Hôm nay,  

Định Mệnh

10/07/200800:00:00(Xem: 138615)
Tác giả: Lê Minh

Bài số 2348-16208424-vb5100708

Lê Minh là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006, với bài viết “Nhật Ký 29 Ngày Vượt Biển, những trang nhật ký đặc biệt của một thuyền nhân Việt nhân dịp kỷ niệm 30 năm 1975-2005.  Sau 29 ngày lênh đênh trên biển cả, không thực phẩm, nước uống, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc, những thuyền nhân sống sót được Cao Uỷ Tỵ Nạn vớt vào đất liền vào cuối năm 1980. Tác giả hiện định cư tại Garden Grove; Nghề nghiệp: Engineer. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông, một truyện tình ngang trái.

Quang và Hạnh yêu thương nhau, tình yêu của lứa tuổi 20's đầy mộng mị!

Hai mái đầu xanh lớn lên trong thời buổi nhiễu nhương. Hạnh là con một của một gia đình cán bộ cao cấp của thị xã lúc bấy giờ nên chuyện vượt biên không bao giờ nghĩ đến vì sống trong sự đầy đủ, hạnh phúc được cha mẹ cưng chiều. Riêng đối với Quang thì lý tưởng duy nhất của anh là bằng mọi cách phải tìm đường ra đi.

Rồi việc gì phải đến sẽ đến, Quang có người bạn thân kiếm được cho một chỗ trên tàu để đi vượt biên cùng anh ta. Chỉ còn vài ngày nữa là Quang sẽ chia tay với Hạnh, nhưng không dám nói lời tạm biệt. Quang dắt Hạnh đi chơi lần cuối cùng, vẻ mặt cố tự nhiên như không có gì sẽ xảy ra nhưng trong lòng thật bồn chồn, nửa muốn nói lời chia tay, nửa muốn im lặng vì sợ người yêu không đồng lòng thì vô tình lại hại cho cả một đoàn người trên tàu.

Đêm cuối cùng ấy Hạnh thật vui, thật hồn nhiên không một chút suy tư. Và rồi trong phút yếu lòng, Quang đã chiếm đoạt thân xác trong trắng của Hạnh. Quang nhủ thầm trong lòng: Hạnh ơi! Anh sẽ không bao giờ phụ bạc em. Chỉ mong sao bước đường anh đi được trôi trảy thì sẽ có ngày anh sẽ về để cưới em và chúng ta sẽ mãi mãi hạnh phúc bên nhau!

Đêm hôm sau đó Quang lặng lẽ ra tàu vượt biên trong nỗi lo lắng bồn chồn, không phải lo lắng vì sự chết chóc trên biển khơi, sợ tù đày khi bị bắt bớ mà niềm lo duy nhất là không biết Hạnh sẽ ra sao khi ngày mai nghe tin Quang đã trốn Hạnh mà bỏ đi... .

Chuyến vượt biên suông sẻ. Tuy có bị hải tặc cướp bóc vài lần nhưng sau 4 ngày đêm lênh đênh trên đại dương thì tàu của anh cũng cặp bến vào bờ biển Thailand. Những tháng ngày cực khổ trong trại tỵ nạn, qua trại chuyển tiếp Quang lúc nào cũng mang hình ảnh Hạnh trong tâm khảm để làm niềm vui, niềm hy vọng cho tương lai để chờ ngày định cư. Đã hơn 2 tháng rồi không hề biết tin tức về nàng, mỗi khi có người mới vào nhập trại Quang đều ra xem với hy vọng coi có ai quen ở xóm nàng không... .tin tức vẫn biền biệt, ngày lại ngày trôi qua.

Quang viết thật nhiều thư gởi về cho Hạnh với lời lẽ an ủi, dỗ dành và hy vọng nàng tha thứ cho sự ra đi của mình... Thư gởi đi nhưng không có một lời hồi âm trong lòng Quang mang một nỗi ưu tư thật khó giãi bày.

Sau hơn 4 tháng không tin tức của Hạnh, Quang có giấy đi định cư. Anh được một đôi vợ chồng người Mỹ đen già tốt bụng bảo trợ cho sống riêng trong nhà với một căn phòng nhỏ. Quang phải lo tương lai cho mình, đi học để mong sao có việc làm... có cơ hội gặp lại Hạnh mặc dù hy vọng rất mong manh nhưng Quang vẫn lấy niềm hy vọng mong manh nầy làm niềm vui cho cuộc sống nơi xứ người.

Một hôm lang thang trong một chợ VN nhỏ gần nhà để tìm mua vài thức ăn cần thiết, Quang chợt nghe tiếng của một người con gái nói vọng phía sau lưng:

-Anh Quang phải không"

Giật mình vì không biết ai gọi tên mình, Quang quay đầu nhìn lại. Trong ký ức không nhớ cô ta là ai, Quang hỏi:

-Dạ! Tôi là Quang, cô là ai mà sao lại biết tên tôi"

-Ồ! Anh không biết em nhưng em biết anh đến nhà chị Hạnh chơi hoài đó mà!

Như bắt được vàng, Quang mừng quýnh hỏi tới tấp:

-Nhà cô ở đâu bên VN" Cô có biết Hạnh bây giờ ra sao"  Làm gì"  Có khỏe không"

-Ồ! Em ở kế bên nhà chị Hạnh, chị cũng có kể về anh cho em nghe. Sau một thời gian khá lâu không thấy anh tới nhà chị, em đâu có biết là anh đã đi vượt biên. Sau đó đâu khoảng 2 tháng thì chị Hạnh đi lấy chồng, còn em thì đi vượt biên.

Nghe tới câu: Chị Hạnh đi lấy chồng, đầu óc Quang chợt rã rời, bao nhiêu hy vọng có ngày gặp lại đã tan theo mây khói. Quang trò chuyện với cô bạn lối xóm của Hạnh mà đầu óc để đâu đâu, qua loa cho xong chuyện, xin số phone rồi lặng lẽ bước ra khỏi chợ với một niềm đau thầm kín trong lòng...

Bài hát tango vọng ra từ chiếc cassette cũ để trong góc phòng sao nghe não nùng quá!

"Được tin em lấy chồng

Lòng anh buồn biết mây

Được tin em lấy chồng

...

Quang mở tủ lấy chai rượu rót một ly đầy, uống đi Quang, uống cho say để quên đi nỗi buồn. Khi mới đặt chân lên xứ Mỹ, Quang nhìn tương lai với đầy màu xanh hứa hẹn giờ trước mắt chỉ thấy màu đen của nổi cô đơn chán chường... cái xứ gì không thấy một bóng người Việt biết tìm đâu ra người tâm sự ủi an"

Nổi cô đơn chán chường làm Quang quyết định từ giã ông bà bảo trợ để dời về nơi mà nghe nói có rất nhiều người Việt định cư để mong sao sự ồn ào náo nhiệt của đồng hương sẽ làm bớt đi nổi trống vắng còn hơn khi đi làm về chu rú trong một căn phòng nhỏ không bạn bè, thân nhân... .

Hơn 3 năm sau, nỗi đau khổ vì mất Hạnh hình như đã vơi dần trong tâm khảm, Quang quen được Dung cô gái theo cha vượt biên từ tuổi 14. Hai người ý hợp tâm đầu rồi sau đó quyết định đi đến hôn nhân để gây dựng mái ấm gia đình. Quang và Dung có được 2 đứa con, một gái một trai thật kháu khỉnh. Hai vợ chồng đều có việc làm và sống với nhau rất hạnh phúc trong căn nhà nhỏ với 2 đứa con thơ.

Mười lăm năm sau một hôm Quang đi làm về mở thùng thư ra lấy thư thì thấy có một bức thư đề tên người gởi:

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

888 street

Garden Grove, CA 92843

Run rẩy cầm bức thư trên tay lòng Quang thật ngỡ ngàng... Ký ức lại hiện về. Mỹ Hạnh nầy là người xưa hay là ai đây"

Bước nhanh vào nhà Quang vội vàng xé bước thư ra đọc...

Anh Quang,

Chắc anh rất ngạc nhiên khi đọc thư nầy! Một bức thư mà em dự định sẽ không bao giờ viết và gởi cho anh nhưng nó cứ dằn vặt em suốt cả hơn 18 năm trời không biết tỏ bày cùng ai"

Bé Hạnh của anh ngày xưa không còn là bé Hạnh nửa mà đã là một người đàn bà đã có con góa chồng. Em không trách anh đã lặng lẽ bỏ em ra đi vì trong thâm tâm em lúc nào cũng yêu anh ngày xưa cũng như bây giờ. Anh quyết định bỏ nước ra đi để xây dựng tương lai lúc đó cũng đúng chớ cũng chẳng sai vì nếu anh ở lại thì cũng chưa chắc gì duyên nợ của chúng ta sẽ thành trong khi anh là con trai của lính ngụy còn em là con gái của cán bộ cao cấp, ba mẹ em cũng đâu có đồng ý gả em cho anh!

Hôm được tin anh bỏ đi vượt biên lòng em đau khổ lắm nhưng cũng không dám lộ vẻ buồn rầu vì sợ ba mẹ biết. Em cố làm vui coi như cũng chẳng cần anh, cần chi một kẻ bạc tình, nhưng trong lòng em muốn chết đi cho rồi... không biết anh có hiểu cái cảm giác của người con gái bị người yêu mình bỏ rơi hay không"

Em không hối hận là đã đem tấm thân trong trắng của người con gái để trao cho anh vì em yêu anh thật lòng... tình yêu là cho đi, em cũng không cần anh phải đền đáp. Trong cái đêm trao hết tình yêu cho anh không ngờ em lại có con với anh... .

Đọc tới đây mồ hôi trán Quang ướt đẫm... tay chân bủn rủn... .Trời ơi! Thiệt là tội nghiệp cho Hạnh cũng vì nổi bồng bột của mình... .

Lấy miếng giấy che mồ hôi trán, uống vội ly nước lạnh Quang đọc tiếp:

Sau khi ba mẹ em biết được em mang thai với anh, 2 người chửi mắng em suốt ngày và bắt em phải phá đi cái thai đó đi. Em nhất quyết không chịu vì nó mang dòng máu tình yêu của anh và em, em phải dùng hạ sách là đòi tự tử nếu ba mẹ bắt phải phá thai. Cuối cùng thì ba mẹ em cũng phải đồng ý cho em giữ cái thai với điều kiện em phải lấy anh Khang là con của người bạn của ba em. Ba mẹ anh Khang đã nhiều lần ngỏ ý và anh Khang cũng thương em nhưng em không bao giờ thương anh ta.

Vì danh giá của cha mẹ, vì dòng máu con của 2 đứa mình em phải cắn răng chấp nhận để con mình có một người cha nếu không thì em cũng sẵn sàng chờ đợi anh mặc cho miệng đời dị nghị, xin anh đừng trách em sao nỡ vội đi lấy chồng.

Để tránh miệng đời dị nghị em và anh Khang làm đám hỏi, đám cưới chỉ trong vòng có một tháng sau. Đám cưới xong em sống với Khang như con người 2 mặt. Bề ngoài em tỏ ra rất chiều chuộng Khang để cho anh ta khỏi nghi ngờ nhưng trong lòng vẫn luôn nhớ đến bóng hình anh chỉ mong đến ngày sinh được đứa bé là lòng em mãn nguyện lắm rồi!

Khoảng đâu 7 tháng sau thì em sanh con của chúng mình, em đặt tên nó là Thành Nhân với niềm hy vọng khi lớn nên nó sẽ giống cha nó nên người.

Sau khi sanh bé Thành Nhân thì Khang tỏ thái độ nghi ngờ về sự sanh non của em. Tỏ ra lạnh nhạt, nói hành nói tỏi em nhiều lắm và hở một chút là đánh đập em... nhìn đứa con thơ còn đang bập bẹ em cũng cắn răng chịu đựng cho qua ngày...

Bé Nhân càng lớn càng bủm bỉm dễ thương, nó là hạnh phúc duy nhất của đời em. Nhìn con nũng nịu kêu cha với một người cha thờ ơ lạnh nhạt không có tình thương lòng em thật đau xót vô cùng!Em dắt bé Nhân về thăm ông bà ngoại thì hình như ba mẹ đã thù hận anh tận đáy lòng, cấm em không được nói nó là con của anh và trước khi ba mẹ nhắm mắt nắm tay em bắt em phải hứa với ông bà là không cho thằng Nhân nó nhìn cha. Trước cảnh người sắp lâm chung em cũng hứa cho ba mẹ an lòng...

Từ khi anh bỏ ra đi cho đến nay em chưa hề nhận được 1 bức thư nào của anh. Chỉ nghe cô bạn có dịp về VN chơi nói là có gặp qua anh ở bên Mỹ rồi sau đó em nghe nói anh đã lập gia đình có con cái em cũng mừng cho anh được hạnh phúc nơi xứ người. Còn em thì sẽ im lặng giữ nổi niềm riêng nuôi con khôn lớn nên người.

Giờ con trai đã lớn khôn nếu không phải vì Khang trong một bữa tiệc nhậu say sưa rồi bị tai nạn xe honda chết đi thì chắc em cũng không viết bức thư nầy nhờ một người quen biết địa chỉ của anh để gởi thư cho anh.

Nhìn con đau buồn khóc cha mà thật sự cha của nó còn sống trên đời, em không biết có nên nói thật cho nó biết hay không"  Lòng em thật rối bời, không biết phải tính làm sao"

Anh Quang, chị Quang,

Em biết định mệnh đã đẩy đưa cuộc đời của mỗi người, em không muốn vì anh Quang có con riêng với em mà làm vỡ đi hạnh phúc của  anh chị, nhưng thật tội nghiệp cho thằng Nhân rất cần một tình thương của một người cha mà từ lâu nó chưa hề có!

Em Hạnh,

Đọc xong lá thư của Hạnh lòng Quang chợt đau xót vô cùng. Những kỷ niệm, quá khứ hiện về... người con gái Quang yêu thương với mối tình đầu không ngờ chỉ vì mình mà phải sống hơn 18 năm trời trong nỗi đau khổ dày dò.

Những oán hận trách hờn khi Hạnh đi lấy chồng trong lòng giờ chỉ còn là nổi thương xót, đắng cay!

Quang xếp lá thư lại rồi cất giấu trong cái va li kín... lòng bồn chồn không biết có nên đem bức thư ra nói thật cho Dung vợ mình biết sự thật phũ phàng nầy hay không"

Mấy ngày hôm nay Dung cảm thấy chồng mình hình như có gì khác lạ. Nàng thường nghe tiếng chồng thở dài trong giấc ngủ. Sống với chồng đã hơn 15 năm trời, Dung rất hiểu tánh chồng mình. Mỗi khi có chuyện nan giải thì Quang chỉ âm thầm chịu đựng chớ ít khi tâm sự với Dung nếu nàng không hỏi đến. Dung thầm xét lại trong thời gian gần đây thấy tình cảm vợ chồng, công ăn việc làm, con cái cũng bình thường, đâu có gì khác lạ đến nỗi Quang phải thở dài trong giấc ngủ. Nàng định bụng có dịp sẽ gợi ý hỏi Quang để chàng nói lên những quẩn khúc trong lòng.

Sau bữa cơm tối, dọn dẹp chén bát xong 2 vợ chồng ngồi xem TV, Dung gợi ý hỏi:

-Anh Quang! Hình như gần đây anh có điều gì dấu em thì phải"

-Ồ! Anh đâu có gì để dấu em!

-Em biết anh có! Nếu không thì tại sao anh lại thường thở dài trong giấc ngủ" Công việc trong hãng gặp rắc rối hay là em và con có làm điều gì làm anh phải buồn lo"

Quang thầm nghĩ: 18 năm trước trong một phút bốc đồng thiếu suy nghĩ mình đã làm hại đi một đời của người con gái. Bây giờ có nên nói thật với vợ hay không"  Nếu Dung thông cảm thì không nói gì, nếu nàng không thể chấp nhận được thì lại phải mất đi hạnh phúc gia đình. Nhưng lương tâm cắn rứt, dày vò khi nhìn con Nữ thằng Nam sống trong nhung lụa với đầy đủ tình thương của Quang và Dung, còn thằng Nhân cũng là con lại phải sống cuộc đời cơ cực thiếu tình thương của cha, Quang thật sự không biết phải tính sao"  Có nên đưa bức thư mà Hạnh gởi cho Dung đọc hay không"  Thiệt là rối bời.

Đọc lại lá thư nhiều lần, Quang thấy rõ là Hạnh đã mượn địa chỉ của người quen ở Mỹ gởi thư cho Quang nhưng nàng dấu luôn địa chỉ ở VN. Điều này chứng tỏ nàng chỉ muốn Quang nhìn lại đứa con chưa bao giờ gặp mặt chớ không phải muốn Quang gởi tiền bạc về để giúp đỡ no.  Quang phải làm sao"  Về VN một chuyến để tìm con"  Tìm lý do gì về VN để nói với Dung bây giờ"  Quang nghĩ chắc mình phải tìm dịp thuận tiện sẽ đưa bức thư cho Dung đọc còn mọi chuyện xảy ra sau đó thì tùy cơ định liệu!

Ngày mai Quang phải cùng ông chủ bay sang Mễ trên chiếc máy bay Cesna do ông ta lái để nghiên cứu một công trình do hãng đấu thầu. Quang định bụng sau khi công việc xong trở về sẽ nói với Dung và cầu mong sao nàng chấp nhận...

(còn tiếp một kỳ)

LÊ MINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến