Hôm nay,  

Người Chết Sống Lại

10/10/200700:00:00(Xem: 182937)

Bài số 2118-1910-686vb4101007

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp.

*

Tôi sinh ra và lớn lên tại Cần Thơ, Nam Việt-Nam. Ba mẹ tôi có 5 gái, 2 trai; tôi là trưởng nam.

Tôi sống được tới ngày hôm nay là nhờ ơn ba mẹ tôi đã vào nhà tù để thăm nuôi tôi. Nhà tù mà Cộng Sản gọi tên hoa mỹ là trại cải tạo, thật ra chỉ là nơi đầy đọa toàn thể quân, dân, cán chính miền nam Việt-Nam không cùng một ý thức chính trị với chúng.

Được đào tạo trong trường võ bị quốc gia với kiến thức quân sự và học vấn cùng ngoại ngữ, tôi từ từ tiến lên từ cấp bậc Úy lên Tá, tham gia  chỉ huy tại nhiều mặt trận và cuối cùng làm việc trong Phủ Tổng Thống, giữ một chức vụ đặc biệt liên lạc giữa Bộ Quốc Phòng và phái bộ Cố Vấn Quân sự Hoa-Kỳ.

Tôi đã nhiều lần đi Hoa-kỳ tham dự những khóa tu nghiệp. Với quá trình phục vụ chính nghĩa Quốc gia như trên nên khi tôi bị kẹt lại, không di tản được vì nhiều lý do, và khi Cộng Sản vào Saigon, họ rất ngạc nhiên nghĩ rằng tôi phải là người đầu tiên di tản ra khỏi nước.

Với truyền thống dối trá và lừa bịp, họ nói cấp tá đi học 1 tháng rồi được trở về với gia đình. Bản tính tôi người Nam, thành thật tự nghĩ thôi đi học 1 tháng rồi trở về.

Khi trình diện học tập để vô tù, sau nhiều lần khai đi khai lại quá trình hoạt động với chính thể quốc gia, chúng đem tôi ra trại tù ngoài Bắc, nơi rừng thiêng nước độc để đầy đọa thể xác cũng như tinh thần. Chúng nghi ngờ tôi là người của CIA gài lại, chúng nghĩ thà giết lầm hơn tha.

Trong tờ khai tôi đã nói giải ngũ 2 năm trở về dân sự làm việc trong các công-ty dân sự tới ngày chúng vào Saigon năm 1975. Trước khi giải ngũ tôi bị bệnh nan y đái đường. Mỗi ngày chúng tiếp tế cho ăn 3 bữa, sáng 1 chút bắp ngô lơ thơ vài hột, 2 bữa trưa chiều hết sắn (khoai mì) phơi khô lại tới bo bo. Một năm được ăn cơm hai lần vào những ngày lễ lớn. Mười năm ăn uống như vậy với bệnh đái đường không thuốc men chữa trị, thân xác tôi chỉ còn da bọc xương. Tôi đúng là bộ xương biết đi. Chúng không thể nào bắt tôi đi làm tù lao động được. Tôi nằm bệt một xó, lâu lâu di chuyển trong lều, đau nhức khắp thân thể. Ba mẹ tôi được vào thăm nuôi, mọi người trong tù nói tôi già nua hơn cả bố mẹ tôi. Tôi sống đi chết lại nhiều lần với những lần ngất xỉu.

Một lần vào khoảng nửa đêm, tôi tắt thở. Cán sự y tế trong tù giám định y khoa tuyên bố tôi đã chết và bỏ vào khu nhà xác, chờ sáng có người tới đem chôn. Lạ thay, gần sáng tôi tỉnh dậy và xác chết biết đi lại trở về lều tiếp tục cuộc sống tù đầy. Chúng vẫn không tha và cuối cùng chúng thấy tôi không thể nào sống được nếu  thả về nên chúng báo cho cha mẹ tôi đến đón. Tội nghiệp song thân của tôi đến đón tôi về mà phải mỗi người một bên vai, xốc 2 nách tôi đem ra khỏi nhà tù.

Mười năm trong tù thời gian quá dài, quá đủ có thể nói là quá dư thừa để tôi nhìn lại cuộc đời tôi. Ở chức vụ quân sự, tôi nhiều lần được cử đi làm phó tỉnh trưởng, quận trưởng hoặc trưởng phòng. Ở chức vụ dân sự tôi được giao phó nhiều chức vụ hái ra tiền. Với tiền bạc dồi dào, cuộc đời tôi sẽ rất nhiều thay đổi, không phải sống 1 cuộc đời mất nhân phẩm, thua cả cuộc sống của chó mèo bên Mỹ. Song nghĩ cho cùng nhờ cuộc sống ngay thẳng lương thiện, không luồn cúi, không nịnh bợ, không bè phái, nên nhờ ơn trên che chở tôi thoát được mọi hiểm nghèo khi ở tù cũng như trên đường vượt biên.

Sau 4 lần vượt biên thất bại cùng 5 đứa con trai, nhiều lần vào tù ra khám -có lần đã tới gần bờ biển Thái Lan, bến bờ của tự do, lại bị bắt trở lại Việt Nam- cuối cùng rồi tôi cũng thoát được chế độ độc tài, tàn ác, vô nhân coi mạng sống của con người như cỏ rác. Nhờ có chương trình H.O., cả gia đình chúng tôi với 1 vợ, 8 con được ra đi thong thả bằng máy bay trực chỉ Thái Lan rồi Mỹ quốc. Ngồi trên máy bay, tới Thái Lan tôi mới thật sự là "người chết sống lại" một lần nữa. Khi ở phi trường khu "cách ly" tôi không dám nhìn lại, chỉ sợ Việt Cộng kiếm cách giữ tôi lại. Nhớ lại những ngày trong tù mà hồn xiêu, phách lạc, không thể nào tưởng tượng được cùng một lịch sử, cùng một tổ tiên mà sao Cộng Sản có thể đối xử người đồng loại thua cả hàng súc vật.

Qua Mỹ ở thời điểm thập niên 90, công việc đầu tiên là chúng tôi lo thu xếp cho đàn con đông đảo tiếp tục học vấn và cuối cùng chúng đều tốt nghiệp đại học, có gia đình riêng và chúng tôi đã trở nên ông bà nội ngoại.

Đồng thời tôi cũng phải lo săn sóc sức khỏe cho nội tướng của tôi đãƯ quá vất vả về tinh thần cũng như thể xác nên già trước tuổi. Với 1 nách 8 đứa con, chưa hề bước vào đời để lo cuộc sống vì quá bận rộn với đàn con đông đảo. Những ngày, tháng, năm tù tội dài đằng đẵng của tôi với những thương nhớ chồng chất; với những tất bật buôn bán qua ngày để nuôi đàn con thơ dại, nhà tôi vướng mắc nhiều thứ bệnh. Căn bệnh lúc trồi lúc sụt làm tôi lo lắng đứng ngồi, ăn không ngon, ngủ không yên.

Nhờ được qua Mỹ với thuốc men đầy đủ, y khoa tiến bộ vượt bực, nên sức khỏe của 2 vợ chồng tôi từ từ cải thiện và ngày nay đã ở mức ổn định. Với bệnh đái đường nan-y tôi cũng từ từ chế ngự được với thuốc uống và chích. Tôi cũng phải cảm tạ ơn trên đã cho tôi được nhiều may mắn hơn rất nhiều người với căn bệnh đái đường, nhiều bệnh nhân phải cưa chân, mù mắt hoặc đủ thứ bệnh phụ do đái đường tác oai tác quái.

Tôi không những phục hồi sức khỏe từ bộ xương biết đi nay đã làm được nhiều việc từ lo cho gia đình bản thân tới nhiều công tác xã  hội và nhiều việc thiện nguyện.

Nhờ có kiến thức, kinh nghiệm điều khiển và chỉ huy, tôi đã được bà con, cô bác tín nhiệm và bầu làm chủ tịch hội cao niên nhiều niên khóa. Tôi được sự cộng tác nhiệt thành của rất nhiều hội viên nên công việc của hội và sinh hoạt tập thể rất sống động, phong phú và vui vẻ. Nhiều hội viên ưa thích, quý trọng và kính nể nên đã khuyến khích và là động lực để tôi tiếp tục điều hành hội mặc dầu tuổi tác đã cao và sức khỏe không được bình thường như những người ở tuổi "thất thập cổ lai hi".

Cuộc sống ở Mỹ có thể nói không ai phải lo về cuộc sống vật chất thiếu thốn . Phần thiếu thốn là về phương diện tinh thần. Nhiều người mắc bệnh tâm thần hay trầm cảm vì quá khứ quá đau thương, gia đình tan nát vì cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài quá lâu trong khi các nước lân bang tiến bộ vượt bực, đã là những con rồng Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai, Singapore v.và

Hội cao niên đã là nơi để hội viên tới chia xẻ, tâm sự, an ủi và trao đổi những kinh nghiệm nơi cuộc sống xứ người. Hội đã tổ chức được những cuộc họp mặt lớn nhỏ, những buổi cắm trại ngoài trời, những đêm văn-nghệ ca vũ nhạc tại hội trường lớn rộng chứa đựng cả năm sáu trăm người. Ngoài ra hội còn tổ chức những cuộc du ngoạn xa, gần.

Gần như Ocean City, Wildwood, Cape May, New Jersey. Thăm các khu bến tầu New York, Baltimore, Maryland. Lên phà từ New Jersey thăm tượng nữ thần Tự Do, cặp bến vào New York City thăm khu Chinatown, lên khu Midtown thăm Empire State Building.

Xa như Toronto, Montreal, Ottawa, Canada. Thăm kỳ quan của thế giới là thác nước Niagara giữa biên giới Mỹ và Gia nã Đại.

Phái đoàn đông đảo từ 40 người tới 80 người trên 2 xe bus từ Philadelphia, Mỹ quốc vào tận thủ đô Ottawa của Gia nã Đại.

Phái đoàn cũng được hội cao niên hướng dẫn thăm những nơi xa như Los Angeles, thăm thủ đô tị nạn Little Saigon thuộc quận Cam với thương xá Phước Lộc Thọ. Phái đoàn cũng đi xa hơn nữa tận quần đảo Hạ-Uy-Di với phong cảnh tuyệt đẹp và khí hậu mát mẻ.

Chủ tịch hội cao niên cũng không ngại đưa hội viên tới tham quan vùng Âu Châu như Anh, Pháp, Bỉ, Hòa Lan với ngôn ngữ khác biệt và thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh.

Được sự thương mến, yêu cầu và thúc đẩy, hội vẫn tiếp tục đề ra những chương trình du ngoạn xa gần do đa số hội viên yêu cầu mặc dầu đã nhiều lần thăm viếng những danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Là người của quần chúng, tất nhiên cũng có người khen, kẻ chê. Là chủ tịch của hội, ý thức được trách nhiệm và bổn phận, tôi cứ tiếp tục phục vụ bà con trong hội với lương tâm thanh thản, giúp ích được mọi người trên con đường phục vụ tha nhân.

Nhân chuyến viếng thăm nước Mỹ tháng 6 năm 2007 vừa qua, chủ tịch Nguyễn Minh Triết của Cộng Sản Việt Nam kêu gọi đồng bào hải ngoại xóa bỏ hận thù, cùng nhau kiến thiết lại quê hương.

Riêng tôi cũng là người Việt Nam nhắn nhủ với các ông chóp bu Cộng Sản là các ông đã quá giàu, quá đủ; chết cũng không mang theo được tài sản tích lũy của các ông. Các ông hãy noi gương Bill Gate, Buffett phân phát tài sản cho đám dân nghèo quá khổ sở ở vùng thôn quê không phải bán con làm nô lệ tình dục cho những trọc phú Nam-Hàn, Đài Loan v.và

Các ông đã cải cách nhưng phải thay đổi chế độ nhiều hơn nữa để mang đám con dân quá nghèo không ở quê nhà sống 1 cuộc đời xứng đáng với nhân phẩm của con người.

Các ông hãy từ bỏ những giọng điệu dối trá muôn thưở, tuyên truyền rỗng tuếch tiếp tục lừa dối đồng bào quốc nội cũng như quốc ngoại.

Các ông hãy sống thật với lòng mình noi gương tổ tiên phục vụ tổ quốc với  lòng yêu nước thật sự đem toàn dân Việt sống một cuộc sống ngang hàng với những nước lân bang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,326,723
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến