Hôm nay,  

Vượt Lên Số Phận

25/08/200800:00:00(Xem: 143836)
Người viết: Angelina Nguyễn

Bài số 2389-16208465-vb2250808

Tác giả cho biết tên thường gọi của cô là Ngọc Nguyên, sinh năm 1971, hiện là cư dân Midway City vùng Little Saigon, công việc đang làm: diễn viên hài, nhân viên của đài truyền hình SBTN, Santa Ana, CA. Nhân vật trong bài viết có thể là chính tác giả đã trúng giải nhất cuộc tuyển lựa tài năng truyền hình với phần thưởng 10,000 mỹ kim.  Mong cô tiếp tục viết thêm bài mới.

***

Ngọc, một cô gái nhan sắc cũng dễ coi, có duyên nhất là khi cô cười để lộ hai đồng tiền thật xinh xắn.

Cô lấy chồng sang Mỹ định cư.  Chồng cô tên Hòa, một thanh niên khoảng ba mươi tám tuổi, hơi gầy, không cao lắm, làm nghề construction.  Những ngày đầu sang Mỹ cô khóc rất nhiều vì nhớ gia đình.  Tiểu bang mà cô cùng chồng đặt chân đến là Boston.  một nơi có khá nhiều cư dân người Việt sinh sống.  Nhưng mùa đông tuyết rơi nhiều, không khí rất lạnh, thậm chí nhiều khi bão tuyết rất lớn ngập cao hơn nửa người, che phủ cả đường xá, xe cộ.  Trong thành phố, xe cào tuyết hoạt động cả ngày lẫn đêm đến khi nào tuyết ngừng rơi thì họ mới nghỉ.  Điều quan trọng nhất là nếu ngày nào có bão tuyết tất cả trường học, sở làm, hãng xưởng trong thành phố đều đóng cửa.  Và dĩ nhiên là họ đều trả lương cho công nhân trong những ngày có bão tuyết.

Ngọc sống ở đây ngoài chồng ra cô không có ai thân thích.  Bà con họ hàng chỉ có gia đình bên chồng, tất cả đều định cư ở Mỹ, nhưng nhiều nhất là ở Boston.  Cô và chồng share một phòng với giá là ba trăm rưỡi đô một tháng.  Căn phòng đủ cho hai vợ chồng sinh hoạt, ngủ, nghỉ, chỉ có phải dùng chung nhà vệ sinh với mọi người.  Căn nhà có năm người ở:  Hai bác lớn tuổi là chủ nhà, còn lại là một thanh niên độc thân chưa lập gia đình, và hai vợ chồng Ngọc.  Khổ nhất là sáng sớm ai cũng phải đi làm nên phải dậy thật sớm để đi nhà vệ sinh, tránh chung đụng chờ đợi nhau mất thì giờ.

Năm mà Ngọc đặt chân đến Mỹ là sau trận khủng bố ngày mười một tháng chín, năm hai ngàn lẻ một.  Lúc đó nền kinh tế Mỹ đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều hãng xưởng đóng cửa, các hãng máy bay đều cắt giảm nhân viên, làm cho số lượng người thất nghiệp rất lớn.  May mắn cho Ngọc là cô tìm được chỗ làm trong một hãng điện tử của Mỹ, do cô em chồng giới thiệu.  Công việc của cô trong hãng cũng không khó khăn mấy, vả lại, lúc ở Việt Nam, Ngọc cũng có biết chút đỉnh Anh văn nên khá thuận lợi trong việc làm, phần cô lanh lẹ, tháo vát nên được giao trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng thùng.  Hãng của cô chuyên sản xuất dụng cụ xả nước trong bồn cầu và nhà vệ sinh bằng con mắt điện tử.  Đồng lương đối với cô mà nói cũng tạm ổn, đủ để chi phí trong sinh hoạt mỗi ngày.

Lần đầu tiên thấy tuyết rơi Ngọc rất sợ đi ra đường. Vì trời rất lạnh cô phải mặc rất nhiều áo, đội mũ len, khăn quàng cổ, đeo găng tay mà mang giày đi tuyết cao tới đầu gối, như thế mới dễ đi vì ngoài đường tuyết rất trơn trợt dễ té ngã phải cẩn thận, cho nên bất cứ ở ngoài đường hay trong nhà người ta phải rải muối hột trên các lối đi.  Sang năm thứ hai, quen với mùa đông hơn, Ngọc cảm thấy thích cảnh tuyết rơi.  Ngọc lăn lộn dưới tuyết trông như một đứa trẻ con.  Cô nắn tuyết thành người tuyết, tha hồ vui đùa thỏa thích.  Trong khi Ngọc đang đùa với tuyết thì chồng cô xách xẻng xúc tuyết ra.  Anh hì hục xúc tuyết đổ thành một đống cao, sau đó anh lấy cây cào tuyết ra cào tuyết cho chiếc xe hơi hiệu Sport đời chín mươi ba màu đỏ rất cũ, để sáng mai Ngọc lái xe đi làm.  Mùa nắng thì lái xe không sao, nhưng mùa mưa thì lại bị dột vì cái cửa trên trần xe bị hở nên nước mưa lọt vào trong xe.  Ngọc đang dành dụm tiền để sang năm mua xe mới. 

Thấy chồng cào tuyết, Ngọc chạy đến phụ giúp chồng một tay. Cô nghĩ nếu năm sau không có tuyết rơi chắc sẽ buồn lắm. Hòa rất thương yêu vợ, nhưng anh luôn có tật hút thuốc nhiều và hay uống bia mỗi ngày khi ăn cơm với vợ.  Vả lại chồng cô không thích cô giao thiệp nhiều nhất là đàn ông vì anh ta rất nghen; Ngọc thường bị chồng la rầy vô cớ.  Cuộc sống đối với hai vợ chồng dường như buồn tẻ vì thiếu tiếng cười của trẻ con.  Sinh con là điều hai vợ chồng mong mỏi.  Từ tư, tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng như trước nữa, vì sau năm năm chung sống, Ngọc chẳng sanh nổi cho chồng một đứa con.  Gia đình chồng không thích Ngọc cho lắm vì lối xã giao rộng rãi của Ngọc. 

Và một ngày định mệnh đã đến làm cho hai vợ chồng phải chia tay nhau.  Số là chồng cô mua vé về Việt Nam với lý do làm ăn với người bạn mua bán đất đai.  Lúc đó Ngọc muốn đi theo chồng nhưng vì thẻ xanh của cô đã hết hạn, trong thời gian đang chờ cấp thẻ xanh mới, cô đã nhẹ dạ cho chồng về Việt Nam hai tháng.  Cô ở lại một mình vừa đi làm đóng tiền nhà trang trải qua ngày chờ chồng về.  Nhưng do tánh tình cô rất hòa đồng dễ tính nên có các bạn đồng nghiệp yêu mến.  Vì thế vô tình cô đã làm cho gia đình chồng nghi ngờ cô đã không chung thủy khi chồng đi vắng.  Thật ra Ngọc chưa bao giờ yêu ai khác ngoài chồng mình. 

Khi Hòa trở về nghe những lời dèm pha từ gia đình cho rằng vợ ngoại tình.  Phần khác, khi về Việt Nam, anh đã đem lòng thương người yêu cũ lúc anh còn ở Việt Nam.  Sự vụng trộm này Ngọc vô tình biết được vì cô đã thấy hình chồng và người yêu cũ chụp chung khi tình cờ cô lục soát trong va li xách tay của chồng khi về lại Mỹ. 

Sau nhiều trận cãi vã tới mức khó hàn gắn, hai vợ chồng làm đơn ly dị.  Ra tòa Ngọc không đòi quyền lợi gì cho mình, mà chỉ mong được tự do.  Tòa xử cho hai người ly hôn. 

Chia tay chồng Ngọc không còn gì ngoài số nợ bốn ngàn đô cô vay mượn cho chồng lúc về Việt Nam, và năm ngàn tiền thẻ credit card mua sắm cho chồng.  Nước mắt chảy dài, đời cô lại phải bơi giữa biển cả không biết đâu là bờ.  Cô đang cần có một cái phao cứu cô trong lúc này.  May mắn thay cô dự thi trong một trung tâm tuyển lựa tài năng và cô đoạt giải nhất với số tiền thưởng trị giá mười ngàn đô.

Ngọc trả hết số nợ.  Cô rời bỏ Boston và sang vùng đất ấm áp của California.  Cô hy vọng nơi này cô sẽ tìm được hạnh phúc, và sẽ không bao giờ đau khổ nữa.  Tương lai phía trước đang chờ đón Ngọc. 

Một ngày mới sẽ bắt đầu.  Cô đang mỉm cười với chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,383,024
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.