Hôm nay,  

Thư Gửi Bạn Vong Niên

18/08/200800:00:00(Xem: 130272)
Tác giả: Nguyễn Thức Đượng

Bài số 2381-16208457-vb2180808

Tác giả là cư dân Sacramento, Calif., thuộc lớp tuổi hưu trí. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về mối vạ hàng xóm đồng hương trong khu chung cư. Mong ông tiếp tục viết.

***

Xứ Mỹ, ngày... tháng... năm...

Ông Bạn Vong Niên,

"Chiều hôm nay mình tui lang thang trên đường", "tui đi giữa hoàng hôn ..."

Tui vừa đi vừa suy nghĩ tới một chiện thiệt mắc cười mà nghĩ riết thấy cười hổng đặng ông ơi. Để tui nói ông nghe.

Cách đây khoảng hai tháng trong xóm tui ở bỗng có chuyện um sùm. Nguyên do là vì cặp vợ chồng chú Cư thuê nhà ở đối diện nhà tui cãi nhau, chửi nhau quá chừng quá đỗi; mà lại mở cửa chửi nhau mới ngon lành, làm như muốn cho cả xóm biết tài chửi của mình. Hai bên hổng biết lúc thương nhau có mặn nồng gọi nhau cưng ơi cưng hỡi hay không chớ lúc chửi nhau thì mày tao tùm lum loạn cả lên. Thế rồi chú Cư nóng nảy tát thím Cư một cái. Thím đau, lăn xả vào người chú, cào, cấu. Vừa cấu, vừa cào, thím vừa rú lên: "Đồ khốn lạn. Đồ vũ phu ăn hiếp đàn bà. Mày mà đánh cái lữa tao gọi lai quanh quanh bắt bỏ mẹ mà!"

Chú Cư điên tiết: "Đéo mẹ, mả bố tiên sư cha màỵ Ông đánh cho mày hết gọi nuôn!".

Chú dựt đứt dây, quăng tuốt cái điện thoại ra sân, rồi sẵn trớn, chú bịch bịch thêm thím ấy mấy cái. Thím Cư la làng, chạy ra bãi cỏ trước sân nhà lăn lộn. Bốn đứa con của vợ chồng chú Cư đồng loạt rủ nhau khóc quá trời đất.

Xui cho tui lúc bấy giờ đang mở cửa đứng hút thuốc, tui thấy hết mọi chuyện, và nói thiệt với ông là tui vừa làm bộ hút thuốc, vừa đứng ngóng ngóng ngó qua nhân tiện nghe chửi lộn luôn thể để đỡ nhớ quê hương xứ sở. Cái xứ Mỹ này coi dzậy chớ buồn kể gì vì hàng xóm láng giềng ít khi giao tiếp với nhau. Ở đây thiên hạ mạnh ai nấy sống, mạnh nhà nào nhà nấy đóng cửa, hổng ai nói với ai tiếng nào. Người Mỹ ăn nói nhỏ nhẹ lịch sự vờ vịt rồi khi giận nhau thì vác súng bắn nhau chớ ít có biết chửi nhau rồi úm úm làm lành như người mình. Chắc vậy mà gia đình Mỹ ít con hơn gia đình dân tị nạn.

Tui ở khu chung cư này lâu nay chẳng thấy có chuyện gì lạ, năm thì mười họa được nghe một trận chửi lộn bằng tiếng Việt cũng đã lổ nhĩ. Sướng!

Và cũng thiệt xui cho tui là bữa đó Xếp Lớn tui đi Lốt thăm đứa cháu gái mới qua, tui ở nhà một mình, chớ nếu có bả thì bả đã lôi tui vào đóng cửa lại rồi chớ đâu có để tui vô duyên đứng nghe chửi lộn làm gì.

Bởi vậy mà như tui nói, xui cho tui là cửa nhà tui đang mở, và vợ tui hổng có nhà để cản tui khỏi chàng ràng chiện thiên hạ. Thím Cư lăn lộn kêu trời kêu đất chẳng thấy chú Cư ra dỗ, và cũng chẳng thấy có người nào ra can bèn đứng dậy chạy ù vô nhà tui. Vừa chạy vô, thím vừa um sùm: "Ông ơi ông cho con gọi lai quanh quanh, ló đánh con chết mất ông ơi. Ôi giời ơi con vụng tu con nấy cái thằng chồng mất rậy đánh vợ riết con. Ôi giời ơi, ông ơi nà ông ơi!"

Chẳng cần biết tui có đồng ý hay không đồng ý, thím chụp luôn cái điện thoại tui để trên bàn, lấy ngón tay chỏ chích chích vào điện thoại mấy phát.

Lúc đó tui hiểu cái "lai quanh quanh" của thím Cư là số điện thoại khẩn cấp chín - một - một. Là nine - one - one.

Thím Cư ôm ống nghe: "Bô nít đấy hả" Heo mi. Heo mi!"

Tui không biết bên tổng đài của cảnh sát nói gì mà thím Cư lắp bắp: "Mai hút bành kiêu mi. Dà dà!  Mả bố tiên sư cha ló!  Dà dà, mai hút bành. Heo mi!  Mai hút bành kiêu mi! "

Vừa "mai-hút-bành-kiêu-mi", vừa "heo-mi-mai-hút-bành-kiêu-mi ", thím Cư vừa xụt xịt nấc lên từng hồi. Thím phụ đề Việt ngữ luôn vào những câu tiếng Anh nửa chừng xuân mà thím đang nói với tổng đài, lại vừa phân bua với tui: "Ông xem ló đấm con bầm tím cả mặt mày thế lày thì còn gì nà người. Vợ chồng ăn ở với nhau mà như súc như vật, động tí đá động tí đánh ... Dà dà, mai hút bành kiêu mi ... Dà dà mai hút bành ... Dà, hao bét hả " Dà bét, dà, ló đấm vé-li bét .... A nô, a nô, dà dà. Mai lêm hả" Dà dà, mai lêm Niên. Dà dà ... mai hút bành lêm Cu! "

Tui còn đang choáng váng nín cười vì những câu mai-hút-bành-a-nô-a-nô dà dà ... của thím Cư thì một lát sau có tiếng xe đậu lại, rồi hai người cảnh sát bước vào, một ông đi trước một ông đi sau, cả hai đều thủ thế đàng hoàng. Người đi trước nhìn tui gằm gằm, hơi một chút ngạc nhiên, có lẽ vì thấy tuổi tui qua mấy sợi tóc bạc chung thủy còn đậu trên đầu chưa nỡ ra đi. Anh ta nhìn qua chỗ thím Cư lúc bấy giờ đang ngồi gọn lỏn trên bộ xa lông cũ của gia đình tui, hỏi lớn: "Are you okay""

Thím Cư run rẩy: "Dà dà, mai hút bành kiêu mi!"

Người cảnh sát hỏi tiếp: "What happened ""

Thím Cư nhìn qua tui, vẫn xụt xịt: "Dà dà... mai hút bành kiêu mi... Ông lói hộ con đi ông. Ông lói cho họ hiểu đi ông. Họ hỏi con cái gì thế hở ông ""

Tui tính xớ rớ tới chút xíu để giúp thím Cư thì người cảnh sát ngăn lại. Anh ta đưa cặp mắt xanh lè nhìn tui: "Are you her husband""

Lúc ấy tui hiểu ngay tại sao anh ta đã gằm gằm ngạc nhiên khi thấy tui trong nhà. Tui cũng mắc cười trong bụng. Cái đồ cảnh sát ngu. Tui đáng tuổi cha thím Cư chớ ít ỏi gì sao mà anh cảnh sát này lại nghĩ tui là chồng của thím. Tui vận dụng khả năng Anh ngữ đã tới trình độ múa ít nói nhiều giải thích cho anh cảnh sát này tui chỉ là người hàng xóm, hổng có liên can gì đến thím Cư cả. Tui đưa tay chỉ qua nhà Chú Cư, nói cho anh cảnh sát biết chồng thím Cư đang ở bển .

Hai anh cảnh sát gật gù, nhìn cái đầu tóc thưa của tui cười cười: "Sorry, sorry! ". Họ ghi tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của tui xong họ hộ tống thím Cư về nhà thím. Tui đứng ở cửa ngó theo. May mắn bữa nay hổng có bà vợ tui ở nhà chớ lúc này mà tể tướng đang hiện diện ở đây thì thể nào tể tướng cũng mở máy cằn nhằn cho tui nghe mệt nghỉ.

Chừng lâu lâu sau đó, tui không biết chuyện gì xảy ra ở bển mà thấy hai anh cảnh sát đưa chú Cư ra xe, tay chú bị còng sau lưng, còn thím Cư thì vừa lẽo đẽo đi theo vừa nhìn qua nhà tui nói như muốn cho tui nghe: "Ông ơi, ông ra ông lói hộ chứ nàm sao ló nại bắt chồng cháu đi như thế lày. Giời ơi, nàm sao mà nại bắt chồng tôi như thế lày. Cái đồ bô nít mất rậy. Đất lước tự ro mà sao nại còng chân còng tay người ta bắt đi như thế lày hở Giời ""

Cái xe cảnh sát sơn màu đen với màu trắng chạy mất tiêu rồi mà thím Cư vẫn còn đứng ngoài sân Giời ơi Giời hỡi. Đám con thím thấy bố bị bắt đi lại càng khóc như ri. Thằng cỡ 5 tuổi ôm thằng cỡ một tuổi, thằng cỡ hai tuổi bu con chị cỡ ba tuổi rưỡi, bốn đứa hè nhau um sùm. Tui định bước qua an ủi thím Cư chút đỉnh nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tui thấy cách tốt nhất để khuyên một người đàn bà đừng khóc đừng bù lu bù loa kể lể nữa là ... mặc kệ họ. Bởi vậy nên tui đóng cửa, bỏ vô phòng nằm ngủ quách.

* * *

Chuyện tới đó tưởng êm, hổng dè lại chẳng êm. Tháng rồi tui nhận được cái giấy của văn phòng quan Biện Lý, mời tui ghé ra Biện Lý Cuộc chơi, làm nhân chứng. Cái giấy mời có kèm theo một câu hăm he đại khái nói tui hổng đi hổng được. Tui khăn áo tề chỉnh, mùa này trời Sacto nóng thấy tổ mà tui cũng phải đóng bộ vét tông thâm niên cũ xì để cho đàng hoàng. Thứ nhứt mình là người Việt biết tự trọng, không thể lè phè bê bối. Thứ nhì mình đang lên cửa quan. Mình lè phè bê bối hổng được.

Tui tới cửa quan đúng giờ hẹn, tám giờ mười lăm phút. Tui bước đến chỗ cô thơ ký ngồi, trình cái thơ mời cho cổ. Cô thơ ký tươi cười "Thank you, thank you" rồi chỉ tay ra ghế "Please have a seat" biểu tui ngồi đợi . Dạo này hình như thời trang của mấy cô thơ ký là áo xệ cổ hay sao mà tui thấy cái áo cô này xệ tuốt luốt xuống trước ngực. Tui liếc ngang, ngó đám da trắng phếu phếu lốm đốm đồi mồi, tui thấy phát ớn.

Chín giờ, tui thấy thím Cư trong phòng quan Biện Lý đi ra, theo sau có một bà ốm ốm cao cao đeo kính cận thị người Việt Nam, hình như là thông dịch viên. Bả bước tới chỗ tui ngồi, lễ phép: "Dạ thưa ông là người nhân chứng" Dạ, ông Biện Lý mời ông vào."

Thím Cư bước ngang chỗ tui, nhắn nhủ: "Ông lói hộ con nhé ông. Ông bảo với cái ông Mỹ nà chồng con không có đánh con nhé ông. Ông lói nà hai vợ chồng chỉ đùa nhau rồi anh ấy nhỡ tay xô con ngã tí thôi ông nhé. Nhé ông nhé! "

Thím than thêm một câu: "Giời đất ạ!  Cái xứ rì đâu mà kì khôi!  Chuyện vợ chồng trong nhà người ta cãi nhau chứ có rì đâu mà cũng xen vào. Nại còn bắt chồng tôi đi tù!"

Tui theo chân bà thông dịch viên vào phòng quan Biện Lý "Đi Ây" Dỉstrict Attorney. Quan người hồng hào, trông cũng có vẻ thân thiện, bụng quan oằn ra như có bầu sáu bảy tháng. Quan đưa tay bắt tay tui, bắt đầu hỏi chuyện. Bà thông dịch viên làm phận sự. Thoạt đầu tiên quan hỏi lý lịch tui, hỏi có quen vợ chồng chú Cư hay không, quen biết bao nhiêu lâu rồi ... Sau đó quan hỏi bữa họ gây gỗ tui có chứng kiến hay không, có thấy gì hay không...

Qua lời bà thông dịch, quan hỏi gì tui khai nấy. Tui vốn không ăn chay, cũng chẳng bao giờ đi xưng tội, nên chưa hề biết nói dối, trừ những lúc thấy việc nói dối Xếp Lớn ở nhà là điều cần thiết để được bình an. Do đó tui biết gì thấy gì tui khai nấy. Đại khái tui khai với quan Biện Lý những điều mà tui đã kể ông nghe ở trên. Hoàn toàn không thêm, hoàn toàn không bớt, chỉ giấu chuyện tui thấy lúc hai vợ chồng thùi thụi dọng nhau vì tui nghĩ nếu tui kể hoạt cảnh hai người ấy đánh đấm nhau như thế nào chắc bà thông dịch viên sẽ mắc cười quá mà dịch hổng được. Nửa giờ sau, hết chuyện. Quan Biện Lý cảm ơn tui, bà thông dịch cảm ơn tui. Quan Biện Lý còn đưa danh thiếp của ổng cho tui và nói bà thông dịch viết tên với số điện thoại của bả vào sau lưng danh thiếp đó để nếu tui có thắc mắc hoặc nhớ chi thêm thì liên lạc. Tui ra về.

Thế rồi tui cũng không để ý gì thêm đến chuyện của vợ chồng chú thím Cư. Sau khi bị bắt chừng ba bốn hôm thì chú Cư được thả về. Còn tui thì lu bu với mấy cái tiệc chúc thọ chúc lão của đám bạn già, tui lo mần thơ xướng họa với mấy ông lão nhí đó nên ít nghĩ đến chuyện lộn xộn của cặp vợ chồng hàng xóm mình. Cho đến trưa hôm nay ...

Trưa hôm nay, lúc đâu chừng mười một giờ rưỡi khi tui vừa đi bác sĩ về thì gặp hai vợ chồng chú Cư cũng vừa đi đâu về. Cả hai ăn mặc đàng hoàng ra phết. Thấy tui, chú Cư buột miệng chửi thề: "Địt mẹ, cái thằng già không nên nết. Già gần xuống lỗ rồi mà còn xía cái miệng móm vào chuyện thiên hạ!"

Tui ngạc nhiên, chưng hửng, đứng lại nhìn theo vợ chồng chú thím Cư đang bước vô nhà. Hai người vào nhà chừng nửa phút sau thì tiếng cãi vã bắt đầu nổi lên. Giọng chú Cư oang oang: "Đó!  Mầy thấy chưa " Cũng tại mầy hết cả. Địt mẹ cái gì cũng gọi cảnh sát. Mẹ nó! Mầy Việt Nam chứ mầy có phải mắt xanh mũi lõ như Mỹ đâu mà cái gì mầy cũng gọi bố gọi mẹ cảnh sát của mầy" Mả cha nó!  Là vợ là chồng mà sao mầy ham gọi cảnh sát thế""

Hình như thím Cư nói lại chồng điều gì đó, tui nghe hổng rõ. Giọng chú vẫn oang oang: " Mầy bảo mầy không gọi cảnh sát thì thằng đách nào gọi " Đó! Bây giờ mầy sướng chưa" Mầy thoả mãn chưa " Ông vừa đã bị ngồi tù mấy hôm, bây giờ ra tòa nó lại còn bắt ông đi lao động hai ba chục ngày. Mẹ nó! Lại còn đóng gần một nghìn đồng tiền phạt. Tiền trên giời rơi xuống ấy à" Mầy sướng mẹ mầy chưa" "

Ngưng một chút như để lấy hơi, chú Cư quát tiếp: "Ông bị oan uổng mà đành phải chịu phạt bây giờ chứ nó mà lôi ông ra xử thì ông đi tù cả năm. Đấy! Mày đứng đấy mày nghe mà! Mày nghe bà luật sư nói đó mà!"

Có lẽ thím Cư chịu không nỗi lời chửi mắng của chồng nên bắt đầu lớn tiếng: "Thì tôi đã lói nà tôi có gọi ai đâu mà cứ lói như thế" Tôi có khai rì với ai đâu" Bộ anh đi tù tôi sướng nắm đấy nhể" Anh đi tù, anh đi nao động tôi phải no hết mấy đứa con chứ tôi có sung sướng rì đâu mà cứ lói như thế" Tôi lói có Giời có Đất chứng giám, tôi mà khai cái rì cho anh đi tù tôi không sống tôi nuôi con tôi."

Chú Cư quát: "Mầy nói thế thì thằng đách nào gọi bố gọi mẹ cảnh sát của mầy""

Tui thấy thím Cư bước tới chỗ cửa sổ, kéo tấm màn nhìn ra ngoài: "Thì sáng lay anh cũng hầu tòa như tôi, anh nghe cái bà thông dzịt bà ấy lói mà. Bả nhắc cái chuyện hôm nọ ở phòng ông biện ní, anh cũng nghe mà, phải không" Cái đồ khốn nạn nào ăn gian lói giối bắt anh đi tù chứ tôi nào có lói rì đâu mà sao anh nại mắng nại chưởi bố chưởi mẹ tôi như thế" Cái đứa lào nẻo mép khai gian khai giối, cái thằng lào tọc mạch chuyện vợ chuyện chồng người ta, cái đứa già không ra già, cái đứa lói gióc lói giối cho chồng tôi đi tù cái đứa ấy chết không nhắm mắt... "

Ông Bạn Vong Niên,

Hồi trưa này tui còn nghe nhiều. Tui càng nghe thì tui càng mắc cười muốn đi hết nổi . Đại khái thím Cư còn nói nhiều lắm, và đại khái hai vợ chồng cãi nhau ào ào nhưng tui thấy nắng bắt đầu nướng cái đầu sói của mình nên tui bước vô nhà. Tể tướng của tui hôm nay không lên chùa. Bả mà thấy tui đứng chàng ràng nghe chiện thiên hạ, bả đem kinh Tụng Chồng ra tụng ngay. Tui vô nhà rồi mà đầu tui nó cứ quần quần.

Ông biết sao không" Từ trưa tới giờ tui cứ suy nghĩ chuyện vợ chồng chú thím Cư hoài. Tui đi lang thang, tui đi vòng vòng trong xóm hồi chiều để suy nghĩ là vậy đó. Tui hổng biết mình nên buồn, nên giận, hay nên tội nghiệp cặp vợ chồng người hàng xóm mình. Tui cũng hổng biết mình nên buồn nên giận hay nên tội nghiệp chính mình bị cái ách giữa đàng nó quàng vô cần cổ một cách khơi khơi ngang xương như vậy. Tui chỉ thấy chiện ở đời nhiều khi thiệt mắc cười, mà càng suy nghĩ thì lại cười hổng nỗi .

Ông có nghĩ như vậy không"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến