Hôm nay,  

Xa Lộ 105

15/06/200800:00:00(Xem: 297757)

Người viết: Bảo Trân

Bài số 2326-16208303-vb8150608

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là “Người Vẽ Tranh” kể về một trường hợp đặc biệt trong việc xin trợ cấp xã hội. Nhân mùa Father’s Day, cô góp thêm hai bài viết đặc biệt. Bài thứ nhất kể về người bảo trợ đã phổ biến. Và sau đây la bài thứ hai, kể về xa lộ 105 tại miền Nam California và kỷ niệm sâu sắc về Bố, với lời ghi của tác giả:  Viết để nhớ Bố mùa lễ Father's Day.

Mấy người bạn đồng nghiệp đã trợn trừng mắt lên nhìn tôi khi biết tin tôi nhận lời đi phỏng vấn ở Fraud Department (cơ quan điều tra và truy tố những người gian lận trợ cấp xã hội), bọn họ tưởng tôi điên. Con nhỏ xếp của tôi mới đi phỏng vấn hai hôm trước, chưa có kết quả, lăng xăng bên tôi:

- You có biết đường đi bao xa không" Lái xe cừ như tớ mà còn phải tới hết một tiếng rưỡi đồng hồ, one way. Lò mò cỡ như you là phải đi từ sáng tới chiều mới đến. Rồi làm sao you đi làm cho nổi mỗi ngày đây"

Con nhỏ lo lắng cũng phải, vì tôi với nó đều hội đủ tiêu chuẩn như nhau để tranh vào chức vụ điều tra viên này, và tôi có biệt tài thi đâu đậu đó, mặc dù tôi đã có cái lối trả lời phỏng vấn rất lừng khừng, bởi vì với tôi đậu được thì cũng tốt, mà rớt thì cũng không sao. Thêm nữa, lần này ông xếp cũ của tôi lại đang cầm quyền sát hạch, tuyển chọn người vào chức vụ đó. Chính ông là người đã gọi đến bảo tôi lấy hẹn đi phỏng vấn, khi ông nhìn thấy tên tôi trên cái danh sách supervisor cũ sắp quá thời hạn tuyển dụng. Hèn gì nó chẳng cuống cuồng lên lo sẽ có thêm một đối thủ đáng ngại. Tôi lắc đầu cười:

- Tôi chỉ mới đi phỏng vấn mà phải không" Tôi đã được chọn đâu mà lo đường đi làm xa.

Rồi không hiểu sao tôi lại ỡm ờ trêu nó:

- Cái list supervisor này sắp sửa bị vứt vào sọt rác rồi. Nếu tôi không được lên chức thì có phải phí công thi không"

Hai con bạn thân làm chung một nhóm với tôi nhìn tôi đăm đăm như muốn tìm hiểu xem tôi đang toan tính những gì. Mới hai năm trước đây chúng nó chứng kiến cái cảnh tôi "rũ áo từ quan", bỏ không thèm làm xếp vùng Pasadena, hân hoan trở về Pomona làm lại chức worker vì "đường xa ướt mưa" mà bây giờ tôi lại nhận lời đi phỏng vấn ở một nơi xa gấp rưỡi con đường ngày trước.

Con nhỏ Ngim chạy vòng qua bàn tôi, hai tay ôm lấy đầu tôi, nó gõ trên đầu tôi, rồi rờ rẫm trên trán tôi thử xem trán tôi nóng hay là lạnh. Nó sợ mấy con vi khuẩn của trận cảm cúm vừa rồi đã phá hỏng cái đầu óc vốn dĩ đã không mấy bình thường của tôi. Con nhỏ Grace thì hiền hòa hơn, nhìn sang tôi nhỏ nhẻ:

- Sandy đi rồi, kỳ này là "river of no return" đó nghe, không có ai giúp mày đâu.

Sandy là bà phó giám đốc ở sở tôi, vừa được lên chức thuyên chuyển về làm việc ở văn phòng trung ương. Bà là người đầu tiên tôi chạy về cầu cứu sau những ngày tôi thăng chức đổi về Pasadena đi làm trong mưa bão:

- Đường xa quá, mưa bão dữ dội quá, tôi đi sắp hết hơi rồi. Can thiệp cho tôi về với, không thì bà sẽ tiễn đưa tôi lên tận đồi hồng.

Không đành lòng nhìn tôi thiểu não với nước mắt ngắn, nước mắt dài, Sandy chạy như bay vào phòng giám đốc. Mười lăm phút sau Sandy chạy ra bảo tôi:

- Ngày mai, ông giám đốc sẽ gọi sang bên ấy điều đình để họ cho you về, cố gắng làm việc đàng hoàng cho tới khi xong hẳn giấy tờ.

Và tôi đã trở về Pomona sau một tuần lễ, như mơ.

Lần này, tôi muốn đi phỏng vấn ở Fraud Department chỉ vì một lý do - Tôi muốn chở hình bố đi với tôi suốt đoạn đường dài của cái xa lộ mới. Chỉ có bố và tôi. - Tôi có dịp nào đi xa như thế một mình đâu. Tôi đâu có cơ hội nào làm tài xế ngoài con đường từ nhà đến sở, từ sở về nhà, và những con đường vòng quanh phố chợ. Ở nhà, đi đâu xa thì có Hữu, ở sở thì có hai nhỏ Grace và Ngim thay phiên nhau làm tài xế. Có một lần tôi đi ngang xa lộ 105, đó là lần tôi phải đi huấn nghệ ở Long Beach, nhưng tôi chỉ đi đến xa lộ 710 thôi rồi tôi phải đi vòng xuống phía nam. Lần này tôi sẽ có dịp đi hết con đường xa lộ mới, mà thích thú hơn khi được đi tà tà vì là giờ của sở.

Đã lỡ miệng chê tôi chậm lụt nên con nhỏ xếp phải bấm bụng để tôi đi sớm. Tôi có cái hẹn phỏng vấn lúc một giờ rưỡi chiều. Hai tiếng đồng hồ lái xe, cộng thêm một giờ ăn trưa và một ít thời giờ trừ hao đi lạc là tôi có đủ thì giờ để đi hết xa lộ 105 và ngược lại. Thật tình thì tôi lái xe cũng không đến nỗi tệ lắm đâu, miễn là tôi không phải lái xa thường xuyên, từ từ thì tôi cũng đến nơi. Nếu tôi rời sở khỏang sau mười giờ rưỡi sáng thì tôi sẽ không lo cái nạn kẹt xe. Tôi chỉ cần đến nơi hẹn phỏng vấn đúng giờ. Lúc ra về thì tôi không cần phải vội vã, bởi vì tôi chỉ có việc về thẳng nhà.

Tôi trở về nhà làm một miếng sandwich ăn cho đỡ mất thì giờ. Tôi lấy tấm hình của bố dán vào cái gối tựa đầu của chiếc ghế bên cạnh tôi. Cột "seat belt" cho bố bằng nhiều vòng băng keo nhựa trong cho chắc chắn để hình bố khỏi bay ra cửa nếu chẳng may tôi có lỡ quên bấm nút kính xe xuống. Từ chỗ ngồi cao ráo này, bố có thể thoải mái nhìn ra cả một khoảng không gian rộng lớn của xa lộ 105, cái xa lộ mà bố đã từng chờ đợi một ngày được lái xe qua.

*

Ngày đặt bút xuống ký giấy mua nhà, bố đã được chuyên viên địa ốc trấn an:

- Rồi sẽ không bao lâu đâu, ông đừng lo, plan đã được chấp thuận rồi, chỉ chờ ngày khởi công thôi. Ông không nhìn thấy những căn nhà bị đóng gỗ bít bùng ở hai bên đường đó sao" Đó là những căn nhà sẽ được dỡ đi để lấy đất làm đường. Hình cái xa lộ đã được vẽ trên tất cả những quyển bản đồ mới nhất, có nghĩa là sẽ có mặt một ngày không xa. Từ cái xa lộ này, ông sẽ đi thẳng đến phi trường một lèo, khỏi phải đi đường dưới, nhanh hơn là từ nơi ông ở cũ.

Sở dĩ có cái vụ trấn an này là vì bố chưa muốn mua căn nhà đó vội. Căn nhà này ở cách xa nơi chúng tôi đang thuê đến những mười lăm phút lái xe, có nghĩa là, muốn ra phi trường bố phải lái xa thêm mười lăm phút.

Ngày đó, gia đình tôi đang thuê nhà ở thành phố Paramount, gần xa lộ số 7. Hầu như là mỗi cuối tháng bố vẫn phải ra phi trường LAX để đón bạn bè. Khi thì mấy ông bạn gìa ở San Francisco xuống, khi thì mấy người bạn lính từ San Diego lên. Từ nhà, bố chỉ đi thẳng một đường Rosecrans sang xa lộ 405 là đã tới phi trường. Nếu dọn sang thành phố Norwalk này, thì bố phải chạy vòng xuống xa lộ 91, đi hết con đường Artesia, rồi mới lên lại xa lộ 405. Nhưng nếu cái xa lộ 105 này thành hình thì bố sẽ không phải đi lòng vòng như thế.

Bố mua nhà được khá lâu rồi mà xa lộ vẫn chưa được khởi công xây. Những căn nhà đóng gỗ bít bùng vẫn im lìm nằm phơi mưa, phơi nắng. Những quyển bản đồ chỉ đường sá vẫn được cập nhật hóa với cái xa lộ "sắp sửa xây".

Những ngày tháng mới mua nhà, bố hay chở chị em tôi đi qua vùng đất bị niêm phong, thử nhìn xem những căn nhà bị đóng gỗ đã được dời đi để xa lộ được khởi công chưa. Riết rồi chán, bố không thèm chờ đợi nữa.

Rồi tôi cũng bỏ thành phố cũ, theo chồng về một vùng núi xa xăm, tôi không có cơ hội đi ngang vùng đất bị niêm phong để nhìn cái xa lộ "sắp sửa được xây" đã mười mấy năm. Những lần gặp tôi bố vẫn nhắc đến xa lộ 105 và chương trình hoạch định dai dẳng của bộ công chánh.

Tôi nói với bố:

- Thôi bố đừng chờ nữa cho mất công. Cứ như cái trường trung học "sẽ xây" ở trên vùng con, đất đã được chấp thuận từ mười mấy năm rồi, từ hồi vùng này mới vỡ đất làm nhà. Mấy đứa nhỏ của con đã học gần xong tiểu học, không chừng mấy đứa vào hết đại học rồi mà trường cũng chưa được xây.

Những người bạn già ở San Francisco của bố, từ khi tìm được chỗ đánh mạt chược ở China Town SF nên ít xuống Los Angeles hơn. Những người bạn lính ở San Diego đã có những bận bịu riêng của đời sống mới. Vả lại, sau này ai nấy cũng có cơ hội sắm sửa xe riêng nên bố không còn phải lo đón rước bạn bè thường xuyên như xưa nữa, nhưng bố vẫn mong đợi cái ngày đầu tiên được lái xe trên xa lộ 105.

NHƯNG BỐ ĐÃ KHÔNG CHỜ ĐƯỢC NGÀY KHÁNH THÀNH XA LỘ 105.

*

Tôi đi từ xa lộ 60, sang xa lộ 605, ngang qua đồi hồng tôi thầm gọi bố: "Bố sẵn sàng chưa, hai bố con mình sẽ làm một chuyến viễn du". Gần đổi sang xa lộ 105, tôi quay sang nhìn hình bố nhắn nhủ: "sắp đến rồi con đường bố vẫn muốn đi ".

Tôi chở hình bố đi hết xa lộ 105. Tôi lái xe chạy vào phi trường, chạy một vòng từ tầng trên xuống tầng dưới, chạy qua mấy con đường chung quanh phi trường để bố nhìn thấy lắm sự đổi thay. Tôi vòng lại đường lên xa lộ 105, tìm đường đến nơi phỏng vấn.

Cuộc phỏng vấn diễn ra nhanh chóng. Tôi không có thắc mắc gì để đặt thành câu hỏi, cũng không cần biết phải chờ đợi bao lâu mới có kết quả. TÔI CHỈ CẦN ĐI NGANG XA LỘ 105.

Tôi chở hình bố trở về, cũng trên xa lộ 105. Gió buổi chiều mát hiu hiu thổi. Chiều giữa tuần, ngày còn sớm, tháng mười hai mùa lễ, nên xa lộ rộng thênh thang. Đến gần Norwalk, tôi rời xa lộ, chạy vòng qua những con đường thành phố cũ, mong tìm lại vài hình ảnh thân quen. Dừng xe lại trước vùng đất đã có những căn nhà bị niêm phong ngày trước, nhớ đến bố, tôi bật khóc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến