Hôm nay,  

Dân An Bình Làm Nails Ở Mỹ

09/12/200700:00:00(Xem: 174713)

Người viết: Hoàng Thân Vinh

Bài số 2171-1963-738vb8091207

*

Tác giả tên thật là Vinh Phu, sinh năm 1943, cư dân Minnesota,  nguyên là sĩ-quan Công-binh VNCH, qua Mỹ tháng 6/1992 theo diện ODP, hiện đã hưu trí. Bài viết đầu tiên của ông mang tựa đề “Cuộc Sống Trên Đất Mỹ” được đặt lại theo nội dung câu chuyện. Làng An Bình, tỉnh Thừa Thiên hiện là nơi có đình chùa nhà thờ và nghĩa địa nguy nga hạng nhất Việt Nam là nhờ tiền làm Nails từ Mỹ.

*

Đến Mỹ khiới tuổi đời trên 5 bó lại anh văn ít ỏi thử tìm 1 nghề gì thích-hợp và kiếm được khá tiền bây giờ đây" Quả là 1 câu hỏi không dễ dàng gì! Trong hơn 1 năm đầu chủ yếu là lái xe đưa 4 con đi học và học thêm anh-văn.

Tiểu-bang tôi định-cư MINNESOTA có tên Việt là Xứ Vạn Hồ "Ten thousand lakes" giáp giới với Canada. Xứ lạnh nhưng tình nồng, tiểu-bang có dân-số trên 5 triệu, riêng người Việt mình có chừng trên 30 ngàn người tập trung nhiều nhất ở 2 thành phố lớn Minneapolis & St. Paul (Còn gọi là twin cities cũng là thủ-phủ của Tiểu-bang vậy.

Về mùa đông thời-tiết ở đây khá khắc-nghiệt nhất là trong 3 tháng 12, 1 và 2 nhiệt-độ thường vào khoảng từ 25 độ F xuống đến âm 15 độ F.  Phải chăng vì quá lạnh về mùa đông như nói trên nên tiểu-bang này công ăn việc làm tương-đối dễ dàng. Người Việt mình sau 1990 qui tụ về ngày càng đông. Năm 1992 chỉ có 10 ngàn người Việt nay thì đã trên 30 ngàn. Dù sao tiểu-bang này cũng có 1 cái nhất nước Mỹ đó là Mall America lớn nhất nước Mỹ với parking đậu được cả 10 ngàn xe.

Một đặc điểm khác rất tốt cho người Á châu là ở đây các trường college hay đại học có cấp học bổng cho các sắc dân thiểu số như người Việt-Nam mình chẳng hạn. Cũng nhờ đó mà tất cả 6 con của gia-đình chúng tôi gồm 4 gái và 2 trai đều tốt-nghiệp ở đại-học MN này kể cả có đứa là bác-sĩ Nha-khoa. Nay thì 5 cháu lớn đã có gia-đình con cái và nhà riêng cũng như đã cho chúng tôi tới 12 cháu nội ngoại riêng cậu trai út single là còn ở chung với chúng tôi.

Lan man mãi mà quên chưa nói tới công ăn việc làm của chúng tôi trên xứ Cờ hoa này. Nguyên bà con bên vợ tôi quê ở làng An-Bằng tỉnh Thừa-thiên, khi sang Mỹ có nghề làm Nails. Nhân trong 1 dịp về thăm họ ở Miami, Florida thấy nghề này nhẹ nhàng ngồi trong im mát không cần tiếng Anh nhiều, vốn liếng mở tiệm chẳng bao nhiêu mà kiếm tiền lại dễ dàng, thế là vợ chồng tôi thực-tập và lấy license nails tại đây.

Phải chăng người Việt mình khéo tay cần- cù chăm-chỉ nên đã dễ-dàng chiếm-lĩnh thị-trường ngành Nails trên đất Mỹ! Theo thống-kê thì nước Mỹ có chừng 300 ngàn thợ Nails, trong đó người Việt mình khoảng chừng 60 ngàn thợ Nails. Tính theo tỷ-lệ thì 300 triệu người Mỹ có 300 ngàn thợ Nails tức trung-bình 1,000 người Mỹ có 1 người làm thợ Nail. So với 1 triệu rưỡi người VN trên đầt Mỹ mà có tới 60 ngàn làm thợ Nails tức trung-bình 25 người VN có 1 người làm Nail hay 1,000 người VN có 40 người làm thợ Nails. Tỷ lệ người Việt làm thợ Nails gấp 40 lần nhiều hơn người Mỹ làm Nail techs.

Trong số 60 ngàn thợ Nails VN thì có tới gần một nửa tập trung ở California. Hơn phân nửa  còn lại chia cho 49 tiểu-bang khác mà đông là ở các tiểu-bang TX, FL, GA, MD, NY vv..vv cũng đúng thôi so với tỷ-lệ người VN hơn 500 ngàn ở CA / 1,500,000 ở Mỹ.  Ngoài ra cũng có rất nhiều người VN sống ăn theo ngành Nail như sản xuất hay kinh-doanh supply Nail con số đó không nhỏ ước tính chừng khoảng 3,000 người.   

Tỉnh Thừa-Thiên tôi có 1 địa-phương nhỏ sát biển là làng An-Bằng Xã Vinh-An cách thành-phố Huế chừng 16 - 17 Km trước năm 1975 là 1 làng quê nghèo chuyên sống về nghề chài lưới, thế nhưng sau trận chiến Việt Trung 1979  mà Trung-Cọng vẫn nói là “dạy cho VN 1 bài học" thì người làng này vượt biên rất nhiều và dễ-dàng.  Chỉ cần chạy ghe tàu ra biển theo hướng Đông sau đó hơi nghiêng về hướng Bắc 1 tí là sẽ gặp đảo Hải-Nam của TC thì sẽ được tàu bè TC giúp đỡ xăng dầu và lương-thực cùng chỉ đường hướng đến Hồng-Kông. Thông-thường 1 hay 2 gia-đình cùng bạn bè thân thuộc với 1 chiếc ghe nhỏ thêm 1 máy đẩy đuôi tôm F4, F5 hay Kubota, tất cả trị-giá không quá 3 cây vàng là có thể vượt biên từ 15 - 25 người.

Tại Mỹ, lúc đầu người An-Bằng được tập-trung nhiều ở Denver Colorado, phần đông họ làm nghề cắt cỏ còn người có nghề biển thì tập-trung về New Orleans Lousiana, Florida, Oregan, Seattle.

Người An-Bằng rất đoàn-kết vì hầu như đều là bà con gần hay xa. Họ tự lập riêng 1 ngôi Chùa và lấy tên là Chùa An-Bằng.

Từ 1990 - 1993 người An-Bằng bỏ nghề cắt cỏ hoặc bán tàu bè để chuyền qua nghề Nails do chính họ tự làm chủ với thợ là người trong gia-đình. Từ tiệm nhỏ ban đầu vốn chỉ từ 20, 50 ngàn USD, hiện nay người An Bằng đã làm chủ nhiều  tiệm Nails trong các Mall lớn giá cả vài trăm ngàn USD.

Sau năm 2003 phần nhiều họ chuyển về Florida vùng miền Nam nắng ấm. Tại vùng này, họ có cả trên 100 tiệm Nails lớn nhỏ. Ở quê nhà, dân An Bằng là những người ưa chơi trội. Ngày nay ai đến Huế cũng đều nghe nói đến địa-danh An-Bằng vì ở đây có cả một THÀNH PHỐ MA, sở dĩ gọi vậy vì mồ mả đây được xây to lớn cầu kỳ với giá cả vài ba ngàn lên tới 5,000 -10,000 USD cho mỗi ngôi mộ. ngoài ra các Chùa Đình làng cũng như nhà Thờ của Họ hay nhánh phái cũng được xây-dựng nguy-nga tráng-lệ với giá cả từ 100 ngàn USD trở lên.

 Chính-quyền XHCN thường đem thành-tích của làng này để tô vẽ cho sự thành-công giàu có của xã-hội đi lên từ 1 làng quê nghèo! Nhưng thử hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế" Xin thưa, chính là tiền của các chủ tiệm Nails người An-Bằng đấy thôi.

Người An-Bằng thường có tập-quán "trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy". Qua được Mỹ họ trở về quê cũ lấy Vợ lấy Chồng người cùng làng rồi bảo-lãnh qua Mỹ. Tung-bình 1 cặp vợ chồng trẻ tuổi từ 25 - 30  mở 1 tiệm Nail có 2 hay 3 thợ phụ giúp, thế là họ dễ-dàng kiếm được 1 tháng trên dưới 10 ngàn USD. Mức thu-hoạch này chỉ những kỹ-sư sau 10 - 15 năm hoặc người Có bằng Tiến-sĩ Ph D mới kiếm được nhưng phải đóng thuế từ 30 - 35 % tùy theo tình-trạng gia-đình, còn người làm Nails thuế má thường là tượng-trưng hay tự-giác.

Nghề Nails đối với thợ tập-sự thật là gian-nan và khó-khăn, vì lẽ lúc học ở Costmotology school chỉ là những khái-niệm lý-thuyết ban đầu chứ thật sự chưa có kinh-nghiệm thực-hành trên khách Mỹ. Trong 6 tháng đầu tiên, thợ tập sự thường được  cho làm chân tay nước, sau cho sửa 1, 2 móng bột sau đó refill khi thấy kha khá sẽ cho làm Full set sau. Trung-bình 1 thợ Nail trẻ được  chủ thật sự quan-tâm thì bắt đầu tháng thứ 7 đã có thể đạt mức lương $ 2,000 / tháng, sau đó tay nghề được nâng cao dần dần và dĩ-nhiên tiền lương cũng tăng theo tỉ-lệ thuận, có thể   tới $ 4,000/tháng, không kể tiền Tip chừng $ 800 - $1,000/tháng cho những tiệm Nails vùng Mỹ trắng.

Kinh-nghiệm chung cho thấy cứ 100 người theo nghề Nails thì có 60 % sau 6 tháng đạt mức lương $2,000, còn 20 % phải 1 năm mới đạt mức trên, còn 10 % phải trên 1 năm, số 10 % còn lại phải bỏ nghề vì không thích-hợp. So với những người lao-động phổ-thông mức lương $7 - $8/giờ thì quả thật làm Nail khá hơn rất nhiều!

Thợ Nails làm việc chừng 2 - 3 năm vừa trau-dồi tay nghề vừa để dành được 1 số vốn là có thể ra mở tiệm hoặc mua lại 1 tiệm nhỏ có sẵn khách với giá từ 25 ngàn đến 50 - 60 ngàn USD để tự mình làm chủ với vài ba thợ phụ giúp để có thu-nhập khá hơn! Nguyên-tắc ăn chia giữa chủ và thợ thường là 4 / 6, chủ 4 thợ 6 trong khi chủ phải trả mọi chi-phí từ A đến Z như rent tiệm, supply, điện gas, phone, insurance, thuế-má vv...  còn thợ 6 và tiền Tip hưởng trọn 100%.

Qua kinh-nghiệm bản thân tiệm Nails mở ở vùng Mỹ đen, tiền rent rẻ khoảng từ $800 - $1,200/mo và phần nhiều 80 - 90 % khách trả tiền CASH, còn khuyết điểm là tiền Tip thường không có bao nhiêu cho nên khó kiếm thợ! Trái lại vùng Mỹ trắng tiền rent cao thường từ $2,000 -$3,500/tháng.  Trong các Mall lớn tiền rent có khi từ $5,000-$8,000/tháng, tiền cash chỉ từ 15 - 25 % phần còn lại 75 - 85% là tiền máy credit card hay checks nhưng vì tiền Tip nhiều nên dễ kiếm thợ. Đàn bà Mỹ trắng có chừng 50% người làm móng bột trong khi Mỹ đen có từ 80 - 85 % làm móng và thường là móng dài sơn màu và design kiểu cách lòe- loẹt. Mỹ trắng thường thích móng ngắn hơn nhiều và thường sơn trắng phía trước móng bằng Air brush gọi là French manicure.

Các tiệm Nails ở các vùng phía Bắc nước Mỹ thường có khí-hậu lạnh vào mùa đông thì income thường sụt giảm từ 25 - 40% trong khi income vùng phía Nam nắng ấm ổn-định hơn nhiều.

Về mặt giới tính thợ Nữ chiếm 70 -75 % so với thợ Nam chỉ 25-30 %. Về tương-quan giữa chủ và thợ thường chỉ là income và income mà thôi, nghĩa là nếu chủ để income của thợ sụt giảm thì thợ sẽ kiếm tiệm khác lương cao hơn, income của tiệm cũng ví như chiếc bánh nếu đem chia cho nhiều người thì phần chia sẻ bị nhỏ đi!

Tình-cảm giữa thợ và thợ trong 1 tiệm cũng khá phức tạp, dễ có sự ganh tỵ về cả tay nghề cũng như sự yêu-thích của khách-hàng. Người chủ muốn không mất thợ phải luôn công-bằng và khéo-léo trong cách chia khách cũng như cư xử với thợ, luôn tạo không-khí vui vẻ hòa nhã giữa mọi người.

Người VN mình thường cạnh tranh quá gay-gắt làm cho giá cả bị rớt rất. Vùng Nam CA hay Maryland chẳng hạn giá chỉ còn $13 hay $15 một bộ Full set.

Về giá cả mua hay bán tiệm Nails, công-thức chung cho việc mua bán theo 1 trong 2 cách sau:

1/ Theo income tiệm: nghĩa là lấy trung-bình income trong 3 tháng sau đó nhân cho hệ số 4, ví-dụ tiệm có income trung-bình 25 ngàn USD thì giá sang tiệm có thể là : $ 25 ngàn x 4 = 100 ngàn USD.

 2/ Theo số thợ trong tiệm: đây là nói về thợ chính, thường thợ chính sau khi chia được từ $650 - $800/Tuần không tính thợ phụ hoặc chủ tiệm không làm Nail, ví-dụ có 5 thợ chính thì giá mua có thể là $20,000 x 5 thợ = $100,000 USD.

Nói khác đi 1 tiệm Nail hình-thức trang-nhã đẹp có 9 hay 10 thợ chính, có chừng 7 - 8 ghế Spa Pedicure giá mua bán khoảng chừng $200. Cũng vậy, tiệm có gross income $45 - 50 ngàn/tháng có thể mua bán $ 200 ngàn USD.

 Ở đây cũng nên nói qua về gương thành-công của 1 người VN trong ngành Nail, được phỏng-vấn 2 lần trên đài SBTN Dallas do cô Thu-Nga phụ-trách ngày 29/8/2007 vừa qua.  Tên của anh ta là Vũ văn Long, người Việt lai My, đến Hoa-Kỳ ngày 13/11/1990. Trong câu chuyện, anh Long nói sơ qua về thời thơ-ấu cực khổ ở VN như lúc nhỏ ở tại Cô -nhi-viện Kỳ-Quan, Long-Khánh và có tới trên 20 Cha mẹ nuôi. Được qua Mỹ anh theo học nghề Nail , sau khi lấy bằng anh xin tập-sự gần 10 tiệm nhưng nơi nào cũng từ chối dù là xin làm vài tháng đầu không lương, nhưng  Long vẫn kiên-trì với nghề. Qua cuộc phỏng-vấn, anh tâm-sự nay anh đã là Triệu-phú chủ của nhiều tiệm Nails và anh đã bán bớt 1 số tiệm chỉ giữ lại 12 tiệm lớn với 300 nhân-viên làm việc trong hệ thống  tiệm Hollywood Spa Nails. 

Có thể hiểu với 300 nhân-viên. Một thợ Nail có mức lương tối-thiểu $2,000/tháng.  Mức lương chủa 300 thơ là $600 ngàn USD/tháng. Thợ có 6 thì chủ có 4.  Trả đủ loại chi phí xong, chủ còn lại 2 phần, và 2 phần này chính là bằng 1/3 lương của tổng số thợ: $ 600 ngàn : 3 = $ 200 ngàn USD/tháng net income. Theo cách tính này,  trong 1 năm người chủ kiếm được khoảng 2 triệu 400 ngàn USD. Nên nhớ trong khi đó lương của Tổng-Thống xứ Cờ Hoa chỉ có $400 ngàn USD/năm và Tổng-thống Pháp cũng chỉ có $165 ngàn Euro/năm tương đương $250 ngàn USD/năm! Sự thành-công về kinh-tế của Anh Long làm cho tôi rất ngưỡng-mộ và thán-phục!

Như đã nói trên, tiệm Nails dù ở vùng lạnh hay vùng ấm,  vùng Mỹ trắng hay mỹ đen thì đồng tiền thu được từ khách hàng do làm ăn lương thiện đều đáng quí, đâu có phân biệt nóng lạnh hay trắng  đen.

Tôi viết bài này mong giúp mong giúp đồng-bào Việt đọc lấy kinh-nghiệm hầu rút ra một hướng đi trên quê-hương thứ 2 này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến