Hôm nay,  

Mai Liên… Miên Lai!

14/08/200800:00:00(Xem: 129854)
Tác giả: Trần Huyền Chi

Bài số 2377-16208453-vb5140808

Tác giả sinh năm 1959, là cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề nail. Bài vừ nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008, với bài viết đầu tiên, một   tự truyện của người vượt biển năm 90, kể về đảo tị nạn thời thanh lọc, tự thiêu chống cưỡng bức hồi hương. Bài   sau đây được tác giã ghi là: “Viết để kỷ niệm ngày đến Mỹ 7/29/93.”

***

Lâu rồi tôi không cầm bút viết, chẳng hiểu tại sao.  Buồn buồn, chán chán, không có một ý tưởng nào ra hồn cả.  Mỗi buổi sáng lái xe đi làm, đầu óc miên man muôn vàn ý tưởng, muốn viết thật nhiều, nhưng khi cầm đến cây viết thì những ý tưởng vừa thoáng trong đầu chợt bay biến đi mất.  Tôi không hiểu tại sao.

Cho đến tháng 7… không hiểu tại sao cứ mỗi năm đến vào tháng 7, lòng tôi nôn nao một cảm giác kỳ lạ, cảm giác đó thôi thúc tôi cầm viết.  Thấy tôi miệt mài viết, viết rồi xé, xé rồi viết, con tôi có lúc đã càu nhàu:

-Không biết mẹ viết cái gì mà viết hoài vậy"  Có tiền bạc gì không"  Phí thì giờ quá vậy"

Tôi nhìn thẳng vào mắt con tôi nói thật chậm rãi, từng chữ một:

-Mẹ viết đây không phải là vì tiền, cũng không phải là mong được làm người nổi tiếng, chỉ vì mẹ thích viết, đơn giản thế thôi.

Từ đó con tôi hết còn ý kiến, ý cò mỗi khi tôi viết nữa.  Nó đâu thể nào hiểu được tiô chỉ muốn mượn cây viết để trút hết những tâm sự, những nỗi niềm thầm kín của mình mà thôi.  Mỗi cuộc đời của một con người là 1 cuốn sách, chỉ vì ta không có cơ hội đọc được cuốn sách đó mà thôi.  Bởi vậy nếu không thể xét đoán được quyển nào hay quyển nào dở.

Từ nhỏ tôi sống với bà ngoại.  Tôi chẳng biết cha mẹ mình là ai, và cũng chẳng cần bận tâm gì cho lắm.  Đến tuổi đi học tôi mới thấm thía được thế nào là đứa trẻ mồ côi.  Thấy bạn bè có cha đưa mẹ đón, âu yếm, thương yêu, tôi tủi thân cho mình vô vàn.  Lại càng khổ sở hơn nữa khi tôi càng lớn thì nước da của tôi càng đen đúa.  Tôi tên Linh nhưng lũ bạn cùng lớp thường hay chế nhạo môi khi thấy tôi, chúng đều cười to, có đứa còn giả vờ hỏi:

-Ê Linh, tại sao mày đen quá vậy"

Tiếng của đứa khác xen vào:

-Mày không biết đâu. Ba nó là chà và nên má nó đẻ nó ra đen thùi, có gì là lạ.

-Thôi bây giờ kêu nó là Mai Liên đi.  Tên đẹp chửa.  Rồi cả đám hùa theo:

-Mai Liên … ê.. ê… Miên lai … Mai Liên … ê.. ê.

Sau buổi học đó, tôi chạy về nhà và dù ngoại tôi dỗ dành thế nào đi nữa tôi cũng không chịu đi học lại.  Nhiều đêm tôi đã khóc và oán hận cha mẹ mình tại sao sanh tôi ra làm chi, rồi bỏ tôi bơ vơ giữa cuộc đời.  Tại sao người không bóp mũi cho tôi chết khi tôi còn bé chưa biết gì cho rồi.  Với tâm trạng bực mình đó, một buổi sáng khi đứng trước gương, thấy mái tóc quăn tít của mình tôi cố kéo tóc ra cho thẳng, nhưng khi tôi buông tay thì nó lại thun vào đầu y như trước, tôi giận quá cầm kéo sởn đi mái tóc quăn của mình.  Khi ngoại tôi về, nhìn cái đầu lam nham như chó cạp của tôi, bà hiều ra mọi sự, ôm lấy tôi vào lòng và 2 bà cháu cùng khóc.

Một ngày kia có người đàn bà đến tìm ngoại tôi, không biết hai người thì thầm những gì, mà khi bà khách ra về rồi, ngoại tôi ưu tư, suy nghĩ lung tung.  Vài hôm sau bà kêu tôi lại hỏi tôi:

-Linh à, con có muốn đi Mỹ không"

Tôi mở mắt ngạc nhiên:

-Đi Mỹ là đi đâu hả ngoại"

-Là đi qua xứ Mỹ, không còn ở đây nữa.  Qua bên nước Mỹ rồi ở luôn bên đó. 

Rồi bà giải thích cho tôi hiểu, không phải bà ham tiền muốn đem tôi đi bán, chỉ vì càng ngày ngoại tôi thấy bà càng già yếu đi, mai sau lỡ bà chết đi, không có ai che chở cho tôi.  Bây giờ tôi mới hiểu ra bà khách hôm trước đến nhà là người mai mối về việc mua bán con lai.  Tôi thẫn thờ cả tuần lễ, đầu óc mơ hồ, suy nghĩ lung tung.  Qua Mỹ làm gì mà sống"  Còn bà tôi ở lại những khi đau ốm ai lo, những ý nghĩ đó làm rối tung đầu óc của tôi.  Hai chữ "đi Mỹ" nghe ngắn gọn, mà sao thấy xa xôi dịu vợi quá.  Tôi không muốn bỏ ngoại tôi ở lại chút nào hết.  Nhưng những lời chế giễu của đám bạn hôm nào văng vẳng bên tai tôi:

-Mai Liên, Mai Liên đến kìa tụi bây ơi!

-Đừng chơi với con Miên Lai, nghỉ chơi nó ra. 

Một nỗi tức giận bỗng dâng lên trong lòng tôi.  Thế là tôi bằng lòng xuôi theo quyết định của bà ngoại.  Vài hôm sau bà dắt mối đến, đi cùng bà có hai vợ chồng người khách từ Sài Gòn xuống.  Sau khi thỏa thuận xong, hai vợ chồng đó dặn tôi là từ bây giờ phải kêu ông bà bằng ba má.  Ông có đưa cho bà của tôi một cây vàng, và dặn thêm là khi nào sơ vấn đậu sẽ đưa cho ngoại của tôi thêm một cây vàng nữa.

Tôi đi theo ba má nuôi về nhà mà lòng buồn vô hạn, mặc dù ông bà đối xử với tôi thật tử tế, nói những lời nói êm dịu, ngọt ngào, mua sắm quần áo mới cho tôi, nhưng sao tôi thấy lạc lõng, xa lạ vô cùng.  Tôi càng nhớ bà ngoại tôi da diết. 

Cuối cùng cũng đến ngày tôi ra đi.  Trước đó hai ngày, ngoại tôi có lên thăm tôi lần cuối cùng. Khi ba má nuôi của tôi đưa nốt cây vàng còn lại cho ngoại tôi, bà móc trong túi ra cây vàng hôm trước nhập chung lại, đưa hết cho tôi bảo rằng nơi đất lạ quê người, tôi giữ 2 cây vàng nầy để mà hộ thân, phòng khi có chuyện cần dùng đến.  Tôi khóc nức nở và không chịu lấy, nói cách gì bà của tôi cũng không thay đổi ý định.  Bà nói với tôi bằng một giọng nghèn nghẹn:

-Con còn trẻ, tương lai con dài, qua bên đó ráng mà nên thân nghe con.  Cuộc đời mới, cuộc sống mới đang chờ đợi con đó.  Nghe lời ngoại thương.

Nói gì làm gì bà ngoại tôi cũng không chịu cầm hai cây vàng. Hình ảnh bà ngoại lần chia tay hôm ấy không bao giờ tôi quên.

Qua đến Mỹ tôi thấy bỡ ngỡ xa lạ vô cùng, thấy mình quá nhỏ bé, lạc lõng giữa đất nước rộng mênh mông nầy.  Sau những lần đi làm thủ tục giấy tờ xong xuôi, ba má của tôi kêu tôi lại và nói là từ bây giờ mọi chuyện đã xong, hết chuyện của tôi rồi, tôi muốn đi đâu thì tùy ý.  Tôi thấy không có lý do gì nấn ná ở lại đây nữa, nên từ giã ra đi.  Trong những lần đi làm giấy tờ cá nhân, tôi có gặp được một người Việt.  Nhờ sự giúp đỡ của chị dẫn tôi vô nhà hàng xắt rau cải.  Chính tại nơi đây tôi đã gặp được người thương yêu tôi, anh chính là ông xã của tôi sau này.

Làm ở nhà hàng Tàu được một năm, lúc đó có phong trào rộ lên về Nails.  Ai ai cũng chạy theo học Nails hết, tôi cũng trong số người đó.  Thời gian đầu thật là vất vả, khi học ra trường xong, đi xin việc làm, chủ không cho tôi làm trên tay khách, tôi chỉ có nhiệm vụ chùi nước sơn, sơn tay cho con nít, châm acetone, liquid, bông gòn, dọn dẹp, nói chung là công việc lặt vặt.  Hai tuần lễ không một xu.  Nản lòng quá, tôi trở về mái nhà xưa, vô nhà hàng xắt rau cải, quấn chả giò, tiếp tục làm bạn với bếp dầu.  Một bữa kia khi đi chợ, tình cờ gặp lại bà bạn học chung trường lúc học nails, nghe kể hết sự tình, chị giới thiệu tôi đến một tiệm đang cần thợ và dặn thật kỹ:

-Nhớ nhe, khi vô xin việc, ai có hỏi mày làm nails bao lâu rồi, nhớ nói làm hơn một năm, như vậy họ mới đưa khách cho làm, chứ đừng nói là mới ra trường, không ai đưa khách cho làm đâu.  Ráng lên cho tay nghề giỏi thì sẽ kiếm được nhiều tiền, chứ không lẽ làm nhà hàng suốt đời sao"

Nghe lời khuyên của nó, tôi xách cây dũa máy đến tiệm mới xin việc.  Thấy tay nghề tôi yếu quá, bà chủ bảo nếu tôi  muốn làm ở đây luôn thì bà nhận với điều kiện tiền lương ăn chia là 5/5, chứ không được chia 6/4 như mọi người.  Tôi bằng lòng, ráng trau dồi tay nghề cho giỏi.  Có những lúc tôi chán nản muốn bỏ cuộc vì thấy bà chủ này lựu đạn qúa,  thấy khách nào cho tiền tip sộp, thì bà nói đó là khách đòi bà, khách nào khó chịu, không cho tip thì bà dồn hết cho tôi lãnh đủ.

Hai năm sau từ thợ dỏm tôi trở thành thợ xịn.  Tôi từ giã bà ra đi tìm chỗ khác làm.  Bây giờ tôi đang làm ở chỗ mới.  Chỗ này rất là vui.  Tôi vốn kỹ lưỡng, tỉ mỉ nên có một số khách đòi khá đông.  Có đôi lúc mấy chị em trong tiệm trệu ghẹo tôi:

-Mấy bà biết tại sao bà Linh có khách đòi nhiều quá không"

Không chờ câu trả lời chị nói tiếp:

-Vì mấy con Mỹ thấy chị Linh là đồng hương với tụi nó, cho nên ủng hộ đồng hương đó mà.

Cả đám cười ré lên.  Tôi cũng cười theo.  Tôi bây giờ không còn sự mặc cảm về màu da của mình nữa.

Nhớ lại lời nói hôm nào của chồng tôi:

-Phải công nhận là nước Mỹ nhân đạo dễ sợ.  Sau khi chiến tranh kết thúc, thắng làm vua, thua làm giặc, mắc mớ gì mà nó phải đem hết cả đống con lai, diện H.O. qua đây nuôi báo cô, tốn không biết bao nhiêu tiền để nuôi đám người này.  Ngẫm nghĩ ra mình cũng có phước lắm em biết không"  Có nhiều người vì muốn qua Mỹ tìm tự do, để rồi phải bỏ xác trên biển.  Mỹ giống như một bà mẹ hiền, giang tay che chở cho tất cả đàn con, giang tay tiếp nhận bao nhiêu người trên mọi đất nước chứ không phải riêng gì Việt Nam.

Tôi thật sự mến yêu đất nước này.  Quê hương thứ hai của tôi, coi tôi là một con người, cho tôi có sự tự tin, không có sự kỳ thị chủng tộc.  Tôi không còn có sự mặc cảm, tự ti, xấu hổ với làn da mái tóc của mình.  Tôi không quên cái tên Mai Liên Miên Lai, nhưng từ hồi nào không biết, hình như lâu lắm rồi, tôi không còn thấy đau thấy nhục như hồi còn bé nữa. Từ đất Mỹ, tôi cũng đã viết thư, gửi được chút tiền chút quà cho bà ngoại ở quê cũ. Bà ngoại tôi nay đã không còn nữa, nhưng hình ảnh bà còn trong lòng tôi mãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,638,861
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến