Hôm nay,  

Tình Ơi... Còn Mãi Mãi

08/03/200800:00:00(Xem: 133471)

Người viết: Hà Kim

Bài số 2243 -1621-20-vb7080308

*

Hà Kim sinh năm 1950, giáo viên tại Việt Nam, theo chồng định cư ở Mỹ diện HO năm 1995, hiện là cư dân San Jose (Bắc Calif). Cuối tháng Sáu 2007, Hà Kim thay gan tại bệnh viện Stanford. Bốn tháng sau ngày rời bệnh viện, bà viết bài "AGAIN, AMERICA, Xin nói lời tri ân kể lại đầy đủ kinh nghiệm của người đã đi qua "ba bước thay gan." Sau đây là bài viết đặc biệt của bà, một chuyện tình đẹp bắt đầu từ mùa xuân tang tóc Tết Mậu Thân 1968.

*

Bạn có tin rằng qua mục “Kết bạn tâm giao” ta có thể tìm ra bạn thân" Tôi xin trả lời rằng có.

Bạn có tin rằng qua mục Tìm bạn bốn phương ta có thể tìm ra một nửa của mình còn lạc bước đâu đó. Ta kéo về nhà chung sống đến răng lay tóc bạc đến hết cả cuộc đời này". Tôi xin trả lời rằng có.

Bạn có tin rằng trên trái đất này có một tình yêu nồng nàn và vĩnh cửu, ta có duyên nợ lẫn nhau" Tôi xin trả lời rằng có.

Chứng minh, tôi xin kể bạn nghe một chuyện tình... thế kỷ, lãng mạn hơn chuyện tình Romeo và Juliet -không bi thương như cuộc tình Titanic.. Kết thúc câu chuyện tôi sắp kể rất có hậu, vui tươi, hạnh phúc và... Happy Ending at the End...Nào, mời bạn...

 

*

Biến cố trọng đại -Tết Mậu Thân 1968- chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ khu phố nhỏ của nàng. Từ căn nhà đang bốc lửa, nàng chạy như bay ra đường phố -hướng về bệnh viện- nơi mà ba nàng tin tưởng đạn pháo kích sẽ không rơi vào. Vẻn vẹn bộ đồ trắng tinh nguyên, chiếc radio nhỏ cầm tay, nàng chỉ kịp ngoái đầu nhìn lại -một vùng lửa sáng rực, tiếng nổ ầm ầm. Nàng đau đớn... vĩnh biệt, vĩnh biệt mái nhà ấm cúng của ta ơi! 

Hàng ngày, từ nơi tạm cư trở về ngôi nhà đổ nát, nàng phải băng qua con đường có nghĩa trang. Tiếng than khóc thảm thiết, não lòng của người thân tử nạn - những xác chết không lành lặn, vô thừa nhận còn nằm đó! Ôi, khủng khiếp quá! Một thành phố tang thương. Mạng sống quý giá vô cùng, cớ sao...

Năm đó nàng 18 tuổi. Thơ ngây như con nai vàng ngơ ngác, đạp lên lá vàng khô ảm đạm. Lần đầu tiên trong đời, nàng cảm nhận được nỗi mất mát đau thương -chiến tranh, ta thù ghét mi!.

Tựu trường, bạn bè quyên góp, đứa tặng sách, đứa tặng tập bút, áo quần, dày dép. Mất tất cả, nàng ngơ ngẩn. Tuổi 18 mộng mơ, cha mẹ gần bên, bạn bè thân kề cận. Nàng vẫn thấy chưa đủ. Bổng chốc, nàng thấy cô đơn, cô đơn vô cùng. Một hôm, cô bạn thân chìa cho nàng 5 bức thư của 5 chàng trai lạ. Liến thoăng, cô bạn nói:

- Này bạn, hãy trả lời phụ ta mấy cái thơ này. Nhiều quá, ta trả lời hổng hết.

Nàng trố mắt nhìn, kinh ngạc:

- Ở đâu mà có nhiều thơ vậy"

Cô cười, bẽn lẽn:

- Ơ ...ờ...thì buồn tình, ta đăng báo tìm...anh nuôi.

Nàng xoè mấy cái thơ. Không hình dung nổi gương mặt của các người viết. Duyệt qua từng tên người gởi. Nàng chọn một cái tên rất con gái. Ba nàng thường xuyên căn dặn “con phải học hành tử tế, thành đạt trước khi kết bạn”. Vậy mà, thoáng chốc, nàng quên mất! Bồng bột, nàng cầm viết: “Anh mến, em trả lời thơ anh vì anh...có tên rất đẹp, rất con gái...”

*

Quân trường Thủ Đức -sau đợt tổng tấn công của VC vào các tỉnh thành, miền Nam ban hành lệnh tổng động viên. Chàng xếp bút nghiên, lên đường nhập ngũ. Một tháng tập dợt gian khổ. Đêm chàng ôm gối chiếc. Ôi chao! Nhớ ơi là nhớ Mẹ cha, chị em và còn nhớ... ủa, chàng chưa có ngườI yêu. Mấy cô bạn học chung... vớ vẩn...chàng không nhớ nổi. Chàng trằn trọc không ngủ được. Xoay mình nhặt tờ báo. Đọc giải sầu...lật, lật..mắt chàng rơi trúng vào mục tìm bạn. Lạ lùng thay, rơi trúng ngay vào cái tên dễ thương. Lời mời gọi lại thương dễ hơn “em gái mộng mơ muốn tìm anh nuôi”. Ừ, sao mình không thử làm... anh nuôi... cho đời bớt cô đơn. Chàng ngồi dậy, tìm giấy bút. Chàng nắn nót giòng chữ đầu tiên... Lãng mạn chán!

“Đêm quân trường

Thu Hồng thân mến, anh có cái tên rất con gái... Đọc mấy dòng của em, anh đã thấy thân mến liền... Có vẻ xạo thiệt... nhưng thôi mình cứ tung cánh nhạn tìm...”

Vậy là chàng và nàng quen nhau. Phút đầu tiên, cả hai đều... xạo thiệt. Nàng không phải là Thu Hồng và chàng chỉ là chú bướm vờn hoa. Nhưng có sao đâu" Thư bay qua lại đã gần một năm. Chưa từng gặp mặt mà tình...đã thân mến... Phút này thì có vẻ mến thân thiệt rồi! Mặc cho mộng mơ, rồi mơ mộng, nàng cũng quyết chí nghe lời dạy dỗ của Ba -cố gắng học hành. Nàng cũng là người ...thơ ngây, hiền như... ma sơ.. Nàng thành thật khai báo tên thật, trường học của mình với chàng. Địa chỉ là hộp thơ từ người bạn thân. Nàng chưa muốn xuất đầu lộ diện, tấm ảnh cũng không gởi tặng. Nàng thơ ngây quá, tưởng rằng chàng không có cách nào tìm ra nàng.

*

Chọn một ngày đẹp trời, chàng xin vài ngày phép. Chàng rất khôn ngoan, chọn đúng giờ vô học. Sân trường vắng hoe, chàng đáp xuống khuôn viên trường Sư Phạm. Vào văn phòng xin phép gặp mặt. Thay vì ngồi chờ ở đây, chàng đứng chờ nàng nơi chân cầu thang. Giờ phút này đã... thương mến quá xá! Vậy mà, chàng chưa biết mặt nàng. Liệu nhìn hai bức hình của chàng, nàng có nhận ra nhau không" Chà! Làm sao mà nhận ra nhau đây". Chàng đã có cách...

Đang chăm chú nghe giáo viên giảng bài, nàng nhận được giấy báo “có người cần gặp ở văn phòng”. Nàng hoảng hốt, tưởng gia đình có việc bất an. Ba chân, bốn cẳng... nàng chạy vội xuống. Dừng lại, dưới kia, ngay tầm mắt nàng, bộ quân phục thẳng nếp với bảng tên thêu trước ngực -rõ ràng là tên rất con gái của chàng. Hai ánh mắt giao nhau. Và rõ ràng có tia điện xẹt. Chàng và nàng đều...té xỉu!

Thắm thoát, thêm ba năm nữa. Mỗi năm chàng chỉ có 2 lần về phép thăm nàng, ngắn ngủi quá so với chiều dài thương nhớ, so với gần ba trăm bức thư cho nhau. Chàng kể về những ngày quân hành hiểm nguy. Đêm nhìn ánh hỏa châu nơi tiền đồn heo hút, viết thư trên ba lô nên hàng chữ không ngay. Cuối thơ, bằng 2 chữ “hôn em” nhẹ nhàng. Nàng kể về những ngày lái xe đến trường. Những vui buồn đời cô giáo trẻ. Những lo âu sợ hãi khi đọc tin chiến trường xa. Kết thúc thơ bằng hai chữ “nhớ anh”. Phút này thì chàng và nàng tình đã đậm sâu quá rồi!

Đột xuất, chàng có thêm kỳ phép không báo trước. Sáng sớm mùa đông, trời lạnh căm căm, chàng đứng chờ nàng nơi ngã tư phố, giơ tay chặn ngang. Nàng dừng xe, sửng sốt reo vui, nhưng lòng chùng xuống, xót xa nhìn bàn tay chàng còn bông băng may vết thương. Biết thời cơ đã đến, chàng mạnh dạn lên tiếng.  “Lần này anh về để đưa ba má đến gặp ba má.” Nàng cười thầm “Ủa, ba má của ai vậy" Chỉ kêu ba má không không"” Tinh nghich nàng trêu “để chi vậy” - Đừng làm khó anh, em gái hậu phương ơi!

Nàng treo giá cao, không muốn theo chàng về dinh mà muốn... chàng hết sức mình, chạy lo giấy tờ. Một năm sau, chàng theo nàng về dinh, làm rể luôn vì nàng là con út. Có sao đâu! Tiện lợi gởi bà xã cho ba má vợ chăm sóc khi chàng công tác xa.

Một tuần lễ trăng mật nơi xứ hoa anh đào. Bước chân chàng và nàng xuyên qua khắp chốn. Chiêm ngưỡng thác Prenn hùng vĩ. Ngắm nhìn dòng thác Cam Ly êm đềm trôi. Ngồi tâm tình bên bờ hồ Than Thở lành lạnh sương mù hay tìm nơi ấm áp với tách cà phê nhỏ giọt thơm lừng.

*

Rồi những đứa con chào đời. Năm một, lại một năm, hai đứa con kháu khỉnh với một tình yêu nồng thắm, hạnh phúc tưởng chừng như êm trôi.

Đời không như là mơ.

Biến cố trọng đại, bi thảm của đất nước, ngày 30 thang 4 năm 1975, VN chấm dứt chiến tranh, chàng trở về, không phải trên đôi nạng gỗ, không phải trong chiếc poncho phủ kín. Chàng trở về để nàng chuẩn bị củi, gạo, thực phẩm cho 10 ngày vào trại “Cải tạo học tập”. Không, đó chỉ là một mỹ từ để lừa gạt. Chàng ra di không hẹn ngày trở lại. Một giòng thư cũng không.

Ở nhà, nàng tiếp tục viết “Nhật ký đời tôi” như những tờ thơ ngày nào.

Ngày thứ 210 ... không có anh.

Từng sáng, từng chiều, từng tối, tôi đã nhớ, nhớ anh vô vàn. Đã xót xa, đau đớn vô cùng khi nghĩ đên thân phận mình. Bước chân anh đã bị đưa về đâu" Ta không thể hiểu được số phận mình. Nhìn anh qua cái nhìn như một người tù. Nhìn con sắp thiếu sữa, lòng tôi đau đớn quá. Chúng tôi đã mất tất cả! Ôi một cuộc đổi đời kinh hoàng! Liệu ngày mai thăm anh, tôi có trọn được nụ cười" Phải cố gắng, cố gắng thôi!

Ngày thứ 358... không có anh. Ngày thôi nôi con trai.

Ngày thôi nôi con, mẹ không còn đồng nào trong tay. Phải nhờ sự giúp đỡ của Ngoại và Cậu, mẹ mới có gà luộc, chè xôi mừng con tròn tuổi. Ngồi trước mâm đồ, con chỉ chọn quyển sách lý hóa rồi thôi. Ngày sau dù con có chăm chỉ học hành, con làm gì được khi lý lịch con bị xem là không tốt. Xuất thân từ gia đình “lính ngụy”..

Ngày thôi nôi con, mẹ vừa nhận tin ba bị dời đi đào kinh, làm ruộng muối đâu xa. Bây giờ không hiểu ba đang ở Bình Phú, Bào Sen...hay một phương trời xa xôi nào khác. Tuyệt vọng vô song chờ ngày về của ba!

Ngày thứ 1080... không có anh.

Hôm nay được thơ anh. Đã lâu, rất lâu, tôi mớI được nhìn giòng chữ viết này. Lá thơ được gởi lên từ trại tù Láng Cháo, qua một người vợ của bạn tù nhận chuyển.

Anh gởI niềm thương nhớ về vợ con. Anh viết “tội nghiệp em tôi! NgườI vợ yếu đuối, cành vàng lá ngọc ngày xưa của anh phải một mình gánh vác việc nhà, nuôi hai con nhỏ dại, còn vất vả thăm nuôi chồng. Anh hy vọng sớm trở về để nhận lại trách nhiệm ngườI cha, người chồng.” Nét chữ hơi run, không biết vì xúc động hay sức khoẻ anh bắt đầu suy yếu"

Nơi lao tù, chàng nhớ bài thơ “Hổ nhớ rừng” của Thế Lữ. Thời oanh liệt nay còn đâu. Ngày, chàng cuối mặt xuống ruộng muối trắng, trắng một màu tang tóc. Đêm, chàng ngước nhìn bầu trời, chàng cố tìm một vì sao sáng dù tận cuối chân trời cũng được, nhưng mắt chàng luôn mờ ảo chỉ thấy một màu tối đen. Cái hy vọng “về sớm”, chàng chậm rãi đếm từng ngày.

Đó là ngày thứ 2046.

Giao thừa, nàng đón chàng, bất ngờ, ngỡ ngàng, câm nín. Như Từ Thức trở về từ trăm năm truớc. Trước mặt chàng, hình ảnh người vợ mờ trong mắt, ôm nàng vào lòng, chàng muốn nói nhưng nghẹn lời “thương em anh, em đã gầy quá đổi”, tuổi thanh xuân của nàng lẽ ra phải được ôm ấp, thương yêu. Nàng nhìn thấy sau lưng chàng là đêm 30 Tết, tối om om. Nàng vuốt lên lưng áo chàng, nàng cảm nhận sức sống nơi chàng hầu như không còn. Nàng khóc ngất, những giọt nước mắt đã kềm chế từ mấy năm nay tuôn tràn tức tưởi. Vì đâu chúng tôi nên nông nổi này"

“Không! Nhất định là không! Chúng tôi không đầu hàng số phận. Đó là lời quyết tâm tìm kiếm đời sống mới của cả hai. Nhìn chàng gò lưng trên chiếc xe đạp cũ kỹ, không thắng, chạy ngược xuôi giao hàng. Nhìn đôi tay gầy guộc đảm đang của nàng. Tình yêu của chàng và nàng hoà quyện lẫn nhau. Bên nhau, nụ cười đã nở hoa, chàng và nàng chờ một phép lạ!.

*

Hai mươi năm, sau ngày 30/4/75. Phép lạ xảy đến. Chàng và nàng cơ cực quá đỗi, già trước tuổi, nhìn thoáng đã thấy như ông bà già rồi. Ông hân hoan dìu vợ con lên máy bay.

Mục sư Martin Luther King Jr. có nói “I have a dream” đã tranh đấu để có được bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ. Ông bà cũng có “một giấc mơ” Tự do, hạnh phúc và con cái học hành thành đạt. Giấc mơ Mỹ Quốc đã trở thành hiện thực.

Như các di dân định cư ở Mỹ, ông bà đã tạo dựng được một mái ấm gia đình. Hai con đã trưởng thành. Giòng thời gian qua mau. Hai mái đầu nhuốm bạc, mắt đã mờ. Đôi lúc, ngỡ ngàng, ông bà tưởng “Đời như là mơ”, tưởng tình mình vẫn còn như thời son trẻ.

Khi ông trên giường bệnh, nước mắt bà rơi lộp độp kêu:

- Ông ơi, đừng chết bỏ tui một mình.

Hay khi bà nằm trong phòng hồi sức, vẫn nắm tay ông không rời:

- Ở đây với tui, tui có bề nào, hai ta cùng chết bên nhau.

Ông cảm động, nước mắt rơi lả chả trên gương mặt bà:

- Đừng chết bà ơi! Tui sợ mồ côi vợ lắm!

Xuất viện, trên đường đưa bà về nhà. Ông nói đùa:

- Cám ơn bà còn sống với tui. Bà chết trễ quá. Mần sao tui tìm kịp bà nhỏ.

Bà rất ghét cái tiếng “bà nhỏ” nên nghe xong bà tỉnh táo liền. Quyết sống tới tới, tiếp tục nâng khăn móc túi ông.

*

Tình tưởng chết nhưng còn sống mãi, chan hoà mãi mãi.

Nghe xong, bạn có cho rằng tôi kể ...xạo không" Xin trả lời chuyện thật 100%. Đó là chuyện tình của chúng tôi. Rất tiếc những bức thư tình đã bị thiêu hủy vì chế độ kiểm duyệt gắt gao ở Vietnam, chúng tôi không thể đem hộp thư lên chuyến bay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến