Hôm nay,  

Nhớ Cũng Đành Thôi

31/03/200800:00:00(Xem: 169376)

Tác giả: Nguyên Phương

Bài số 2265 - 1620842-vb2310308

Tác giả vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư trú tại miền Đông và làm việc trong một cơ quan chính phủ. Với bài viết "Lời Cám Ơn của Mẹ Tôi", Nguyên Phương đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của Nguyên Phương lần này là một chuyện tình.

Một buổi chiều mùa hạ, Vy đang ngồi thả hồn nhìn ra cửa sổ theo rõi mấy chú bướm đang vờn hoa, cậu con trai sán lại gần:

- Mẹ ơi

- Gì vậy con"

Dù đã lớn nhưng mỗi khi muốn xin gì là Vũ cũng mở đầu bằng "mẹ ơi"

- Mẹ cho phép con mang cháu nội về với mẹ nhé

- """"

Vy mở to mắt muốn rách cả mí, cố bình tĩnh lại xem có phải mình nghe nhầm không. "cục sân" của Vy dâng lên tới cổ họng, khiến cho Vy không nói nên lời. Vũ cười cười vuốt vai Vy và yên lặng chờ cho cơn giận của Vy lắng xuống.

- Nói cho mẹ biết, con đã bậy bạ với cô bạn nào của con, Angela, Lan, Thu, Diana &."""

 - Đâu có cô nào mẹ.

Vy càng không hiểu được, nhưng nhìn vẻ mặt "ngây thơ & vô số tội" của con, Vy biết câu chuyện không có gì trầm trọng lắm, con mình chắc chưa đến nỗi phá họai đời con gái của những cô bạn của chàng ta.

- Thôi đừng làm mẹ đứng tim nữa đi con, nếu con lầm lỡ với người ta thì thôi mang về đây mẹ nuôi vậy, dù sao cũng là hòn máu của con.

- Thật hả mẹ" mẹ bằng lòng"

- Về hỏi bố đi

Vũ nhẩy lên vui như đứa trẻ được quà, tíu tít nói:

- Con hỏi bố rồi. chỉ còn chờ mẹ đồng ý thôi, con đùa mẹ đấy, con mua con chó, nhưng con biết mẹ không thích nuôi chó nên con đã gửi ở nhà bạn con, bây giờ mẹ đã bằng lòng rồi thì mai con sẽ mang nó vê.

Vũ năn nỉ và xin lỗi Vy, cuối cùng thì chiều con Vy cũng bằng lòng vậy, Vy cũng muốn thử nuôi một con chó xem tại sao người Mỹ thích nuôi chó mèo trong nhà, và thử xem tại sao có những câu nói truyền tai nhau khi còn ở quê nhà, chó mèo được xếp hạng nhì trong sự xếp hạng về quí mến, nàng cũng mong con mang về cho nàng một con chó Shih Tzu để Vy bế bồng, và cột cho nó hai cái nơ đỏ nhưng Vũ nói:

- Mẹ ơi, mẹ có muốn người ta nói con điên không me" Mẹ có thấy thanh niên nào bế chó cột nơ đi ngòai đuờng không hả mẹ"

Nghe con phân tích Vy cũng thấy mình lẩm cẩm thật. Rồi từ từ Vũ kể sơ sơ về con chó cho Vy nghe, nó thuộc lọai Doberman khá cao lớn, và rất thông minh. Vy nghe nói chó to Vy hét lên phản đổi, nhưng Vũ bảo đảm nó sẽ rất hiền và nhất là để & "bảo vệ mẹ".

- Hôm con đến mua nó, người ta có một lọat 9 con chó nhỏ, con bồng lên đặt xuống thì những con chó khác đều chạy đi, riêng con Heidi này thì khi con đặt nó xuống nó cứ đứng yên nhìn con với một ánh mắt tha thiết lắm.

Thôi thì một lời đã hứa thì đành để Vũ mang nó về.

Vũ mang về một cái chuồng để nhốt chó, một cái "giường" nhỏ cho chó nằm. lọ thuốc nước để tắm chó, hai cái tô, mấy bịch thức ăn và & "cô cháu nội" của Vy.

Ngày đầu mới về đến nhà nó còn bé và nép sát vào người Vũ, Vũ đưa nó cho Vy

- Cháu nội của bà đây, bà bế nó không"

Vy thấy nó bé bé cũng dễ thương nhưng Vy cũng ngại sờ vào nó, "cô ta" nép sát vào người Vũ và đưa mắt nhìn Vy lạ lùng.

Bỗng nhiên nó sủa ăng ẳng, không ai hiểu cô ta muốn gì. Trong thời gian đầu Vũ cũng mệt đừ với con chó. Đêm nó lạ nhà không ngủ được, Vũ cũng phải thức theo nó.

Nó lạ lùng trong căn nhà mới, ăn uống uể ỏai. Nó cũng chưa quen Vy nhiều nên mỗi khi Vũ đi làm con Heidi được đem đi gửi babysit, thấy con mình mang nào tã, nào đồ chơi, thức ăn khi đem "con" đi gửi Vy bật cười.

Vài ngày sau Vũ mang nó đi chích ngừa và mang thuốc về để bôi chống bọ chó, Vũ mua thêm "bàn chải" đánh răng và cái cắt móng chân cho nó, cái gì với Vy cũng thật lạ lùng

Rồi Vũ nói phải mang con chó đi học. Vy thầm nghĩ thật là nhiều chuyện, ở Việt Nam chó cần gì đi học.

Ngày đầu tiên cô nàng đi dự lớp training, về đến nhà thấy mặt cô ta như "người lớn" hẳn lên, nó chạy lăng quăng khắp nhà, làm như mới đi xa về, Vy gọi, nó cũng làm ngơ.

Rồi nhà cửa bề bộn hơn, nó cũng quen và lớn dần, nên những khi Vy ở nhà Vy có thể trông nó thì nó không phải "cơm nắm muối vừng" đi nhà trẻ nữa.

Lần đàu tiên Vy ở nhà một mình với nó, nó sủa ầm ĩ khi Vũ rời nhà, Vy dẫn nó vào bếp để làm bếp, nó đi lại một cách nóng nẩy, sủa om xòm, Vy dỗ dành nhưng nó vẫn không chịu yên Vy đành mặc kệ nó, thuận tay văn máy lên nghe thuyết pháp, bỗng nhiên thấy nó nằm phục xuống ngay dưới chân Vy, mắt lim rim Vy có cảm tưởng nó đang lắng nghe, Vy nghĩ chắc mình tuởng tượng.

Khi Vũ về, bế con chó lên nựng nịu và quay lại hỏi Vy:

- Mẹ làm gì con Heidi vậy"

Vy ngạc nhiên hỏi con

- Có gì vậy con"

- Con không biết sao nhưng hình như nó không nhầy nhót mấy

- Có lẽ tại mẹ cho nó nghe thuyết pháp

Vài ngày sau ngày nào nó cũng vậy Vy nói chuyện với chồng:

- Anh ơi hình như con chó nó thích nghe thuyết pháp

- Chắc em tưởng tượng đó thôi

- Lúc đầu em cũng nghĩ vậy nhưng mấy ngày nay em thấy nó đêu làm như thế cả

Anh đề nghị thử đồi băng khác cho nó nghe, Vy đổi băng thầy khác thuyết giảng nó cũng hành động như vậy Bây giờ thỉ Vy tin vì một lẽ gì Vy không rõ nhưng quả thật là nó nghe, có lần Vy thử cho nó nghe nhạc, nam ca sĩ, nữ ca sĩ hoặc nghe sư cô giảng thì không thấy nó nằm yên mà vẫn đi lại vòng vòng, sủa om xòm.

Vợ chồng Vy cười với nhau:

- Tuy thích nghe thuyết pháp nhưng cô ta vẫn thích nghe giọng đàn ông hơn.

Chiều theo ý thich của ông anh Vy quay một đọan phim con chó đang nghe pháp gửi qua cho anh xem, ông anh cũng công nhận là hình như nó biết nghe pháp.

Từ khi Vy khám phá ra "yếu điểm" cùa con chó thì những khi nó phải ở nhà một mình Vũ nhốt nó vào chuồng, vặn băng thuyết pháp lên cho nó nghe, nó cảm thấy bình yên hơn và nầm cuộn mình ngủ một cách êm ả.

Con Heidi càng lớn thì càng biết nhiều hơn, nó biết "ông nội" nó hay cho nó chạy chơi ngòai đường nên khi nào thấy "ông nội" sửa sọan đi là nó quấn lấy chân, và đòi đi cho bằng được và không bao giờ chịu đi một lần, về tới cửa là cứ đứng lại không chịu vào nhà, chuyện không bao giờ xẩy ra với Vũ. Vũ nói "ông làm hư nó rồi"

Vũ thường cười khi thấy bố mẹ vui với con chó Vũ nói:

- Bây giờ mẹ khỏi than thấy người ta có cháu mà thèm nữa nhé, mẹ cũng có cô "cháu nội" chơi với mẹ rồi đây.

Kể ra thì có nó hủ hỉ Vy cũng vui lắm và thầm nghĩ người ta có cháu để mà khoe, mình chưa có thì thôi con Heidi cũng vui nhiều.

Một hôm Vy đùa với con chó, nó giẫm chân lên chân Vy, móng chân nó dài nên làm xướt chân Vy một chút, chiều hôm đó Vũ đi làm về Vy than phiền:

- Sao con không cắt móng chân cho nó, móng chân nó dài quá

- Sao mẹ biết.

Sau khi nghe Vy kể chuyện, Vũ nhìn mẹ xót xa "để cuối tuần con cho nó đi cắt móng chân". Vy ngac nhiên thì Vũ giải thich:

- Móng chân nó mang đi tiệm cắt thì chỉ mất $8.00, bây giờ móng nó cứng quá con không cắt ở nhà được.

Đến cuối tuần Vũ và cô bạn gái mang con chó đi cắt móng chân, về nhà Vũ than

- Mẹ biết không phải bốn người mới giữ nó được để cắt móng chân cho nó, vì nó lạ và không muốn người lạ sờ vào chân nó, cuối cùng mẹ biết con phải trả thêm bao nhiêu không"

- ""

- Thêm hai chục nữa cho bốn người ôm lấy nó.

Thế là tối hôm đó Vy lại có thêm chuyện kể với chồng và bà chị "hôm nay con chó của em đi "nàm lail" (làm nail)", bà chị kêu ầm lên

- Trời ơi người ta làm nail cũng chỉ mất có $18.00 1 full set thôi mà "cháu nội" của em làm mất tới $28.00

- Thật vậy chị ạ, "bà nội" nó còn chưa bao giờ đặt chân đến tiệm nail cả, thật đúng là nước Mỹ mới có chuyện này.

Mùa đông gần tới "ông nội" nó ngồi nhìn bầu trời xám xịt và bảo cậu con trai "hôm nào con và bố dắt nó đi mua áo lạnh nhé con" Vy lắc đầu:

- Thật là lắm chuyện đúng là chó ở xứ Mỹ

Nhưng rồi hôm đó Vy cũng theo "bố con nhà Vũ" đi sắm áo lạnh cho cháu.

Vào cửa hàng Petsmart tiếng chó sủa vang rân, "cô cháu" cố giằng khỏi sợi giây để chạy tới hàng đồ chơi, cũng như để rượt theo những con chó khác, Vũ phải gồng mình mới giứ được nó lại. đi lại khu bán áo lạnh thì nó không chịu đứng ở đó lâu có lẽ vì không có gì thích thú lắm. Thử được cái áo cho nó cũng là một kỳ công, mướt mồ hôi trán cho "ông bà nội" nó. Cuối cùng Vy lựa được cho cháu một cái áo hai mặt một mặt mầu hồng, một mặt mầu xám.

Sau đó cho nó ra khu đồ chơi, dog food thì cô nàng thích mê. Vy cùng chồng lang thang trong tiệm, trong một khu salon của chó, nơi làm đẹp cho cô cậu, cắt lông, Vy ngạc nhiên không hiểu họ làm sao mà những con chó ngoan ngõan nằm yên cho người ta muốn làm gì thì làm trong khi "cô cháu nội" của mình quậy quá. Gần đó có những cái chuồng nhỏ nhốt những con chó, mèo không nhà cửa, cần một mái ấm gia đình. Vy nhìn vào một cái chuồng và thì thầm với chồng:

- Anh xem kìa, con mèo này sao trông buồn quá nhỉ, hay mình mang nó về nuôi đi anh

Chồng Vy phản đối, Vy đùa "anh chỉ muốn dành tình yêu độc quyền cho Heidi thôi phải không""

Ânh trầm ngâm không trả lời lôi Vy ra chỗ bán "nhà của chó"

- Lại đây xem, anh muốn sắm cho nó một cái "nhà" mới cái cũ coi bộ quá nhỏ cho nó.

Sau buổi đó mỗi lần cho Heidi ra đường là Vũ lại bắt con chó mặc áo.

Một buổi ngồi trầm ngâm "ông nội" lại phán một câu:

- Này Vũ, bố muốn mua giầy cho nó, họ có bán giầy không"

- Thôi bố ơi, nó không chịu đi giầy đâu, Vũ giẫy nẩy lên

- Bố sợ nó lạnh chân.

Thỉnh thỏang Vy đùa với con

- Nếu con chó này ở VN thì nó đã lớn đủ để đuợc làm đồ nhậu rồi con ạ

- Con không hiểu sao nó dễ thương thế mà người ta nỡ ăn thịt mẹ nhỉ"

- Con biết không ở Hà Nội, miền bắc của Việt Nam, mỗi con đường chỉ bán tòan một thứ vật dụng mà thôi, thí dụ như phố hàng nón chỉ tòan bán nón, phố hàng áo, phố hàng buồm, phố hàng than&& mẹ nghe nói ở Hà đó có nguyên một con đường tòan những tiệm ăn bán thịt chó, không hiểu có phải có tên là phồ hàng thịt chó không.

Vũ le lưỡi lắc đầu.

Một lần Vũ về nhà kể chuyện con chó của bạn Vũ bị tê thấp và bạn của Vũ phải mang đi bác sĩ để đấm bóp (massage).

- Thật lắm chuyện ở Việt Nam chó đâu có bị bệnh gì sao ở đây mẹ thấy nào là nó bị đau bụng, tiểu đường, phong thấp & y như người.

- Ở nước mình làm gì có con chó nào đủ già để mà bị bệnh đâu vừa còn non đã bị cho vào nồi nấu rựa mận rồi, cầy tơ quý lắm đó em. Chồng Vy đùa.

Vy chỉ nhìn bố con Vũ mà lắc đầu "thật lắm chuyện và quả thật là chó ở Mỹ sướng thật".

Chồng Vy kẻ một câu chuyện chó cứu chủ, một cô gái chạy jogging với con chó trong mùa đông trời tuyết, bất chợt cô ngã và bất tỉnh, con chó đã chạy đi tìm và mang được người đến cứu chủ nó.

"Từ ngày có cháu về" Vy thường hay tìm những bạn có nuôi chó để nói chuyện

Vy chợt nhớ ra có một cô bạn kể chuyện một lần gặp một bà Mỹ bạn cô mặt bà buồn rười rượi than rằng con chó của bà ta mới chết, bà đang sửa sọan làm đám ma cho nó, bà sẽ cho nó vào một cái "áo quan" thật nhỏ, và đem chôn, sẽ có một vài người bạn đi đưa đám.

- Mày thấy buồn cười không, ở nước mình thường có câu "chó chết thì hết chuyện" nhưng ở đây thì chó chết nhưng chưa hết chuyện.

Một cô bạn đã từng ở bên Nhật kể về nết trung thành của một con chó, cô không còn nhớ chi tiết nhưng đại ý như sau:

Có một con chó ngày nào cũng đến đón chủ đi làm về từ một bến xe bus/metro.

Khi chủ nó qua đời, đến giờ đó mỗi ngày nó vẫn đến chỗ cũ đứng chờ, cho đến khi người cuối cùng xuống xe, không thấy chủ, nó lặng lẽ cúi đầu bước về.

Những bạn đồng hành của chủ nó thấy vậy rất là xúc động, đến một lần hình như nó bịnh, nó không thể đứng lên để về nhà và nằm tại đó chết.

Cô bạn Vy không nhớ rõ lý do tại sao người ta lại làm tượng con chó ngay tại công viên đó, nơi nó đã chết. Vy nhớ mãi câu chuyện cô bạn đã kể.

Trở lại "cô cháu gái" của Vy, nó càng lớn càng thông minh, nó biết nịnh và làm vừa lòng hết mọi người trong gia đình Vy, khi Vũ gọi nó, nó tần ngần một lúc, nếu ở đó có "ông bà nội" là nó phải chạy lại liếm mỗi người một cái rồi mới hớn hở chạy theo Vũ.

Giống chó tai thật thính, nó nghe được tiếng xe từ xa, và nó đón mỗi người trở về nhà một cách khác nhau, nhờ cách vẫy đuôi của nó.

Vy bắt đầu yêu con Heidi như một thành phần của gia đình, mỗi khi đi làm về, Heidi vẫy đuôi chào mừng nếu không nói chuyện với nó, nó sẽ sủa cho đến khi nhìn đến nó, nói vài câu với nó và vuốt lưng nó một chút nó mới yên và chạy đi chỗ khác chơi.

Có những buổi tối cả nhà quây quần nơi phòng khách nhìn con chó đùa rỡn, nhìn cách thủ thế của nó với những vật lạ, như một lần Vũ để cái giỏ không ở giữa nhà, cô nàng thấy lạ lạ đi vòng vòng xung quanh, vừa sủa vừa đưa chân vờn vờn, nhưng nhất định không giám lại gần.

Vy đã hiểu tại sao người ta thương chó như thương yêu một đứa trẻ con. Vy cũng đã đọc ở đâu đó rằng "chó rất trung thành, nó yêu, thương chủ nó một cách tuyệt đối, dù chủ thành công hay thật bại, giầu có hay nghèo khổ, khỏe mạnh hay bệnh tật".

Vy đã hết than "thật lắm chuyện" cho những việc Vũ làm cho "cô cháu nội" của Vy.

*

 - Mẹ ơi

- Gì vậy cậu ấm, mỗi lần con gọi "mẹ ơi" là mẹ lại thấy tim đập mạnh hơn

- Mẹ thương Heidi không hả mẹ"

- Sao con lại hỏi thế"

- Mẹ có muốn trông nó không"

- """"

- Con nghĩ mẹ không trông nổi Heidi một mình phải không mẹ"

- """

- Hãng con chuyển sang Chicago, con đã bằng lòng đi theo vì không muốn chuyển hãng khác. Vì vậy con nghĩ đến cho Heidi đi, vì ở nhà chắc bố mẹ không săn sóc nổi nó. Nó đã lớn, mỗi lần tắm cho nó rất khó.

- Để mẹ tính với bố xem sao, mẹ thương nó rồi, mỗi khi về nhà có nó mừng rỡ mẹ vui lắm.

Vy cảm thấy buồn buồn vì Vũ sẽ xa nhà và "cô cháu nội" sẽ đi nhà khác, tính tóan mãi rồi Vy cũng đồng ý cho nó đi, mặc dù rất thương nó.

 Ngày "cô cháu gái" hành trang lên đường Vũ phải chờ Vy đi làm mới mang nó đi tránh cho mẹ cảnh "lên xe tiễn cháu đi chưa bao giờ buồn thế".

Buổi chiều đi làm về, nhìn vào cái chuồng trống không, nàng đã bật khóc nức nở, Vũ lại gần nàng vuốt vuốt vai nàng thì thầm:

- Mẹ đừng buồn, thỉnh thỏang nếu mẹ muốn, mẹ có thể qua muợn nó về chơi với mẹ, nó ở nhà bạn con mà, chủ mới cũng thương nó lắm.

- Nó đi rồi vài ngày nữa đến con đi, mẹ buồn lắm và nhớ cả hai

- Mẹ ơi, con trai mẹ lớn rồi mà, vacation con sẽ về với mẹ và đưa mẹ đi chơi.

Dù sao thì quảng thời gian có "cô cháu nội" dễ thương ở bên cạnh cũng đã để lại cho Vy những luyến lưu. Đúng là lẽ vô thường của cuộc đời, có hợp thì sẽ có tan, hoa nở rồi sẽ tàn, phút vui nào rồi cũng hết. Con cái lớn lên đủ lông đủ cánh phải để cho chúng bay nhẩy trên con đường công danh sự nghiệp.

Nhớ cũng đành thôi.

Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến