Hôm nay,  

Trong Phòng ICU5

27/04/200800:00:00(Xem: 226386)

Tác giả: Chúc Chân

Bài số 2284-16208261-vb8270408

Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư dân Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Bài mới  của cô là chuyện “hậu tháng Tư `1975”, kể về những giờ sau cùng của một người vợ, người mẹ bất hạnh trong khu  bệnh nặng tại bệnh viện Mỹ. (ICU gọi tắt Intensive Care Unit)

Người đàn bà trong phòng ICU số 5 nằm bất động. Chiếc ống hơi oxy vắt ngang mép mũi bà. Những sợi dây nhựa treo lòng thòng chằng tréo từ bịch nước biển và nước thuốc, treo trên trụ mắc thuốc đứng sừng sững bên đầu giừơng, bắt xuống cánh tay bà lặng lẽ. Người ta đã ngừng bôm nước dưỡng sinh từ hôm qua. Chiếc màn ảnh nhỏ của máy đo tim mạch nhấp nháy ngoằn ngoèo hàng động đồ tim và số áp huyết. Từng tiếng bíp bíp vang lên từ chiếc máy như tiếng kêu cầu cứu tuyệt vọng. Nếu không có những âm thanh nầy người ta cũng khó biết sự sống còn đọng lại trong người đàn bà hay không.

Đôi mắt bà nhắm nghiền, no búp. Thật khó để hình dung được khuôn mặt của bà. Khuôn mặt đang căng phồng như chiếc bong bóng, mặc dầu người ta đã cho bơm thuốc xả nước trong thân thể bà. Dưới tấm mền và lớp ra giường trắng ngược lại, đôi vai và ngực bà như ép sát xuống lớp nệm mềm. Cố nhìn kỹ người ta mới thấy được nét thân thể gầy còm của bà. Dưới lớp mền thân thế bà như bộ xương bọc trong làn da xanh mét, hơi sạm đen dấu vết những ngày dãi nắng. Nhìn thật kỹ người ta mới thấy ngực bà còn đang thoi thóp yếu ớt.

Người đàn bà trong phòng ICU số 5 đang hấp hối. Người ta không còn đủ thì giờ để làm thủ tục đưa bà qua hospice nên giữ bà lại ICU chờ giấy chuyển sang phòng thường. Có lẽ bà chỉ còn một hoặc hai hôm thôi.

Bà vào bịnh viện lần đầu với chứng viêm phổi xem ra không nghiêm trọng cho lắm. Hàng ngày vào khoảng sáu bảy giờ chiều người ta thấy một người đàn ông còn khá trẻ tới thăm bà. Anh vui tánh, lúc nào cũng chào hỏi thân thiện những cô y tá ra vào phòng bà. Anh thường ngồi trong phòng bà cho đến gần nửa đêm thì ra về. Năm hôm sau, bà đã khá hơn rất nhiều. Sau khi người ta bơm hết nước trong phổi bà ra và chuyền thuốc trụ sinh vào, bà được cho xuất viện. Anh đưa bà về hôm xuất viện. Thời tiết hôm đó chợt trở tệ. Cơn bão tuyết bất chợt kéo tới.

Hai hôm sau bà trở lại nhà thương, hôn mê trên xe cấp cứu. Người ta đưa bà lên ICU. Người ta bơm trụ sinh cho bà nhưng cơ thể bà là hình như không còn đáp ứng với thuốc nữa. Bà nằm hôn mê đã hơn mười hôm. Người ta ít thấy ai vào thăm bà. Không bông hoa, không khách viếng, ngoại trừ người đàn ông trẻ vẫn đều đặn vào thăm bà hàng ngày. Mỗi ngày anh đến vào khoảng đầu hôm và ở lại cho đến gần nửa đêm.

*

Một hôm người ta thấy một người đàn ông đứng tuổi trong chiếc áo nỉ dài, tóc bạc trắng dưới chiếc mũ dạ, tay ông ôm lum khum một chậu cúc trắng. Ông đến sau bữa cơm trưa. Ông ngập ngừng hỏi thăm, những câu hỏi bằng tiếng Anh cứng ngắc. Người ta chỉ phòng bà.

Ông bước vào phòng bà, đứng bên cạnh chiếc giường nhìn dáo dác. Ông đặt chậu cúc lên chiếc bàn nhỏ. Ông lúng túng bên mớ ống quấn ngổn ngang quanh bà, những bịt nước biển, bịt thuốc. Ông ngượng ngùng nhìn cái bịt nước tiểu máng toòng teng dưới chân giường. Ồng đứng nhìn chiếc màn ảnh của cái máy đo tim mạch đang nhấp nháy những con số, như thể nó sẽ nói cho ông nghe những trị liệu của người đàn bà trước mặt ông.

Ông cố trì hoãn nhưng sau cùng cũng phải trực diện sự thật. Người đàn bà nằm nhắm mắt, đang thở thoi thóp trước mặt ông, một khuôn mặt căng phồng nhưng quen thuộc còn hằn dấu khắc khổ của những tháng năm khô cằn. Những vết nám đen trên khuôn mặt bà, dấu tích của những ngày dãi dầu nắng gió không xoá bỏ được, như vết chàm thấm sâu vào làn da. Ông đưa tay định nắm lấy tay bà nhưng chợt rút lại. Như đứa bé đang định lấy trộm chiếc bánh đặt cúng trên bàn thờ, chợt cảm thấy đấng thiêng liêng nghiêm khắc đang ngồi nhìn mình nên rút vội tay lại. Ông cảm thấy những tội lỗi của chính mình. Như một lần, một tên cán bộ đã vô tình vạch tội ông trước mặt người đàn bà đang nằm trong phòng ICU số 5 nầy.

*

Chiếc xuồng tam bản chậm tay chèo từ từ tấp vào bờ. Hai người đàn bà, một trẻ một già đang lần bước lên mũi ghe để trèo lên chiếc cầu ván ọp ẹp. Hai mẹ con, có lẻ hai mẹ con. Người đàn bà trẻ đưa tay dìu bà mẹ đang lụm cụm bước trên chiếc ghe tròng trành. Người lái đò vói tay chuyền hai cái giỏ đệm lên và người đàn bà trẻ đón lấy. Người đàn bà đứng tuổi đưa tay móc túi, chiếc áo túi mặc bên trong lớp áo bà ba màu xám nhạt. Bà rút ra một bịt vải nhỏ, lần mở và trao tờ giấy bạc cho ông lái đò. Hai mẹ con đi về dẫy nhà trước mặt, dẫy nhà của trại cải tạo.

Trong dẫy nhà chờ đã khá đông những người đàn bà đang chờ đăng ký thăm nuôi. Nhiều người đã đăng ký xong, đang ngồi xổm trên nền đất nện kể lể cho những người bạn "đồng hành" về những gói đường, gói muối, vài bịt thuốc mà họ đã khổ cực mua gánh bán bưng, nhịn đói nhịn khát, chắt chiu để dành tiền mua cho con, cho chồng. Vài giọt nước mắt chảy vội được lau nhanh bằng cánh tay áo bà ba, những chiếc áo còn lành lặn nhất được để dành mặc trong dịp đi thăm nuôi.

Người đàn bà đứng tuổi bảo anh cán bộ đang ngồi bên chiếc bàn viết cũ:

"Nguyễn văn Bông, mẹ và vợ xin được thăm."

Anh cán bộ giở những trang giấy vàng hoe, lem luốt mực, dò hàng tên. Anh dò lại lần nữa rồi dửng dưng nhìn bà:

"Thôi cụ ơi, cụ chớ gạt cán bộ. Vợ Nguyễn văn Bông đã vào thăm hai hôm trước, tên còn rành rành đây."

Bà cụ chợt to tiếng:

"Ông cán bộ, ông nói sao" Vợ Nguyễn văn Bông tới thăm nó hồi nào""

Đám đông chợt im lặng nhìn về phía gả cán bộ, ráng nghe cho hết đầu đuôi câu chuyện đang tới hồi gây cấn. Bà cụ nói như phân trần với mọi người:

"Tui chỉ có một con dâu đây do chính tay tui đem mâm trầu cau tới cưới hỏi đàng hoàng. Thằng con tui, nó đi trình diện phường ủy, tưởng đi ít bửa rồi về, dè đâu nó bị bắt đi luôn tới nay. Đứa cháu nội tui sanh ra chưa được gặp mặt cha. Đường sá khó nhọc cho trẻ nhỏ, tui biểu dâu tui để thằng nhỏ ở nhà. Hai mẹ con lặn lội cả tuần nay mới tới được đây. Con nào dám khai vợ Nguyễn văn Bông đâu""

Giọng người đàn bà đứng tuổi cả quyết. Gả cán bộ đành nhân nhượng:

"Rỏ ngụy có khác! Vợ đâu mà lắm thế" Thôi cho thăm."

*

Người đàn bà trong phòng ICU số 5 đang hấp hối. Trong phòng người khách duy nhứt mang hoa tới viếng. Người đàn ông đứng tuổi đứng nhìn bà. Với bao nhiêu xót xa" Với bao nhiêu lầm lỡ" Ông đứng nhìn những tội lỗi của một dĩ vãng. Ông lầm bầm như muốn nói gì đó, nhưng không thành lời. Chợt ông giở nón, đưa những ngón tay khô đẫy ngược mái tóc bạc trắng và đặt chiếc nón lại trên đầu. Ông đứng nhìn người đàn bà thêm lần nữa rồi cuối đầu quay gót đi ra. Lặng lẽ như lúc ông bước vào.

*

Buổi tối người đàn ông trẻ vào phòng ICU số 5 như thường lệ. Anh chợt thấy giỏ hoa cúc trắng hiện diện trong căn phòng. Anh buông một tiếng thở dài. Anh đứng nhìn người đàn bà hồi lâu. Anh đưa tay xoa bóp cánh tay cằn của người đàn bà. Anh đưa tay vuốt khuôn mặt căng phồng và những vết nám đen. Một hồi sau anh lặng lẽ ngồi xuống chiếc ghế bành kê bên cạnh khung cửa kiếng. Anh ngồi lắng nghe tiếng bíp đều đặn của máy đo tim mạch. Bóng đêm đang kéo xuống. Anh đưa mắt nhìn qua khung cửa. Anh nhìn những ngọn đèn trên xa lộ. Anh nhìn những ngọn đèn của những chiếc xe dập dìu đang đổ ngược về phía nhà thương. Rồi bóng đêm kéo xuống.

 Người đàn ông trẻ nhớ lại những bóng đêm của mùa trẩy cá. Những thùng cá nục tươi xanh làm nặng quằng chiếc đòn gánh trên vai anh bên xóm Cầu Đá khi xưa. Anh gánh đi vội cho kịp buổi chợ sớm cho mẹ anh. Cậu học trò nghèo không tiền, gốc con ngụy, sớm bỏ học theo mẹ tần tảo nuôi đứa em gái và bà nội già đang vật vã với chứng bịnh nan y.

Ngày cha anh được trả về từ trại tù cải tạo tuy tiều tụy nhưng lành lặn. Bà nội anh vui mừng. Mẹ anh vui mừng. Rồi đứa em gái anh chào đời. Và cha anh quyết định vượt biên. Nội và mẹ anh đành hy sinh thêm lần nữa. Bao nhiêu tiền và vàng mà nội và mẹ anh chắt chiu bấy lâu nay lại đổ hết cho cha anh. Sau bốn lần đi hụt, khi nội và mẹ anh đã hết sạch vốn, thì may sao cha anh vượt thoát. Thôi trời còn thưong mình. Nội bảo mẹ anh.

Gia đình anh sống trong thành phố vất vả nhưng mẹ và nội anh vẫn còn xoay xở được cho đến hôm công an phường lại bảo nội:

"Con cụ trốn đi phản động phải không""

"Tui đâu có biết, nó đi bỏ nhà, bỏ mẹ, bỏ vợ, bỏ con."

"Nó đi phản động chứ còn gì nữa""

Nội anh phải bán đồ đạc còn lại trong nhà lo đút lót và họ để gia đình anh yên được một thời gian. Đến khi nội anh không còn gì cầm bán được để lo lót nữa, họ không để bà yên. Họ tới quấy nhiễu hạch sách hàng ngày. Sau cùng mẹ và nội anh đành dọn đi kinh tế mới cho yên.

Hộ khẩu bốn người với gia tài chỉ vỏn vẹn một thùng giấy nhỏ và vài thứ gia dụng lỉnh kỉnh chất gói không quằng nổi chiếc đòn gánh trên vai anh, gia đình anh dọn vào khu kinh tế Bằng Lăng. Họ bảo anh đó là căn nhà mới của gia đình anh do "Bác và Đảng đã khoan hồng cấp phát cho." Họ nhắn nhủ mẹ anh và anh "Ráng chăm chỉ vào! Lao động là vinh quang đấy nhé!"

Đó là một mái tranh được lợp sơ lên bốn cây cột khẳng khiu dựng trên một nền đất vuông nhỏ khoảng ba thước mỗi cạnh. Vách nhà bao bọc bằng bốn phên tranh mỏng manh. Hôm gia đình anh dọn về Bằng Lằng, trời mưa giông tầm tã. Lớp mưa đổ mù mịt thành một lớp màng trắng xoá bao bọc cả một khu rừng bao la. Khu rừng khi xưa đã bị thuốc khai hoang chết rụi, nay đang cố phục hồi, đang cố ngọi sống lại với lớp cây rừng còn èo uột và đám tre rừng mọc um tùm, hoang dại bên kia bờ suối nhỏ, phía sau đám cỏ tranh mọc thấp. Khu rừng bây giờ là nơi cung cấp những thứ vật liệu chính là cây, tre và tranh mà ngưòi ta đã dùng để dựng lên xóm kinh tế mới nầy. Đứa em gái anh ngồi khều những giọt nước mưa dột, rơi xuống từ mái tranh đang nhỏ giọt đều đều vào chiếc thau nhôm củ móp méo hứng dưới nền nhà. Mẹ anh ngồi lặng lẽ bên chiếc đòn gánh. Bà nội anh không cầm được những giọt nước mắt đang tuôn xuống theo cơn mưa rừng.

Cũng từ đó khu rừng là nguồn sinh sống của gia đình anh. Hàng ngày anh đi theo những gia đình tới trước lên rừng cắt thêm tranh kéo về lợp thêm lớp vách thưa cho dầy lại, đắp kín khoảng dột trên mái nhà. Anh theo đốn thêm cây, chặt thêm tre để dựng chiếc chõng tre cho gia đình. Khu rừng cũng là nơi đã cung cấp những chất phụ dưỡng cho gia đình anh. Những bữa ăn đạm bạc, cơm độn khoai chan chung với nước măng luộc, hoặc nước măng chua. Những bịu măng mọc từ những khóm tre gai anh đã ráng chui vào đốn tận gốc. Gai tre đâm nát rách da thịt anh nhưng anh không ngại. Anh ráng đốn những mục măng non đem về để cho thêm chút chất tươi vào những bữa cơm độn. Đôi khi bẫy được thú rừng, những người lối xóm tốt bụng đã mang vài miếng thịt nhỏ chia sẻ với gia đình anh. Và anh không bao giờ quên những ngày tháng dài trong khu rừng đang cố hồi sinh bên con suối nhỏ đó. Nơi gia đình anh đã sống lây lất bữa đói bữa no. Với những ngày đói nhiều hơn no.

Bà nội ban đầu nghe đau bên ngực trái. Rồi vú nội sưng to, quầng mụt nhọt đỏ mọng. Anh nghe mẹ và nội anh thì thầm khi nội anh vạch áo cho mẹ anh dán miếng thuốc cao. Thuốc cao mẹ anh đổi bằng những mụt măng anh mang về. Nhưng thuốc cao vẫn không giúp bà nội. Cái mụct nhọt càng ngày càng hành nội anh đau nhiều hơn. Đêm khuya, những tiếng rên nội anh không dằn được nghe ra riết. Một hôm mẹ anh bảo cần phải đưa bà nội vô nhà thương để chữa bịnh.

Rồi cả nhà anh trốn về thành phố sống như chùm gởi, không hộ khẩu, sống "lậu" trên đất nước xứ sở của mình. Gánh vác, bán bưng, bương trảy trong thành phố. Nhờ một người bạn cũ làm trong bịnh viện, mẹ anh đưa được nội anh vào chữa trị. Người ta chuẩn bịnh. Nội anh bị ung thư, nhưng đã quá trễ nên không còn cách chữa trị nữa. Nhọt ung thư bây giờ hành bà đau đớn tận cùng. Bịnh viện không có thuốc cầm đau. Nhà nghèo không tiền mua thuốc nên nội anh phải chịu đau.

Tết lại sắp về, mặc dầu gia đình anh đã không còn tết để ăn từ lâu, nhưng anh không trốn tết được. Cũng tốt thôi, tết anh có nhiều cơ hội gánh vác thuê phụ thêm mẹ và dư ít tiền mua cho em vài viên kẹo làm quà. Ba mươi tết năm đó là một buổi chiều cuối năm anh không bao giờ quên. Khi bạn hàng trong khu chợ Đũi vội vã thu dọn quang gánh để về nhà chuẩn bị cho ngày cuối năm, anh theo mẹ vào nhà thương thăm nội anh. Nhưng khi mẹ con anh vào đến phòng bịnh không thấy bà nằm trên giường như mọi hôm. Cô y tá kéo mẹ anh ra hàng hiên thì thào. Mẹ anh khóc. Nội anh đã đầu hàng những cơn đau xé thịt và đã nhảy từ ban công từng lầu thứ tư của bịnh viện xuống đất. Xác nội anh còn đang để trong nhà xác.

*

Những bức thơ từ Mỹ chuyển qua địa chỉ người bạn của mẹ anh lúc đầu còn đều đặn gởi về. Sau nầy ít thấy hơn. Nhưng những gói quà gởi về đã giúp mẹ con anh rất nhiều. Nhờ những gói quà nầy, mẹ con anh mua được một hộ khẩu để chính thức được sống trong thành phố. Nhưng rồi những gói quà cũng thôi không còn tới nữa. Anh vẫn tiếp tục viết những bức thơ gởi qua Mỹ, đều đặn như chiếc máy in. Lúc đó mẹ con anh xoay được một sập nhỏ bán gạo củi trong chợ. Cuộc sống đỡ chật vật hơn. Nhưng mẹ anh vẫn tảo tần và chịu đựng như ngày nào.

Người cha sau cùng đã gởi anh giấy tờ bảo lãnh gia đình qua Mỹ. Một ân huệ cho hai đứa con ông. Qua Mỹ, anh tìm việc làm ngay, một công việc lao động tay chân, chăm bón cây cỏ trên highway, vất vả như ngày nào. Đứa em gái còn nhỏ được đi học lại. Bốn tháng sau, mẹ anh nhận được đơn xin li dị của cha anh. Mẹ anh lặng lẽ ký tên. Anh cũng đã quá quen thuộc với những lặng lẽ của mẹ anh.

Mẹ anh khuyên anh ráng đi học lại. Trễ nhưng còn hơn không. Mẹ anh nhận việc đi cắt chỉ thừa cho một hãng may. Cuối tuần bà đi lượm mót lon nhôm, chai nhựa, bán được chút ít tiền phụ anh đi học. Cuối cùng anh cũng theo học xong lớp GED và khóa học mechanic dạy sửa xe. Anh vào làm cho một garage với số lương khá hơn và đỡ vất vả hơn việc làm trên highway. Mẹ anh thôi không đi lượn lon nhôm từ lâu.

Người đàn bà trong phòng ICU số 5 đang hấp hối. Người đàn bà vẫn nằm im. Không một dấu vết của cuộc đời củ, ngoài những vết nám đen trên khuôn mặt bị căng phồng. Chiếc máy đo tim mạch vẫn tiếp tục những tiếng bíp đều đặn chậm dần. Và người đàn ông trẻ đang ngồi lặng lẽ nghe dòng đời của mẹ anh trôi qua, như những chiếc xe chạy trong đêm trên highway qua khung cửa nhỏ của bệnh viện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến