Hôm nay,  

Chuyện Hậu Halloween: Đôi Mắt

16/11/200700:00:00(Xem: 846362)

Người viết: Phan

Bài số 2150-1942-718vb6161107

*

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài viết mới của ông là một chuyện ma tại khu cham sóc người già gần một bệnh viện Mỹ.

*

Trẻ con từng đoàn kéo nhau đi xin kẹo, mấy trự vỉa hè ngồi rù rì ngoài hành lang khu thương mại ở góc đường 15 với đường Independence. Chuyện ma ở Mỹ nghe không "phê" như những ngày bé tí ở quê xa nghe chuyện ma trong những đêm trăng thanh bình.

Tôi nhớ về thời chân đất ở quê nhà mà kể với bạn bè rằng: Ngày tôi bé tí teo… như trái ớt hiểm. Đêm, ưa trốn bà vú để theo mấy đàn anh trong nhà và cả đàn anh hàng xóm đi chơi bắn súng gỗ với xóm trên. (Phe Đồng Minh gọi là phe ta và phe Đức Quốc Xã là phe địch). Các đàn anh tôi không muốn dẫn thằng mập-tôi theo vì chạy chậm nên bị bắt làm tù binh hoài. Nên khi tàn chiến cuộc, trao đổi tù binh, phe Đồng Minh phải thua một hoặc hai phong bánh in nhân đậu xanh để chuộc thằng mập về với gia đình cho mẹ tôi khỏi... tre già quất măng non - xách cây roi đi tìm tôi làng trên xóm dưới. Dĩ nhiên là bữa tiệc trẻ con được bày ra dưới ánh trăng thanh bình của một thời, trên sân xi măng nhà tôi, nhà hàng xóm… để hai phe - xóa bỏ hận thù. Cuối cùng, một đàn anh hàng xóm hỏi tôi: "Ê, Mập. Lúc mày đi đái ở bờ rào, mày có bị rùng mình một cái hôn"" Tôi trả lời: "Có". Và đàn anh kết luận: "Lúc mày rùng mình là con ma vú dài đứng sau lưng mày, nó lắc vai mày đó!..."

Từ đó, tôi không đi chơi đêm với đàn anh tôi nữa. Ơ nhà xem tivi và đặc biệt là khi mắc tiểu thì tôi cũng xuống nhà sau, tới nhà bếp… nhưng không mở cửa ra ngoài vì thời xưa, cái toilet nhà ai cũng ở cuối cùng lãnh thổ của một căn nhà. Tôi chơi luôn vô soong nồi, thau chậu trong nhà bếp để sáng hôm sau bà vú la làng, lăm le cây roi - truy tìm thủ phạm.

    Khi trưởng thành, tôi đã đi từ Nam ra Bắc. Ghé thăm những địa danh… "tên vẫn chưa quen người dân thị thành" mà đàn anh tôi có người đã gởi lại một phần thân thể; có người gởi luôn hết tuổi thanh xuân - không về nhà nữa. Các anh ruột tôi, bỏ nước ra đi không biết bao giờ về"! Tôi đứng trên Cổ Thành, bên bờ Thạch Hãn… tưởng nhớ những anh linh. Cái rùng mình với gió u linh nơi Cổ Thành, bờ sông Thạch Hãn… không làm tôi sợ như cái rùng mình thuở nhỏ. Nó làm tôi đau.   

Hôm tôi về lại căn nhà tuổi nhỏ, chỉ còn chơ lơ nền xi măng với cỏ dại, bậc thềm tam cấp rêu phong… một góc chuồng heo ngày xưa sụp đổ do pháo kích, đang mục nát như chính lòng người sau chiến tranh. Cây mảng cầu xiêm có ổ kiến vàng đã chết, cây vú sữa cằn cỗi tháng năm như mẹ già teo tóp, choắt cheo một vài quả chỉ bằng quả chanh héo hắt trên cành. Bầu sữa mẹ no tròn thuở nào đã vắt cạn cho đàn con khôn lớn để đi vào khói lửa chiến tranh, đi vào nơi gió cát. Đàn em đi hoang khi chiến cuộc tàn. Một mình tôi đứng trong dĩ vãng điêu tàn mà nhìn chỗ chuồng heo dạo nọ - nơi đã ra đời câu chuyện con ma vú dài lắc vai khi đi đái đêm chứ đâu phải rùng mình! Anh Sơn-tác giả của câu chuyện ấy đã ở lại Cổ Thành trong mùa hè đỏ lửa '72. Anh Được-người phát minh ra lựu đạn làm bằng mấy cọng thép đai thùng hàng hoá Mỹ để phe Đồng Minh thắng Phát Xít, anh cũng đã ở lại dòng sông Mỹ Chánh. Anh Tòng trở về từ An Lộc trên đôi nạng gỗ, đi bán vé số dạo sau Hòa bình… Còn bao nhiêu bạn hàng xóm ngang hàng với tôi, nay đâu" Chiến tranh và hoà bình trên quê hương tôi sẽ vĩnh viễn đau lòng nhiều thế hệ.

Tôi nghẹn ngào đến không nói được nữa cho bạn bè nghe. Người trẻ hơn tôi thường chán ngán chuyện quê nhà; người lớn hơn tôi lại muốn quên đi mùi thuốc súng vì đó gia tài còn lại của thế hệ đàn anh. Họ tử thủ trong lòng cho những đồng đội đã khuất…

*

Chuyện dài quê tôi bị bắt chẹt để nhường cho một anh bạn kể chuyện ma ngay trong khu vực sinh hoạt của chúng tôi làm mọi người sửng sốt với "đôi mắt"mà chúng tôi đều đã biết qua! Thì thôi, ta cứ sống với hiện tại, với phút giây còn có bạn bè.

Chuyện đôi mắt của bạn tôi:

"… tôi mất việc sau kỳ khủng bố ở NewYork, thành người deli pizza luôn từ đó. Tính làm tạm một thời gian để chờ hãng kêu trở lại. Nhưng không ngờ công việc deli pizza cho tôi thu nhập khả quan cũng như tinh thần sảng khoái hơn làm hãng nên tôi làm luôn tới nay. Tôi nhớ những ngày đầu lớ ngớ tìm địa chỉ khách hàng khi chưa là thổ địa vùng này, nhớ cái Viện dưỡng lão đằng sau Bệnh viện Medical Center of Plano, chung một building thôi nhưng người ta chia ra làm hai khu: Khu North cho người già ở, gọi là: Heritage Manor/ Health Care Center. Và khu South là nơi săn sóc sức khoẻ khi những người già ốm đau, gọi là: Plano Specialty Hospital. Mọi người trong đó đều là khách hàng của tôi, lần đó tôi đưa pizza đến, có một cụ gìa Mỹ trắng nhưng đôi mắt rất tinh anh, đôi mắt đẹp nhưng không già theo gương mặt nhăn nheo làm nên sự kỳ lạ, tương phản trên gương mặt. Bà cụ khoảng tám mươi nhưng đôi mắt sáng, xanh và đẹp như con gái, đặc biệt là sắc lạnh chứ đôi mắt không hiền. Bà ngồi trên xe lăn, phía trong building như chờ người mở cửa để ra ngoài. Khi tôi mở cửa để bước vô thì bà nói: "Giữ giùm tôi cái cửa. Làm ơn". Giọng bà sang sảng đến chói tai, mất thiện cảm, nhưng tôi cũng đâu dám từ chối tuổi tác và hoàn cảnh ngồi trên xe lăn của bà. Tôi mở hẳn cánh cửa rộng hết cỡ cho bà lăn xe ra ngoài. Bà vừa lọt qua cửa thì ba con nhỏ Mỹ đen ào ra lôi xe bà vô, một trận chửi lộn om xòm gian phòng khách bên trong building. Bà già dữ thiệt chứ chẳng chơi.

Sau đó, ba con nhỏ quay sang quát cho tôi một trận về cái tội mở cửa cho bà. Tôi bất bình với thái độ hung dữ không kém bà già của ba cô gái trẻ. Xét cho cùng, dù tôi không biết là không được mở cửa cho bà ấy ra ngoài thì cũng không nên hung dữ với tôi như thế! Nhưng hơi đâu đôi co với Mỹ đen, tôi đi giao pizza cho lẹ để còn đi chỗ khác. Hôm nào, tôi sẽ mách Manager của họ.

Từ đó về sau, sáng nào tôi có đến Viện dưỡng lão đó cũng thấy bà ta ngồi trên xe lăn và sẵn sàng xông ra ngoài. Bà không ngồi xem tivi, đọc sách hay trò chuyện như những cụ ông, cụ bà khác. Gặp ai, bà cũng nhờ giữ cửa cho bà ra và không làm theo ý bà thì bà chửi oang oang, chửi tục lắm! Có hôm phải đứng đợi khách hàng dăm phút, tôi hỏi thăm mới biết! Bà luôn đòi về nhà để hỏi con cháu sao không đến thăm bà, bà xin gọi điện thoại về nhà thì không ai bắt phone… Nói chung, bà rất tội nghiệp. Nhưng trong Viện thì bà cũng không hoà nhã với ai, luôn gây phiền phức cho y tá với đủ thứ chuyện như một lần bà lén được ra ngoài thì nhặt thuốc lá của ông kia vừa bỏ, bà hút và ho, sặc… đến phải đưa bà qua cấp cứu bên Hospital, làm người trực tiếp chịu trách nhiệm về bà bị đuổi việc. Lần thì bà đánh một người không giữ cửa cho bà, gặp bà Mỹ trẻ đó thích kiếm tiền trời ơi đất hỡi! Nên đệ đơn thưa viện dưỡng lão… Oi thôi! Bà cụ khủng bố những người chăm sóc cho bà nên không lạ gì thái độ thiếu thân thiện của họ đối với bà. Riêng tôi, tôi bị ám ảnh bởi đôi mắt kỳ quái của bà tới tôi gặp trong mơ. Đôi mắt sắc lạnh và quá trẻ trên gương mặt nhăn nheo, giọng nói lanh lảnh không phù hợp với tuổi tác cũng làm tôi ớn xương sống.

   Rồi thời gian trôi đi hai, ba năm như thế! Bà vẫn hung dữ, oang oang… không thay đổi gì hết. Hôm tôi gặp lại bà ngồi trên xe lăn, nhưng bên South building tức Hospital. Bên North thì cửa mở bằng tay, nhưng bên South thì hai lần cửa tự động, khó thoát ra ngoài hơn. Thế mà có lần tôi cũng gặp bà thoát ra được tới packing-handicap. Tôi biết bà trốn ra vì thấy bà đang lăn xe quanh quanh, đã nhặt được nửa điếu thuốc lá và hỏi tôi xin lửa. Tôi nhớ bà đã sặc thuốc lá như nghe kể lần trước nên vội chạy vô bên trong để cho y tá hay chứ cho bà mượn quẹt thì khác gì mình cố tình giết bà ta. Bà ta bi lôi vô và dĩ nhiên là chửi từ trên xuống dưới cái bệnh viện.

Tôi nghe kể, bà ta sức khoẻ còn tốt nhưng phải đưa qua khu bệnh viện này vì có một cô y tá order thức ăn Mễ cho bữa ăn trưa của cô ta. Cô đi rửa tay trong bathroom để ra ăn trưa thì ngoài này, bà ta đánh cắp thức ăn, lăn xe về phòng và trùm mền thưởng thức. Kết quả là sặc cay vì ớt jalapenõ, rối loạn hô hấp nên phải đưa qua Hospital.

Có những hôm, tôi nhìn bà ấy rũ rượi trên cái xe lăn. Tôi buồn vô kể khi nghĩ đến tuổi già trên nước Mỹ. Tôi biết nhiều người già ở đây, đầu tiên vô khu North để làm quen với cuộc sống mới - không con cháu. Hình ảnh những người mới vô chưa quen với sinh hoạt ở Viện dưỡng lão, họ chống đối lệnh tập trung đi xem tivi, hội họp… thì tôi gặp hoài. Dần dần họ quen với sinh hoạt thì đã đến lúc qua Hospital, nằm ú ớ u ơ trên cái giường có bánh xe, chung quanh ống nhựa và đủ thứ máy đo… sự sống còn bao lâu"! Khi những cái máy đo hết việc thì Viện dưỡng lão hú lên một tiếng còi báo tử thê lương. Tiếng còi khác hẳn với tiếng còi xe cứu thương, cứu hoả… xe cảnh sát. Tiếng còi trầm buồn và uất nghẹn nhưng không làm ngưng lại được sự hối hả bên ngoài. Ngoài đường, xe vẫn rú ga qua mặt nhau, tiếng còi xe bất bình vẫn ganh đua với tiếng còi báo tử vang lên trên mặt đất không bao giờ hết bon chen. Có khi nghe tiếng còi báo tử, tôi muốn dừng xe lại để tiễn biệt một người vừa quá cố như Công Dân Giáo Dục thuở nhỏ mình học ở trường làng là ngả nón, đứng nghiêm khi xe đám ma đi qua. Nhưng trên nước Mỹ, làm thế là khùng! Xứ sở văn minh bậc nhất thế giới này vẫn chưa hoàn thiện Đức Dục Công Dân.

Tôi gặp bà thi thoảng trong những lần đưa pizza đến Hospital cho khách hàng, rồi không gặp nữa. Một lần tôi được thấy y công đẩy cái giường có bốn xe ra khỏi phòng để clean-up. Bà nằm co ro trong tấp đắp lạnh lẽo. Bà tóp teo trong làn hơi thở nhẹ hều như đã sẵn sàng bay lên thiên đàng một chuyến. Đôi mắt đã lạc thần nhưng hãy còn sắc lạnh của đôi mắt tinh anh một cách ký quái. Bà đã nói nhảm u ơ trong tiếng rên rỉ đến não lòng.

Tôi rất không thích đến những nơi buồn bã như thế này, nhưng công việc deli pizza như chạy Taxi, đến tài ai thì nấy phải đi. Tôi thường ra về từ nơi ấy trong tâm trạng bất an. Có khi tôi mơ được chết vì một tai nạn nào đó sẽ hay hơn chết già trong Viện dưỡng lão vì mình có quá nhiều thời gian để đối mặt với cái chết đến từng ngày! Tôi thường đổi tài với người driver kế tiếp nếu tôi phải đi bệnh viện mà cụ thể là Viện dưỡng lão. Chẳng giải thích được với đồng nghiệp Mỹ hay Mễ vì họ không có những ý nghĩ như mình, như tôi.

Rồi không thấy bà nữa, và tôi quên đi đôi mắt ấy từ khi không gặp. Một thời gian qua đi như thế! Một hôm, tôi gặp đôi mắt Liz Taylor trên báo, tôi nhớ ngay đến đôi mắt bà ta và so sánh thì mắt Liz chỉ mới dễ sợ bằng một nửa bà ta thôi! Tôi lại bị ám ảnh bởi ánh mắt kỳ quái của bà dăm hôm. Tính bụng là hôm nào có đến Hospital thì hỏi thăm bà, nhưng mấy khi đến đó trong giờ rảnh, toàn giờ lunch là giờ cao điểm làm ăn nên đâu có nhớ. Khi nhớ thì tôi thầm nghĩ… chắc bà đã qua thế giới bên kia! Tôi không biết nên vui hay buồn cho bà"! Giã từ cuộc sống thì ai không buồn nhưng sống trong thèm khát từ hơi thuốc lá tới miếng ăn ngon thì thà chết đi hay hơn. Chưa nói tới nỗi buồn không ai thăm hỏi, gọi về nhà cũng không ai bắt điện thoại… Sống như vậy thì chết đi sẽ sướng hơn không"!

Quy trình hội nhập của tuổi già nơi Viện dưỡng lão âm thầm lắm! Đến trong hoang mang của những đôi mắt bị tách ra khỏi đời thường, cuộc sống hằng quen như đôi mắt trẻ thơ ngày đầu đến lớp học. Cảnh bịn rịn của người già với con cháu y như con trẻ với mẹ hiền ở cổng trường Mẫu giáo, Tiểu học. Bước thứ hai là hội nhập và chấp nhận cuộc sống mới, cứ tưởng tượng sự hội nhập hoàn cảnh mới của tuổi nhỏ đến trường đã khó khăn dù chỉ trong vài giờ school-times rồi lại về với mẹ và gia đình. Ơ sự khó thay đổi hoàn cảnh sống và thói quen của người già trong mội trường tù túng và kỷ luật hơn ở nhà thì biết họ khổ sở tới đâu"! Phần, bạn bè cũng không còn đến thăm nhau được vì ai cũng hoàn cảnh như nhau - khi cánh cửa Viện dưỡng lão khép lại thì một cuộc đời đã đóng nắp quan tài nhưng số xã hội chưa bôi. Những nặng nề tâm lý đó sẽ sớm đưa họ sang Hospital hơn ở nhà với con cháu nhưng con cháu trong đời sống Mỹ thì thật là không thể chăm lo cho cha mẹ, ông bà lớn tuổi ở nhà. Lỗi tại thời đại Văn minh chứ trách ai được bây giờ" Tôi bắt đầu nghĩ tới tuổi già của vợ chồng mình, nhưng nói ra thì bà xã hoang mang thêm chứ ích gì"

Rồi cuộc sống cuốn hút tôi vào vòng cơm áo để quên đi ngày mai - chắc chắn khó khăn hơn hôm nay! Một hôm mưa gió, tiệm hơi ế nên tay Manager nói tôi chạy cái order Viện dưỡng lão rồi về sớm luôn đi, anh ta cho tôi ăn lương đủ giờ, đó là ưu tiên cho người đã làm việc lâu năm ở tiệm. Tôi lái xe đến Hospital của viện dưỡng lão, trời mưa do ảnh hưởng bão nên mưa không lớn, gió nhiều vít bóng cây lắc lư trong ánh đèn cũ kỹ nhạt nhoà của packing vắng hoe. Anh đèn xe tôi cũng cũ rồi nên không sáng trưng như xe mới. Tôi hoảng hồn khi quẹo vô mấy cái Packing Handicap vì anytime không được đậu trên lối dành riêng xe Ambulance. Tôi tối mắt tối mũi khi thấy bà ngồi trên xe lăn một mình ngoài packing đêm mưa. Tim tôi đập loạn lên và nổi da gà liên tục dù trong xe thì đâu có lạnh. Tôi mất hồn vía đến 5 giây như thế. Bình tĩnh lại chút mới thấy việc cần làm ngay là đẩy xe lăn bà ta vô trong building trước rồi kêu y tá sau. Quyết địng xong, tôi xuống xe vội vàng để ngã qụy xuống packing đang mưa vì chỉ có mình tôi trên packing trống trơn - không một bóng người.

Tôi trở vô ngồi trong xe mình, thần hồn nát thần tín đến u mê. Đến người Manager ở tiệm gọi tôi: "Mày có sao không" Xe mày có bị hư dọc đường không" Sao đi lâu quá rồi mà chưa đến chỗ giao hàng" Khách hàng gọi complain…" Tôi tỉnh hồn và đi giao hàng. Tôi hoang mang trong thầm lặng nhiều ngày sau, muốn nói cho mấy ông nghe nhưng sợ mấy ông cười tôi yếu bóng vía! Cho tới Thankgiving năm rồi! Tôi cũng đến Viện dưỡng lão với order cuối trong ngày để về nhà luôn. Ơ đó, sau 9:00 tối thì lần cửa tự động phía ngoài vẫn mở khi có người, nhưng lần cửa bên trong thì khoá để không cho người ra vô vì đã hết giờ thăm. Mình phài bấm nút gọi người ngồi Information desk mở cửa cho mình vô giao hàng.

 Tôi được ông Bác sĩ Ấn Độ ra mở cửa, ông đưa luôn tiền cho tôi và nói bạn ông nhờ ông ra lấy pizza. Tôi láp dáp với ông mấy câu, rồi chào tạm biệt, ra về.

Khi tôi de xe để trở đầu vì làm biếng chạy hết vòng cái building hơi lớn. Tôi nhìn trong kính chiếu hậu (rear-view mirror) vì quay đầu lại cũng chẳng thấy gì bởi kính xe mờ căm hơi lạnh. Bà già Mỹ lại ngồi trên xe lăn, chừng một gang tay nữa thì tôi đụng bà. Đôi mắt lạnh lùng nhìn tôi không khoan dung mới hết hồn hết vía tôi. Tôi đạp thắng, đèn de đang mở lại thêm đèn thắng sáng lên… gương mặt bà càng rõ ràng hơn và đỏ hoét. Đôi mắt lạnh tanh ấy nhìn tôi tới tôi mất hết tinh thần… chân tôi buông thắng hồi nào không hay" Xe tôi tông vô hàng cây kiểng lanscap. Tôi đứng tim luôn! Không biết bao lâu sau, chắc ông Bác sĩ An Độ trong building nhìn ra thấy tôi. Ong mở cửa bước ra và gõ kiếng xe tôi làm tôi tỉnh. Tôi lại trò chuyện với ông. Ong băn khoăn dữ lắm! Gương mặt ông cũng căng thẳng chẳng kém gì tôi. Cuối cùng ông kể tôi nghe với điều kiện phải giữ im lặng: "… một lần, vợ con tao đi ăn tối ngoài nhà hàng, họ mua cho tao một phần ăn và ghé đây đưa cho tao. Vợ tao de xe và đụng bà già ngồi trên xe lăn! Cô ta hoảng hồn xuống xe để xem nạn nhân có sao không"... Và cô ta ngất xỉu khi không có ai ở sau xe - y như mày vậy! Từ đó, tao phải ăn pizza hay fast-food. Tao cũng nghe một đồng nghiệp (bà Rose-Manager) nói có thấy bà ta nhưng dặn tao đừng kể lại vì nhân viên sẽ sợ! Mày về đi và kín tiếng giùm tao, nhớ lái xe cẩn thận! Cái lanscap này không phải lo vì chẳng hư hại gì!..."

*

 Chúng tôi giải tán bữa tiệc bỏ túi ngoài vỉa hè để ai về nhà nấy, dẫn con đi xin kẹo. Đường về nhà tôi hơi xa, dư thời gian cho tôi sắp xếp một bài viết nên thời gian còn lại trước khi về tới nhà, tôi miên man trong suy nghĩ: Đôi mắt sắc lạnh của bà lão nhìn đời đầy hận thù, hằn học… thì chết thành ma cho thiên hạ không ngớt hoang mang, lo âu, sợ hãi… Cái giá bà phải trả là không siêu thoát được để đi đầu thai. Ai là người sẽ cúng siêu độ cho bà" Đó là nói theo duy tâm. Tôi là người ưa nhìn về quá khứ, luôn mang trong tâm khảm một xóm làng xưa cũ với những gương mặt thân thương, những kỷ niệm dạt dào trong cuộc sinh tồn tha phương cầu thực - bạn bè rồi xa/ người tình rồi quên… quê tôi sẽ mịt mờ theo tuổi tác đến một lần đi xa. Đôi mắt ưa dõi về quá khứ của tôi có làm ai sợ" Tôi chỉ ưa nhìn về một góc trái tim mình là cố thổ mù khơi. Khi chết đi, chắc tôi là com ma nhớ từng làn gió quê xa.                                                                                                                          

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,050,252
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến