Hôm nay,  

Tâm Sự Với Mẹ

02/05/200800:00:00(Xem: 157642)

Tác giả: Kim Trần

Bài số 2288-16208265-vb5020508

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, “Những bài học đầu tiên về nước Mỹ”. Trong những năm tiếp theo, Kim Trần kể chuyện sòng bài khi chính cô một thời từng làm nghề chia bài, rồi viết về ma tuý khi kể chuyện “Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện.” Bài mới của Kim Trần lần này viết về Mẹ, không phải với những công thức thường thấy, mà là cách  nhìn lại chính mình hiếm thấy ở một người trẻ tuổi. Bài viết được tác giả ghi là “Kính Tặng Mẹ cùng tất cả những người mẹ nhân ngày Mother's Day.”

Gởi mẹ của con,

Thắm thoát mà đã gần 25 năm kể từ khi chào đời, vậy mà đây là lần đầu tiên con ngồi đặt bút viết về mẹ.  Dù vậy, đã có rất nhiều lần con muốn viết, không phải vì mẹ chỉ là một trong những đề tài cho con viết, mà vì có quá nhiều điều con muốn nói với mẹ;  những lúc ấy con lại cảm thấy ngượng ngùng bày tỏ tình cảm của mình với mẹ.  Nhân ngày lễ mẹ, con chúc mẹ luôn khỏe mạnh, vui vẻ và sống những ngày tháng hạnh phúc mãi bên gia đình nhỏ của mình.

Hôm nay ngồi nghĩ về mẹ và những gì mẹ đã làm cho con, con cảm thấy thật có lỗi khi tự hỏi bản thân mình "con đã làm gì cho mẹ""

Con có đọc một câu châm ngôn nước ngoài và cảm thấy thật đúng:  Khi con chào đón thế giới này, mẹ là người đầu tiên ôm con trong vòng tay.  Lúc ấy, con đã cảm ơn mẹ bằng cách khóc lóc không ngừng.

Chị con kể rằng, lúc lên 3 tuổi, nhà mình nghèo lắm.   Mẹ dành dụm mua cho con bộ đồ chơi bằng đất, con đã cảm ơn mẹ bằng cách đập vỡ chúng.

Lần đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường, con đã hét to lên và bảo "Con không muốn đi học."

Khi đã quen bạn mới trong lớp, nhiều lần con muốn có thật nhiều kẹo cho các bạn, cho nên hay giận hờn, khóc lóc và đánh cả mẹ khi mẹ không mua kẹo cho con.

Mỗi sáng mẹ bỏ gần một giờ đồng hồ nấu đồ ăn cho con trước khi đi học, con đã nhiều lần quăng đồ ăn sáng tung tóe trên sàn nhà vì không thích chúng.

Ở trường, con đã rất vui khi được phân công làm tổ trưởng tổ lao động, đôi khi phải làm bao nhiêu công việc trong lớp từ quét rác cho đến lau bàn; vậy mà con lại luôn phân bì và hằn học mỗi khi mẹ nhờ con làm việc gì ở nhà.

Con luôn nhớ chúc mừng và tặng quà cho các bạn mỗi khi đến sinh nhật họ nhưng lại luôn luôn quên ngày sinh nhật mẹ.  Con đã mang hoa tặng cô giáo vào ngày 8 tháng 3 mà không bao giờ dành một đóa hoa nhỏ tặng mẹ.

Khi bước vào tuổi thiếu niên, thế giới của con lúc ấy khác thế giới của mẹ, con đã thấy mẹ luôn mang lại phiền toái.

Mười tám tuổi, con ra trường trung học, mẹ đã mừng rơi nước mắt.  Con đưa mẹ tấm bằng bảo mẹ về trước và chạy đi chơi với bạn bè.  Rồi khi vào đại học, mẹ chỉ bảo cho con ngành nghề có ích cho xã hội, con đã đáp lại bằng câu nói vô tình "Con không phải là mẹ, con không thích giống như me."

Mười chín tuổi là lúc con hẹn hò, mẹ muốn biết về người đó, con đã bảo với mẹ "Chuyện tình cảm của con mẹ đừng có xen vào."

Rồi khi được khôn lớn như hôm nay đây, vì quá bận rộn với công việc, mỗi khi về đến nhà con ăn uống vội vàng rồi đi ngủ hay trốn biệt trong phòng làm chuyện riêng tư mà cứ quên hỏi thăm đến mẹ.  Có lẽ vì mỗi ngày con đều nhìn thấy mẹ cho nên có lắm lúc con buồn bã, thất vọng hay thất bại trong việc học, việc làm, tình cảm, con cứ quên rằng mẹ luôn bên cạnh, nâng đỡ tinh thần cho con.  Con đã không biết quý những giây phút đó vì con cho rằng mẹ ở bên con là điều bình thường.

Con kể ra những điều trên là để nói rằng con đã bắt đầu hiểu mẹ, hiểu cho sự vất vả khó nhọc và tình thương của mẹ.  Và con muốn những dòng chữ này sẽ thay cho lời xin lỗi mẹ, cho những lần con đã cư xử không đúng với mẹ.  Bây giờ con cảm thấy hối hận khi đã đánh mất nhiều phút giây gia đình sum họp vì ở cái sứ xở lạnh lẽo này, con đã quá bận rộn với công việc, rồi học hành, rồi khi con có bạn trai thì hình như thời gian rảnh rổi con chỉ biết dành gặp gỡ anh ấy.  Đến khi cuộc tình không thành thì con mới tìm đến mẹ mà than thở.  Con đã bỏ hàng giờ nói chuyện phone với bạn bè mỗi ngày vậy mà quên bỏ ra một phút gọi đến mẹ hỏi thăm.  Xin lỗi mẹ vì đã có lúc con hình như tách lìa cuộc sống của con khỏi mẹ chỉ vì nhiều lần con nghĩ mẹ không hiểu con.  Xin lỗi mẹ vì con đã vô tình đặt mẹ ở một vị trí rất bình thường trong trái tim con.  Bây giờ con lại sợ, sợ đến một ngày nào đó những giây phút bình dị nhất bên cạnh mẹ sẽ không còn nữa, mẹ à.

Con biết bây giờ mẹ đang vui vì lần đầu tiên  được làm bà ngoại.  Chị hai đã sinh em bé. Con nhớ ngày gia đình mình rời xa chị đi sang Mỹ, chị đã bảo con rằng "Em qua bên đó ráng ở bên cạnh lo cho ba mẹ."  Vậy mà con đã không để câu nói ấy trong đầu.  Bây giờ nói chuyện với chị hai, con nhớ rất rõ những gì chị căn dặn "chỉ khi bắt đầu làm cha mẹ, em mới hiểu công việc ấy khó khăn đến mức nào, lúc đó em sẽ hiểu sự khó nhọc của mẹ.  Bây giờ mẹ đã già rồi, sau này em sẽ không còn tìm thấy những giây phút bên cạnh mẹ như xưa đâu.  Cho nên em hãy ráng lo cho mẹ."

Mẹ đã luôn ở bên con, lắng nghe những phiền muộn và những nỗi thất vọng của con.  Hôm nay con đã hỏi chính mình "có bao giờ con lắng nghe tâm sự của mẹ""  Con muốn cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con.  Bây giờ con đã hiểu chẳng có gì có thể thay thế được mẹ.  Con ước gì thời gian quay ngược để con lấy lại những khoảnh khắc gây gổ, làm mẹ buồn lòng.

Xin nhắn đến những ai đang còn mẹ: hãy làm cho sự ra đời của bạn có ý nghĩa đối với mẹ, yêu thương, kính trọng và dành thời gian báo hiếu mẹ.  Trân trọng từng giây phút được có mẹ vì cuộc đời của chúng ta sẽ không có ý nghĩa và chúng ta đã không tồn tại nếu không có người.  Hãy bảo với bản thân mình rằng ngày của mẹ không phải chỉ là ngày Chủ Nhật nào đó trong tháng 5, mà mỗi ngày đều là ngày của mẹ nếu như ta vẫn còn may mắn có mẹ trong đời.

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến