Hôm nay,  

Đời Sống Mỹ Quanh Tôi...

21/04/200800:00:00(Xem: 114643)

Tác giả: Phương Điền Nguyên

Bài số 2280-16208257-vb2210408

Tác giả là một nhà báo Việt ngữ tại Atlanta. Ông làm báo, viết tin, bình luận.... với bút hiệu Phuơng Điền Nguyên. Một trong những mục ông phụ trách là  "Thư Atlanta Về SaiGon" với bút hiệu Bình Thiên  tại Atlanta; Tác giả nay đã 70 tuổi. Sau đây là bài   mới của ông.

Anh chị Năm thân mến,

Nhớ thuở người tỵ nạn mới qua chừng đôi năm trên đất Mỹ, cái nào cũng mới lạ, điều gì cũng không biết - được cơ quan chính quyền thành phố khuyến khích đi HỌC ESL để dễ đi làm, dễ hiểu biết căn bản về đời sống - ít nhất thì cũng bằng em nhỏ 15 tuổi người bản xứ thì càng tốt cho đương sự.

Mà anh chị Năm nè...!

...Cũng tại xứ Tây Hoa này, đi đâu thì đi; từ freeway cho tới hóc bà tó, đâu đâu cũng thấy bán fried chicken - nên ma gà cồ đã quện vô hồn người mới qua thích gáy. Hoặc tại cái Self-Esteem mà người Mỹ dạy cho biết là Lòng Tự Trọng sắp hết welfare để "work for food" nên mới bốc chút để đời mình lên chút tinh thần"

Anh chị Năm thân mến,

Đó là những cái chung chung, thường tình hay gặp ở mọi nơi trên xứ tự do phát ngôn. Hay cũng tại ăn cơm nước mắm + hot dog + hamburger... thành ra trong người có hai thứ văn hóa Đông-Tây upside down. Vì đời sống Mỹ thì...

...LỊCH SỰ cứ "vo cho tròn," có nghĩa chỉ chia xẻ những ý thật tổng quát/huề vốn, ai ai cũng biết cả, để khỏi lậm sâu vào chi tiết rồi hớ hênh - có khi người hỏi lại biết quá kỹ hơn mình; lúc đó ta dễ bể... mặt!

ĐỜI TƯ là điều cấm kỵ như một thứ "taboo," không ai được chõ miệng vào có ý kiến, hoặc nỏ mồm phê phán, cốt phô cái thành kiến đã có sẵn trong đầu - cho dù ý kiến đó không cùng một hoàn cảnh, hoặc kiểu "suy bụng ta ra bụng người." Mà cho...

...Ý KIẾN ở Mỹ trật, khi họ thấy mình có tiền, có thể họ sẽ "sung sướng..." thưa mình ra tòa về tội không có bằng counselor mà lanh chanh, làm cho họ bị thương tổn về tinh thần. Cho nên...

...ĐỜI SỐNG ở Mỹ, nếu ghét ai thì cứ truyền miệng, có nghĩa rỉ tai đả kích là thượng sách nhất, hay "trùm mền" không thèm sinh hoạt chung - cùng lắm là dọn nhà đi đến một nơi không có người đồng hương là yên. Thét rồi cũng quen, nếu không thực hiện được câu "chim cùng lông cánh tựu về nhau..." [Birds of a feather flock together].

Rồi MUA SẮM tại các siêu thị đôi khi cũng không khoái. Mà cái sale hôm nay nếu cố ý so với tháng rồi thì... cũng y chang. Mình cứ tưởng kiếm được món bở, vừa ý lại rẻ - vì trong giấy tính tiền, chợ có ghi rành rành mình lời những $$$ - ai ngờ có người quen nói, nó cũng bằng giá đã ghi trước đó cả tháng. Nên lắm lúc bước vào siêu thị nào đó, thì động tác cà giựt, một chân bước tới, chân kia lui - thành ra như đi hai hàng.

GIẢI TRÍ thì cũng có những chương trình quá lá cải của đám linh tinh ham chường mặt trên TV, tranh cãi ỳ-xèo, đã bỏ cách nay nhiều năm. Hay thì có "Family Feud" để thử trí trả lời nhanh, câu đúng đã có trên bảng. Phong phú hơn thì có chương trình "Dog Eat Dog," [thi ăn sâu bọ...]; "Fear & Factors," [thi lòng can đảm và sự nhanh trí]; "Junkyard War," [ráp những thứ phế thải lại cho "chiến đấu" hơn...] mà người xem phục những đầu óc lập chương trình rất thông minh.

ĂN thì có lẽ như một bức thư kỳ nào tôi có nói fast food, Coke, nhạc Rock/Rap, quần Jean tượng trưng văn hóa ẩm thực Mỹ. Còn MẶC thì te tua, mang chài mang lưới không sợ người ta nói nghèo. Đó là loại thời trang bụi nhất thời [fad], Nên màu sắc quần áo không cần hài hòa, phải là loại "chà lết quết xảm;" nó báo trước hiện tượng suy thoái! Tuy nhiên, lối tự vẽ bất ngờ lên quần kém phong sương lúc lão tui ra restroom Waffle House thì có một vệt nước sậm từ thắt lưng xuống... giày làm mọi người chưng hửng.

VI PHẠM có lẽ ai cũng sợ nhất. Một bữa thứ Bảy, anh contractor đi sửa hệ thống lạnh cho nhà thờ đã hết chỗ đậu xe, anh liều mạng đậu chỗ handicap. Anh những tưởng là cảnh sát không thèm chui vào chỗ kẹt cứng này làm chi. Nhưng bà Mỹ thấy trái tai gai mắt liền gọi cảnh sát. Cảnh sát kêu xe đến tow. Ra mất xe, anh đành kêu taxi về nhà [để hỏi cho ra lẽ]. Đến Chúa Nhật anh nhấp nhổm  liên hệ cơ quan cảnh sát thì chưa làm. Qua thứ Hai, người cảnh sát bắt xe đã xuống ca, cô thư ký hẹn buổi chiều sẽ có người giải quyết. Thì đến chiều, cô cảnh sát hỏi giấy chủ quyền xe anh đâu" Anh lại kêu taxi về bãi tow xe mở cốp lấy giấy title. Đến bót cảnh sát thì hết giờ làm. Anh kêu taxi về, chờ sáng thứ Ba... đi đóng phạt. Nhưng, sáng thứ Ba cũng chưa chắc lấy xe ra được, vì anh còn thiếu một penny tiền phạt.

Và, nếu anh chị Năm...

Đến một tiệm máy điện toán để SỬA MÁY, thì anh chị sẽ thấy giá tiền công sửa tùy theo thái độ của mình. Chẳng hạn như:

-Tiền công bình thường là $24.59/giờ

-Nếu bạn chờ...  $30.99/giờ

-Nếu bạn nhìn cách sửa [để học lóm] $35.50/giờ

-Nếu bạn giúp [để mau thuộc hơn]     $55.99/giờ

-Nếu bạn tự làm lấy $70.00/giờ. Và...

-Nếu bạn cười [ruồi] thì... $75.99/giờ...

Đó là "Đời Sống Hoa Kỳ Quanh Tôi" đấy anh chị Năm.

Tóm lại, xứ người hơn 300 triệu dân như nồi Cháo Gà của đất Mỹ vẫn còn nhiều điều tích cực, thích thú. Con tàu "Hoa Tháng 5" [May Flower] đến Mỹ năm 1620 lần đầu, có 102 khách và thủy thủ, vỏn vẹn chỉ còn 53 người sống - trở thành biểu tượng của cuộc định cư trên miền Đất Hứa. Năm 1621 họ được mùa, tạ lễ ThanksGiving trên đất mới. Hơn trăm năm sau, nó được hình thành với 13 tiểu bang liên hiệp ở miền Đông. Cuộc chiến giữa Anh và Pháp giành đất trong 7 năm sau đó; cuối cùng Anh thắng nên đánh thuế nặng các nhà sản xuất và chủ đồn điền ở Hoa Kỳ. Tướng Washington lãnh đạo chiến tranh cách mạng 1775 - để nước Mỹ tuyên bố độc lập 1776. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do tổng thống Thomas Jefferson soạn lúc 33 tuổi ở Virginia là một áng văn tuyệt tác.

Và từ những năm 1782-1787, Hiến Pháp dân chủ ra đời, có tất cả là 13 bang thỏa hiệp thành hình. Sau cùng, cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có 50 sao. Đến nay, Mỹ lập quốc đã hơn 2 thế kỷ. Hiến Pháp Hoa Kỳ được soạn thảo ở Philadelphia, với hàng trăm giáo sĩ/mục sư cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn. Họ dựa vào một số điều trong Thánh Kinh để thành lập "the United States of America." Nên quốc gia trẻ này có cụm từ "In God We Trust," làm câu chăm ngôn cho nguyên tắc lãnh đạo. Trong cùng quan niệm như vậy, Hoa Kỳ thiện cảm với nước có tôn giáo để làm chỗ dựa tinh thần cho Chân-Thiện-Mỹ vương lên.

Tuy thế... Hoa Kỳ sanh sau, lại thịnh vượng hơn để gánh vác việc thế giới... một cách cô đơn!

Theo Nguyễn Xuân Nghĩa, phim cowboy "High Noon" [12 giờ trưa], chiếu cảnh không khí nghẹt thở của một thị trấn nhỏ ở Kansas lúc một tay anh chị được thả lầm, nhất quyết đi thanh toán vị cảnh sát trưởng đã bắt hắn. Sắp gác kiếm, nhưng vị marshall đành phải đơn thương độc mả ở lại đối diện bọn cường bạo sẽ vào thị trấn lúc mặt trời đứng bóng, trong khi dân chúng trốn, kể cả phụ tá... Cũng như tổng thống Mỹ, bên cạnh có bao cố vấn, vẫn một thân một mình xông vào thế giới nhiễu nhương để giải quyết các nan đề! Theo giáo sư Manfred Weidhorn, đại học NY, TT Dwight Eisenhower xem 3 lần; Bill Clinton chừng 20 lần, và ông giới thiệu tác phẩm đó cho ông Bush 43... lẫn Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi cũng thích xem.

               

Anh chị Năm thân mến,

Về NHÂN QUYỀN, như đã nói, Hoa Kỳ là một nồi Chicken Soup / Melting Pot lớn. Trong đó, gan gà, gân gà, cà rốt, rau răm bóp gỏi, hay bỏ chung ít lát gừng ăn cho dễ tiêu mà... nồi cháo vẫn có vị riêng. Nó hài hòa theo khẩu vị người thưởng thức. Hương vị đó đặc trưng cho sắc thái từng miền, tùy hoàn cảnh, địa phương, thời gian, hay công lao bao lâu của mỗi di dân. Nếu không kể dân da đỏ bị diệt, rồi cuối cùng cũng vào những chỗ reservations cho được ưu tiên hơn; thì sự từ chối của một người đàn bà Mỹ gốc Phi Châu [African American] năm 1955 không chịu nhường chỗ ngồi phía sau xe buýt cho người da trắng, đã trở thành cuộc tổng đình công của toàn thể xe công cộng này, để có một mục sư đầy huyền thoại là Martin Luther King Jr., kêu gọi sự công bằng cho dân da đen với câu "I have a dream..." để ngày nay, Hoa Kỳ bắt đầu về...

...CHÁNH TRỊ. Trên tờ TIME, 14/4/2008, nhà báo Joe Klein trong mục "In the Arena" [Đấu Trường] nói về "the Patriotism Problem" của ứng viên tổng thống Mỹ da màu Obama [tui trích đoạn] như sau:

"...Tôi (Joe Klein) chú ý câu trả lời của Obama cho một bạn trẻ là làm sao để đất nước kết hợp lại sau (cuộc khủng bố) 911 thì Obama than van [lamented] 'lòng ái quốc và niềm kiêu hãnh trong nước ta thấp, rất nguy hiểm, vì thiếu niềm tin về các vị dân cử của chúng ta.' Obama dùng câu này người ta hiểu là ông nói George W. Bush... Obama xuyên tạc [mendacity] Chánh Quyền kém khả năng về bão Katrina, và thiếu sự trong sáng. Nhưng, ông không bao giờ trở lại câu hỏi về lòng ái quốc. Obama không bao giờ nói 'Nhưng mà, này, chúng tôi là người Mỹ. Đây là đất nước vĩ đại trên hành tinh này. Chúng tôi sẽ vươn lên theo cơ hội.' Buồn thay, hiện giờ lòng ái quốc là sự thử thách chủ yếu của [vợ chồng], TNS Obama không ghim kim kẹp cờ trên ve áo [flag lapel pin] - cộng thêm tên có âm Hồi Giáo - liệu sự thật âm thầm này thì Obama đã đủ "Mỹ" chưa... Đó là lòng ái quốc ngầm của ứng viên Obama: chỉ có Hoa Kỳ mới có thể dùng sản phẩm của Kenya và hột giống Kansas để [Obama] đi tìm ghế tổng thống..."

Thật vậy anh chị Năm, chỉ có Mỹ mới có sự cởi mở, hào phóng, độ lượng, và bao dung mới được như thế!

Và nếu tui bỏ lại sau lưng mọi thứ linh tinh này thì...

...Những lúc Tây tiến, dân Nhật, Trung Hoa làm đường rầy xe lửa lúc Hoa Kỳ mới mở mang. Bao gian truân của người tiền phong ngã xuống cho một đất mới vĩ đại vươn lên. Hình như, chớ chưa phải sau cùng là đến phiên chúng ta. Cuộc di tản lớn của thập niên '75; tiếp đến thuyền nhân từ 1977-'90; rồi HO, ODP... Mà di dân tỵ nạn ViệtNam, có người mang theo quê hương [như cách nhớ quê hương những năm đầu đã nói], cũng có người bỏ lại sau lưng. Nhưng dầu sao đi chăng nữa, chúng ta không thể khác với bao người di cư trước - chúng ta vẫn có trách nhiệm xây dựng nước Mỹ; như trong bài "Di Dân Việt và Lễ Độc Lập Mỹ," Giao Chỉ viết: "... Đợt người Việt đầu tiên ở Mỹ sẽ là những cây tràm, cây đước giữ chặt đất cho một cộng đồng tương lai phát triển. Con cháu chúng ta sẽ vừa nhớ ơn ông cha đã đến đất nước này, mà cũng không hổ thẹn về những đóng góp của chúng ta trong những giai đoạn đầu tiên..."

Thì tui cũng tiếp thêm: "Biết đâu những họ Lý,  Nguyễn, Lê, Trần... sau này sẽ là các presidential candidates of America thì sao" Nhìn lại viễn tượng ấy, cũng xin bạn công tâm một chút. Nếu biết giúp đỡ bà con ở ViệtNam với số tiền lớn, thì các hội đoàn Non-profit Organizations Mỹ như Disabled American Veterans, VietNam Veterans of America, hay Cancer Research... bạn cũng nên giúp họ một ít để an ủi những người đã chiến đấu bị thương/bại/liệt; hoặc họ dùng tiền bạn hiến đó để truy tìm các bệnh quái ác, khi thành công sẽ có lợi cho thế giới. Và sự cống hiến này bạn sẽ kiêu hảnh âm thầm như những cây dogwoods cứ lặng lẽ "thăng hoa" làm đẹp đời theo tháng năm.

Chào anh chị Năm. Hẹn nồi Chicken Soup khác.

Phương Điền Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến