Hôm nay,  

Cái Bát Mạ Vàng

30/05/200800:00:00(Xem: 221125)
Tác giả: Mai Hồng Thu
Bài số 2311-16208288-vb6300508

Donna Nguyễn, cư dân San Jose, là tác giả bài “Chống Tếch Vợ Ly” đã được phổ biến. Bài viết về nước Mỹ thứ ba là chuyện cô gái Việt từ một miền lạnh và “Cali đi dễ khó về”. Mong tác giả tiếp tục viết thêm.

Từ cái ngày qua Mỹ tới giờ, đời sống của Vân tính ra cũng thanh nhàn lắm. Vì vốn đã học Anh Văn hết những năm trung học, cho nên qua đây, ngôn ngữ nước người hông làm cho Vân khó xử mấy.

Hội nhập vào cuộc sống mới cũng dễ thôi. Vì thực ra, sống có một mình, có việc làm tương đối, Vân nghĩ cuộc sống không có gì phải lo lắng nhiều như những người đồng huơng khác. Cái thời đó, còn rất ít người Việt tỵ nạn ở trên đất Mỹ này. Cho nên, đi đâu cũng phải ú ớ, múa máy tay chân, nói sao cho người ta hiểu mình muốn gì. Những người chưa hề học Anh Văn, hay không có khiếu ngôn ngữ, thì đành phải chịu, cầu cứu các ngài thông dịch viên. Mà thông dịch viên cái thời đó, cũng hiếm như "gạo quế, củi châu " những năm kinh tế khó khăn.

Qua Mỹ, mà lại ở những vùng lạnh, nhà cửa thì rải rác. Quán xá cũng không nhiều. Cả một cái thành phố lớn, chỉ có độc một cái tiệm tạp hoá bán đồ ăn Việt-Hoa. Thế cho nên, khi ra đường, lở mà nhìn thấy người Việt nào đó, cứ xem ra mừng rỡ tay bắt mặt mừng như bắt được hủ vàng hông bằng.
Ôi thôi, cái thời xa xưa ấy, nay đả còn đâu. Cái vui được trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ. Cái mừng khi được nói lên những câu chuyện của quê nhà mà cái cách sống, cái phong tục tập quán và những thói quen hằng ngày khi còn ở Việt Nam, chỉ có thể giao du với người Việt, thì mới "có đất dụng võ" mà thôi

Ngày ngày Vân đi làm, rồi về nhà đối diện với bốn bức tường, cô đơn nơi xứ người. Sách tiếng Việt chỉ có vài ba cuốn, đọc đi đọc lại mãi cũng chán, Vân đành đọc sách tiếng Anh. Phim bộ Hồng Kông, dịch ra bằng tiếng Việt, mỗi tuần chỉ ra vài ba cuốn mới, thì Vân cũng chỉ phải đành coi phim Mỹ mà thôi. Cuộc sống như thế, chắc có người chịu không nổi, nhưng riết rồi mà Vân cũng đã quen như "chuyện thường tình ở trên huyện" ấy mà.

Dần dần rồi người Việt cũng nhiều hơn. Có nhiều người ghé nhà chơi lúc Vân đang coi phim Đài Loan. Những câu chuyện của Tác giả Quỳnh Dao được làm phim, thời ấy rất nổi tiếng. Coi phim bộ coi như vừa giải trí, vừa nghe tiếng Việt vanh vách, với người sống 1 mình như Vân, vậy mà hay. Vân cứ luôn cứ tưởng tượng như mình đang nghe tiếng ồn từ bên nhà hàng xóm, một cái thuở nào đó, khi còn ở Việt Nam, tự an ủi là, đời không im vắng lắm là bao.

Những người Việt hàng xóm, cứ thì thầm thủ thỉ với nhau: cái Vân nó lạ nhỉ" Cứ ở nhà hoài như thế, chả chán à"

Chán thì chán lắm chứ, nhưng Vân biết làm sao hơn.

Mỗi lần Vân muốn làm bạn với ai, thì coi như là một lần Vân thất chí. Các cô thì chưng diện đẹp lắm, nói năng thì cũng hoạt bát ra trò. Nhưng ngặt cái nổi, đi shopping thì lại táy máy trao đổi giá hàng. Họ lấy cái giá thấy của cái áo này, rồi cạy ra, dán lên cái áo đắt tiền gấp đôi. Mua về, còn khoe ầm lên là mình khôn ngoan, mua được giá rẻ. Ôi thôi, cái thời ấy, hệ thống an ninh của Mỹ còn lơ là, cho nên họ mới thoát thân. Vân thầm nghĩ, là hên chứ chả phải là khôn. Mà lỡ không hên, thì có thể người ta sẻ nói sao đây"

Cả một cái thành phố nhỏ, chỉ vỏn vẹn có vài chục gia đình người Việt. Thế mà lạ, hễ có chuyện gì không hay, cái điện thoại nó reng hết từ nhà này sang nhà khác, chả mấy chốc là tin lá cải, khỏi phải cần đăng báo cho tốn mực, vì nó đã chả còn là tin sốt dẻo nữa rồi.

Nghe những tin sốt dẻo ấy, Vân cũng biết lõm bõm đâu đấy, là có một số gia đình người Việt mình, đầu tắt mặt tối, lo đi học, lo đi làm, lo chuyện gia đình còn ở Việt Nam, chả mấy khi có dịp mà Vân có thể làm thân với họ.

Thì đấy, người ta nói, "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Biết có đèn, mà chả biết làm sao để mà gần. Còn những chuyện nhan nhản quanh mình, ôi thôi, tránh sao cho khỏi.

Cái thời ấy, chả hiểu sao, người ta qua được cái thuở ban đầu khốn khó. Tiền bạc rủng rỉnh, người ta đua nhau sắm sửa. Nhà này thì sắm TV 32', vài bữa thì nhà khác lại sắm TV 40'.

Vân nghĩ, thôi để chờ tiếp....lỡ sắm hôm nay 42' vài bữa nó ra 50', chả nhẽ mình vất cái cũ vào xó để mua cái mới à.  Có ai nghĩ tới bà con gia đình còn ở Việt Nam đang còn khốn khổ gian truân cỡ nào không"

Thì người ta nói, "chén sành" so sao bằng "chén sứ". Người mình qua đây chịu khó chịu khổ, thì "nhà mát bát vàng" cũng nên chứ lỵ. Nhưng Vân không thể nào theo kịp họ được. Vân còn gia đình bên Việt Nam phải lo. Vân còn phải lo học hành cho có được cái bằng cấp để người bản xứ không ăn hiếp mình là người tỵ nạn. Hơn nữa, cái tính tằn tiện đã quen. Mắc thì không muốn mua, mà đổi giá thì Vân lại không có gan. Có bao nhiêu người Việt mình, hy sinh vì tổ quốc, có bao nhiêu người lính Cộng Hoà, bỏ mình trên chiến trận.

Bây giờ, Vân không có khả năng làm gì cho ai cả, nhưng Vân cũng không muốn là "một con sâu làm rầu" nồi canh Việt chút nào. Cho nên, cái bát của Vân, không có mạ vàng, không có kiểu cọ, mà là một cái bát bằng sành, khó mà bị sứt mẻ hay phai màu. Thôi thế vậy mà hay, dù biết rằng, đối với một số người "lương tâm không bằng lương tháng".

Thế rồi cũng có ngày trời thương, Vân nghe đâu bên Cali có nhiều người Việt lắm, tha hồ mà ăn đồ Việt Nam, tha hồ mà nói tiếng Việt, đọc sách Việt, và không biết còn bao nhiêu cái...Việt... nữa.

Vì thế cho nên, Vân đi vacation qua đó thăm người bạn, sẵn Vân cũng xin việc làm luôn. Ai ngờ, xin chơi người ta nhận thiệt. Coi như là trúng ngay cái câu người Cail hay đùa với nhau là "Cail đi dễ khó về ".

Về đâu thì về, chứ nhớ tới cái cảnh sáng dậy sớm mà phải lạnh run, ra ngoài cào tuyết đã đời rồi mới lên được xe, khốn khó trên đường sá đóng băng, mệt lả người, thì mới lết được đến chỗ làm, thì Vân chả thiết gì mà về cả. Thế là Vân ở luôn Cali "nắng ấm tình nồng"

Trời, ở đây đi làm chỗ nào cũng đụng người Việt mình hết. Mà xếp là người Việt, sẵn sàng nâng đỡ và giúp đỡ lính mới như Vân. Họ chức vụ cao, mà bình dân giản dị. Họ đâu cần óng ánh mạ vàng, mà cái tình đồng hương, cái trái tim vàng, nó lóng lánh từ tâm hồn mà ra. Mà người Việt thì khắp nơi. Coi như chén sứ chén sành gì cũng có. Cho nên Vân cứ ung dung làm chén sành mãi mãi, ai chê thì chê, Vân cứ đi kiếm chén sành mà xài.

Mà lạ, ở Mỹ, cái xứ văn minh này, chén sành mắc hơn chén sứ. Nhất là cái loại chén kiểu mạ vàng, bỏ vô microwave hay dishwasher hông được, thì ít được người ta ưa chuộng lắm.

Cũng hên, Vân "gần mực chưa đen, gần đèn chưa cháy", cứ ung dung tự tại, thế mà hay. Cái lớp mạ vàng Việt Kiều óng ánh, thôi để dành cho những người cần dùng tới. Vân dzung dzăng dzung dzẻ, làm người Việt chính cống hiệu "con rồng cháu Tiên."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến