Hôm nay,  

‘Tiền Nhân’, THUYỀN NHÂN & ‘PHI NHÂN’

03/06/200800:00:00(Xem: 229933)
Tác giả: Chu Tất Tiến

Bài số 2315-16208292-vb3030608C

Tác giả là một cựu tù nhân chính trị, H.O. 1, hiện là nhà báo quen thuộc với cộng đồng Việt tại Nam Cali, đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài sau đây kể về kinh nghiệm vượt biên hụt. Tựa đề bài viết là cách gọi vui vẻ:  “tiền nhân, người trước, chỉ dân Việt di tản tới Mỹ thời 1975; Phi nhân, người bay, chỉ dân Việt loại tới Mỹ bằng máy bay: H.O.; ODP... để phân biệt với thuyền nhân.

Ngay khi vừa được thả chừng một tháng, người viết tìm cách dọt liền, mặc dù bà xã đã mua được hai cái máy đầu bạc, bán đi một cái mua vỏ thuyền, nhờ ông em làm thuyền trưởng, chuẩn bị xin phép ra khơi. Không muốn chờ, chắc còn lâu mới có giấy tờ, rồi lại phải dò dẫm đường đi nuớc bước, nên người viết phóng ra Bà Rịa, kiếm ông chú họ, có tầu sẵn, nếu đi được thì đi liền. Ngày đi, chỉ có một cái áo sơ mi nâu, một cuốn sách "Mác Xít - Lê Nin nít" cầm tay làm cái bùa. Còn một cây vàng, chẻ nhỏ, khâu vào quần đùi. Ai dè lá bùa này hiệu nghiệm vô cùng. Vừa đến cầu Cỏ May, bất ngờ bị lục soát. Một lũ công an ào lên, la lối: "Xuống hết! Xét!" Chết mẹ rồi! Giấy tờ đi đường không có, nhất định là bị tóm, đời tàn trong sương khói. Mọi người lục tục đi xuống hết, còn người viết vẫn ngồi ghế sau cùng. Khi tên công an tiến đến, hất hàm: "Anh này, xuống!" Người viết chẳng biết làm sao, tửng tửng lật ngửa cuốn sách trên tay, không nói một tiếng nào, chỉ cho tên công an cái tờ bìa có chữ "Mác Xít - Lê nin nít"! Tên này liếc vào trang bìa, giật mình một cái.. cúi chào rồi lùi xuống! Trên xe chỉ có một mình người viết ngồi lại, chân tay run rẩy! Chừng nửa tiếng sau, đoàn người lục tục lên xe, còn dư vài chỗ trống vì có một số phải ở lại Cầu Cỏ May! Ba tên công an thứ thiệt, ngồi ngay trước người viết, vừa lên xe vừa chửi ầm ĩ: "Đ.M. nó! Đã bảo là công an, mà nó cứ bắt trình giấy. Đ.M. Có ngày tao cho biết tay!" Nhưng cả lũ thấy người viết ngồi nghiêm nghị nhìn chúng, thì lập tức câm, liếc nhau, rồi im lặng! Chắc ông này là "cối" lớn! Ai biết đâu là tên cải tạo mới về, đang run như giẽ! Chuyến đi đó không thành công. Ong chú bị bắt mất tầu rồi! Nên đành về, chờ vậy.

Lần thứ hai, nộp vàng cho một người quen, vì chiếc ghe của gia đình vẫn chưa xong giấy tờ. Hai vợ chồng, hai đứa con trai, và bà nội các cháu đi theo, cầm đồ. Đến Vũng tầu, vào địa điểm hẹn, thì chưa sẵn sàng, chới với, không biết ra sao, bà nội các cháu kéo vào nhà ông cậu, em của bà nội, ở đỡ. Vừa thấy một lũ kéo nhau vào, ông cậu cau mặt, lầm bầm chửi thề, nhưng cũng phải cho tá túc một đêm. Cả đêm không ngủ được vì mấy đứa em họ, ngày xưa quý hóa ông anh lắm, nay vì sợ hãi liên lụy, nên chửi thẳng vào mặt, không nể nang: "Đ.M. Tự dưng dẫn xác đến! Đ. M. chết đến nơi rồi!" Nghiến răng chờ sáng, đến chỗ hẹn. May sao vào được nhà, nhưng ở phía bếp. Chủ nhà dặn thật kín tiếng, không được ho, không được nói. Ỉa đái thì phải chờ đêm. Vậy mà cũng hết hồn hết vía. Bên cạnh nhà có một thằng nhóc khoảng 12 tuổi, thông minh ghê gớm. Nó qua hỏi thằng nhóc trong nhà: "Ê! Nhà mày hôm nay có người sao mà tao thấy chẻ củi nhiều qúa!" Chết bỏ bu rồi! May mà tên nhóc trong nhà cũng thông minh không kém: "Có gì đâu! Nghe nói mai mưa, hôm nay chẻ trước cho khô." Tên kia lại nói: "Sao tao thấy trong phòng mày nghe sột soạt"" Nhóc này trả lời liền: "Đ.M. Có con chuột to, tự dưng chạy từ nhà mày qua nhà tao. Tao đang tìm cách bắt mà chưa được!" Tên nhóc cháu ngoan bác Hồ già kia liền bắc ngay một cái ghế, ngồi chặn trước cửa. Trong nhà run lập cập. Thế là tiêu đời! Cũng may mà tên nhóc trong nhà thông minh hơn, hy sinh mấy đồng, rủ cháu ngoan Bác đi ăn đồ ngoài chợ. Nghe nói đến ăn chùa, tên nhóc khăn quàng đỏ kia đi liền, quên vụ canh gác.

Còn trong nhà, nín thở chờ hai, ba ngày, vẫn chưa ra khơi được, liền rủ nhau về. Trời còn lờ mờ sáng, đã phải ra trạm xe đò, ngồi chờ. Nhưng ôi thôi, khi mặt trời lên, từng đoàn người kéo nhau vào chật phòng vé, mà toàn cán bộ với bộ đội nón cối. Chúng xếp hàng dài từng lũ. Nguy rồi, làm sao về nhà đây" Bà nội các cháu, nói: "Để Me, con đừng lo!" Rồi bà cụ xăm xăm đi lên, vượt qua lũ bộ đội. Một tên nổi sùng, thò tay ra, nắm áo bà cụ lại: "Ê! Bà già! Đứng ra sau!" Bà cụ giật tay nó ra, chỉ vào mặt: "Mày câm cái mồm! Dám nói với mẹ mày như vậy hả! Tao tát cho một cái bây giờ!" Tên kia chưng hửng. Chắc là Mẹ chiến Sĩ rồi! Thôi nhịn! Bà cụ đi tiếp, vẹt mọi người ra. Đến đúng chỗ quầy vé, một tên bộ đội nón cối lại gạt cụ xuống: "Bà này! Đi xuống cuối hàng!" Bà cụ chỉ tay vào mặt hắn, quát lớn: "Mày biết thân mày đi! Lui ra! Cho mẹ mày mua vé!" Tên kia hoảng quá! Thôi đụng thứ dữ rồi! Mẹ cán bộ Bắc Kỳ rồi! Hắn lui ra ngay; bà cụ tỉnh bơ, nói với tên bán vé: "Cho tao năm cái vé về thành phố!" Năm cái vé được đưa ra cấp kỳ. Thế là cả nhà vượt biên về Sàigòn an toàn! (Bà cụ còn nhiều giai thoại chửi Cộng Sản te tua. Sau khi ba thằng con đi cải tạo hết, cụ lên Bảo Lộc, mua mấy mẫu đất, trồng cà phê. Một hôm, ba tên công an bước vào nhà. "Này! Nghe nói bà già là mẹ lính ngụy phải không"" Bà cụ trợn mắt: "Ai bảo mày thế" Nhà này không có ai là lính ngụy cả!" Ba tên công an ngẩn người: "Tôi nghe báo cáo nói bà cụ có ba thằng con đi lính ngụy mà!" Bà cụ quát liền: "Tao không có đẻ ra lính ngụy! Mày biết chưa! Tao đẻ ra ba thằng toàn là Sĩ Quan Cộng Hòa hết!" Rồi bà gào lên: "Chồng tao thì bị đấu tố chết! Thằng con lớn tao mới chết trong tù! Tụi mày còn muốn gì nữa" Muốn đưa tao vào tù luôn hả" Tao cũng muốn vào tù để chết chung với mấy đứa con tao" Mày đưa tao đi luôn đi!" Ba tên công an hãi quá! Gặp bà già giết giặc rồi! Chúng vội chuồn ngay, không bao giờ trở lại.)

Lần vuợt biên thứ hai và thứ ba cũng không thành công. Đi hết nhà ém này đến nhà ém khác. Toàn di chuyển ban đêm bằng xe đạp. Ban tổ chức

chở từng người bằng xe đạp qua các con đường âm u, sương mù mịt, chẳng nhìn thấy chi. Vợ chồng con cái chia tay nhau hết, nên sợ bị bắt thì ít, mà sợ lạc nhau thì nhiều. Nhưng khi gặp nhau thì phải nằm bẹp như cá hộp. Cả chục nguời đàn ông, đàn bà, con gái, thanh niên ép dí trong phòng kho, đi tiểu, đi cầu vào bô, có người nhà đem đổ, nên hoạt cảnh thiệt buồn cười. Chả có ai mắc cỡ, cứ tụt quần ra, ngồi bô ngay cạnh đầu người, dù là con gái, đàn ông…, vì nhịn không nổi. Mấy cô lúc đầu thì đỏ mặt, sau thì quen dần với tiếng tồ tồ, với mùi thối và khai. Được vài ngày lại chạy chỗ khác. Có hôm đang nằm ém, nghe báo động, "Công an tuần tra!" là cả bọn tung tóe chạy ra ngoài đồng, nằm rạp xuống đất, sau mấy cái bờ ruộng, không dám thở. Có lần, đang nằm bẹp xuống đất ruộng, núp mấy cái đèn pin công an đang rọi chiếu lung tung, thì một bà giáo nằm bên cạnh, cứ ngỏng cái đầu lên xem Công An đi đến đâu! Người viết phải dúi đầu bà xuống, nhưng bà này man man, cưỡng lại: "Để xem chúng làm cái gì!" Người viết nổi sùng, xáng cho một bạt tai, dúi đầu xuống. "Xem cái con khỉ! Ở giữa ruộng, mà ngỏng đầu lên như rắn lục thế, thì đứng xa cả cây số cũng thấy!" Bà này im re, nhưng sau khi bọn công an xa vừa bỏ đi, thì chạy vào nhà, ra phía sau hè, cởi quần áo ra múc nước xối lên người um sùm! Mọi người muốn điên luôn!

Lần đó, đi trên xe đò về thành phố, quần áo ướt đầy bùn. Mấy tên lơ xe cười hì hì:

"Dọt không thoát phải không"" Không thèm trả lời, cứ im như thóc.

Lần vượt biên thứ tư cũng xui, ra "tắc xi" đến biển rồi, thì thấy tầu công ăn dăng đầy, đèn chớp lia chia. "Cá lớn" đã bị phát giác! Cả lũ thuyền con phải chạy tạt vào một đảo hoang, đúng vào ngày bão. Đứng trên đảo, núp dưới mấy cây lớn, chịu trận với cơn bão giật đùng đùng suốt một ngày, không ăn uống gì. Ngày hôm sau, có mấy ghe của dân chài, biết là có đám vượt biên hụt, nên kéo tới, làm tiền. Cứ một mạng đổi lấy một "chỉ" vàng, đưa về tới Bà Rịa. Đành chịu, nếu không thì công an kéo đến..

Lần chót, thì do chính ông em chủ động. Đã chạy biển được một thời gian, mua bãi bến đủ cả, thế là cả nhà lên đường. Ngày đi, hẹn nhau ở Sở Thú. Hai vợ chồng, hai đứa con ngồi trên ghế đá bên trái của cổng. Hai ông "bộ đội" tiến đến, nói mật khẩu, rồi một ông lãnh vợ và hai con, một ông lãnh tên chồng. Lên xe đến Phước Hải, hai vợ chồng một nơi, hai đứa con một chỗ. Sợ quá chừng! Lỡ ra mất con thì làm sao sống nổi! Hai ngày chờ đợi như ở trong địa ngục. Đến tối ngày thứ hai, bỗng nhiên có một cô gái dẫn thằng anh đến, mếu máo: "Bố ơi! Em nó sốt! Nó khóc quá chừng!" Thế là bắt buộc cô kia phải dẫn bố đi kiếm con, và bằng mọi giá, phải đưa cả hai thằng vào một chỗ. Cháu nhỏ khóc lặng người, vừa nhớ bố mẹ, vừa sợ, vừa đau. Om con vào lòng, mà mừng quá đỗi, cả hai bố con đều khóc. Đến ngày thứ ba, mới có tin tối nay chuẩn bị đi. 12 giờ lên đường. Bãi đáp được mua từ 12 giờ đến 2 giờ sáng.

Bất ngờ, đang chuẩn bị náo nức, tay bộ đội liên lạc với công an bãi đáp, chạy đến nhà ém, hớt hải: "Bỏ mẹ rồi, có thằng đổ bãi bậy, đánh nhau với công an. Chúng nó bắn chết ba tên công an của mình rồi! Bây giờ, công an tỉnh đang bao vây, khóa đầu chặn đuôi, phải dọt lẹ!" Mọi người kinh hoảng, tản hàng. Từ nhà ém ra đến đường cái, chó sủa kinh hồn. Đi một quãng lại ngừng cho bớt tiếng sủa mới đi tiếp. Đến đường cái, cũng phải vừa đi vừa núp, chờ xe đò về Sàigon. Một lúc sau, tay bộ đội đi xe "cúp" chầm chậm ngang qua từng nhóm người núp, dặn nho nhỏ: "Đừng lên xe thứ nhất! Đừng lên xe thứ nhất!" Vì câu dặn này, mà người viết thoát nạn. Chừng khoảng 2 giờ sáng, chiếc xe đò thứ nhất từ phía Bà Rịa đi ngang. Một số người không nhịn nổi, leo lên. Người viết vẫn kiên nhẫn chờ, không cử động cho bớt tiếng chó sủa. Đến chiếc thứ hai, mới chạy ra vẫy lại, và khi lên xe, thì tìm chỗ ngoài cùng, ngay cửa sau. Quả nhiên, khi xe đến gần Long Thành, nhìn thấy phía trước thấy lửa cháy từ một cái vỏ xe do công an đốt giữa đường để chặn xe. Đám người đi xe thứ nhất bị dính chấu toàn bộ. Công an chạy lăng xăng canh chừng. Chiếc xe thứ hai trờ tới, bọn công an chưa kịp phóng đến thì người viết nhẩy ngay xuống, cùng với một cô gái khoảng 20 tuổi. Cả hai lao vào rừng. Vừa chạy được mấy thước, một tên công an từ trong rừng chạy ra: "Chị kia! Chạy đâu"" Người viết chạy sau, hắn không thấy, nên kịp núp vào một thân cây. Người con gái hổn hển nói: "Tôi mắc đi cầu!" Tay công an quát: "Kiếm cớ dọt hả"" Người con gái gắt lên: "Tôi mắc thiệt mà!" Rồi không đợi tay công an nói thêm, cô gái tụt luôn quần ra, ngồi xuống, phô cái mông trắng bóc giữa bóng đêm. Tay công an mắc cở, phải quay lưng đi. Vừa thấy bóng hắn khuất nẻo, cô gái kéo quần lên, chạy tiếp. Hai người phóng sâu vào trong rừng rồi mới quành trở ra đường cái, xa hẳn phía cái bánh xe cháy. Đứng núp bên đường đến khi thấy xe đò thiệt, người viết mới chạy ra chặn lại, leo lên, nhận cái giá đắt gấp ba lần, nhưng thoát về được Sàigòn, còn vợ con bị bắt hết. Chúng tống dân vượt biên hụt vào ngay trại Suối Máu, nơi người viết đã từ đó được thả ra! Giả tỷ mà trở lại, chắc không sống sót với những tên cai ngục đã nhẵn mặt mình!

Về nhà, buồn bã, chơ vơ. Đến khoảng 10 ngày sau, quá buồn, tới nhà chị Đại Tá NVĐ (Anh vẫn còn ở tù), than: "Em buồn quá, chị ạ! Vợ con bị nhốt không biết bao giờ mới được thả ra!" Chị nghĩ một lúc rồi nói: "Chiều nay, em lại đây, chị có chuyện này hay lắm, có thể làm em bớt buồn!" Buổi chiều, đến gặp chị, thì thấy có hai ông đang ngồi đó. Chị giới thiệu một ông là chuyên viên coi Tử Vi, một ông coi Nham Độn. Chị nhờ hai ông xem giùm cho người viết một quẻ. Ong Tử Vi coi cũng thường thôi, không có chi đặc sắc, nhưng ông Nham Độn mới thật là tiên tri! Sau khi hỏi xong tên tuổi, năm sinh, ông bấm đốt ngón tay: "Hừm! Hừm! Quẻ này khá lắm!..." Rồi, bấm ngón tay nữa. "Hừm! Không sao đâu! Sắp về rồi!" Một lúc sau: "Không phải sắp về, mà về rồi! Về nhà rồi!" Ong lắc vai người viết: "Về nhà đi! Vợ con đang ở nhà đó!" Trời đất! Thiệt không" Thiệt mà! Về ngay đi, kẻo bà ấy mong! Quên luôn cả cám ơn, quên chị NVĐ, quên hết mọi sự, vội vàng chụp cái xe đạp, phóng ào như gió về đến nhà, thấy vợ con đang ngồi chờ đợi! Thiệt không tả nổi nỗi vui, nỗi khâm phục người tiên tri Nham Độn!

Và đó cũng là chuyến vượt biên hụt cuối cùng, chấm dứt giấc mơ làm "Thuyền Nhân" vì đúng lúc đó, có chương trình H.O! Nghe tin hôm sau, quận Phú Nhuận sẽ nhận đơn, người viết đi báo với bạn bè. Có ông tin, có ông không tin: "Lỡ ra, chúng rình, nhốt mình lại thì sao""

Kệ mẹ nó! Nếu chúng muốn nhốt, thì cần gì phải làm đơn đi Mỹ rồi mới nhốt! Chúng nhốt lúc nào chả được! Cứ làm đại! Và, 3 giờ sáng hôm sau, có mặt tại công an quận, tưởng sớm, ai dè có ông bạn đã chăng võng ngủ trước cửa từ 11 giờ đêm hôm trước. Như thế, số vào cửa của người viết là đúng số 50! Và, số 50 lên đường đi Mỹ theo diện H.O 1, ngày 5 tháng 1 năm 1990, chuyến bay thứ 2, khởi hành lúc 10 giờ sáng. Nhưng để chắc ăn, người viết buộc cả nhà phải lên đường lúc 4 giờ, lẳng lặng ra xích lô, đến phi trường cho chắc ăn. Quả nhiên, lúc 8 giờ sáng, hai tên Phường Đội đến gọi thằng con lớn đi Nghĩa vụ Quân Sự! Sau nghe kể lại, khi biết rằng cả nhà đã lên đường đi Mỹ, hai tên chửi nhau:" Đ.M. mày! Đã bảo đến từ hôm qua, lại lo nhậu! Nhậu cái con mẹ gì! Bây giờ chúng đi mất rồi!"

Đi mất thật! Dù là ở ngay phi trường Tân Sơn Nhất, người viết trả lời phỏng vấn của David Jackson, phóng viên đài truyền hình số 9 tại Los Angeles, khi anh này đi lanh quanh, hỏi ai biết tiếng Mỹ không. Khi biết người viết có thể trả lời phỏng vấn, anh ta cho máy quay phim, đèn pha chiếu tùm lum, trước mắt công an, nói chuyện linh tinh, cảm tình cảm nghĩ. Rồi cũng lên đường. Hát Ô Một tới Mỹ để bắt đầu cho một giai đoạn "phi nhân" (có mấy anh bạn đùa vui, gọi Hát Ô được đi máy bay là Phi Nhân để khác với Thuyền Nhân). Nhóm Phi Nhân này khổ hơn Thuyền Nhân, vì đến nước Mỹ trễ tràng, vào đúng giai đoạn kinh tế xuống, nhà cửa rẻ như bèo. Kiếm việc công không ra, đành làm công cho Thuyền Nhân và nhất là "Tiền Nhân" là những người đi tiền phong từ năm 1975, nay đã thành các luật sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, ông chủ, bà chủ khách sạn, nhà hàng, tiệm bán "fớ ni chơ", "neo", hay "xóp" may. Một số các ông bà chủ Tiền Nhân này (dù không nhiều lắm), cứ coi nhóm Phi Nhân toàn là "nhà quê", ít học, nên sai bảo như vặt lông vịt. Có bà Phi Nhân, cựu giáo sư, phải làm 10 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, mà lương có 800 một tháng! Có ông Phi Nhân, cựu Bác sĩ, phải đi giao bánh mì từ 3 giờ sáng đến 2 giờ trưa, lương cũng 800 một tháng. Một Phi nhân, cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh bỗng biến thành Hành khất, làm 10 tiếng một ngày, sáu ngày một tuần, cũng 800 một tháng! Lạ lùng thay con số 800! Một nữ giáo sư chuyên dậy học sinh giỏi, đi làm cho một dược sĩ bạn học cùng trường, bị chủ mắng như tát nước, phải gạt lệ ra đi... Oi! Cuộc đời đã làm Tù Nhân, nay lại thành Phi Nhân, chán ngắt. Nhưng có lẽ nhờ chịu đựng gian khổ đã quen, nên chỉ một thời gian 10 năm sau, Phi Nhân đã lấy lại phong độ và quên đi dĩ vãng đau buồn, Câu chuyện Hát Ô có mở đầu, nhưng rồi cũng như câu hát: "lâu dần đời người cũng qua..", dù cho Tiền Nhân, Thuyền Nhân, hay Phi Nhân sẽ đều đến chung một điểm vĩnh hằng...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Tác giả cho biết, “Trước năm 1975, tôi là giáo sư dạy tại trường trung học Lương văn Can , quận 8, Sài gòn.
Cùng với bài “Mười Lăm Năm ở Mỹ” đã phổ biến hôm qua, tác giả Minh Nguyệt Graves còn gửi thêm bài sau đây, cho biết bài được viết bởi ông chồng Carl Graves, một người Mỹ làm công chức tại Texas.
Tác giả qua Mỹ cùng với 2 con, theo diện đoàn tụ do cha bảo lãnh, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Chuyện Ông Mỹ có vợ Việt”, đã phổ biến 2 tuần trước.
Việt Báo thành kính tưởng nhớ Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm, một tác giả huynh trưởng từng góp bài Viết Về Nước Mỹ. Ông sinh ngày 30-6-1930 tại làng Hoành Nha, Giao Thủy, Nam Định, vừa từ trần tại San Jose,
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO.
Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả có tên trong Danh Sách Chuing Kết Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện là cư dân Minneapolis, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Nhạc sĩ Cung Tiến