Hôm nay,  

Lương Y Như Từ Mẫu

20/08/200800:00:00(Xem: 121341)
Tác giả: Thu Bồn
Bài số 2383-16208459-vb4200808

Tác giả là một bà mẹ sinh năm 1955, hiên là cư dân Houston, nghề nghiệp manicurist. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà kể về kinh nghiệm đi khám bệnh và cuộc giải phẫu trị ung thư tử cung mà chính bà vừa trải qua. Kích chúc bà vui khoẻ và mong bà sẽ tiếp tục viết.

***

Tôi định cư ở Mỹ được năm năm rưỡi theo diện đoàn tụ gia đình.

Cũng như đa phần những người trung niên khác, khi biết còn khoảng một năm nữa được đi định cư, tôi lao vào làm việc thật nhiều để mong có chút vốn khi qua xứ người và đồng thời cho các con đi học thêm Anh văn.

Đó cũng có thể là sai lầm bước đầu, theo tôi nghĩ, vì khi qua Mỹ các con tôi hội nhập rất nhanh trong cuộc sống mới.  Trong khi ấy, vợ chồng chúng tôi khá chật vật vì Anh văn kém.  Cuộc sống ở Mỹ cũng không chậm lại để chờ mình chạy cho kịp.  Vợ chồng tôi lại lăn vào công việc mới.  Những công việc nặng nhọc mà chúng tôi chưa bao giờ biết đến từ xưa đến nay.  Vì thế, dù rất cố gắng chúng tôi cùng đành bỏ cuộc sau hai tháng học ESL.

Tuy vậy, tôi vẫn giữ thói quen đi khám bệnh hằng năm như ở Việt Nam.  Như đã nói ở trên, vì Anh văn yếu nên tôi chỉ đi bác sĩ Việt Nam cho dễ nói chuyện dù income thấp và tôi ở trong Harris County nên được "thẻ vàng" để chữa trị.  Vì thế tôi đã tiêu tốn rất nhiều tiền tiết kiệm của mình.  Cho đến một ngày tôi gặp lại người bạn cũ.  Cô ngạc nhiên khi thấy tôi tốn những khoảng tiền khá lớn cho việc đi bác sĩ của mình và khuyên tôi hãy sử dụng thẻ vàng (gold card).

Nghe lời bạn, tôi bắt đầu sử dụng thẻ vàng.  Xin cái hẹn đầu tiên bằng thẻ vàng là cả một vấn đề, ít nhất là ba tháng.  Tuy nhiên, tôi lại may mắn (!) là blood pressure khá cao (170) nên được khám ngay. 

Bác sĩ khám tôi là giáo sư đại học Baylor.  Ông nói năng nhỏ nhẹ, ân cần và tạo được ở bệnh nhân một sự an tâm.

Thế rồi cách đây nữa năm, đường kinh nguyệt của tôi rối loạn.  Bác sĩ trấn an tôi đó chỉ là triệu chứng của tiền mãn kinh, nhưng cũng lấy cho tôi một cái hẹn khám phụ khoa khoảng bốn tháng sau.

Cầm tờ giấy hẹn, tôi linh cảm quá muộn.  Vì thế, tôi quyết định quay lại gặp bác sĩ gia đình để trình bày.  Đó là ngày thứ tư của tháng 12, mưa lớn và rất lạnh.  Tôi nhớ rất rõ vì chỉ ngày thứ tư mới có vị bác sĩ nữ chuyên khám phụ khoa tại trung tâm cộng đồng tôi thường đến khám.  Năm giờ ba mươi sáng chồng tôi chở tôi đến rồi đi làm.  Tôi thấy khoảng 6, 7 người đến trước tôi.  Có hai băng ghế dài để ngồi chờ nhưng ướt sũng nước mưa.  Chỉ có hai người đàn ông ngồi, còn tất cả co ro nép vào những cột nhà lớn để bớt lạnh.  Một trong hai người ngồi trên băng ghế là một thanh niên Mỹ khá trẻ, chỉ khoảng 25 tuổi và một chân phải bị bó bột.  Tôi nép vào góc cột cho đỡ lạnh bỗng thấy người thanh niên lấy ra một xấp báo cố hất mạnh cho những vũng nước trên băng ghế bắn ra xa.  Cuối cùng, người thanh niên lót những tờ báo còn lại trên băng ghế rồi ra dấu cho tôi đến ngồi. Xin nói cho rõ là những người đứng núp mưa toàn lại Mễ hoặc Mỹ đen. Có lẽ người thanh niên thấy vóc dáng bé nhỏ của tôi và tôi đứng chắc gió thổi bay chăng.

Cuối cùng tôi lấy được số thứ tự 4. (ba người có giấy hẹn.) Mặc dầu tôi cố trình bày tình trạng sức khỏe của mình tôi vẫn không được vào khám và cũng lời giải thích "Tiền mãn kinh" và đã có giấy hẹn! Tôi quay qua xin gặp vị bác sĩ gia đình. Tôi trình bày với ông tôi không thể chờ lâu hơn nữa. Và tôi hiểu ông, không làm gì hơn được vì lượng bệnh nhân đã đăng ký hết chỗ. Tôi chỉ xin ông tôi sẽ ra ngoài khám và nếu sức khỏe tôi có vấn đề thì cho tôi chữa theo chương trình người nghèo của chính phủ vì tôi không có tiền. Ông bác sĩ đồng ý những gì tôi yêu cầu. Vậy là tôi đi khám ngoài.

Đó là ngày mồng ba Tết âm lịch. Sau khi đã  chúc tết trong gia đình, họp mặt mừng năm mới, tôi đi bác sĩ và một ngày sau tôi biết mình bị ung thư tử cung.

Tôi đem kết quả xét nghiệm vào cho bác sĩ thẻ vàng. Gần như suốt ba tiếng đồng hồ, ông phải gạt hết những bệnh nhân khác qua một bên để ngồi trực tiếp xin những cái hẹn tiếp theo tại các bệnh viện để tôi làm những test trước khi được mổ.

Cuối cùng từ ngày biết mình mang bệnh đến lúc tôi lên bàn mỗ là một tháng rưỡi.

Có tiếp cận được hệ thống y tế cộng đồng ở Mỹ mới biết chúng ta đã may mắn thế nào khi đến ở đất nước này. Mặc dầu chỉ là một hệ thống khám bệnh cộng đồng mà đa phần bệnh nhân là những người nghèo, không có bảo hiểm chúng tôi được đối xử rất là chu đáo.

Các bác sĩ luôn tươi cười, nhỏ nhẹ và vỗ về bệnh nhân. Còn các y tá thì tận tâm, chăm sóc bệnh nhân kỹ lưỡng và làm những công việc nặng nhọc, dơ bẩn mà vẫn vui vẻ nhẫn nại.

Tôi nằm trên giường bệnh và nhớ lại ngày tháng còn ở Việt Nam -khi con tôi bị bệnh phải nhập viện. Tiền phải đút lót mới được khám. Y tá thì nguýt háy và luôn xẵng giọng (dầu tiền thì bỏ túi). Còn cử chỉ của họ thì không nhẹ nhàng chút nào. Mỗi lần thấy y tá đến sắp đỡ con tôi dậy là đã vội dúi tiền vào túi để con tôi được đỡ lên nhẹ nhàng.

Khi viết bài này tôi chỉ mới mổ xong nữa tháng. Lần đi tái khám đầu tiên tôi không gặp lại được ê kíp bác sĩ mổ cho mình. Tôi không biết làm sao gặp lại để nói lên lòng tri ân của mình.

Tôi sẽ không bao giờ quên khuôn mặt dịu dàng ân cần của nữ bác sĩ - trước giờ mổ đã nắm lấy tay tôi vỗ về và hứa mọi việc sẽ tốt đẹp.

Tôi sẽ không bao giờ quên những cô y tá người Mễ, đỡ tôi dậy đi vệ sinh hằng ngày và đã chăm sóc tôi như một người mẹ lo cho đứa con nhỏ chưa biết tự nó làm vệ sinh.

Bây giờ tôi đã định nghĩa được thế nào là "lương y như từ mẫu" tại một đất nước mà chỉ mới ở cấp y tế cộng đồng đã thể hiện được.

Xin cảm ơn nước Mỹ. Đất nước đã cưu mang và làm lành không những là vết thương tâm hồn của những người Việt lưu vong mà cả những vết thương thể xác cũng được lành lặn để được sống còn cùng gia đình và con cái.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,563,609
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.