Hôm nay,  

Vũ Trường - Mặt Trái...

12/06/200800:00:00(Xem: 246932)
Tác giả: Kim Trần

Bài số 2323-16208300-vb5120608

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State Fullerton, Kim Trần là người trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, “Những bài học đầu tiên về nước Mỹ”. Kết quả Viết Về Nước Mỹ 2008, thêm một lần Kim Trần vào chung kết với bài viết “Người Yêu Tôi, Một Con Nghiện.” Trong bài, có đoạn kể tác giả xin vào làm việc trong một night club để tìm gặp “con nghiện.” Sau đoạn trích bài cũ, là bài mới của cô kể về vũ trường.

Làm việc ở Night Club

Valentine đến. Trên bàn, bức tượng thiên thần tình yêu bằng pha lê anh tặng cho tôi ngày Valentine năm ngoái vẫn còn đây, nhưng giờ đây sao cô đơn, lặng lẽ. Lại một đêm không ngủ. Tâm trí tôi lúc này chỉ chứa mỗi câu hỏi: "Anh đang ở đâu và làm gì"" Lòng tôi như rực lửa. Phải suy nghĩ cho ra cách nào đó để có thể tìm ra được anh.

Sau mấy đêm suy nghĩ, tôi vô tình đọc mục rao vặt của một nhật báo, thấy một cái night club tìm người làm. Trong đầu tôi chợt lóe lên ý nghĩ, nếu làm ở đây, tôi sẽ có cơ hội gặp đủ loại người, từ người đàng hoàng đến dân ăn chơi băng đảng, và biết đâu, tôi sẽ gặp lại anh lẫn lộn trong đám người ấy. Tôi đến gặp bà chủ, sau 10 phút trò chuyện về việc làm và lương bổng, tôi gật đầu đồng  ý.

Công việc của tôi chỉ làm một ngày thứ Bảy trong tuần, cũng là ngày dân ăn chơi nhảy nhót đông nhất ở đây. Đó là một night club tên "Allstar Sporty Club" nằm gần trung tâm thành phố Westminster, nơi tập trung hầu hết thanh niên Vietnam đến chơi mỗi cuối tuần. Tôi biết làm ở đây không phải là  môi trường tốt đẹp gì, nhưng vì quyết tâm tìm ra anh, tôi bất kể trở ngại.

(Trích bài “Người Yêu Tôi, Một Con Nghiện”)

. . .

Mặt Trái Của Thực Tế...                  

Vũ trường đang xập xình thì có chuyện đánh lộn tại phòng hút thuốc phía ngoài. Một Security cố quật ngã tên gây chuyện.  Một tay băng đảng mang súng vào doạ bắn người security. Được biết tên mang súng này là "đại ca" của một băng đảng Việt có tiếng, thường phá phách khắp nơi, từ vũ trường, quán bar cho đến quán nhậu. Vậy là cảnh sát được báo động tới bao vây vũ trường. Xe cứu thương hú còi chạy đến. Một thanh niên mặt đầy máu me - nghe nói bị đập vô đầu, còn bị đâm vài nhát dao - được khiêng lên xe, rất may là cậu ta chưa bị ăn viên đạn nào vào người… Đó là cảnh  tôi từng chứng kiến hầu như hàng tuần ở đây, khi tôi làm việc trong vũ trường này một thời gian ngắn.

Làm việc ở đây  một thời gian, chứng kiến nhiều chuyện động trời, tôi nhận ra vũ trường chính là mặt trái của cuộc sống thực tế, một nơi mà dưới ánh sáng mập  mờ của đèn màu và trong tiếng nhạc dồn dập điếc tai, những cặp tình nhân, những đôi thanh niên trai trẻ, dân ăn chơi, tầng lớp học thức, những công tử thành đạt hay đám dân bụi đời, đủ loại người đang trộn vào nhau, rũ bỏ con người thật của họ hàng ngày với mục đích duy nhất: tìm cảm giác mới của một thế giới thứ hai ngoài cuộc sống hàng ngày của họ.

Hẳn nhiên vũ trường đã có lúc mang đến cho ta một không khí sôi động, làm ta quên đi bao nhiêu phiền não trong tâm trí, cảm giác hưng phấn đến khi nhìn thấy dòng người, những đám thanh niên trai trẻ đua nhau nhảy nhót. Điều đáng nói ở đây là những cảm giác tích cực ấy chỉ là nhất thời.  Một khi tiếng nhạc vụt tắt cũng là lúc mọi  người lại phải trở về với thế giới thực tế; Và chúng ta thấy gì đằng sau giây phút hưng phấn ngắn ngủi ấy" Tôi đã chứng kiến rất nhiều điều đáng sợ ở cái chốn ăn chơi dìu dặt này.

…Trong restroom nữ, mấy cô vào phòng thường không phải để làm "mục đích chính" mà để xâm soi lại quần áo, đầu tóc, make up, nói chuyện phone và nhất là bàn tán về những gì xảy ra bên ngoài. Thỉng thoảng tôi vô tình nghe được những câu đối thoại "gợn tóc gáy" của mấy nàng, đại loại "ĐM. con T. đó, về tao kêu đám thằng J. dập nó một trận cho nó hết chảnh tưởng mình đẹp lắm, nó dám có tình ý với bồ tao" , hay "Ê mậy, có "hàng" không" hôm nay mang loại gì" "Hàng" ở đây ý nói là club drugs, hay còn gọi là hàng trắng để hút hay hít, hoặc  thuốc "lắc".

Làm việc trong vũ trường  một thời gian, tôi hiểu về club drugs (phổ biến nhất ở những vũ trường hay club có phòng nhạc "rave"- nhạc kích động mạnh) và biết rằng thứ được sử dụng thông thường nhất ở các Clubs nằm trong nhóm này - dùng để "thả hồn lên thiên đàng" cùng tác dụng tiêu cực của chúng:

- MDMA, gọi tắt là Ecstasy or X.X là thứ phổ biến nhất mà thanh niên thường sử dụng. Tác hại của X: kích thích thần kinh, làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm tim đập nhanh hơn và ảnh hưởng đến thận; nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh  hưởng đến não và bộ phận trí nhớ.

- GHB (gamma hydroxybutyrate-street names gọi là "liquid ecstasy" "soap", "easy lay" "vita-G" and "Georgia home boy", - gây chứng khó thở, đổ mồ hôi, tâm trí bất an)

- Rohypnol (còn gọi là flunitrazepam, nick name là rophies, "roofies, "roach" anh rope". (tác hại mạnh về bộ điều khiển thần kinh chính, làm mất trí nhớ.

- Ketamine (dân chơi gọi là vitamin K" hay "special K", tính chất đặc biệt của ketamine là không mùi không sắc không màu, và không có cả vị. Tác hại lớn nhất của K là làm cho người chơi mất khả năng suy nghĩ và nói năng không rõ ràng.

- Methamphetamine (nick name: ice, meth, sheet, crank, crytal meth. Dân Việt Nam mình gọi là "đá"), đồng loại với ma túy, rất dễ nghiện. Người sử dụng luôn có ảo giác có ai đó rình rập, mất khả năng suy nghĩ, nói năng không rõ đầu đuôi, ốm đi rất nhanh và mất trí nhớ, hung hăng khác thường.

Những club drugs này phổ biến đến  nỗi hầu như tất cả các vũ trường đều có người mang chúng vào. Ngoài tác hại làm cho nghiện và ảnh hưởng đến bộ phận thần kinh; trong một số trường hợp dùng quá liều trong trạng thái hưng phấn tột đỉnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và dẫn đến cái chết.

Thời mới làm việc trong vũ trường, mỗi khi thấy mọi người chạy toán loạn ra ngoài, tôi nghĩ "lại đánh nhau" và tưởng vừa xẩy ra chuyện gì  lớn lao lắm mới dẫn đến ẩu đả nghiêm trọng thế này. Sau này,  tôi hiểu lý do các trận chiến thường chẳng có gì là nghiêm trọng.  Đôi khi chỉ là một cái liếc mắt có vẻ thách thức, hay một cái nhìn "hơi lâu" dành cho cô bạn gái ngồi bên cạnh, một ly rượu mời cô gái đang ngồi một mình, hay vô tình lỡ mời một cô gái nhảy chung điệu nhạc slow trữ tình khi thấy cô đang ngồi chung với một đám con gái... Chỉ cần những cái nho nhỏ như thế cũng đủ cho một thanh niên nổi điên lên lật bàn đập ly và đánh lộn, thậm chí bắn nhau ì đùng. Thật ra bản chất của một số họ không hung hăng như thế, bởi tôi biết một vài người trong số những khách quen trong vũ trường, ban ngày họ đi làm, đi học và rất điềm đạm; nhưng khi họ bước vào thế giới mới này, và một khi bia rượu đã thấm vào cơ thể, cộng thêm vài viên Estasy vào người đủ biến họ từ một "con mèo" thành con hổ dữ, hay cũng đủ làm nên một "chiến trận" đẩm máu mà lắm lúc tỉnh dậy, họ thậm chí không nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra đêm qua.

Nói về vũ trường, bên cạnh những chuyện ẩu đả đánh nhau, chuyện xài drug gây kích thích, thuốc lắc để thấm nhạc vào mà nhảy, còn có những chuyện tôi không muốn thấy cũng đã nhìn thấy. Một lần tôi đến bàn một cặp tình nhân đang ngồi ôm ấp trong góc tối, cô con gái còn khá trẻ mà người đàn ông bên cạnh có lẽ cũng phải hơn 50, tôi đến hỏi xem họ có cần gì thêm: Cả tôi và người đàn ông cùng khựng lại một lúc, ánh mắt ngượng ngùng của ông ta làm tôi bước vội đi, để ông đừng nhận ra tôi chính là bạn thân của con gái ông. Tội nghiệp cho bác gái cứ đầu tắt mặt tối, việc nhà ngập đến cả đầu đâu biết ông chồng đang đi ăn vụng. Có trường hợp dở khóc dở cười khi phát hiện ra anh chàng tôi từng để ý trước đây đang tay trong tay với…một anh chàng khác bước vào bên trong, và có lần tôi còn bị đánh ghen bởi đứng nói chuyện với một người order thức uống, vì tiếng nhạc ồn ào, tôi phải kê sát tai vào miệng anh ta làm cô bạn gái vừa từ restroom bước ra mắng cho tôi một trận xối xả rồi lại xin lỗi tới tấp khi biết tôi chỉ là người làm công việc hầu bàn.

Sẵn dịp kể về vũ trường, tôi muốn nêu lên điểm khác nhau lớn nhất giữa night club ở Mỹ và Việt Nam. Nói hơi khiếm nhã, vào clubs ở Mỹ ta không tìm được những cô gái "bán hoa" mà dân Việt gọi là "call girl" hay "cave" để qua đêm. Thay vào đó là những đêm "one night stand" của mấy cô cậu đã từ lâu nhập vào lối sống tự do phóng khoáng kể cả trong chuyện gối chăn và những cơn mê man trong "thuốc lắc" và "hàng trắng". Còn vũ trường ở Việt Nam thì ngược lại, có thể ít bắt gặp những người sử dụng club drugs bên trong vũ trường (có lẽ vì giá quá đắt so với đồng lương của dân chơi) nhưng môi trường bên ấy có lẽ còn đen tối hơn.  Mấy tờ báo trên mạng trong nước đầy những chuyện về đường dây mại dâm tại các vũ trường trong nước, có nơi mà một phần tư trong số những cô gái bên trong là dân "kiếm khách qua đêm".

Vũ trường- mặt trái của cuộc sống thực tế đời thường là vậy. Phía sau những niềm vui  phút chốc là môi trường độc hại dài dài. Nói vậy không phải để răn đe mọi người đừng đi vũ trường, bởi chính người viết cũng đã từng là một phần tử của nó. Sau khi đã ra khỏi thế giới ấy vì sợ một ngày nào đó mình quên đi cuộc sống thực tế,  tôi viết bài này chỉ để lưu ý mọi người cẩn trọng và cảnh giác, đừng để những cạm bẫy đen đúa phá vỡ niềm vui của một đêm giải trí.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến