Hôm nay,  

Tôi Đi Dạy Việt Ngữ

20/02/200800:00:00(Xem: 166973)

Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ

Bài số 2228-1620805-vb4200208

*

Tác giả cho biết ông là kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã 2 lần tham gia với bài viết "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên và "Bị lay-off và tìm việc" năm 2004. Bài viết mới của ông thêm một lần cho thấy tấm lòng của người viết. Ước mong tác giả tiếp tục viết.

*

Thấm thoát vậy mà tôi đã tham gia giảng dạy Việt ngữ cho các em nhỏ trong một trường Việt ngữ cộng đồng cũng được gần 3 năm. Việc tham gia này thật ra hết sức tình cờ, hoàn toàn không có chủ đích trước. Số là trong một lần đưa cô con gái đầu lòng đến trường để xin cho bé học Việt ngữ và tham gia sinh hoạt Thiếu Nhi Thánh Thể tại một cộng đồng Công giáo, tôi đã có dịp nói chuyện với một giáo viên và được biết trung tâm đang cần thêm người giúp dạy Việt ngữ.

Nhớ lại những ngày đầu tiên đứng lớp, tôi cũng rất bỡ ngỡ cho dù đã có ít nhiều kinh nghiệm từ hồi còn ở Việt nam. Học trò của tôi ngày trước là các sinh viên, còn bây giờ lại là các em nhỏ ở độ tuổi 12, 13. Tôi được giao trách nhiệm dạy lớp 6, cấp độ cuối cùng trong nhà trường.

- "Are you our new teacher" Are you cool"", một em hỏi tôi một cách hết sức dạn dĩ, tự nhiên khi em thấy tôi đứng ở đầu hàng chờ đưa các em vào lớp hôm khai trường. Tôi cười đáp trả câu hỏi của em.

Sau một vài phút giới thiệu về bản thân, tôi bắt đầu hỏi thăm về các em. Tôi đã trổ tài nhớ tất cả tên các em chỉ trong ngày học đầu tiên. Tuy là lớp 6, nhưng do Việt ngữ chỉ là ngôn ngữ phụ nên khá nhiều em trong lớp  không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng ngôn ngữ này một cách dễ dàng. Tôi nhận ra các em đã dành quá ít hoặc có quá ít thời gian cho việc học hay sử dụng tiếng Việt. Có nhiều lý do cho vấn nạn này nhưng theo tôi có hai lý do chính.

Thứ nhất, theo tôi là lý do từ gia đình. Tôi hầu như chưa bao giờ thấy hai em nhỏ sinh ra, lớn lên tại hải ngoại sử dụng Việt ngữ khi nói  chuyện với nhau. Thật ra khó trách các em khi tiếng Anh là ngôn ngữ chính của các em. Các em diễn tả suy nghĩ của mình thoải mái, dễ dàng bằng Anh ngữ cũng là điều dễ hiểu. Điều đáng suy nghĩ là  nhiều cha mẹ Việt nam không sử dụng tiếng Việt với con em. Theo thiển ý của tôi , người lớn chúng ta nên tạo điều kiện tối đa giúp các em nói tiếng Việt. Cha mẹ Việt nam chỉ nên hạn chế dùng tiếng Anh khi cần giảng bài hay kiểm tra bài tập hàng ngày.

- "Muốn đơn giản một phân số, con chia mẫu số và tử số ...", tôi giải thích cho con bé con ở nhà.

- "Đơn giản là gì hả Ba"", con bé tròn xoe mắt.

- "Mẫu số, ... tử số, …..., Thầy con hổng có nói như dzậy", con bé lí nhí lo sợ.

- "Humm, vầy nè, to simplify a fraction, we ...", và thế là tôi giúp con bé dễ dàng hơn rất nhiều.

Lý do thứ hai là vấn đề về cơ sở, trường lớp. Không giống như các lớp Việt ngữ được tổ chức ở các chùa hay một số rất ít trung tâm Việt ngữ có cơ sở riêng, các trung tâm bên Công giáo thường lâm vào hoàn cảnh đi vay, đi mượn. Ngay tại trung tâm tôi phụ giúp, vì phải xin phòng học của một nhà thờ nên mọi chuyện đều rất gò bó, ngay cả thời khóa biểu. Do thiếu phòng nên nhà trường chỉ có thể tổ chức dạy đến chương trình lớp 6. Đã vậy, năm nào mà nhà thờ hay các hội đoàn Mỹ, Mễ cần phòng ốc sinh hoạt là chương trình bị cắt giảm một cách nặng nề. Nói là một năm học nhưng thực ra tổng cộng các em chỉ đến trường có khoảng 24 thứ bảy, mỗi thứ bảy học khoảng 90 phút. Như vậy cả năm các em chỉ học tại trường không quá 2160 phút, hay 36 tiếng. Một con số quá khiêm tốn cho việc học một ngoại ngữ. 

- "Em nào ở nhà mỗi ngày có học tiếng Việt, giơ tay lên", tôi hỏi thăm các em. Nhìn qua một lượt không có một cánh nào đưa lên, tôi một phần ngạc nhiên, một phần cảm thấy hơi bực bội. Tôi đảo mắt qua một lần nữa, thì có một cánh tay rụt rè nửa đưa lên, nửa muốn rút xuống. Tôi mừng quá.

- "Em học tiếng Việt bao nhiêu lâu một ngày"", tôi vội vàng chộp ngay.

- "Dạ, dạ, ..., khoảng 5 hay 10 phút", em lí nhí trả lời tôi.

- "Các em nên bắt chước bạn này, ngày nào cũng dành khoảng 10 phút cho Việt ngữ, vậy là tốt rồi", tôi lên giọng với cả lớp.

- "Em học tiếng Việt vào lúc nào mỗi ngày"", tôi hỏi tiếp.

- "Dạ, Ba con bắt con đọc báo tiếng Việt cho Ba nghe mỗi sáng thứ 7 thôi", em vội vàng đính chính.

Thiếu một chút nữa là tôi đã phì cười thành tiếng, một phần vì sự hồn nhiên của em nhưng phần lớn là do tính nhanh nhẩu đoảng của mình. Tôi đã phải làm mặt nghiêm trang, phân tích dài dòng tại sao các em phải học tiếng Việt. Học trò bên này không như ở Việt Nam, tôi nhận thấy mình không nên bắt ép các em mà cần kiên nhẫn dẫn giải, "talk sense" với các em.

- "Ai nói cho thầy và các bạn biết tại sao chúng ta cần học tiếng Việt"", tôi hỏi.

- "Dạ, má em nói em phải biết tiếng Việt để biết nói chuyện với bà Ngoại", một em trả lời.

- "Em phải học tiếng Việt tại Ba em bắt em học!", một em khác rụt rè trả lời.

- "Ba em nói mình là người Việt nam thì phải biết tiếng Việt nam", một em nữa nhỏ nhẹ.

Với các em lớn lên ở hải ngoại, trong độ tuổi 12, 13 mà đem lòng yêu nước, sự quan trọng của việc duy trì truyền thống, văn hóa Việt ra nói, theo tôi quả là rất khó, hơi xa vời, thiếu thực tế, thậm chí có thể phản tác dụng. Sự khuyến khích từ người lớn chúng ta, nhất là từ cha mẹ là điều vô cùng quan trọng đối với các em. Một lần tôi đã rât ngạc nhiên khi thấy một em tỏ vẻ không vui khi tôi cho em 10 điểm về câu đối mà em làm.

- "Em không đồng ý với điểm Thầy cho sao"", tôi hỏi em.

- "Dạ, không phải nhưng ... nhưng ... sao Thầy cho em điểm 10 mà Ba em thì lại bảo em viết câu đối gì mà dốt thế!", em phân trần.

- "Tôi cho em 10 điểm vì câu đối của em rất hoàn chỉnh, vừa đối từ và đối cả nghĩa nữa", tôi giải thích với em.

Tôi yêu cầu các em cố gắng dành ít nhất 5 phút một ngày cho tiếng Việt. Nếu chỉ làm như thế thôi, thì một năm với 365 ngày, các em đă dành cho tiếng Việt thêm 1850 phút nữa, nghĩa là khoảng 30 tiếng, gần bằng thời gian đến trường Việt ngữ cả một năm trời.

Tôi cố gắng làm cho môn học Việt ngữ để hiểu hơn cho các em bằng cách trình bày dưới dạng các sơ đồ, các hình vẽ thay vì các công thức khô khan. Tôi không để sót một em nào hết, tôi muốn tất cả học trò của tôi tham gia vào buổi học, từ em khá nhất đến em còn yếu nhất. Một bài đọc mới sẽ được cả lớp cùng đọc, dù mỗi em chỉ đọc một câu. Tôi cũng ráng thêm vào trong vốn thời gian quá ít ỏi này, một số bài đọc về lịch sử, về địa lý nước Việt nam. Rất nhiều em hoàn toàn không biết Việt nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Dẫn giải từ từ, tôi đưa các em đến với ý niệm tự cường, bất khuất  của cha ông qua 1000 năm đô hộ của Tàu, 100 năm của Pháp, rồi tại sao người Việt phải bỏ nước ra đi, rồi dần đến vấn nạn Hoàng Sa, Trường Sa. Với tôi, thành công trong dạy Việt ngữ phần lớn không ở điểm số mà các em đạt được, mà ở tinh thần ham học Việt ngữ tăng dần ở các em ở cuối khóa, ở số cánh tay mạnh dạn giơ cao không còn rụt rè khi đáp trả câu hỏi của tôi, "Em nào ở nhà mỗi ngày có học tiếng Việt"".

Sau mấy năm dạy Việt ngữ ở đây, tôi khám phá ra một điều rất thú vị. Hầu hết các em đều ghét môn chính tả và trong thực tế, môn này chính là cái rào cản lớn nhất làm cho các em không thích, thậm chí ghét học Việt ngữ. Tôi cố gắng dành thêm thời gian cho các em tập viết chính tả, và tôi còn treo giải thưởng riêng phần chính tả trong các kỳ thi hay kiểm tra.

Năm học đầu tiên, tôi chấm điểm rất khắt khe theo thói quen như hồi còn ở Việt nam. Điểm thấp liên tục làm cho những em vốn không thích học lại càng không muốn học. Đây lại là một bài học nữa đối với tôi. Tôi thử thay đổi cách chấm điểm. Tôi cho các em điểm rộng rãi hơn nhiều, thay vì điểm 5 tôi cho các em điểm 6.5 hay thậm chí 7. Các em học hơi kém khi nhận các điểm số khích lệ, các em đã cho tôi thấy sự chú ý hơn trong những lần làm bài tập sau.

Cuối năm học đầu tiên, tôi đã "phạm qui" khi cho phép các em sử dụng Anh ngữ để viết về đề tài "Tại sao em không thích học tiếng Việt"". Tôi muốn thật sự tìm hiểu những suy nghĩ của các em ngõ hầu tìm ra cách giúp các em hiệu quả hơn. Khi tôi hỏi, các em không dám nói, hay có muốn nói thì lại bị rào cản Việt ngữ để không thể nói hết, nói đủ những gì các em suy nghĩ, những khó khăn các em mắc phải. Tôi xin cám ơn các học trò của tôi, niên khóa 2005 - 2006. Các em đã giúp tôi rất nhiều qua bài viết này. Quả thật tiếng Anh là sở trường của các em. Nhiều em đã viết cả hai trang đầy kín những suy nghĩ của mình một cách dễ dàng, trôi chảy.

Một điểm khác mà tôi cũng rất lo là sách vở dùng cho việc giảng dạy. Ở hải ngoại sách vở của chúng ta không được tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa một cách chính thức và đầy đủ. Đa phần các trung tâm sử dụng các nguồn tài liệu, sách vở giảng dạy riêng. Nghị quyết 36 của Việt cộng đã và đang lâm le làm thay chúng ta trong việc giảng dạy tiếng Việt cho con em chúng ta, một thứ tiếng Việt hết sức kinh khủng. Chỉ riêng nói về cái đẹp, cái trong sáng mà chưa cần phải bàn đến những ý đồ đen tối khác mà cái nghị quyết này muốn thực hiện, thì cái thứ tiếng Việt đang được sử dụng hiện giờ ở Việt nam, với tôi, thực sự là một cơn ác mộng. Những từ ngữ, cách sử dụng danh từ như động từ, hết sức quái đản, vô lối. Nó được dùng bừa bãi trong dân chúng và chính thức ngay trong cả sách vở, báo chí. Người ta nói tiếng Việt còn thì người Việt còn. Nhưng tôi nghĩ hơi khác. Người Việt sẽ chỉ còn khi tiếng Việt "sạch sẽ" còn.

Tôi không bao giờ dám nghĩ là mình là người hiểu đủ về tiếng Việt vì vốn dĩ tôi là dân kỹ thuật, không phải văn chương hơn nữa tiếng Việt mình thì lại quá hay, quá phong phú. Tôi chỉ cố gắng góp một bàn tay với rất nhiều người tâm huyết trong cộng đồng làm công việc giữ cho ngọn lửa yêu mến tiếng Việt cháy trong các em càng lâu càng tốt. Đất nước này là thiên đường cho những ai yêu thích sự học hỏi. Tiếng Việt ngày nay đã được giảng dạy rộng rãi trong một số trường đại học, thậm chí trung học. Một khi các em trưởng thành, các em hoàn toàn có thể thổi bùng ngọn lửa nhỏ mà chúng tôi đã và đang cố gắng gìn giữ.

Trên đây là một vài cảm nghĩ về việc dạy Việt ngữ cho các em, trong lúc không khí ngày Xuân vẫn còn phảng phất quanh đây. Và sau hết, xin cám ơn Khánh Trúc, cô con gái của tôi đã "kiểm duyệt" qua bài này trước khi gửi cho Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến