Hôm nay,  

Thư Của Một Vị Lão Niên

26/08/200800:00:00(Xem: 142757)

Người viết: Victor Nguyễn

Thư góp ý. vb3260808

Đâ không phải là bài viết về nước Mỹ mà là nguyên văn thư của một vị lão niên gần 80 tuổi, cư dân Westminster, nói lên cảm tưởng khi đọc Viết Về Nước Mỹ và góp ý kiến về việc in sách. Xin phổ biến và trân trọng cám ơn người viết.

***

Monday, 9 June 2008

Kính gởi Việt Báo "Viết Về Nước Mỹ"

Tôi thuộc về lão niên gần 80 tuổi, theo dõi các bài "Viết Về Nước Mỹ" có nhiều bài lý thú lắm!  Một cuộc đổi đời ngoạn mục có một không hai.  Có CS ác độc giết hại cả triệu dân, chặt đầu mổ bụng và ác lai ác báo.  Chùa chiền, nhà thờ ở VN đổ sập hết năm 1975 và bây giờ phải cúi đầu xây dựng lại.  Nhân loại không tôn giáo thì như mãnh thú, lòng tham vô tận.

Lần lượt đọc các bài "Viết Về Nước Mỹ" vui ít buồn nhiều, gút lại chúng ta cần gì"  Chỉ cần nhân ái, bao che, tình thương, an ủi, và lòng từ bi.  Ông "A" là tỉ phú ngày cũng chỉ 3 bữa cơm thôi!  Nhưng ông "A" ăn có ngon không mới đáng quan tâm.  Cổ nhân nói "Ngu Si Hưởng Thái Bình" người khôn làm cho người ngu hưởng hết v.v…  Tạo hóa sinh ra vũ trụ không sai lệch ½ ly, con người vạn vật cũng không sai lệch.  Cái máy siêu vi tính của tạo hóa thể hiện dần dần chỉ dẫn con người tìm ra xe hơi, xe lửa, máy bay, tivi, radio, email và tương lai không xa sẽ làm ra được năng lượng thay dầu xăng, quả thật là thần kỳ.  Mỗi giây mặt trời đốt mấy tỉ năng lượng để sưởi ấm trái đất và các hành tinh khác! Vô tận…!

Nay tôi theo định luật già, tre tàn măng mọc, mạo muội viết vài dòng với ý kiến mọn là đề nghị quí ông nên tạo các quyển "Viết Về Nước Mỹ" in thành nhỏ lại 3 quyển làm mọt, chữ nhỏ, giấy mỏng, ai cần đọc rõ nên dùng cái "loupe" mà đọc, như vậy là có ý xây dựng, giúp 2 triệu VN tị nạn nghèo có cơ hội đọc rất nhiều mẫu chuyện hay, viết ghi lại bằng xương máu, giúp cho đa số người nghèo có khả năng mua đọc rẻ được 300% giá chánh thức (cho loại sách cũ từ năm 2006 về trước).

Một ý kiến thô thiển nhỏ nhặt nhưng sẽ đóng góp cho 2 triệu người VN tị nạn được in nhớ vào trí mình những hoàn cảnh thương tâm và khuyến khích con người bớt đi lòng tham (sân si).  Trái đất có 6 tỉ người đều có máu tham vô tận, mà tham là khổ, ăn càng ngon càng khổ.

Kính mong quí báo cứu xét lại xem có nên làm không, nó như quyển tự điển nhỏ thu ngắn 300% và ai cũng mua được.  Chúc Việt Báo luôn may mắn và làm điều thiện giúp 2 triệu dân Việt tiến lên khá giả, văn hóa cao rộng.

Nay kính,

Mr. Victor Nguyễn

Nhà ở đường Bevan Ave.

Westminster

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,965,990
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.