Hôm nay,  

Tôi Đi "Gác Thùng Phiếu"

30/06/200800:00:00(Xem: 143389)
Người viết: Phan Kim Nhàn

Bài số 2339-16208415-vb2300608

Tác giả sinh năm 1939 tại Saigon, cựu học sinh Yessin Đà Lạt, tốt nghiệp Nữ Hộ Sinh Quốc Gia Saigon 1962. Qua Mỹ theo diện HO cuối năm 1989, tốt nghiệp Physchistric Technician 1992 tại Mission College/ CA, hiện đã nghỉ hưu  tại San Jose. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của bà.

Tôi sống trên đất Mỹ từ cuối năm 1989. Sau 5 năm thi đậu citizenship và đã đi bầu cử nhiều lần rồi mà tôi vẫn không biết và không có ý niệm gì về những nhân viên làm việc tại phòng phiếu cả. Lâu lâu gặp được vài người Việt Nam giúp đỡ, những người Việt Nam không rành tiếng Mỹ, không biết sử dụng computer, hay không biết cách thức bầu cử mà thôi.

Hôm vừa qua có Phương Lan K17 đến nhà chơi, hai chị em đang vui câu chuyện "tào lao" thì điện thoại reo: "À, chị có muốn đi giúp "thùng phiếu" trong kỳ bầu cử sắp tới này không" Tôi cười hỏi lại: "Họ có trả tiền không vậy"" "Có chứ! Ở Mỹ này 'thì giờ là tiền bạc' mà. Đi training 3 giờ là 20 đô. Đi set up trước ngày bầu cử 1 giờ là 10 đô. Ngày bầu cử có mặt từ 6 giờ sáng đến 9 giờ 30 tối là 95 đô. Tổng cộng là 125 đô. Phải biết tiếng Mỹ, citizen trên 16 tuổi.

Tôi nhìn Phương Lan cười nói: "Bồ có thích đi 'gác thùng phiếu' không" Hai chị em mình retired rồi, rảnh rỗi tìm việc làm cho vui, lại có chút tiền tiêu tết. P. Lan gật đầu đồng ý. Thế là chúng tôi cho họ địa chỉ, số phone và chờ đợi họ gọi.

Độ tuần sau, P. Lan may mắn được gọi trước và làm bài training trên máy computer. Nàng ta giỏi quá làm trúng bài test và được lãnh cái check 20 đô. Qua ngày sau mời K. Nhan và ông xã đi ăn "bún bò Huế An Nam" ngon và cay quá! Còn K. Nhan dài cổ đợi mãi không thấy gọi, chắc là họ quên mình rồi!

Một hôm có phone, nghe tiếng đàn ông: "Bà là bà Kim Nhan phải không" Bà có người nhà đưa đi dự lớp training và đưa đến địa điểm phòng phiếu không vậy"" Tôi hơi bực mình nên trả lời: "Dạ thưa ông, bà K. Nhan vắng nhà, nhưng tôi nghĩ bà ta còn khỏe, lái xe được và tự mình đi được." "Xin bà vui lòng chuyển lời nếu bà K. Nhan muốn đi giúp thùng phiếu thì cho tôi biết để tôi sắp xếp."

Chiều đó, tôi gọi lại thì được biết là khu phố tôi ở có bà đi VN ăn tết nên mới có chỗ trống cho tôi, còn chỗ của P. Lan ở Milpitas thiếu người nên họ gọi sớm hơn.

Hôm đi training ở "Library Tully" gần nhà thì bất ngờ gặp em Huệ Dương MHS K22 Saigon. Em cho biết em đã đi giúp phòng phiếu nhiều lần rồi, mỗi lần đều khác nhau cách bầu nên phải đi training lại.

Tôi là "lính mới tò te" không biết gì cả, nên chú ý nghe instructor giảng bài. Nghĩa là phải pass cái test thì mới được lãnh 20 đô. Không ngờ sau 3 giờ nghe giảng, nghe tai này lọt ra tai kia, không nhớ được gì nhiều. Đến khi làm test thì ông thầy đọc câu hỏi, học trò trả lời không đúng thì ông thầy trả lời luôn cho được việc. Thế là pass cái test và cầm chắc 20 đô rồi vì đã ký tên có dự lớp rồi mà.

Ngày 5 tháng 1/2008 là ngày bầu cử mà tết Việt Nam ta là ngày 7. Tôi nghĩ mình dại quá. Bỏ ông xã ở nhà một mình chuẩn bị tết. Vậy mà ông xã tôi không buồn mà còn khuyến khích nữa chứ, vì ổng thích tôi lo "chuyện lớn". Ai ra ứng cử, ai được ai thua gì ông đều biết hết. Ông theo dõi T.V., nghe radio, rồi đọc báo. Con cháu, bạn bè ai quên đi bầu ông còn nhắc là lá phiếu rất là quan trọng! Bầu chọn người xứng đáng làm tổng thống nước Mỹ. Té ra bây giờ tôi lại trở thành người "quan trọng" rồi đấy. Cái trách nhiệm quá lớn nên phải chấp hành và làm việc cho đứng đắn, lịch sự, nhã nhặn.

Trước khi training và trước khi tiếp cử tri chúng tôi đều phải dơ tay mặt lên thề là "I do solemnly swear that I will support and defend the Constitution of the United States and the Constitution of the state of California against all enemies, foreign or domestic; that I take this obligation freely, without any mental reservation or purpose of evasion, and that I will well and faithfully discharge the duties upon which I am about to enter."

Ngày bầu cử đến, đã để đồng hồ báo thức lúc 5 giờ rồi mà tôi cứ lo và thức trước cả tiếng reo của đồng hồ, chuẩn bị đi đến phòng phiếu sớm quá, có một mình. Ngồi trong xe chờ!

Sau khi set up các thứ nào là bích chương chỉ dẫn (có chữ Việt Nam, chữ Trung Hoa và đương nhiên là có chữ Mỹ nữa), giấy chỉ đường có mũi tên chỉ đi vô phòng phiếu từ ngoài cổng (phòng phiếu ở trong một sân đánh basketball của nhà thờ rất rộng). Có 3 bàn vuông nhỏ, cao vừa tầm người đứng viết, được che kín 3 phía, còn 1 phía bỏ trống để cử tri đứng viết phiếu bầu mà không ai thấy được (privacy ). Năm nay bầu bằng cách nối dài mũi tên chỉ tên ứng cử viên mình muốn bầu là được. Dễ vậy mà có người vẫn làm sai. Ví dụ: Hillary Clinton <------ .

Có set up một cái máy gọi là "voting machine" để ai đòi hỏi thì để họ bầu bằng máy. Nhưng ban bầu cử khuyến khích cử tri bầu bằng viết hơn (nên máy này để cho có mà thôi).

Trong danh sách cử tri thấy 65% họ đã giữ phiếu bầu khiếm diện (absentee ballots ) rồi. Ban bầu cử rất khuyến khích cử tri nên bầu khiếm diện gửi trước qua đường bưu điện. Nếu vậy trong tương lai gần, phòng phiếu đóng cửa, P. Lan và tôi sẽ bị thất nghiệp rồi.

Chúng tôi, nhân viên phòng phiếu gồm 6 người, một người là Inspector. Cô này người Mỹ trắng, còn trẻ và đẹp nữa. Chắc cô mới lên chức nên còn bỡ ngỡ, làm việc gì cũng tra cứu trong sách chỉ dẫn cho chắc ăn. Còn lại năm người là Officers. Có một bà người Đức cỡ tuổi tôi nên dễ nói chuyện, một cô Mễ, một cô giống người Phi, nhưng thấy là họ Nguyễn. A, có người Việt Nam mình rồi. Tôi định hỏi chuyện nhưng sao trông cô hay hay, nhìn cứ như người xa lạ. Cậu học sinh to con người Mỹ, còn trẻ mà mặt lúc nào cũng nghiêm túc, và một cậu học sinh trông giống người VN lại mang tên họ Mỹ nên tôi không dám nhận bà con. Cậu ta ngồi ho sù sụ, có lẽ bị cảm, mới 16 tuổi.

Bà người Đức có kinh nghiệm nhiều lần gác phòng phiếu nên giữ danh sách cử tri "roster index " ngồi ngay đầu bàn. Cử tri nào đến là bà tra danh sách theo alphabet và cho ký tên. Kế đến là cậu học sinh trẻ 16 tuổi kiểm lại tên và địa chỉ theo alphabet xong thì gạch tên người đã bầu trong danh sách (street index ) thứ nhất. Có tất cả 3 danh sách. Hai danh sách kia được dán ngoài cửa. Cứ 3 tiếng lại đem danh sách cử tri đã bầu ra cửa và lấy danh sách thứ 2 vào cho đến 3 giờ chiều thì đổi danh sách thứ 3 vào là hết. Tôi "lính mới tò te" chỉ việc gạch số người đi bầu, từ số 1 trở đi (tally sheet) để biết có bao nhiêu người đã bầu. Có người Phi (họ Nguyễn) phát phiếu bầu cho cử tri thuộc đảng nào: Cộng Hòa hay Dân Chủ hay (nhiều đảng lắm, có người không thuộc đảng nào hết - non-partisan). Cô này hướng dẫn luôn cách thức bầu cho đúng. Cử tri đến phòng phiếu bầu kín xong, ép lá phiếu trong 2 bìa cứng đem đến thùng phiếu tự tay bỏ lá phiếu lọt vào thùng phiếu trước mặt cậu Mỹ trắng serious. Có 2 thùng, một màu trắng gọi là Optical Scan Ballots chứa những lá phiếu cử tri có mặt bầu bình thường, hai màu nâu gọi là Provisional Optical Scan Ballots đựng những phiếu bầu có vấn đề như: giờ chót muốn đổi đảng, đổi địa chỉ hay những phiếu bầu khiếm diện  trễ ngày giờ không gửi qua đường bưu điện được.

Cô người Mễ phát ticket có chữ "vote" cho cử tri đã bầu xong và nói "goodbye". Cử tri ra về vui vẻ không quên cầm theo một phần trên nhỏ của lá phiếu về làm kỷ niệm. Số cử tri đi bầu rất ít. Lâu lâu mới có vài người nên chúng tôi rất vui và sốt sắng làm việc.

Trong phòng rộng lớn (sân đấu basketball ) mà không có heat. Trời mùa đông lạnh giá, chúng tôi ai cũng bị lạnh run hết. May mà hôm đó trời nắng ấm nên chúng tôi chia nhau ra ngoài sưởi nắng. Ông field inspector người Trung Hoa đến vài lần trong ngày xem chúng tôi làm việc và có cần gì thì ông giúp đỡ đã khen chúng tôi làm việc tốt.

Nghỉ trưa và chiều mỗi lần một giờ, tôi lái xe về nhà ăn cơm với ông xã cho vui.

Đến 8 giờ tối thì đóng cửa phòng phiếu, thu dọn bàn ghế lại y như cũ, sắp xếp giấy tờ lại vô thùng giấy, tổng kết số cử tri đi bầu, ký các giấy tờ cần thiết xong bà người Đức giúp cô Mỹ inspector đem trả các thứ về trung tâm bầu cử. Chúng tôi bắt tay chào tạm biệt nhau ra về, hẹn gặp lại lần sau.

Quý bạn nữ hộ sinh nào muốn đi làm job gác thùng phiếu như P. Lan, Huệ Dương và tôi, xin cho biết để tôi làm người giới thiệu vì nghe đâu mỗi lần giới thiệu được một người sẽ được những 10 đô.

Là một nữ hộ sinh tôi đã từng trực gác trong nhiều bệnh viện từ miền Nam chí Huế khi còn ở Việt Nam trước 1975. Qua đến Mỹ trở thành một Psychiatric Technician, cán sự tâm thần, thì trực gác trong bệnh viện tâm thần, công việc nơi đâu cũng vất vả. Đến cuối đời bắt được các job gác thùng phiếu thơm quá.

Bạn xem, job này khỏe ru, ngồi chơi xơi nước, mà quên, ngồi chơi xơi đô la Mỹ!

Phan Kim Nhàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,136,603
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.