Hôm nay,  

Năm Ngày Thăm Las Vegas

06/06/200800:00:00(Xem: 197077)
Tác giả: Nguyễn Lê
Bài số 2318-16208295-vb6060608

Tác giả Nguyễn Lê đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Định cư  tại Philadelphia, PA, ông bà là người đầu tiên mở nhà hàng ăn Việt Nam tại đây. Bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau, từ kinh nghiệm làm ăn, đời sống xã hội, tới nền nếp gia đình. Riêng những bài viết về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn tại Hoa Kỳ rất được bạn đọc quí trọng.

Ông bạn thân của tôi hỏi thăm kỳ này đi đâu chơi" Tôi đáp Las Vegas. Ông bạn nói  tôi thật quê mùa. Từ ngày qua Mỹ chả bao giờ bước chân tới sòng bài. Tôi vội cải chính ai cũng tưởng đi Las Vegas là chơi bài và nói luôn thực ra mỗi người có một sở thích riêng (hobby). Có người đi Las Vegas dài dài, có người thưởng thức lên tàu ra biển (Cruise) một lần rồi thôi.

Sau nhiều năm dài chúng tôi mới lại có dịp trở lại thăm sòng bài tại Las Vegas.

Tôi còn nhớ năm 1980, chú em tôi gửi tặng một vé máy bay khứ hồi và nghỉ 3 ngày 2 đêm tại khách sạn Tropicana, Las Vegas. Vé do sòng bài Tropicana tặng chú vì là dân chơi bài thường trực tại sòng và vì cùng họ NGUYỄN nên chú tặng lại tôi. Để kiểm soát đúng người được tặng vé, họ hỏi tên họ, năm sanh và tên mẹ đẻ. Các câu hỏi của họ, tôi đều trả lời lưu loát.

Năm đó vào giữa tháng 8 nên trời nóng có khi lên tới 103 độ nên không dám ra ngoài, chỉ quanh quẩn ở sòng bài nên không biết gì về phong cảnh bên ngoài.

Bà chị và các cháu tôi bên California thường đi sòng bài ở Las Vegas và chỉ thấy nói là đi kéo máy đánh bài, chẳng bao giờ thấy nói về các sinh hoạt ngoài trời, du khách hay các Shows trình diễn nghệ thuật.

Mọi năm cứ đến ngày Father's Day là cậu con trai tặng tôi nào áo chemise, nào cravate, nào đi ăn nhà hàng.v.v...

Năm nay cậu đặt chỗ ngụ tại sòng bài VENETIAN, ngồi ghế First Class máy bay, xe Limousine chở tới sòng bài sang trọng, ngụ tại khách sạn cao cấp.
Khởi hành từ 9:30 sáng tại miền đông bay sang miền tây lúc 11:30 sáng sau chuyến bay dài 5 tiếng đồng hồ vì múi giờ khác biệt 3 tiếng. Để giết thì giờ tôi mang tập truyện 65 tác giả "Viết về nước Mỹ" phát hành năm 2006 ra đọc.

Sòng bài khách sạn sang trọng The VENETIAN and The Grand Canal Shoppes nằm trên đường Las Vegas Boulevard là một dãy phố dài san sát các sòng bài nổi tiếng tại Las Vegas như Caesars Palace, Bellagio, The Mirage, Treasure Island, Paris Las Vegas v.v...

Trong khách sạn ngoài sòng bài và phòng ngủ mấy ngàn phòng còn có những cửa hàng của các hiệu buôn cao cấp dọc theo những dãy số như bên Ý Đại Lợi xen lẫn với sông nước chảy quanh các dãy phố và trên sông có những con thuyền thật sang trọng mà họ đặt tên là La Gondola. Họ dựng lại tỉnh Venice bên Ý ngay tại sòng bài. Du khách muốn đi du thuyền quanh phố trả 15 dollars một đầu người. Ngoài ra còn có những nhà hàng, tiệm ăn, tiệm cafe, tiệm bánh, tiệm buffet: "All you can eat" giá cả từ 35 đô một người xuống tới 20 đô.

Tình cờ đang dạo chơi tại thành phố nhái lại tỉnh Venice thì gặp gia đình người bạn 3 thế hệ ông bà, cha mẹ và 2 cháu bé một trai, một gái.

Chúng tôi rủ nhau đi thăm đập Hoover Dam cách Las Vegas khoảng một giờ lái xe. Đi vòng vèo dọc theo ngọn đồi đất đỏ, chúng tôi tưởng tượng như đi trên đèo tại thành phố Monte Carlo bên Âu Châu.

Đập được xây cất từ năm 1931 tới nay vẫn còn đang được nâng cấp đều đều cung cấp điện cho 3 tiểu bang Nevada, Arizona, và Nam California.
Sau khi mua vé 9 đô vào cửa, được coi cuốn phim diễn lại cảnh xây cất đập từ lúc bắt đầu với kỹ thuật thô sơ cho tới kỹ thuật hiện đại, tham quan phong cảnh trên đập nước kỳ quan của thế giới, chụp hình lưu niệm. Trở về sòng bài Bellagio phong cảnh tuyệt đẹp, kiến trúc cầu kỳ sang trọng. Chúng tôi vào thưởng thức Buffet ăn tới no bụng đủ thứ từ càng cua Alaska tới Prime rib Steak  với đủ các món ăn Mỹ, Pháp, Mễ, Tàu, Nhật. Kết thúc bằng bánh Pháp Flan Caramel, Crème Bruleé, Fruit Tart, cafe.v.v...

Ngày thứ 2 chúng tôi thăm các sòng bài Paris Las Vegas, Bally, Bellagio, Planet Hollywood, Caesars v.v... Sòng nào cũng có những cửa tiệm từ cao cấp như Cartier, Mikimoto, Chanel, Judith Lieber, Vesace, Bally, Bellagio, Planet Hollywood, Caesars... v.v… Sòng nào cũng có những cửa tiệm từ cao cấp như Cartier, Mikimoto, Chanel, Judith Lieber, Vesace, Gucci, Tiffany tới các cửa tiệm trung bình như Macy Banana republic, Structure, Ann Taylor, Caché v.v...

Ngoài phố cũng chen vai thích cánh với các tiệm Mac Donald, C.V.S, Subway.

Sau khi dạo các sòng bài từ sáng tới xế chiều mỏi cẳng chúng tôi về khach sạn nghỉ sả hơi chuẩn bị đi coi "Cirque du Soleil" lúc 7 giờ tối.

Cirque du Soleil trình diễn tại nhiều sòng bài như MGM Grand, Treasure Island và Bellagio, The Mirage với các Shows chủ đề hoàn toàn khác nhau. Đa số là các màn đu giây, nhào lộn rất nghệ thuật với phần thay đổi phong cảnh sân khấu rất mới lạ xen lẫn với kỹ thuật ánh sáng và nhất là phần âm nhạc rất sống động.

Các buổi trình diễn kéo dài tuần này qua tuần nọ, có khi cả tháng. Sân khấu chứa đựng cả mấy ngàn người, vé bán từ 80 đô tới 150 đô. Khán giả ngồi xem từ đầu đến cuối thật im lặng. Ai nấy đều thích thú thưởng thức phút đầu tới phút cuối.

Mỗi buổi sáng từ 7 giờ, chúng tôi đi xuống hồ tắm nước lạnh và hot tub massage với nước nóng. Hồ tắm được kiến trúc với các vòi phun nước từ các tượng khỏa thân xen lẫn với cây dài bóng mát sang trọng như trong các dinh thự vương giả Âu Mỹ.

Nhìn từ tầng thứ 14 của khách sạn xuống dưới hồ tắm được trình bày theo hình chữ nhật với 2 hồ bơi ở giữa, 1 nóng, 1 lạnh và 4 hồ tắm (hot tub) nước nóng ở 4 góc giữa những hàng cây xanh mát và dãy cây thông cao chót vót.

Khách tắm xong có thể vào điểm tâm tại nhà hàng nằm sát ngay cạnh hồ tắm, có nhiều dãy bàn ăn bầy ngay tại khoảng trống ngoài trời với những dù che muôn màu sắc.

Tại sòng bài Mandalay Bay họ còn thiết trí bãi biển với sóng đánh dạt dào từ ngoài vào trong. Nhiều du  khách rất ngạc nhiên khi thấy bãi biển nhân tạo ngay tại trong sòng bài.

Sòng bài Venetian với phong cảnh và thành phố như Venice bên Ý, toàn bộ nằm trong building với bầu trời mây bay, không khí mát lạnh của máy điều hòa trong khi ngoài phố nóng tới 95 độ.

Sòng bài Paris Las Vegas có nhà hàng Le Village Buffet với các phòng ăn riêng rẽ, đi vào phòng ăn như đi vào các tiệm ăn trong thành phố bên Paris. Biểu tượng cho Paris thu nhỏ là tháp Eiffel (Tour d' Eiffel) và khải hoàn môn (Arc de Triomphe). Lên coi tháp Eiffel thu nhỏ phải trả lệ phí mỗi đầu người 10 đô và họ thiết trí nhà hàng ngay trong tháp. Du khách có thể vừa giải trí ăn uống, vừa ngắm nhìn người đi lại dưới tháp.

Gần cuối tuần du khách lũ lượt check in vào khách sạn nối đuôi nhau. Taxi, xe nhà, xe limousine xếp hàng ngang cả chục hàng, xe cộ kẹt cứng phải kiên nhẫn chờ đợi lăn bánh dưới không khí nóng bức của khí hậu vùng sa mạc Nevada.

Các khách sạn sang trọng lộng lẫy như cung điện của vua chúa xưa kia. Cả mấy ngàn phòng trong 1 khách sạn đều được giữ chỗ trước cả tuần. Cuối tuần du khách đông nghẹt, chỗ nào cũng đầy ắp người. Nhìn thấy thiên hạ rong chơi, đốt tiền mới hiểu được Las Vegas càng ngày càng phát triển với các nhà đầu tư tài phiệt Âu Mỹ bỏ hết tỷ này đến tỷ khác để bốc hốt tiền của du khách từ khắp năm châu.

Cuộc du hành thăm Las Vegas nói là 5 ngày nhưng bay đi bay về đã mất 2 ngày. Tranh thủ thời gian chúng tôi cũng đã đi được nhiều nơi từ giải trí đến ăn uống, tham quan thắng cảnh. Thiết tưởng phải để vài tuần du lịch mới tạm gọi là đủ để có một nhận xét đầy đủ hơn về thành phố du lịch ăn chơi và cờ bạc Las Vegas. Chúng tôi dự định vào tháng 12, thời tiết mát mẻ, sẽ lại du hành 1 chuyến nữa trong khi nhà tôi thủ thỉ bên tai: "Có ra ngoài tham quan thiên hạ mới thấy cuộc đời đáng sống!"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến