Nổ cho đời bớt khổ ấy mà. Sống đời cu li ở Mỹ, khổ mà không có chỗ than. Cho nên có một số người, cà thẻ mà về Việt Nam du hí, nạp điện lấy engery, nổ li bì. Chờ hết ngày phép thì dzìa Mỹ... .làm cu li tiếp, trả nợ thẻ vừa cà trong chuyến vacation để được... nổ. Ôi thôi, vui chi cho đời thêm khổ lại hoàn khổ.

Các anh thì nhiều phong nhiều trào lắm ấy nhỉ" Nhưng mà các cô các chị cũng chả vừa, chả chịu thua kém tí nào cả. Thời buổi nam nữ bình quyền mà. Các anh về thì chúng tôi cũng về. Chúng tôi về thì sửa mắt sửa mũi, cái gì sửa được thì cứ sửa, dại gì mà xấu natural chứ nhỉ. Cho nên lại có phong trào mấy bà mấy cô ùn ùn về Việt Nam làm đẹp.

Thì đó, tôi mà ngồi đây ngẫm nghĩ thì lôi ra ôi thôi biết bao nhiêu là cái phong... nó trào ra ào ào, khủng khiếp lắm chứ trả vưà. Phong trào ca sĩ về Việt Nam phục vụ. Phong trào Việt Kiều về làm ăn ở Việt Nam. Thôi không khéo kể lể mãi, một hồi tôi đây cũng phong phong trào trào thì bỏ mạng oop bỏ bu luôn á.

Gần đây, cái phong trào tiếu lâm nhất, chưa từng thấy trong lịch sử, là bà con ùn ùn đi mua gạo về tích trữ. Má ui, ở Mỹ mà sợ không có gạo ăn.

Phải nói, hay là tôi hên hơn họ thì phải. Tôi đả bỏ được cái thói quen phải ăn cơm hàng ngày. Thời buổi tân tiến, ai cũng nên biết, trong gạo có nhiều chất đường, ăn nhiều coi chừng tiểu ra đường, í hông phải, coi chừng mắc bệnh tiểu đường nhá. Ăn uống phải theo khoa học, ăn cái gì miễn ngon miệng và giúp ích cho cơ thể là được rồi. Học được như thế, cho nên tôi đã giảm không ăn cơm thường xuyên như cách ăn uống từ nhỏ đến nào giờ nữa khi còn ở Việt Nam. Tôi không còn có cái cảm giác mỗi ngày không có hạt cơm vô bụng thì không thoải mái bao tử được.

Vì thế cho nên, tôi đâu có cần sợ "đói cơm" đâu phải không nè. Nhìn bà con đang nhốn nháo xôn xao, xếp hàng, trả giá cao, mua gạo, tôi tự nhủ thầm: lại cái chuyện lạ từ hai chữ Phong trào. Thôi nhé, kỳ nào, để tôi ráng thêm một lần. Tôi sẽ không theo phong trào. Để các bạn coi chừng nào, tôi sẻ chết vì phong trào, hay là vì, không có gạo, để mà ăn, bạn nhỉ.

Mai Hồng Thu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,978,339
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.