Hôm nay,  

Ngu Dại

15/07/200800:00:00(Xem: 136105)
Tác giả: Leslie Phương Nguyễn

Bài số 2351-16208427-vb3150708

Tác giả là cư dân Pasadena, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô ngắn gọn,   chuyện kể giới hạn trong phạm vi một nhà vệ sinh công cộng nhưng trải rộng từ sở làm tại Mỹ, chùa Hương tại Việt Nam tới nạn ô nhiễm môi sinh trên thế giới. Mong cô tiếp tục viết.

Nhiều người nói tôi ngu.  Có lẽ tôi ngu thật.  Tôi áp dụng câu châm ngôn "Suy bụng ta, ra bụng người" vào đời sống hằng ngày, nên đôi lúc tôi thấy mình ngu quá.

Tôi xử dụng và giữ gìn nhà vệ sinh ở những nơi công cộng như của chính mình.  Mỗi khi dùng xong, tôi thường dùng khăn giấy (đã dùng) lau khô sink rửa tay.  Thậm chí tôi còn lau luôn cái sink bên cạnh nếu giấy chưa ướt lắm.  Có lần cô bạn làm chung phòng thấy vậy, nhìn tôi với cặp mắt ngạc nhiên hàm ý rằng, đó đâu phải là công việc của bạn.  Đúng vậy.  Ở nơi tôi làm việc có người dọn vệ sinh hàng ngày, nhưng ông ấy chỉ đến vào buổi tối.  Tôi nghĩ, nếu mình không giữ bathroom sạch, thì cả ngày phải chịu đựng một cái bathroom bê bối cho tới sáng hôm sau.  Chắc các bạn cũng đồng ý khi bước vào một phòng tắm với một cái mess của người trước để lại, chắc hẳn bạn sẽ không vui cho lắm"  Vậy thì tại sao tôi lại làm vậy với người khác.

Một lần tôi đang đánh răng thì người co-worker bước vào.  Cô ta đổ ụp cái bình café vào sink, xác café văng tung tóe, rồi quày quả bước ra.  Sau đó, hình như nhớ sực điều gì, cô ta quay lại thì thấy tôi dùng cái ly của mình xối nước cho café chạy xuống cống.  Ngượng ngùng nhưng không nói gì, cô ta đi ra.  Mỗi lần thấy như vậy là mỗi lần tôi đều dọn sạch sẽ.  Có lần thì cô ta thấy, có lần cô ta không thấy.  Lâu ngày, có lẽ "nước chảy đá mòn" nên lâu nay tôi không còn gặp trường hợp như vậy xảy ra nữa (Hy vọng cô ấy không xuống lầu dưới để dùng phòng vệ sinh ở đó!)

Một dịp viếng thăm chùa Hương Tích, vì phòng vệ sinh của đại chúng bận, nên tôi phải dùng phòng vệ sinh trong phòng tiếp tân của thầy trụ trì.  Tôi thấy băng vệ sinh của vị nào đó vất vào sọt rác một cách bất cẩn.  Hải hùng, tôi vội lấy giấy toilet phủ lên trên với hy vọng thầy chưa nhìn thấy. 

Một lần tôi dùng phòng vệ sinh ở Macy's, tôi thấy nhiều người dùng giấy lau tay một cách phí phạm.  Họ giựt giấy liên tục.  Giựt xoành xoạch, không thương tiếc.  Tôi nghĩ, không biết họ có phí phạm như vậy ở nhà họ không.  Mỉa mai thay, vừa lau tay, họ vừa trò chuyện với nhau về vấn đề gìn giữ môi sinh.  Họ không biết rằng, chính họ là người đang góp phần cho việc làm hại môi sinh vậy.  Hằng ngày bao nhiêu là tấn rác bị thải ra biển gây nên nạn ô nhiễm.  Hằng ngày bao nhiêu là cây bị đốn để làm giấy phục vụ cho đời sống con người.  Hiện nay, nạn lụt lội, động đất đang xảy ra trên thế giới, một phần cũng vì môi sinh bị ô nhiễm do con người tạo ra.  Tại VN, nạn đốn cây bừa bãi tạo nên lũ lụt cũng bởi vì rừng không còn đủ cây để giữ nước!

Hành động ngu dại của tôi có thể ví như hạt muối bỏ biển.  Nhưng tôi hy vọng một hạt muối cũng còn hơn không có hạt nào.  Thôi thì tôi cứ tiếp tục ngu dại vậy.

Leslie Phương Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
23/07/201818:09:46
Khách
cái ngu dại cũa tác giả là cái phước cũa tãc giã , đa số mọi nguời nghĩ có lao công quét dọn rồi tha hồ mà xã rác , 1 nữa là vô ý thức , 1 nữa là họ đang làm chuyện tổn phước mà họ kg biết , khi vô ăn buffee chẵng hạn , thấy họ lấy đồ ăn đầy ắp làm như chết vì đói vậy , nhưng sau đó lại kg ăn hết , bõ 1 nữa đĩa rồi đi lấy thứ khác ......nhìn thấy mà đau lòng cho nhiều đất nước trên thế giới đang chết vì đói thức ăn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,605,046
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến