Hôm nay,  

Mẹ Tôi Và Những Bà Mẹ

14/05/200800:00:00(Xem: 168775)

Tác giả: Nguyễn Thị Mão

Bài số 2299-16208276-vb4140508

Tác giả làm việc trong ngành giáo dục tại San Francisco, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Bài viết mới của bà được ghi “để kính dâng lên mẹ của chị Nguyên Phương và những bà mẹ Việt Nam, nhân ngày lễ Mother's day.”

Mẹ tôi sinh ra và lớn lên tại một làng quê miền bắc Việt Nam trong một gia đình bình thường. Vào thời của mẹ tôi, đa số phụ nữ thường không được đi học, nhưng mẹ tôi lại có một sắc đẹp mà tôi nghĩ vào thời ấy ắt phải có nhiều chàng trai làng ngắm nghía ước mơ. Ông ngoại tôi muốn cô con gái rượu phải lấy chồng ở tỉnh để cuộc đời bớt chân lấm tay bùn.

Bố tôi cũng sinh truởng ở cùng  làng với mẹ, nhưng đã lên Hà Nội sống từ lúc trẻ. Nhân lúc về quê thăm họ hàng bố nhìn thấy mẹ và đem lòng tuơng tư rồi cậy người mai mối. Cuới hỏi xong, ông  bà lên Hà Nội sống. Cuộc đời mẹ tôi rất êm ả bên bố, một công chức cho Toà án thời đó. Năm 1954, đất nước chia đôi, bố tôi mang cả gia đình vào Saigon và tôi đuợc lớn lên trên thành phố này.

Nhưng rồi 20 năm sau, bố tôi qua đời vì bạo bệnh. Năm 1990 mẹ tôi và cả gia đình tôi sang Mỹ do người chị cả tôi bảo lãnh. Mẹ tôi khi ấy đã tròn 70 tuổi, nhưng trông mẹ vẫn còn khỏe.  Thêm 15 năm sống với các con và các cháu trên đất Mỹ, mẹ thấy hạnh phúc nhưng đôi lúc không khỏi buồn nhớ bố tôi, nhớ bạn bè và cảm thấy lẻ loi với hàng xóm ở đây.

Một chiều tôi đi làm về ghé ngang qua nhà mẹ để thăm mẹ tôi như thuờng lệ sau mỗi buổi tan sở (vì tôi sống riêng), tôi mở cửa và gọi mẹ ơi, mẹ đâu rồi con đi làm về ghé thăm mẹ đây. Không nghe tiếng trả lời, tuởng mẹ đang tắm nên không nghe tiếng, tôi đi khắp nhà gọi mẹ. Khi vào đến phòng ngủ,  tôi chết sững vì thấy mẹ ngã gục trên thảm nhà, cơ thể bất động, gương mặt mẹ như ngủ yên. Tôi thét gào ngơ ngác ôm mẹ khóc thảm thiết rồi gọi cấp cứu và cố làm hô hấp nhân tạo cho mẹ trong lúc xe cứu thuơng trên đuờng đến nhà. Rồi mẹ được chuyển đi nhà thương General Hospital, phòng cấp cứu.  Tất cả chị em tôi ở bên mẹ trong bệnh viện nhưng mẹ không bao giờ thức dậy nữa để nói với chúng tôi những lời yêu thương hay trăn trối. Tôi đã ôm mẹ khóc và trong nước mắt tôi thì thầm xin mẹ tha lỗi cho chúng tôi không về kịp với mẹ truớc giờ mẹ ra đi.

Mẹ giờ đã thật sự xa rời chị em tôi vĩnh viễn. Bây giờ ngồi đây, viết những dòng chữ này về mẹ, tôi không khỏi bùi ngùi hồi tưởng những kỷ niệm của mẹ tôi với gia đình. Hồi tưởng khi tôi còn học trung hoc, tôi vẫn thường hay nhõng nhẽo mẹ. Mỗi khi đi học về tôi thích sà vào lòng mẹ thủ thỉ với mẹ về học hành và tâm tình về bạn bè tôi. Lúc ấy mẹ thường mắng yêu :

- Con gái lớn rồi còn nhõng nhẽo, lo học hành và tập tành bếp núc để sau này có đi lấy chồng còn biết mà lo cho chồng con, chứ cứ nhõng nhẽo, trẻ con thế này thì chẳng có anh nào thèm đâu đấy.

Tôi cười và nói với mẹ :

- Con chỉ thích ở với mẹ thôi, vì con chẳng phải lo gì hết, con lấy chồng thì phải chiều chồng, mà con gái của mẹ chỉ biết nhõng nhẽo thôi. Thế là tôi bị mẹ cốc nhẹ cho một cái lên đàu tôi và mắng yêu :

- Thôi đi lấy bát đũa dọn cơm ra cho gia đình ăn, rồi con học bài nữa !.

Khi học xong bậc trung học, lên đại học tôi vẫn còn làm nũng nhiều với mẹ, dù cho lúc này tôi cũng vừa có bạn trai, mẹ tôi vẫn chiều nuông tôi như thưở nào. Cho đến khi tôi tốt nghiệp và đi làm công chức, tôi cũng còn còn nhõng nhẽo. Rồi cuộc sống xoay vần, sau khi bố tôi mất, tôi phải giúp mẹ lo cho các em . Các em lớn, đi lấy chồng ... thế là mẹ lại buồn vì các con dần phải xa mẹ để lo cho đời sống riêng tư chồng con, và chị lớn tôi lúc đấy đã sang Mỹ, ở nhà chỉ còn tôi và người em trai út ở với mẹ.

Khi sang đến Mỹ, tôi vẫn hủ hỉ với mẹ trong những tháng ngày tôi còn đến truờng làm học trò, tôi thường cùng mẹ đi dạo và đưa mẹ đi thăm những người bạn mới của mẹ.

Tôi tốt nghiệp và đi làm, rồi lấy chồng, rồi..ly dị.và tôi lại trở về bên mẹ để ẩn náu sau vết thương lòng vừa rướm máu. Mẹ rộng mở vòng tay đón tôi như vừa tìm lại đuợc cái gì đã mất và tôi thấy mẹ là nơi trú ẩn ấm áp an toàn cho đời tôi mãi mãi.

Tôi nhớ mãi ngày tôi trở về với mẹ sau khi cuộc hôn nhân của tôi gãy đổ, mẹ đã ôm tôi cùng khóc và mẹ vỗ về, an ủi. Lúc ấy tôi thấy mình thật bé bỏng trong vòng tay của mẹ, và nhớ mãi lời khuyên nhủ mẹ dành cho tôi: “Con đừng buồn nữa. Hãy nhìn về tương lai. Duyên phận với chồng con có lẽ chỉ đến đấy thôi. Từ nay con phải cố giữ sức khoẻ và và vui với mẹ. Tôi biết rằng khi tôi có mẹ, là tôi còn có một nơi trú ẩn an toàn sau những trận cuồng phong của cuộc đời. Tôi nhìn mẹ biết ơn từ thâm tâm và nguyện sẽ mãi mãi yêu thương trân trọng mẹ.

Tôi cảm thấy vững lòng, và đi làm bình thường. Tôi làm việc trong một trường trung hoc tại San Francisco, bọn học sinh ở đây rất dễ thương, ngoan, cũng an ủi tôi rất nhiều.

Nay thì mẹ đã thật sự vĩnh viễn xa tôi. Mẹ đã về thiên đường để gặp bố. Tôi biết rằng ở nơi cao ấy, mẹ sẽ mỉm cười khi thấy các con của mẹ đang sống với tất cả tâm tình chân thật, vị tha như mẹ thường khuyên dạy.

Hình Ảnh Một Bà Mẹ

Mùa lễ Mẹ, khi nhớ người mẹ thương yêu của chính mình, tôi cũng nhớ thêm biết bao bà mẹ Việt Nam khác, trong số này, có bà mẹ của một người bạn rất thân là chị Phượng.

Tôi không chỉ thân với Phượng,  mà còn thân với cả gia đình chị. Tình thân ấy tăng dần và rôi gọi mẹ của chị Phượng là mẹ với cả lòng  kính yêu, và rồi mẹ của Phượng cũng coi tôi không khác con gái. Mỗi lần tôi xuống thăm gia đình mẹ, tôi lại được mẹ nhắc nhở dạy bảo những điều hay đẹp trong thời của mẹ về nguời đàn bà với tam tòng tứ đức, rồi tôi thấy mẹ đan những chiếc áo len thật đẹp và mẹ đọc những quyển sách về đạo Phật...

Thật là hạnh phúc khi các anh chị, con của mẹ đã làm lễ thượng thọ một niên kỷ cho mẹ năm nay, và tôi đuợc diễm phúc có mặt ngày hôm ấy để mừng mẹ sống trường thọ với con với cháu. Tuy tuổi thọ cao,  mẹ vẫn nhớ từng tên của mỗi đứa cháu lên chúc thọ, cũng như nhớ tên từng người trong gia đình, kể cả tên tôi nữa.

 Nhắc về những kỷ niệm về mẹ, tôi có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên cái ngày tôi xuống thăm mẹ sau bẵng đi 3 tháng vắng bóng, mẹ đã dí yêu ngón tay vào trán tôi và trách yêu:

 - Tôi tuởng cô quên tôi rồi! Sao mãi đến hôm nay mới xuống thăm tôi thế.

Tôi ôm mẹ và nói:

 - Con xin lỗi mẹ, tại con bận đi làm, và bận với gia đình nên không xuống thăm mẹ đuợc mong mẹ thứ lỗi.

 Mẹ cười, và không quên hỏi thăm gia đình tôi ra sao. Rồi hôm ấy tôi có được một bữa cơm trưa với gia đình mẹ, được gắp thức ăn cho mẹ, được thăm hỏi mẹ về từng món ăn. Mẹ đáp lại bằng cái mỉm cuời ưng ý, làm cho tâm hồn tôi vui lại vì mẹ đối với tôi không khác gì mẹ ruột tôi ngày trước.

Mẹ cũng không quên cho tôi chiếc áo len mà mẹ ưng ý nhất, mẹ còn nói với tôi, nếu con mặc không vừa thì mẹ sẽ đan cho cái khác. Ôi! mẹ đã làm cho nước mắt tôi rơi vì sung sướng, vì qua nụ cười thương yêu của mẹ, tôi thấy lại hình ảnh của mẹ tôi ngày nào.

Tôi cũng không quên một lần cùng mẹ và gia đình mẹ đi mua sắm, mẹ bảo tôi:

 - Cô muốn mua áo gì thì cứ mua, tôi trả tiền cho, đừng lo.

Lời nói của mẹ cho tôi cảm giác như ngày nào còn nhỏ, được mẹ dẫn đi mua quần áo mới nhân dịp tết đên.

Thỉnh thoảng tôi xuống thăm mẹ, và nài nỉ đưa mẹ đi chơi một lúc bằng chiếc xe của tôi. Hạnh phúc nhất là khi đuợc dìu mẹ ra và đưa mẹ ngồi vào xe cho an toàn.

 Mẹ tuy đã già nhưng tâm trí minh mẫn. Với trí nhớ phi thường, mỗi lần thấy tôi là mẹ lại  nhắc tôi đã bao lâu tôi không xuống thăm mẹ.

 Hình ảnh mẹ là hình ảnh thân thương của một bà mẹ Việt Nam mà tôi hằng ấp ủ trong lòng. Mẹ là nguồn cảm hứng cho tôi yêu cuộc sống này. Mẹ là mái nhà ấm áp nhât cho tôi khi tôi cần hơi ấm, và mẹ là nguồn sống vô tận cho tôi đứng vững với cuộc đời bể dâu này. Cho nên dù mẹ ruột tôi không còn nữa nhưng tôi có "Mẹ" và có những bà mẹ việt nam đã làm cho tim tôi ấm lại.

Tôi viết thêm đoạn văn này để kính dâng lên mẹ của chị Nguyên Phương và những bà mẹ Việt Nam, nhân ngày lễ Mother's day.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến