Hôm nay,  

Buổi Ban Đầu

19/08/200800:00:00(Xem: 126937)
Tác giả: Thuy Phan

Bài số 2382-16208458-vb3190808

Tác giả là cư dân Minnesota,  nghề nghiệp: Product Engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là những hồi tưởng về buổi đầu tới định cư tại Mỹ, chuyện hơn 10 năm trước. Mong Thuy Phan sẽ tiếp thêm bài mới.

***

Rời quê hương sang Mỹ, tôi hy-vọng tạo lập một đời sống mới tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi bước vào giai đoạn tốt đẹp, tôi đã trải qua nhiều chặng đường gian khổ.

Gặp lại người thân sau bao năm xa cách, nỗi mừng vui đong đầy. Tôi cảm động và biết ơn từng sự giúp đỡ của mọi người, thân cũng như sơ. Thời gian đã trôi qua mười mấy năm, nhưng tôi vẫn nhớ như mới hôm nào... cái buổi ban đầu bỡ- ngỡ khi đến Mỹ.

Mười mấy năm xa cách, gặp lại người chị bà con mà từ thuở bé chúng tôi vẫn chơi đùa bên nhau. Bao nhiêu câu chuyện buồn vui kể sao cho xiết! Chị giờ đã có trong tay tấm bằng đại học. Còn tôi thì chân ướt, chân ráo, mới tới Mỹ vài tuần. Chúng tôi đã qua một tuần lễ vui chơi ở một tiểu bang miền nam nắng ấm. Đêm nằm bên nhau, thủ thỉ bao điều, tôi kể cho chị nghe về những khó khăn tôi đang gặp, chị bảo : " Chị không bao giờ bỏ em đâu !" Tôi đã khóc vì hết sức cảm động tấm tình đó, và ghi khắc lời hứa ấy trong lòng. Sau tuần lễ gặp gỡ, vui vẻ bên nhau, chị trở về tiểu bang chị đang làm việc. Tôi cũng trở về nơi ở tạm của tôi.

Cuộc đời không phải là con đường đầy hoa gấm, nên bước đầu ở Mỹ không phải đơn giản gì. Tôi thấy mình cần một nơi yên ổn để sống, và theo đuổi việc học. Tôi nhớ tới người chị đã từng an-ủi, hứa hẹn với tôi ... Đó là cứu cánh mà tôi hy-vọng nhất. Nhân một hôm chị gọi điện- thoại cho tôi, tôi trình bày ý-nghĩ của mình: "Em muốn đến ở với chị. Em sẽ vừa đi học, vừa đi làm. Chị nghĩ thế nào""

Tôi nghe tiếng chị ngập ngừng:

 - " Ờ, cũng được... Nhưng để chị hỏi lại anh.." .

 "Anh" đây là người yêu của chị. Dù thơ ngây đến mấy, tôi cũng nhận ra rằng đây là một cách từ chối khéo, chứ anh ấy chưa phải là chồng, lại không sống chung với chị thì ảnh hưởng gì đến việc tôi ở chung với chị đây". Tôi cảm thấy mình quá... thơ ngây khi luôn quan- niệm theo kiểu "quân- tử Tàu " là " Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy" hay là "chữ tín làm đầu". Thôi thì tự xoay xở vậy...

Rồi sau đó, tôi lãnh may gia công rất cực khổ (lãnh đồ may qua trung gian của những người Việt qua Mỹ đã lâu), làm khoảng 30 giờ một tuần mà chỉ kiếm được nhiều lắm là $20, vì tiền công may cho từng món đồ rất rẻ, chỉ vài chục xu thậm chí là chỉ có vài xu một món đồ. Sáng đi học, chiều về may đồ tới 1-2 giờ sáng. Tuần nào kiếm được $20, thì mừng hết sức...  Tôi chỉ giữ lại đủ tiền mua vé xe buýt để đi học, còn lại thì góp chung để mẹ tôi giữ, chi xài cho gia đình.

Dù cố gắng nhưng tôi vẫn không đủ tiền để đi học lái xe với chi phí cả $300-$400 cho một khóa học. Số tiền ấy đối với tôi lúc đó là quá lớn. Tôi thấy rằng ở Mỹ mà không biết lái xe thì như người ... bị cụt chân! Khốn nỗi, tôi không chạy đua nhanh bằng thời gian được... Có người bà con khác hứa giúp tôi tập lái xe. Tôi ngần ngại... vì sợ làm phiền. Tôi nghe người bà con đó hứa giúp tôi những ba lần ...  tôi lại hy-vọng ...

Sau nhiều đêm suy-nghĩ, một hôm, tôi lội bộ mười mấy block đường tới nhà người đó, để nhờ dạy tôi lái xe.

Người bà con tiếp tôi nồng hậu. Sau khi nghe tôi bày tỏ ý định, người ấy ngập ngừng giây lát rồi nói : "Ờ, cũng được..".

Tôi lại lội bộ trở về nhà... vừa đi vừa suy nghĩ... "Chắc mình lại gõ lầm cửa nữa rồi".

Tôi thao- thức bao đêm, cố tìm một lối thoát cho tình huống khó khăn lúc bấy giờ...

lòng thầm nghĩ : "Đây chỉ là con đường gian khổ ... tập 1... Còn bao nhiêu "tập" phải trải qua nữa..ai biết được!  Phải tìm cách khác thôi. "

Tôi biết rằng khi qua Mỹ, trong "hành trang tinh thần" của tôi vẫn còn mang nhiều tính "cổ lỗ sĩ". Nhưng dù sao, cho đến bây giờ, tôi luôn cân nhắc trước khi hứa điều gì với ai, và luôn cố gắng thực hiện lời hứa của mình. "Không hứa bậy và khi đã hứa rồi thì cố gắng làm tròn lời hứa". Đó là quan - niệm cũ rích của tôi.

Gạt qua nỗi buồn phiền mà cuộc sống đem lại, tôi hoạch định con đường để tiến bước. Tôi biết mình thuộc loại "nắng không ưa, mưa không chịu". Nếu dùng sức để đi làm kiếm tiền thì tôi ...  thua xa nhiều người lắm. Chỉ còn lấy "cái đầu" ra kiếm cơm thôi. Muốn vậy, phải chiu mất thời gian và cần có quyết tâm. Con đường gian khổ ... tập 1 chưa kết thúc mà! Nếu không có đêm dài, thì đâu biết cái đep của binh minh. Nếu không có gian- nan thì đâu hiểu giá- trị của thành công" Thế là tôi lại dấn bước trên con đường học -vấn đầy khó khăn để mưu tìm ánh sáng cho tương- lai.

Một trong những việc cần làm trong thời gian đầu mới đến Mỹ là đi học thêm Anh Văn. Nhớ lần đầu tiên đi xe buýt, thật là một kỷ- niệm khó quên! Sau khi đến Mỹ được một tuần, cô em dâu dẫn tôi đến một trường dạy Anh Văn dành cho người mới nhập cư (Người Việt ở đây quen gọi là trường dạy ESL - English as a Second Language). Tôi đi với cô nàng vào một sáng Chúa Nhật. Chúng tôi chờ xe buýt ở một trạm cách nhà hơn một block đường. Trước khi lên xe, cô ấy giúi cho tôi 2 cái quarter (2 đồng xu, 25 cents/cái). Xe đến, cô nàng bước lên trước, tôi theo sau. Cô nàng bỏ 2 đồng xu vô máy gần chỗ tài xế ngồi, tôi cũng bắt chước làm theo. Tài xế đưa cho mỗi người một tờ giấy nhỏ. Tôi cầm tờ giấy, đút vô túi áo. Xe chạy đến Downtown, chúng tôi xuống xe. Đường phố đẹp, nhưng quá xa lạ đối với tôi. Tôi chỉ biết cắm cúi đi theo cô em dâu. Cô nàng cũng lầm lũi đi và không nói lời nào. Đã tháng mười, mưa tuyết bắt đầu rơi. Hai tay tôi trống trải, lạnh ướt vì không có găng tay, thế là đành cho tay vào túi áo. Sau khi đi bộ thêm 4 block đường, chúng tôi lên một chiếc xe buýt khác. Cô em dâu của tôi lướt qua chỗ tài xế ngồi, tôi cũng theo sau. Bất ngờ, người tài xế chận tôi lại, và nói điều gì .. tôi không hiểu! Tôi còn đang ngẩn ngơ...cô em dâu của tôi quay lại, hỏi :

- " Tờ transfer của chị đâu""

Tôi "ngớ ngẩn tâm sự" : " Tờ giấy gì ""

"-Tờ giấy mà ở xe trước, người ta đưa cho chị đó ".

Tôi chợt nhớ ra, vội vàng mò túi. Cơ khổ làm sao, tờ giấy đó bây giờ trở thành một cục... vừa tròn, vừa ướt trong túi áo. Tôi vội mở tờ giấy ra, trao cho tài xế. Nó ướt, và nhăn trông thật thảm hại! Cũng may là tôi chưa quăng nó đi! Tôi làm sao hiểu công dụng của nó khi không ai nói cho tôi biết! Ông tài xế lẳng -lặng nhận lấy và khoát tay cho tôi đi vào chỗ ngồi. Tôi bước vào giữa xe, ngồi xuống bên cạnh cô em dâu, cảm thấy..."quê quê" trong lòng!  Xe lại lăn bánh, qua nhiều ngả đường. Tôi ngạc nhiên khi thấy dọc đường có người xuống xe, nhưng tôi lai không thấy trên xe có một người "lơ" bảo tài xế ngừng xe cho khách xuống như ở VN! Vậy thì làm sao tài xế biết là hành khách muốn xuống xe" Và ngược lai, làm sao hành khách cho tài xế biết là mình muốn xuống xe" Tôi không thấy hành khách kêu lên cho tài xế biết là họ muốn xuống xe kia mà! Thật lạ chưa!

Xe chạy qua nhiều đường phố lạ lẫm. Được một lúc, cô em dâu đưa tay lên phía trên mui xe, và nắm sợi dây trên đó giựt một cái. Tôi nghe như có tiếng chuông phát ra. À, thì ra vậy... có lẽ đó là dây chuông để hành khách ra hiệu cho tài xế dừng lại đây mà ... - Tôi nghĩ thầm. Xe chạy một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Cô nàng bảo tôi đi xuống. Chúng tôi xuống xe, và đi rẽ vào một con đường khác. Một building khá lớn hiện ra trên lưng chừng đồi. Khi cách building chừng trăm thước, cô em dâu dừng lại, chỉ tay về phía đó và bảo:

 - "Chị sẽ vô học ở trường đó".

 Nói xong, cô nàng dẫn tôi quay trở ra đường lớn. Tôi biết hôm đó là ngày Chúa Nhật, trường đóng cửa thì không thể vào bên trong để ghi danh được. Do vậy, có đến sát bên trường cũng vô ích.

Trở lại trạm xe buýt, lòng tôi vẫn thắc mắc. Tôi quay sang hỏi cô em dâu:

 - 'Làm sao biết chỗ mình phải xuống xe mà kéo dây chuông ""

Cô em dâu của tôi trả lời tỉnh bơ:

 - " Thấy chỗ quen thì xuống".

Tôi nghĩ thầm :

- " Thấy chỗ quen thì xuống" Mình mới qua Mỹ mấy ngày, chỗ nào cũng lạ, có chỗ nào quen đâu mà biết để xuống xe " Thôi chết rồi, nó dạy kiểu này thì mình... tiêu !"

Trên chuyến xe buýt quay trở về, tôi bắt đầu cố- gắng quan- sát để tìm điểm gì đặc- biệt ở hai bên đường. Tôi hiểu rằng tôi phải tự tìm cách đi xe buýt một mình để đến trường vào tuần tới. Tôi chợt thấy ở trạm xăng bên đường, không xa trạm xe buýt tôi vừa rời khỏi, có một cái tượng hình con bạch tuộc màu xanh được gắn trên một cái cột và nó cứ quay vòng vòng. Có lẽ nó được đặt để thu hút sự chú -ý của khách hàng tới đổ xăng"! Được rồi, tôi sẽ nhớ con bạch tuộc xanh đó. Khi nào thấy nó có nghĩa là xe đã chạy gần tới trường mình học...

À há! Tôi như người vừa tìm ra... "chân lý" trên "con đường gian khổ tập 1" ở Mỹ!

Tôi thấy được lợi-ích của sự quan sát khi đi đường, và sau này, tôi đem bài học đó dạy cho đứa con lên ba tuổi của tôi: "Khi đi đường, con phải quan sát. Nhớ là phải "quan sát" , chứ không phải chỉ là "nhìn" thôi đâu. Con phải tìm điểm đặc biệt trên đường con đi. Con phải nhớ đường đi bằng cách đó." Tội nghiệp đứa con bé bỏng của tôi, nó nhập tâm ngay lời dặn đó.

Tôi vẫn dùng xe buýt để đi học nhiều năm sau đó cho rẻ tiền, và không quên kinh nghiệm ngày đầu đi xe buýt ở đây. Mỗi khi có dịp nói chuyện với những người bà con vừa đến Mỹ, tôi đều dặn dò:

 "Hãy mở trong đầu ra một trang giấy trắng, rồi "in" những hình ảnh đặc biệt trên đường mình đi qua lên đó, để nhớ đường đi, lối về. Bỏ dáng tiểu-thư để xoải bước dài trên phố cho kịp chuyến xe buýt, cử động tay chân và cả mắt nữa, thật lẹ-làng khi đi đến nơi nào hay làm việc trong hãng. Quên đi cái quan niệm:

 " Em không dám đi mau

 Sợ chàng chê hấp tấp.

 Số gian nan không giàu!"(1)

Đừng e-lệ, rụt rè, và cũng đừng sợ-hãi khi bị lạc đường. Cứ mạnh dạn "nắm" bất cứ ai trên đường, ngay cả vào các trạm xăng để hỏi thăm đường. Họ nói mình nghe không hiểu thì đưa mảnh giấy nhờ họ viết xuống để mình đọc cho dễ... Hãy tâm niệm rằng mình không phấn đấu cho mình thì không ai phấn đấu giùm mình. Sự giúp đỡ của mọi người là cây gậy chống, giúp ta đứng lên nhanh hơn. Nhưng điều quan trọng là mình phải đứng lên bằng chính đôi chân của mình".

Tôi đã trải qua những ngày tháng thăng trầm, có lúc rất thất vọng khi thấy con đường mình đi quá đỗi chông gai. Nhưng mỗi khi thất vọng, tôi lại gặp một người mù trên phố. Ông ta cũng đến trường bằng xe buýt trong mùa đông. Chính tôi đã dắt tay ông ta qua đường. Nụ cười mãn nguyện trên khuôn mặt của ông ta làm bừng sáng trái tim tôi.

Tôi cảm thấy so với người đó, thì mình còn hạnh phúc, và may mắn khi vẫn còn đủ hai mắt sáng để ngắm cảnh vật trên đời, còn cơ hội vươn lên, thì tại sao tôi lại để thất vọng quật ngã tôi "!

Tôi tự an-ủi rằng những ngày đen tối sẽ không bền, rằng sau cơn mưa, trời lại sáng. Với ý-nghĩ đó, tôi đã tiến...từng bước, từng bước một ...  để cải thiện cuộc sống. 

"Đời không phải là một ngày hội, cũng không phải là một ngày tang tóc, mà là một ngày cần lao".

Nước Mỹ không phải là thiên đường mà lá rơi xuống biến thành vàng cho ta lượm.

Tất cả đều có cái giá của nó. Sự gắng công sẽ được bù đắp. Tôi phải cố gắng vì rủi có thua, mình cũng chẳng mất gì (khi mình vươn lên từ con số không); mà nếu được, thì mình sẽ vô cùng hạnh phúc.

Đã qua rồi buổi đầu gian khổ, nhưng đó chưa phải là kết thúc. Trước mắt, nền kinh tế suy thoái và những khó khăn của cuộc sống hàng ngày, nỗi lo bị mất việc...  đó là "con đường gian khổ ..tập 2"!.  Nhưng dù là con đường gian khổ tập thứ mấy đi nữa, tôi luôn dặn lòng phải "phấn đấu" bằng hết khả năng của mình, vì "không thành công, cũng thành nhân" (2).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến