Hôm nay,  

Mẹ Ở Đâu?... Về Với Con

30/10/200700:00:00(Xem: 126750)

Bài số 2134-1926-702vb3301007

*

Tác giả Trần Chi Liên, nguyên cư dân Garden Grove, hiện là một công chức tiểu bang, đã tham dự và nhận giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với bút hiệu Thiên Ân, truyện "Nửa Dòng Máu Việt". Mới đây bà góp thêm bài viết về một đề tài đặc biệt: bán nhà Cali, mua nhà Texas, trả dứt nợ nhà và... hưởng nhàn.  Bài mới của Trần Chi Liên lần này là viết thay một bé thơ có bố mẹ li dị.

*

Lời Người Viết: Xã hội hiện tại đã tạo nên nhiều hoàn cảnh thật đáng thương và một trong những nạn nhân của thời đại chính là những đứa trẻ thấp cổ bé miệng, không có tiếng nói. Đứa con nào cũng mang trong lòng hình ảnh đẹp rất đẹp về người mẹ của mình. Đối với những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi từ khi còn ấu thơ, hình ảnh đó sẽ ra sao"

Tuổi trẻ bây giờ, ngoài lớp người tạo rất nhiều thành tích vẻ vang, giúp ích cho đời, cho quê hương dân tộc, vẫn còn một số không nhỏ không muốn mang trách nhiệm và bổn phận. Họ thích hưởng thụ các thú vui thể xác. Họ đến với nhau không bằng tình yêu chân chính phát xuất từ con tim, chỉ như những con bướm vờn hoa, khi vui thì đậu khi buồn thì bay. Cuối cùng đã để lại chứng tích không do tình yêu nên cũng không là điều quan trọng khi một người rũ áo ra đi. Đó chính là điều thảm hại nhất của nền văn minh vật chất hiện nay - thái độ vô cảm, hững hờ của tha nhân do cá nhân chủ nghĩa mang lại.

Đứng trong địa vị của những đứa con thuộc loại không mong mà lại có, những đứa trẻ chưa thể tỏ được tâm tư cùng nỗi niềm của mình, tôi xin được phép lên tiếng cho các em. Mong rằng các bậc cha mẹ suy nghĩ lại trước khi để lại kết quả mình không mong đợi.

Mẹ ơi!

Mỗi ngày, hai cha con bắt đầu bằng buổi sáng vội vã. Ba chỉ kịp thay tã và quần áo cho con, rồi hối hả thả con xuống nhà trẻ sau vài giây ngắn ngủi cho nụ hôn ố dẫu rằng ánh mắt con có vói theo, cũng chỉ được thêm một cái vẫy tay chào. Con đến nhà trẻ với cái bụng trống rỗng cũng như tâm hồn con trống rỗng. Bà giữ trẻ chỉ có thể làm cái bụng con no bằng thức ăn, nhưng tâm hồn con thật là, thật là đáng thương mẹ ơi! Lúc này là lúc con rất cần được mẹ ôm vào lòng, cho con hơi ấm của mẹ. Con nghĩ mẹ rất thương yêu con, mà sao không phải là mẹ đưa con đến nhà trẻ sau khi lấp đầy cái bụng trống sau một đêm dài của con bằng tình mẫu tử, Mẹ ơi, mẹ đang ở đâu" Sao không về với con"

Một ngày của con thật là dài. Nhà trẻ có sáu đứa nhỏ được cha mẹ gửi đến như con, bà giữ trẻ không có đủ thì giờ để lo theo nhu cầu của từng đứa. Có khi con phải đeo cái tã đầy chất phế thải hằng mấy tiếng đồng hồ mới được thay. Mấy đứa có mẹ thì đỡ hơn, bọn hắn đã được mẹ tập bỏ tã ở nhà lâu rồi, nên nhìn bọn chúng thật là nhẹ nhàng. Đến bữa cơm, cho dù con không vui, không khỏe, không muốn ăn nhưng vẫn phải bỏ vào miệng những miếng cơm nhạt nhẽo, đắng ngắt. Hết giờ ăn, họ thu dọn mọi thứ, không cần biết bọn nhỏ chúng con đã no hay còn đói. Chúng con không thể nói những gì mình muốn nói vì họ không phải là mẹ, nên họ không cần biết đến tình cảm của những đứa trẻ như con.

Con thèm được ôm mẹ để nũng nịu: "mẹ ơi, con nhức đầu quá! Mẹ ơi, con vẫn còn đói bụng quá... mẹ ơi...mẹ ơi!".

Mẹ ơi!

Tối nay ba đón con thật trễ. Mọi người đã về hết chỉ còn mình con lang thang trong cái phòng trống vắng, bà giữ trẻ đang lo dọn dẹp nhà cửa. Con đứng bên trong cánh cửa sắt ngóng trông. Sáng nay ba nói sẽ về trễ vì ba phải làm việc thêm giờ. Ước chi giờ này có mẹ đến đón, chắc là con sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm! Mẹ mấy đứa kia cũng thường đến đón chúng khi ba chúng về trễ, tại sao mẹ của con lại không đến đón con" Mẹ không còn thương con nữa hay sao" Mẹ có biết, khi ba đến đón sau một ngày dài chờ đợi, con vui biết là chừng nào không" Tuy bà giữ trẻ cũng thương con nhưng tình thương đó không thể thay thế tình yêu của ba mẹ được. Về đến nhà với tâm trạng buồn bực, con chợt giận dỗi với ba, và bật khóc bất ngờ. Ba mệt mỏi vì cả một ngày dài làm việc trong sở, nên ba đã lớn tiếng với con, phát cho con mấy cái vào mông ố thật ra chỉ là đánh vào cái tã ướt nhẹp của con thôi ố cái đánh không làm con đau, nhưng con quá tủi thân vì ngó quanh, không có ai để con chạy lại cầu cứu, để được chở che, con lại càng khóc to hơn. Hình như ba cũng đang buồn ghê lắm vì sau khi đánh mắng con rồi, ba lại ôm con vào lòng, hôn thật nhiều lên khuôn mặt đang đầm đìa nước mắt của con dỗ dành: đừng khóc nữa ba thương, ba lấy kẹo cho con ăn nhá! Mẹ ơi, mẹ có thấy mủi lòng khi nghĩ đến sự cô đơn của cha con con không" Mẹ đang ở đâu, sao không về với con"

Nằm bên cạnh ba, lòng con thật ấm áp. Thương ba quá chừng vì thì giờ còn lại trong ngày ba đều dành cả cho con. Ba không nghĩ gì đến bản thân của ba. Con nhớ có những sáng hai cha con dậy trễ vì cả đêm con khóc nhè hay đau bụng, ba lại không có thì giờ là cái áo cho thẳng thắn trước khi đi làm. Thế là ngày đó, ba chỉ dám ở trong văn phòng, việc tiếp khách ba lại bán cái cho chú Trung. Nếu có mẹ lo cho con, chắc ba sẽ không phải xấu hổ khi mặc quần áo nhăn nhúm đi làm đâu mẹ nhỉ!!!

 Mẹ Ơi!

Hôm nay là Chủ Nhật, ba vẫn phải đi làm cho ngày lễ sắp đến. Từ ngày chia tay với mẹ, ba không còn dẫn con đi lễ cuối tuần nữa. Ba nhận làm bất cứ Chủ Nhật nào khi người ta cần ba. Chỉ có một mình con tại nhà giữ trẻ vì đứa nào cũng có đủ cha mẹ trong những ngày cuối tuần. Con thơ thẩn ra vào, cuộc sống sao quá là nhàm chán. Người lớn đừng thắc mắc tại sao những đứa trẻ thiếu tình thương của cha hoặc của mẹ như con hay nổi cơn bất ngờ. Đó chỉ là sự phản kháng tiêu cực của chúng con mà thôi tuy rằng lúc nào con cũng muốn làm đứa trẻ ngoan ngoãn, vui vẻ và vâng lời. Con có cảm giác mình bị bỏ rơi, là gánh nặng của mẹ, nên mẹ không biết là có đứa con là con đây. Một mình ba vừa đi làm, vừa lo cho con, tối về còn phải lo đi chợ và nấu ăn cho bữa tối. Con biết là ba đã mệt mỏi lắm rồi, nhưng đôi lúc vẫn cứ làm nư với ba ố chẳng qua chỉ muốn ba để ý đến con ố dù chỉ dăm phút ngắn ngủi. Không biết ba có biết như thế không" Ba ơi! Con thương ba nhiều lắm, ba đừng trách, đừng ghét bỏ con ba nhé! Mẹ đã bỏ con rồi, bây giờ con chỉ còn mỗi một mình ba là người để con nương tựa thôi. Bây giờ mẹ ở đâu" Sao không về với con"

Gần hai năm trước, Chủ Nhật là ngày vui của con. Con được ba mẹ dẫn đi chơi đó đây sau giờ lễ. Lòng con tràn niềm vui vì có đầy đủ tình thương của cha mẹ. Tuy còn nhỏ, nhưng con đã cảm được tình yêu ấy qua những bức ảnh với nụ cười rạng rỡ. Hình ảnh một đứa bé tròn trịa, kháu khỉnh. Hình ảnh bây giờ của con ra sao" Ánh mắt con đã biết buồn và không còn nụ cười nữa ố chỉ là nét cau có, khó chịu!!!

Mẹ ơi!

Còn hai tháng nữa là con tròn ba tuổi. Người ta có mẹ, mới hơn hai tuổi đã nói như con sáo, biết đọc bao nhiêu là kinh, biết hát hò những bài thật hay được bà giữ trẻ luôn miệng khen "bé giỏi, bé hát hay quá! Ai dậy cho bé vậy" ố Dạ thưa cô mẹ con..." Trong khi đó, con mới chỉ biết nói lõm bõm từng chữ một, chẳng ra đầu ra đuôi gì cả. Nói phải thì cười, nói trái chỉ biết cau mày cau mặt. Tại nhà trẻ, con thường được nghe trong máy truyền thanh những giọng hát ngọng ngoẹo của những đứa trẻ bằng tuổi con, và nghe được cả giọng các bà mẹ nhắc bài ở đàng sau. Ôi, con thèm biết là bao giây phút đó, được kề cận ở bên mẹ, được mẹ tập cho con nói, dậy con đọc kinh, dậy con hát... Hạnh phúc biết bao mẹ ơi! Mẹ đang ở đâu, sao không về với con" Có biết con đang trông ngóng mẹ không"

Ba vẫn thường khen con thông minh, sáng dạ. Ba muốn gửi con vào trường đi học thay vì nhà trẻ. Khổ quá! Ba không có giờ để tập bỏ tã cho con. Trường ba định gửi con lại không có "chương trình" tập bỏ tã. Không biết đến bao giờ con mới được đến trường" Phải chi có mẹ bên con, chắc chắn con đã được đi học rồi, mẹ nhỉ! Con biết chắc là con sẽ học giỏi và ngoan vì con có đầy đủ tình thương của cha mẹ. Đứa trẻ nào cũng rất cần tình yêu của cha mẹ trong tiến trình phát triển về cả thể xác lẫn tinh thần. Thiếu vắng mẹ, mai này sau khi lớn lên, cuộc đời con sẽ thiếu sót những gì trong đời sống gia đình đây" Mẹ có nghĩ đến điều đó cho con không"

Mẹ ơi!

Cuối tuần nào ít việc, ba thường chở con đến nhà bạn của ba để con có dịp chơi với mấy đứa con của bạn ba và để ba gặp bạn bè tâm sự cho khuây khỏa. Mẹ biết không, con thật chẳng muốn đến đó chút nào cho dù bạn của ba rất thương và chiều chuộng con ghê lắm. Họ càng tử tế với con bao nhiêu, con lại càng tủi thân bấy nhiêu khi nhìn những bà mẹ chăm sóc cho con mình từ chút một khiến con cảm thấy buồn và nhớ mẹ thêm. Con nhận được ánh mắt trìu mến đầy thương yêu khi bà nhìn đứa con bé bỏng của bà. Bà quyến luyến, không muốn rời con để làm bất cứ việc gì. Trong khi đó, con chưa bao giờ gặp được ánh mắt đó nơi mẹ của con. Có điều gì khác biệt giữa hai người cùng mang tên gọi là "Mẹ""

Con nhớ có những hôm ba nhờ mẹ đón con về, con đã reo vui khi thấy mẹ từ xa. Mặt con đầy nét hân hoan vui sướng. Con nghĩ mẹ cũng thương con qua vòng tay mẹ ôm con vào lòng, qua những nụ hôn của mẹ trên khắp mặt mũi con. Ôi chao! Con chỉ muốn giây phút này ngưng lại. Con sung sướng và hạnh phúc biết bao. Có phải Mẹ thương con lắm không, thế mà sao mẹ vẫn nỡ bỏ con" Chẳng lẽ thú vui vật chất bên ngoài đối với mẹ vẫn nhiều quyến rũ hơn đứa con của mẹ sao!!! Đã bao lần con kêu gào trong lòng "Mẹ ơi về với con" mà sao mẹ vẫn không hề nghe tiếng con"

Mẹ ơi!

Trời đã vào thu nên có những đêm khá lạnh. Con của mẹ đang bị cảm. Một đêm con bị ói ba lần sau mỗi cơn ho. Ba phải thức đến sáng để lo cho con. Lau người, thay quần áo cho con, rồi còn phải thay khăn trải giường nữa. Thấy ba lo cho con, con càng tủi thân cho ba và cho chính con, con bất chợt khóc tức tưởi khiến ba không hiểu gì cả. Con đã khiến ba càng lo cho con hơn khi hỏi: "Con sao vậy" Con có đau ở đâu không" Nói cho ba biết ba xoa cho con! Con thấy ánh mắt ba thật buồn và hình như có giọt nước mắt. Thương ba quá, con ôm chặt ba vào lòng và thì thầm nhưng mà ba không nghe được đâu vì con chưa biết nói làm sao cho ba biết tâm tình của con được - "Con thương ba, ba đừng bỏ con nghe ba!!!"

Những lúc như thế này, mẹ đang vui thú ở đâu" Mẹ có nghĩ đến đứa con đáng thương này không" Mai này khi lớn lên, làm sao con có một đối tượng mẫu mực trong lòng để tìm cho chính con "cái nửa còn lại" của con" Con sẽ dựa vào niềm tin nào để tin rằng mình sẽ không là bản sao của ba" Con không muốn và con không thể chấp nhận cuộc sống hiện tại của ba. Cho dù tình yêu của mẹ dành cho ba có nhạt phai, nhưng tại sao mẹ nỡ tâm dứt đi đứa con mẹ cưu mang hơn chín tháng trong cung lòng của mẹ" Con muốn trách mẹ, nhưng nếu trách, con lại mang tội bất hiếu, còn không, con phải làm sao để kéo chân mẹ trở về với con" Trời bên ngoài đang lạnh lắm. Con nằm bên ba trong chăn ấm nệm êm, nhưng nếu có hơi ấm của mẹ, cha con con sẽ hạnh phúc biết bao!!! Mẹ ơi! Mẹ đang ở đâu, sao không về với con... Mẹ ơi, mẹ ơi!!!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến