Hôm nay,  

Cũng Như Người Thôi

12/04/200800:00:00(Xem: 213868)

Tác giả: Trần Cẩm Tú
Bài số 2270 -16208247-vb4090408

Tác giả là cư dân Oklahoma,  hưu trí, đã góp hai bài viết về nước Mỹ về đề tài gia đình: “Cha Con Mỹ Hoá” và “cái số”. Bài mới nhất của bà vẫn là chuyện nhà thật vui, với chó thỏ chim chóc rùa thằn lằn... Bài “Nợ Nhau Từ Muôn Kiếp Trước” của bà gồm hai phần, sau đây là phần kết

*

Năm 2002 cô chị ra trường rời nhà đi Internship ở nhà thương Tulsa Oklahoma, cách nhà hơn tiếng lái xe. Một năm, trước khi vào Residency ở nhà thương Dallas Texas, sống chung với cô em. Hai chị em thảo luận với nhau. Kết quả Bambi về Dallas trước, sống với cô em đang đi học ở đấy. Hai cô nàng đưa lý do, cô chị đi rồi, Bambi ở nhà với Mẹ, Mẹ không thích Bambi, Bambi sẽ buồn, tội nghiệp Bambi. Nghe con thông báo, tôi sung sướng quá, lòng như mở hội hoa đăng - Thôi nhé xin một lần vẫy tay chào. Thôi dòng đời đó xin cuốn người đi-.
Niềm vui chỉ được mấy tuần, tin đâu đã đến, cô em gọi
- Mẹ ơi, Kay mua chó rồi
Tôi bực quá gọi cô chị
- Sao con kỳ vậy, đã biết bận giữ Bambi không được lại đi mua chó. Sang năm nhà lại có hai con chó.
- Tại con buồn quá, con đòi Bambi con Chân không cho.
Tôi lên Tulsa thăm con. Vừa mới bước vào Aparment của cô nàng đã ngửi thấy nồng nặc mùi nước tiểu phân chó. Sofa rách tả tơi vì chó cắn. Cô nàng bận quá không có thì giờ train cậu Chihuahua Lucky có bộ lông mầu Dark Chocolate. Tôi phải năn nỉ cô nàng đưa cậu Lucky Mỹ Đen này cho tôi đem về Dallas để cùng với cô em huấn luyên cậu ăn ở sạch sẽ và có kỷ luật. Tuần lễ đầu Training vất vả, tôi bàn với cô em lén đâm sau lưng chiến sĩ gọi người cho cậu ta đi. Cô chị có linh tính nhắn cô em
- Mẹ mà cho Lucky đi Kay sẽ giận Mẹ suốt đời.
Rốt cuộc tôi đã phải ở Dallas cả tháng trời, để cùng với cô em huấn luyện Lucky, đâu đó thành nếp rồi tôi mới đem Lucky về nhà tôi.
Cô chị đòi lấy Lucky lại. Thương con tôi phải giả bộ thích Lucky ghê lắm, khen cậu ta đủ điều
- Con đưa mẹ nuôi cuối tuần về nhà chơi với nó cũng được mà
Cô nàng nhìn tôi vặn vẹo
- Mẹ có thích nó thật không"
Tôi phải gật đầu lia lịa
- Thích thật mà, có nó chơi cũng đỡ buồn những lúc bố đi làm xa nhà.
Miệng thì nói vậy, chứ trong lòng tôi chán muốn chết. Ai mà ngu như vậy, ở không không muốn lại đi xin việc làm cho cực thân. Tất cả chỉ vì thương con đấy thôi.
Lucky tuy cùng giống với Bambi, nhưng cái mặt dài, đôi mắt dài một mí trông hiền hơn Bambi. Lucky hay nhõng nhẽo cứ thích leo lên lòng chủ nằm. Tôi nuôi cậu như em bé, tắm rửa sạch sẽ vì tôi sợ cậu làm dơ người tôi. Cậu còn nhỏ chưa Control được, lâu lâu cậu ham chơi cậu bỉnh ra thảm. Mỗi khi tôi gọi cậu
- Lucky ơi, ra đây
Không thấy cậu chạy te ra bên tôi, là tôi biết ngay cậu đã làm bậy, cậu biết mình làm sai nên đi trốn. Tôi giả vờ âu yếm gọi
- Lucky ơi, ra đây thương mà, thương lắm mà.
Cu cậu tưởng bở chạy ra. Tôi bế cậu lên đi tìm tang chứng vật chứng, nắm đầu cậu, dí mũi cậu vào bãi phân bắt ngửi, tay kia tôi phát mạnh vào mông cậu, miệng thì hét
- Cha mày nhe Lucky, đời tao khốn khổ vì mày biết không "
Không biết cu cậu hiền hay ngu mà lần nào cũng bị tôi lừa. Bị tôi nện cu cậu im thin thít, ngước mắt nhìn tôi tỏ vẻ ăn năn tội lỗi - Không dám nữa đâu -.
Cuối tuần cô chị về nhà cứ theo dò hỏi tôi
- Mẹ có thích Lucky thật không "
Cô nàng sợ tôi hành hạ Lucky. Tôi phải cố tỏ vẻ nhiệt tình
-  Thích thật mà.
Cô nàng đâu biết sự thật của lòng tôi. Thỉnh thoảng tôi đưa Lucky đi dạo chung quanh cư xá, lâu lâu Lucky sút dây, chạy biến đi. Tôi đi tìm, trong lòng dằng co. nửa sợ cậu lạc mất về nhà cũng mệt với cô chị, nửa mong cho nó đi luôn cho khỏe. Tôi cất tiếng gọi Lucky, vừa đi vừa lẩm bẩm
- Mày mà lạc là lỗi tại mày, ai bảo ham chơi. Tao cũng đi kiếm mày đấy. Ai bắt mày chắc là cũng thích mày rồi. Mày sẽ Ok vẫn được cưng chiều. Vậy thôi mày lạc cũng OK, cứ để tự nhiên đi.
Với ý nghĩ đó tôi đi kiếm thêm vài vòng, rồi quay bước đi về, thì ở đâu Lucky xuất hiện, lẽo đẽo theo tôi về nhà. Đức Phật nói - Đường Tu không hai - còn tôi thì - Đường Tu không tới -
Thấm thoát một năm rồi cũng qua đi. Lucky theo cô chị về Dallas sống với cô em và Bambi. Vợ chồng tôi đã mua nhà cho hai chị em ở. Hai tháng sau tôi đưa Browny về Dallas. Thế là trong nhà có hai cô chủ và ba con chó.
Chàng làm một cái cửa nhỏ ở cửa ra sân sau, để các cậu mợ chó tự do ra ngoài vệ sinh. Lúc tập cho các cậu mợ biết cách chui ra chui vào, cô em lấy tay đẩy mông Lucky ra ngoài. Làm hai lần là Lucky biết, khoái chí ra vô soành soạch. Browny và Bambi già nên vừa nhát vừa ngu đi nhất định ỳ ra không làm. Cô em bế Browny và Bambi thẩy ra sân đóng cửa lại. Lucky chui ra ngoài, sủa ăng ẳng nói gì với Browny và Bambi đó, rồi cả ba chui vào nhà. Thế là xong.
Browny không phân biệt cô nàng nào là chủ của mình. Lucky và Bambi thì phân chia hẳn hòi. Bambi mà gừ gừ với cô chị là Lucky nhào tới tát vào mặt Bambi tức khắc. Có khi còn sủa ầm ỹ, có lẽ chửi Bambi hỗn láo. Khi cô em về nhà trễ, chỉ có Bambi thức chờ, chỉ chịu ăn khi cô em về tới nhà. Còn Lucky thì Who Cares vẫn ngủ khò. Hôm nào lịch sự lắm thì Lucky thức dậy vẫy đuôi lấy lệ rồi thăng vào giấc ngủ ngay.
Chuẩn rể út của tôi coi bộ có duyên với Lucky nhiều. Lucky rất khoái anh chàng, có khi còn trọng vọng hơn hai cô chủ. Chuẩn rể út giỡn rất hung bạo, vậy mà Lucky lại thích. Anh chàng bẻ chân bẻ tay, bóp miệng Lucky, Lucky đau, oé lên nhưng vẫn khoái vẫn chơi tiếp. Anh chàng dơ tay củng đầu Lucky một cái cọc, hay tung Lucky lên cao có khi xẩy tay rớt cái độp xuống thảm. Lucky chẳng giận, còn âu yếm thè lưỡi liếm tay anh chàng. Chỉ khi nào đau quá thì Lucky trốn vào chuồng, anh chàng kêu ra, Lucky không ra chỉ ló đầu ra kêu ư ư như khóc. Anh chàng phải nói
- Thôi mà ra đây thương nào
Lucky mới mon men ra gần anh chàng chơi tiếp.
Lucky cũng được hai cô nàng huấn luyện làm những trò chơi như Bambi, còn biết hát nữa. Giọng rất mạnh, hơi dài. Hôm đó cả nhà đang coi tin tức khủng bố ôm bom cho nổ để giết người, cô chị đang ôm Lucky trong tay tự dưng kêu to
- Kabum!
Lucky nghe, ngửa cổ lên trời chu mõm lại
- Bum, U, u... u
Giọng cao vút hẳn lên, ngân thật dài, từng ba nhịp một, lên bổng xuống trầm.
Mọi người ngạc nhiên cười quá, cô chị thích quá hét lên
- Ô Lucky biết hát, giọng hay quá.
Từ đó về sau muốn Lucky hát chỉ cần kêu
- Kabum.
Browny và Bambi tuổi hạc đã cao nên không thích chơi trò mạnh chân tay, chỉ thích được sờ cổ nên khoái chuẩn rể lớn từ tốn của tôi. Mỗi khi anh chàng đến chơi Browny và Bambi đón chào nhiệt tình rồi chia nhau hai bên nằm dưới chân anh chàng.
Khi tôi xuống thăm con, các cậu mợ quanh quẩn bên tôi lúc tôi nấu ăn để...  xin ăn. Chỉ có chàng thì hơi buồn vì thương con học hành bận rộn vất vả, nên phải ra sân sau collect phân của cậu mợ chó bỏ vào túi Nylon vứt thùng rác.


Từ ngày quý vị chó rời nhà tôi, cất bước ra đi không hẹn ngày về, tôi rất sung sướng vì nhà cửa sạch sẽ không còn mùi da thịt chó trong không khí của ngôi nhà. Ngày tôi thay thảm nhà mới, tôi gọi điện thoại cho hai cô nàng:
- Kay, Chân ơi, Mẹ thay thảm mới rồi. Kể từ nay khi về nhà chỉ về mình không thôi, không được đem chó về nhà đấy.
Đường tu không đến của tôi coi bộ đỡ bế tắc. Tôi đã ân cần hỏi thăm các cậu mợ chó, và lắng nghe những câu chuyện về quý vị một cách thích thú. Nợ của quý vị tôi đã trả xong, giờ chỉ còn một chút duyên thừa qua các con tôi:
 Nợ xưa nay đã trả rồi
 Duyên kia còn chút ta cười Tội Không
Tôi nhớ mãi buổi tối hôm đó, cô chị gọi điên thoại về khóc thất thanh:
- Mẹ ơi, Browny chết rồi.
Tôi hốt hoảng khi nghe tiếng khóc của cô chị,
- Chuyện gì vậy con, ai chết"
- Browny.
Cô chị vừa khóc vừa kể
- Chiều hôm qua nó cứ nằm một chỗ. Con vừa đi làm về, bồng nó lên, mấy phút sau nó như nghẹt thở ứ ứ vài tiếng rồi xuôi người chết luôn.
Nghe xong tôi òa lên khóc, không cầm lòng được, cứ nức nở không nguôi, ruột gan cứ quặn lại. Tôi đã hết ghét chó rồi sao " Hai mẹ con khóc một hồi, sau tôi phải ráng ngừng khóc, an ủi cô nàng
- Nó đi nhanh không đau đớn gì vậy là đỡ khổ cho nó. Thôi thì cầu nguyện cho nó kiếp sau được làm người sung sướng. Chôn cất nó đàng hoàng nhe con.
Hai cô nàng hì hục ra sân đào hố chôn Browny, cô em còn để viên gạch làm mộ bia cho Browny.
Một thời gian sau, sau khi Browny chết hai cô nàng thu nhận thêm hai con chó khác. Tôi không lên tiếng phản đối, tôi đã thương chó rồi, với lại điều quan trọng hơn cả chó không ở nhà tôi. Một con là giống Dachshun, giống Đức, mắt to đen nháy như hột nhãn rất đẹp, người dài thoòng, chân ngắn, lông mầu nâu, có mùi chó rất hôi. Bạn của cô chị lúc đi học Y khoa lấy tiền học của quân đội nên khi ra trường phải đi làm cho quân đội, phải đi Iraq một năm, đi Nhật hai năm nên gửi cô chị giữ hộ Poppy trong ba năm. Một con nữa cùng giống với Bambi và Lucky, nhưng là con cái lông vàng óng ả. Chủ của Mimi bận việc không chăm sóc được Mimi nên cho hai cô nàng nuôi. Poppy rất hiền với chủ. Không như Bambi và Lucky, khi không bằng lòng điều gì cũng dám gừ gừ với chủ. Mimi thì chết nhát, thấy khách đến nhà là đi trốn. Vậy là trong nhà hai cô nàng có bốn con chó. Bốn trự đều thích ăn thức ăn VN, nên mập thù lù trông rất xấu. Sau cô em bắt bốn trự Diet, chỉ cho ăn thức ăn của chó. Bốn trự xuống cân, người thon thả hẳn ra. Ra đường đi bộ ai cũng trầm trồ khen bốn trự đẹp trai đẹp gái làm hai cô nàng khoái chí cười toe.
Thời gian trôi mau, cô chị ra trường dọn nhà đến Plano Texas gần sở làm. Hai chị em chia gia tài. Cô chị đem Lucky và Mimi theo để Poppy và Bambi ở lại với cô em.
Mời quý vị đọc tiếp chuyện ...  cảnh ở nhà cô em... .
Thanksgiving, cô chủ lớn bay đi California thăm bà ngoại nên đem Lucky và Mimi về nhà cô chủ nhỏ vừa để gửi vừa để cho hai đứa trở về chốn cũ thăm bạn bè. Bốn trự gặp nhau chân bắt mặt mừng Hi nhau loạn xà ngầu. Mimi nhẩy lên cổ Poppy kêu Poppy làm ngựa chạy lông nhông. Bambi chạy lại thè lưỡi lau mặt cho Lucky, miệng gâu gâu
- Gớm Lucky sao mày ở dơ thế. Sao không chịu rửa mặt. Ghèn ở mắt cả đống này.
Lucky nằm im, mắt lim dim, phè cánh nhạn tận hưởng sự săn sóc của Bambi
Tối đến, chỗ ngủ có vấn đề. Có bốn mạng mà chỉ có hai chuồng ngủ, tính sao đây " Vì khi Lucky và Mimi rời nhà đến nhà mới, cô chủ nhỏ đã vứt giường chiếu của hai đứa đi rồi.
Poppy lớn con nên có đưọc cái chuồng to rộng rãi. Đặc tính của giống Dachsun khi ngủ là cuộn mình vào chăn. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng để sẵn chăn trong giường cho Poppy. Mỗi khi Poppy buồn bực trong người Poppy thường kéo chăn ra ngoài sân cỏ nằm chơi...  ngắm trời mây, mà lại không chịu đem chăn vào nhà lại. Cô chủ nhỏ tính tình giống hệt chàng, để đâu để đó, lười không chịu ra sân đem chăn vào. Thiếu chăn, cô chủ nhỏ phải để khăn mặt bông vào chuồng cho Poppy. Chuồng của Bambi nhỏ, cũng có khăn bông để sẵn.
Cơm nước xong, lục đục rồi cũng đến giờ vào chuồng. Lucky nhanh chân chạy vào chuồng Poppy nằm trước, vào tuốt phía trong. Lucky nghĩ bụng giường còn rộng chán, hai đứa tha hồ tâm sự, chắc Poppy cũng thích nghe chuyện đường xa nhà mới đây. Bambi tuổi già sức yếu nên đã vào giường của mình từ sớm.
Poppy từ từ tiến về giường của mình, thò đầu vào - Uả sao con Lucky lại chiếm giường ông vậy, muốn dỡn mặt với tao hả " - Poppy gừ gừ
- Đi chỗ khác chơi mày
Nhìn thân hình đồ sộ và vẻ mặt ngầu của Poppy, Lucky len lén cúp đuôi bò ra không dám gâu gâu tiếng nào.
Lucky nghĩ thầm ngủ đâu đây, qua giường Bambi vậy, nhưng giường Bambi nhỏ quá, ngủ hai đứa khó chịu lắm.Thôi đành Sorry ông già Bambi vậy. Lucky chạy đến chuồng của Bambi ghé đầu vào dòm mặt Bambi gâu gâu
- Cụ có chịu ra không, hay là chờ tôi lôi đầu cụ ra
Biết thân phận mình già cả bị phong thấp, nó đụng vào là đau thấy cha thấy mẹ, Bambi đi ra nhưng vẫn không quên gâu gâu nguyền rủa Lucky
- Đồ lưu manh, trẻ ăn hiếp già. Coi chừng ác giả ác báo đó nghe con
Poppy cố cuộn mình vào cái khăn bông, nhưng cái khăn nhỏ quá chỉ đắp được cái lưng. Trống trải quá coi bộ vào giường nhỏ ấm cúng hơn. Poppy chui ra chạy đến chuồng của Bambi gừ gừ
- Hey Lucky tao đổi ý thích cái giường này.
Lucky tức quá nhưng cũng đành phải ra đi. Ai bảo trời sinh ra giống mình nhỏ con, nếu không muốn bị ăn hiếp Lucky phải xin cô chủ cho đi học Thiếu Lâm quyền thôi. Bambi đang nằm ở sàn nhà bếp, thấy Lucky cúp tai chui ra, Bambi gâu gâu nhe răng cười hăng hắc
- Thấy chưa tao đã nói quả báo nhãn tiền mà.
Lucky chui lại vào giường của Poppy.
Mimi suy nghĩ, thân gái mười hai bến nước, đi ngủ với ai đây "
Vì Mimi là gái, dù có bị cô chủ đem đi thiến bộ đồ lòng và ba chàng đực rựa kia cũng đã bị cao thủ võ lâm thú y sĩ điểm huyệt thất tình lục dục trở thành thái giám từ lâu rồi, nên lúc nào Mimi cũng được ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ Welcome rất nhiệt tình.
Poppy đang ngủ giường nhỏ, vào với Poppy coi bộ không thoải mái. Nằm chung với Bambi thì thân con gái nằm giữa đường xá tênh hênh quá thiện hạ chê cười chết. Tính ông già Bambi lại khó chịu ngủ mê lăn qua lăn lại đụng ổng, ổng đau ré lên khổ lắm. Thôi đành chọn Lucky vậy. Lucky cũng dễ thương chỉ tội lâu lâu lên cơn khùng cắn nựng Mimi, dấu vết còn cả đống trên mặt Mimi đấy chứ. Mỗi lần bị Lucky nựng Mimi đau quá chỉ có cách kêu thất thanh một cách hãi hùng là các cô chủ ra tay cứu trợ bằng cách củng đầu Lucky thật mạnh với câu la
- Lucky hư nghe chưa.
Mimi từ từ chui vào giường ngủ của Lucky.
Tình thế đã ổn định, cô chủ nhỏ tắt đèn lên lầu gọi điện thoại kể chuyện cho Mẹ nghe.
Đó là hoạt cảnh đã xẩy ra giữa mấy con chó của con tôi, cô nàng đã kể cho tôi nghe, được chàng thông dịch tiếng nói của tụi nó cho tôi hiểu rõ ràng câu chuyện để viết gửi các bạn đọc chơi giải buồn.

 Trần Cẩm Tú

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến