Hôm nay,  

Những Gì Tôi Thấy

09/06/200800:00:00(Xem: 161425)

Tác giả: Bùi Thanh Huyền

Bài số 2321-16208298-vb2090608

Đây là bài viết của một thiếu niên, kể chuyện theo bố rời quê hương sang Mỹ với mẹ. Thư của Huyền viết “Cháu 15 tuổi, học trường Lancaster High School. Cháu là thành viên trong Imaginasian Club và cháu viết bài này để nói lên lòng biết ơn đến bố mẹ cháu. Bài viết thô sơ ngại ngùng nhưng nói lên sự cố gắng học hành của đứa con muốn làm vui lòng bố mẹ trong cảnh khó khăn. Mong cháu tiếp tục viết thêm  về sinh hoạt học hành của cháu.

Trên hàng ghế nhựa tám chiếc ở phòng chờ của sân bay Los Angeles, tôi ngồi nữa tỉnh nữa mơ với cái đầu ngã về phía sau lưng ghế như người mất hồn.  Tôi đã ngồi đây cả mấy tiếng đồng hồ rồi mà giấy tờ nhập cảnh vẫn chưa xong.  Chán nản và mệt mỏi, tôi nhắm chặt đôi mắt lại và nhớ về những gì tôi vừa mới từ bỏ để đến mảnh đất đầy tương lai này.

Lúc ở trên chiếc xe van nhỏ từ nhà đến sân bay Nội Bài, cái buồn trong tôi như đang ẩn sâu sau một tảng đá lớn.  Tôi như một con chim nhỏ, rúi rít với những người bạn đang đi cùng để tiễn tôi đi.  Hình như không chỉ có nỗi buồn của tôi đang chạy trốn.   Trên khuôn mặt của ai cũng vậy, một nụ cười không hồn cứ hiện lên khi ánh mắt của họ gặp hai con mắt mở to của tôi.  Chiếc xe chạy nhanh như nuốt từng khúc đường vào trong gầm nó.  Xe băng qua bao nhiêu cánh đồng, bãi ngô, hàng cỏ rồi cũng tới sân bay.  Ôi chao sao mà nó khác xưa nhiều thế.  Cách đây sáu năm, cũng tại cái sân bay này, tôi nuốt từng hàng nước mắt tiễn mẹ tôi đi.  Lúc đó đây mới chỉ là cái nhà hai tầng cũ kỹ, với bức tường ố vàng và hàng rào xiêu vẹo.  Mà nay, nó đã trở thành một tòa nhà khang trang, lộng lẫy với nhiều những trang thiết bị hiện đại.  Khi vừa bước qua cái cánh cửa tự động của nó, tôi biết sẽ không thể quay lại được nữa.  Cái cánh cửa đóng sao chặt đến thế, nó vừa khép lại thì cả chị gió và hương vị quê hương của tôi cũng bị giữ lại phía sau.  Tôi có thể cảm nhận được bàn tay của chị gió đập lên cánh cửa kính, như nuốn được được vờn lên tóc tôi một lần cuối.  Cái tảng đá trong tim tôi mấy giờ trước còn che chở cho nỗi sợ của tôi nay đã rạn nứt và sứt mẻ.  Rồi khi tôi rảo bước theo bố để chào mọi người thì tảng đá ấy không còn nữa.  Nó sụp đổ và nỗi sợ của tôi trào ra bằng nước mắt.  Tôi ôm lấy nhỏ bạn thật lâu, rồi cũng phải bỏ nó ra.  Nó nhét một tờ giấy vào trong túi áo tôi rồi bước lại phía sau. 

Tôi lướt mắt nhìn qua tất cả anh em họ hàng đang bắt tay và nói lời tạm biệt với bố con tôi, nhưng tôi không thấy ngoại tôi đâu cả.  Chắc ngoại không muốn thấy tôi đi nên đã bỏ đi đâu đó.  Dù gì thì tôi cũng là đứa cháu mà hay gần ngoại nhất.  Tôi nắm chặt lấy bàn tay của bố tôi và bước theo ông, cố lấy hết sức lực của mình để không quay đầu lại.  Tôi biết nếu tôi quay đầu lại, dù chỉ là một lần, tôi sẽ không bao giờ có thể bước đi thêm một bước nào nữa. 

Khi lên được chỗ ngồi trên máy bay, nước mắt tôi đã cạn.  Chắc vì thấy đôi mắt tôi đỏ như hai hòn than mới nung, một ông khác ngồi cạnh tôi đã nhờ cô phi hành đoàn lấy cho tôi cốc nước cam.  Tôi nhận lấy cái cốc từ tay cô rồi gật đầu cảm ơn.  Cổ họng tôi nóng ran và nghẹn ngào vì những câu hỏi không thể nói ra về cái xứ mà tôi sẽ đến.  Tôi cố nuốt hết cốc nước cam đắng ngắt vào bụng.  Cốc nước cam đá vừa vào bụng tôi thì làm cho cả cơ thể tôi lạnh toát.  Tôi cho tay vào túi áo để lấy hơi ấm thì nhớ tới bức thư mà đứa bạn đưa cho.  Tôi lấy ra đọc.

*

"Dậy đi con, giấy tờ đã xong rồi."  Tôi thấy bàn tay gầy và thô của bố tôi lay đôi vai tôi mấy cái.  Với tập giấy tờ trong tay, bố tôi kéo cái vali hành lý và bấy giờ chúng tôi đã chính thức vào Mỹ. 

Cái lần đầu tiên sau sáu năm gặp mẹ tôi không như tôi tưởng tượng.  Trong cái đầu của một đứa trẻ mười hai tuổi đầy trí tưởng tượng như tôi, có đoạn khi một gia đình xa nhau lâu như thế, lần đầu tiên gặp nhau họ phải ôm hôn nhau trong nước mắt của sự vui mừng.  Nhưng điều này không hề xảy ra.  Cũng có thể cái bức tường bằng thời gian đã làm thành một tấm bình phong ở giữa gia đình tôi.  Cái bước khởi đầu của tôi ở xứ Mỹ này đúng thật là chẳng có thú vị gì, nhưng nó cũng không dừng lại đó chỉ vì tôi không thích nó.

Tôi ngồi trên chiếc xe Toyota Camry mà mẹ tôi mới mua vài hôm trước khi tôi qua trên đường về cái nơi mà sẽ trở thành nhà của tôi.  Tuy cả người tôi bị lấp kín vì những gói quà và hành lý, tôi vẫn có thể cảm nhận được sự to lớn và xa lạ của xứ này.  Xe ô tô chạy trên những con đường cao tốc đếm sao không nổi.  Những con đường freeway rộng thênh thang, có lúc bắt chéo cả lên nhau như những rễ cây trong vườn cổ thụ.  Cố gắng đếm những chiếc xe trên đường làm mắt tôi nặng trĩu; rồi tôi thiếp đi lúc nào không biết.  Lúc tôi vừa tỉnh dậy thì cũng là lúc chiếc xe đứng máy trước một căn nhà mobile home.  Đầu tiên tôi cứ tưởng rằng cả cái nhà đó sẽ chỉ có gia đình tôi ở.  So với cái nhà ở Việt Nam của tôi thì ngôi nhà này còn kém xa.  Nhưng điều tôi tưởng đã quá tốt để thành sự thật.  Thật ra chỉ có một cái phòng trong căn nhà đó là của chúng tôi.  Tôi cứ hững hờ khi nhìn thấy nó còn nhỏ hơn cả phòng riêng của tôi ở Việt Nam nữa.  Vậy là tôi đã đổi căn nhà ba tầng với giàn hoa bìm bịp của tôi để lấy một cái phòng bé tí này.  Đúng là một sự đổi chác thật không công bằng nhưng bây giờ thì đã quá muộn cho tôi quay đầu lại.  Trong căn phòng lạnh cóng có một sự trống trải thật kỳ lạ.  Một cái giường đôi mà cả bốn người chúng tôi sẽ ngủ đã chiếm hết cả diện tích của cái phòng.  Thêm vào cái tủ để tivi nhỏ ở gần cánh cửa ra vào thì chúng tôi chỉ còn lại một lối đi nhỏ.  Thì thôi ở tạm đây vậy, tôi tự an ủi mình như vậy.  Gia đình tôi ở đó cùng với một gia đình khác gồm sáu người.  Ngôi nhà lúc nào cũng có vẻ ồn ào và đông đúc.  Có những lúc tôi chỉ muốn khóa tôi lại trong một căn phòng cách xa những thứ ồn ào ngoài kia để có một chút thời gian cho riêng mình.  Những lúc thấy buồn như vậy, tôi lấy thư của nhỏ bạn ra đọc.  Bức thư đó giống như một kỷ vật cuối cùng mà tôi có thể sờ vào và nhớ lại về cái nơi mà đã từng thuộc về tôi.  Trong thư, từng hàng chữ nhỏ chạy dài trên từng hàng kẻ xanh đã mang tôi về với những ngày ấu thơ.  Bức thư sao nhỏ bé nhưng đã mang cho tôi bao nhiêu kỷ niệm đẹp.

Nhưng việc làm tôi buồn hơn nữa việc mẹ con tôi chẳng bao giờ được nhìn mặt nhau từ khi tôi sang đây,  Có lẽ vì quá bận rộn, nên mẹ quên cả thời gian.  Trong lòng tôi biết là mẹ đã chịu khổ nhiều.  Từ lúc khi mẹ còn bé, cho đến khi mẹ làm mẹ, mẹ đã phải mang bao gánh nặng trên đôi vai gầy của mẹ.  Cuộc sống của mẹ như sóng với biển.  Sóng lúc cao lúc thấp, biển đời lúc hiền lúc dữ.  Buổi sáng tôi đi học sớm, buổi tối mẹ đi làm về trễ.  Có khi cả ngày tôi chỉ thấy mẹ chừng năm phút, hay nghe tiếng mẹ mở cửa trong mơ.  Mẹ thương gia đình tôi nên mới vất vả đến thế.  Ai cũng nghĩ sang Mỹ là sướng nhưng thật ra sang đây để mà có thể tồn tại ở đây lại là khó.  Ở đây ai cũng bắt đầu bằng hai bàn tay trắng mà mỗi tháng thì bill trong hộp thư cứ dồn dập gửi về.  Mà có lẽ cái chuyến đi nửa vòng trái đất này cũng quay mối quan hệ giữa bố và mẹ tôi một trăm tám chục độ.  Hình như họ có bất đồng về mọi thứ, mà có lẽ ai cũng có ý đúng về quan điểm của họ.  Nhưng có lẽ họ vẫn chưa thấy được sự rạn nứt của cái cuộc hôn nhân của họ.  Nhưng tôi thấy.  Tôi thấy nhưng tôi phải cố bịt tai lại, che mắt lại như không thấy.  Tôi phải chạy trốn cái hiện thực xấu xa mà tôi đã từng nghĩ đến hậu quả.

Chuyện học hành ở bên này của tôi thì khỏi nói.  Kể cả với cái sự thiếu hiểu biết của tôi về tiếng Anh, tôi vẫn có thể lấy được điểm tốt. 

Từ khi sang đây, tôi thấy mình chăm hơn nhiều.  Chắc vì đôi mắt thơ ngây lơ đãng của tôi đã thấy được sự vất vả của bố và mẹ tôi.  Tôi biết sự hy sinh của họ dành cho tôi là rất lớn.  Cứ nghĩ để việc họ phải bỏ cả bố mẹ già, bỏ cả quê hương để tôi có được một tương lai mới, tôi lại càng cố gắng học tập hơn.  Tôi phải làm thật tốt để đền đáp công ơn của họ. 

Với đôi mắt mà người ta gọi là "full viet" của tôi, tôi thấy được nhiều thứ mà tôi biết những đứa bạn trong lớp tôi không thấy.  Tôi có thể thấy tôi trong mười năm, hai mười năm nữa.  Tôi có thể thấy tôi với cái bằng bác sĩ, tốt nghiệp từ một trường đại học lớn.  Tôi có thể thấy được những nụ cười trên khuôn mặt của bố mẹ tôi khi thấy tôi thành công.  Và tôi sẽ ở bên cạnh họ, chăm sóc cho họ lúc già yếu. 

Còn bây giờ, tôi thấy khuôn mặt đầy lo toan của bố mẹ như muốn nói với tôi:  "Cố gắng lên con nhé."  Và có lúc tôi biết vì bận bịu học hành, tôi đã làm cho bố mẹ buồn nhưng lúc nào tôi cũng muốn nói với bố mẹ:  "Con sẽ cố gắng.  Con yêu bố mẹ nhiều!  Cảm ơn bố mẹ đã tất cả vì con."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến