Hôm nay,  

Em Ơi Mùa Thu

06/10/200700:00:00(Xem: 247286)

Bài số 2115-1978-683vb7061007

*

Trần Nguyên Đán là tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là vị mục sư của một hội thánh người Việt tại Maryland, nơi vừa làm lễ cung hiến một thánh đường thơ mộng. Mời đọc chuyện tình mùa thu được kể bởi mục sư thi sĩ.

*

1.

Con trai út tôi nói rằng con thích chữ Fall của Mỹ hơn là chữ Autumn của Anh, vì chữ Fall làm mình hình dung ra một cái gì đó đang rơi, như những chiếc lá vàng rơi, rơi. Tôi hơi ngạc nhiên vì cậu ta qua Mỹ khoảng 13 tuổi, rất ít đọc sách báo Việt Nam, mà có suy nghĩ cũng. .. khá. Con của. .. văn sĩ có khác.

Hôm qua con trai lớn lại hỏi: tháng nào là mùa thu vậy, Bố" Tôi nói cuối tháng 10 vì trong đầu đang hình dung ra cảnh những khu rừng đầy ngập sắc lá vàng. Cậu nói con hỏi mùa thu theo lịch thôi, chứ đâu có hỏi khi nào lá vàng"

Tự nhiên buổi tối về nhà trước khi đi ngủ tôi lại mở cuốn sách bìa mỏng Viết Về Nước Mỹ ra và đọc lại bài Thu Hát Cho Người. Tôi thấy mình tả cảnh mùa thu hơi... dở, chưa lột tả hết vẻ đẹp của nó. Rồi tôi suy nghĩ, làm sao mà lột tả hết vẻ đẹp của Shenandoah mùa thu được. Bàn tay và trí óc hữu hạn của con người không thể mô tả hết sự kỳ diệu của thiên nhiên. Họa may chỉ có một người. Một người không thuộc về con người. Người đó tôi có đề cập đến trong quyển sách mỏng “Ai Đã Vẽ Mùa Thu” tôi viết cách đây... 6 năm, in 1000 cuốn và đã... cho gần hết rồi, chỉ còn có khoảng chục cuốn thôi, cuốn sách có cái bìa chụp cảnh một khu rừng mùa thu, do my house (nhà tôi) mất vài ngày sưu tầm trong thư viện, mùa thu của vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn nghiêm chỉnh đấy nhé. Nếu ai muốn có một bản xin liên lạc với tôi, email của tôi có trong groupmail của các tác giả Viết Về Nước Mỹ đó. Sẽ gửi free, absolutely free, không tính tiền shipping hoặc handling.

Sáng nay tôi đến nhà thờ và khi đứng trong một khung cửa sổ nhìn ra sân sau, chợt thấy một cây nhỏ khác mầu. Mầu đỏ, lẻ loi chìm lẫn trong đám cây rậm rạp vẫn còn rất xanh. Nhìn ra xa hơn, thấy thêm vài cây mầu vàng. Thu qua chưa, mà hàng cây vội. .. đỏ"

 

2.

Chuyện tình trong mùa thu thì thật là đẹp. Có lẽ vì thế mà Việt Báo đã chọn Thu Hát Cho Người để in vào tuyển tập Viết Về Nước Mỹ. Chuyện thực tế thì có nhiều người viết. Tôi có một chuyện tình khác để viết lại cho mọi người đọc, cũng trong mùa thu. Mùa Thu Nước Mỹ. Một bạn văn viết cho tôi: tôi thích đọc những chuyện tình của bạn. Bạn viết truyện tình rất hay. Vậy sao" Tôi chưa hề biết chuyện đó. Để tôi thử lần nữa xem.

Chuyện tình này xảy ra trong khung cảnh của một nhà thờ. Nhà thờ nhỏ, nhưng đẹp, nằm trong một miếng đất nhiều cây cối, như một khu rừng nhỏ. Về mùa thu thì trông nó như một bức tranh lớn với các sắc mầu vàng, cam, đỏ. .. Buổi chiều sau khi đi làm về, cô gái ghé vào nhà thờ để tập đàn. Không có ai buổi chiều hôm đó. Cô vừa đàn vừa nhìn ra cửa sổ, những cành lá vàng, đỏ thấp thoáng sau vuông cửa kính, bàn tay cô tự nhiên dạo bài Khúc Ca Mùa Thu phổ thơ Verlaine. Mùa thu nức nở, tiếng thở dài, buồn ơi, mùa thu ơi...

Cô say mê đàn, không nghe tiếng gõ nhẹ vào khung cửa sổ.

Gõ mạnh hơn một chút.

Cô nhìn lên, một mái tóc xù che khuất cành cây lá vàng, một khuôn mặt tươi tỉnh hiện ra trên cái nền vàng đỏ tàn úa của sắc mầu thu và một nụ cười nở sẵn, có lẽ cười. .. cầu tài vì e cô gái giận kẻ đã làm gián đoạn dòng nhạc say đắm của cô.

Cô đứng dậy, rời đàn đến cửa sổ.

Một bàn tay đưa lên ra dấu hỏi. Cô chỉ ra phía cửa trước và đi ra để mở cửa.

- Anh cần gì"

Chàng trai đưa tay lên. .. gãi cái đầu tóc xù.

Họ bắt đầu quen nhau, tình cờ như vậy.

3.

Chàng trai có cái đầu tóc xù đó là một chàng đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi. Hơn thế nữa, chàng biết vẽ, biết viết văn, làm thơ, thơ thỉnh thoảng xuất hiện trên các báo, hát hay, chỉ có một cái không biết, không biết đàn. Kén vợ một cây. Theo chàng có tới. .. a dozen, nhưng chàng chẳng chấm được ai. Hai mươi tám tuổi, chưa có một mối tình serious nào dắt sau lưng.

Chàng hay nói đùa:

- Người vợ tương lai của tôi phải là một người biết đàn. Đàn cho tôi hát, và tôi sẽ làm thơ để ca ngợi người, và vẽ chân dung người.

Buổi chiều hôm đó chàng từ tiểu bang Oregon tới, tới nhà thờ tìm một người bạn. Người bạn nói là giờ đó sẽ tới nhà thờ để chờ, nhưng tới nơi chẳng thấy bạn đâu, mà là một cô, đang ngồi đàn trong nhà thờ. Cái dáng cô ngồi nghiêng trên phím đàn, mái tóc xõa dài ngay lập tức hiện lên trong trí óc chàng trai một bức tranh, sẽ đặt tên là Piano In Fall. Piano hay Pianist, Piano hay hơn, không cần phải nói rõ ra, nói như vậy người ta hiểu, mà hiểu hay hơn. Vẻ đẹp của thu cũng vậy, phải nhìn sâu vào bên trong khu rừng, và nhìn thấy cả hồn thu, chứ không phải chỉ cảnh thu.

Sau này Nhân, người bạn thân, nói:

- Chúa đã chọn cho mày cô bé đó. Hoa khôi nhà thờ đấy, pianist xuất thân từ một nhạc viện, lại yêu mến Chúa, không có anh nào, kể cả tao, đứng ngang tầm.

Cách bày tỏ tình cảm của các. .. nghệ sĩ cũng hơi khác. Chàng trai vẽ một bức tranh, hình ảnh cô gái ngồi nghiêng, xõa tóc trên phím đàn, sau lưng là cái background đỏ vàng của lá thu, mang đến tặng cô.

Mối tình của họ bắt đầu bằng bức tranh ấy.

 

4.

Hạc nhớ cái buổi chiều đó không" Chàng trai hỏi. Cô gái có tên là Hoàng Hạc, con chim hạc vàng, có lẽ cha hoặc mẹ thích bài thơ Hoàng Hạc Lâu của. .. ai, tôi quên mất rồi. Mà cũng không cần nhớ làm chi, không quan trọng, đó chỉ là. .. chuyện nhỏ.

Hạc cười:

- Nhớ sao không, nhìn cái đầu tóc xù của anh thấy. .. dợn quá, nhưng vì. .. tình yêu của Chúa nên mới đi ra mở cửa.

- Nên mới có ngày hôm nay. Chàng trai nói thêm.

- Ngày hôm nay thì sao" Cô gái cắc cớ.

- Thì sao thì em hiểu rồi, làm bộ hoài. Chàng trai dí tay vào trán cô.

Cả hai bật cười, nhìn ra cửa sổ. Qua thêm hai mùa thu nữa rồi đó. Lá vàng rực rỡ bên ngoài khung cửa kính, tôi lại không biết làm sao để tả cho hết vẻ đẹp của mùa thu. Đẹp quá người ta không có đủ ngôn ngữ để diễn tả. Chỉ biết xuýt xoa, và lòng gợn lên nỗi hạnh phúc vô biên.

- Còn gì phải làm nữa không anh" Hạc hỏi.

Chàng trai đưa mắt nhìn qua những hàng ghế xếp ngay ngắn, những chiếc ghế được choàng lên chiếc áo trắng và chiếc nơ mầu vàng úa, mầu của mùa thu. Trên bục giảng là những giá đèn, những bình hoa rực rỡ hoa và lá. Tất cả đã sẵn sàng cho một hôn lễ ngọt ngào, ngày mốt. Cả hai ngồi trong cái khung cảnh ngọt ngào đó, hình dung ra cái khung cảnh lễ cưới, cô dâu áo trắng trong tay cha, và chàng rể đã đứng sẵn chờ đợi gần cái khung cửa trang trí đầy hoa, mà lại xen lẫn những cành lá vàng. Hạc yêu mùa thu, nên cô quyết định làm lễ cưới vào mùa thu, và cái gì của hôn lễ cũng mang chút bóng dáng của mùa thu, hoa cắm chung với lá thu phong, những cây nến vàng cam mùa thu. Trên đầu cô thay vì chiếc vương miện cô dâu, sẽ là một vòng lá nguyệt quế mùa thu. Chàng trai thì chỉ gật đầu cho tất cả.

- Chắc là đủ rồi em ạ. Nhân hứa sẽ take care những phần còn lại, ông Mục sư cũng nhắc mình nhớ gọi những người tham dự trong nghi thức có mặt đúng giờ ngày mai để rehearsal.

- Về đi anh, ghé đâu đó kiếm cái gì ăn.

Họ nắm tay nhau đi ra cửa, lên xe. Trước khi cho xe quẹo trái ở cửa nhà thờ, chàng trai quay lại nhìn cô gái, cô đang nhìn ra bên ngoài khung cửa mùa thu, vẻ mặt cô êm đềm như những chiếc lá vàng đang rơi. Anh mỉm cười bẻ tay lái, không kịp nhìn thấy chiếc xe đang chạy ngược lại với một tốc độ khá nhanh, nó vừa quẹo trái từ con đường chính.

 

5.

Anh không thể ngồi yên trên ghế nhìn cô đang thiêm thiếp dưới lớp vải trắng, cánh tay băng bột treo cao. Thân thể anh không bị thương tích nhưng đau nhức như dần, dầu vậy cái đầu anh nhức nhối nhiều lần hơn. Tại sao mình thiếu cẩn thận đến vậy" Tại sao lại xẩy ra khi chỉ còn hai ngày nữa là đến ngày cưới"

Anh đứng dậy, chợt nhớ trong bệnh viện này có một cái chapel, một cái nhà nguyện nhỏ. Anh đi dọc theo hành lang, nhìn thấy chapel bên trái, mở cửa bước vào. Nhà nguyện vắng không có ai, chiếc thập tự giá trên vách nhìn xuống, như đôi mắt hiền lành của Chúa. Cho đến lúc đó thì anh không muốn giữ mình đứng nữa, anh quỳ thụp xuống ở hàng ghế cuối cùng, và nước mắt anh chảy tràn trên má:

Chúa ơi, tại sao lại như vậy"

Con trai, ta yêu con.

Con biết, nhưng tại sao, tại sao vậy" Chúa ở đâu trong lúc đó" Chàng trai thổn thức khóc. Sao Ngài không cảnh giác con, sao Ngài không giữ tay lái con"

Con trai, lái xe cẩn thận là bổn phận của con mà, đâu phải lỗi của ta"

Nhưng Chúa nói là Ngài yêu con, sao Ngài không làm một cái gì đó, như ngăn chiếc xe kia lại, hay cho con ra trễ hơn vài phút. Chúa có thể làm được điều đó mà.

Con ơi con hãy nhận lỗi của mình. Về phần ta thì lúc nào ta cũng yêu con. ..

Chàng trai ngẩng nhìn lên thập tự giá, thấp thoáng trong tâm tưởng hình ảnh của Chúa giang đôi tay đầy thương tích, đầu Chúa cúi xuống, như nhìn thấu vào nỗi đau lòng người.

Cha ơi con xin lỗi, con có lỗi, lỗi của con. Xin Cha tha thứ cho con.

Con muốn ta làm gì cho con bây giờ, con trai yêu dấu"

Chàng trai đưa tay lên chùi nước mắt:

Xin cho Hạc tỉnh lại, xin cho cánh tay Hạc không nguy hiểm. Ngày cưới dời lại lúc nào cũng được, nhưng xin cho Hạc bình an. Xin Cha. ..

Anh đứng dậy, đi trở lại phòng bệnh. Anh chỉ mới rời đó chừng mươi phút. Bác sĩ và y tá đang đứng cạnh giường, nhìn ra khi thấy anh. Anh thấy nụ cười trong đôi mắt họ.

Và anh nghe tiếng kêu nhỏ, yếu ớt từ trên giường:

- Anh. ..

 

6.

- Bây giờ thế nào, con" Mục sư hỏi.

Chàng trai hỏi lại:

- Khi nào thì Mục sư có thể làm lễ cưới"

- Tùy các con, Mục sư đã sẵn sàng tất cả rồi.

- Ngày cưới vẫn giữ đúng, thưa Mục sư.

- Nghĩa là ngày mai. ..

- Thưa Mục sư, ngày mai. .

- Hạc thì sao" Ông tròn mắt.

- Hạc đã khỏe nhiều và quyết định vẫn giữ đúng ngày cưới, chỉ có cánh tay băng bột, điều đó không thành vấn đề. ..

Vị Mục sư định nói thêm một điều gì đó nữa, nhưng ông im lặng. Ông mỉm cười nhìn chàng trai trước mặt, đứa con trai mà ông yêu mến như con trai ruột của mình, ông biết nó, ông hiểu nó, ông yêu nó, yêu cái cá tính nó, ông sẵn sàng làm mọi thứ để đem lại chút hạnh phúc nhỏ nhoi cho nó.

- Không kịp. .. không cần rehearsal nữa. .. Ông nói.

- Nhưng còn vấn đề solo thì sao con"

- Xin Mục sư cầu nguyện nhiều cho Hạc. ..

Chàng trai đứng dậy, nhưng anh chợt thấy hơi choáng, từ hôm qua đến giờ những diễn biến xảy ra quá nhanh, phải quyết định thật nhanh và phải sắp xếp mọi việc trở lại thật nhanh. Từ hôm qua đến giờ dường như anh cũng chưa nhắm mắt để ngủ được một chút nào. Anh hụt một bước và vị Mục sư đưa tay ra đỡ anh, anh ngả đầu vào vai ông và có cảm giác như một cái gối êm đềm có thể ngã xuống úp mặt vào và ngủ.

 

7.

Cái bullertin làm chương trình đám cưới là hình ảnh của một đôi tân hôn cầm tay nhau chạy trong khu rừng lá vàng úa của mùa thu.

Nhưng thực tế là không cầm tay nhau chạy được vì tay cô dâu băng bột, và sức khỏe cô chưa đủ đến mức có thể chạy được. Nhưng cô đi được.

Họ đến, trên chiếc xe Chevrolet Sport trắng mui trần có kết hoa. Nhân, người bạn thân của chú rể lái. Anh cười cười:

- Nhắm thế nào, Hạc"

- Cho đến giờ này mọi sự vẫn bình thường. Cô dâu đáp. Lớp phấn hồng trên má che lấp khuôn mặt hơi xanh vì mất máu.

Chú rể ngồi bên cạnh, nhìn ra đường. Con đường mùa thu dẫn đến đền thờ vẫn là con đường mùa thu đẹp nhất thành phố, hàng cây hai bên đường đã thật sự thay mầu, những cây phong đỏ chen lẫn trong những cây mầu cam và tím lấp lánh trong nắng. Nhìn từ xa, trông như một bà mệnh phụ nhan sắc đã vào buổi hoàng hôn nhưng vẫn đẹp, vẻ đẹp kiêu sa của thời gian và sự chung thủy, không đỏng đảnh kiểu như các cô gái mới lớn. Anh thấy mình xúc động đến mức phải nhắm mắt lại, và một vài câu thơ, đâu đó, hiện lên trong tâm trí:

buồn vương, buồn vương, cây ngô đồng

vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông

Chàng trai đỡ cô gái xuống xe. Cô dâu xuất hiện với áo cưới trắng và vòng lá nguyệt quế vàng úa trên đầu, ngộ nghĩnh nhất là cánh tay băng bột. Vị Mục sư tiến lại:

- Con thấy đỡ nhiều chưa"

- Chúa thêm sức cho con. Cô gái mỉm cười. Sáng nay khi thức dậy con thấy mình không ngồi dậy được, nhưng bây giờ mọi thứ đã ổn định.

Mục sư mỉm cười:

- Mục sư đã cầu nguyện cho con từ ngày hôm qua đến giờ để con thật sự khỏe. Không những thế, Mục sư còn cầu nguyện cho cánh tay băng bột sẽ không làm vướng bận việc con sẽ đàn cho chú rể hát. Đó là ước nguyện của các con mà, phải không"

Hạc nghĩ: Tại sao không" Đức Chúa Trời có thể làm tất cả, ngay cả làm cho người chết sống lại, việc một người bị thương cánh tay có thể đàn đâu phải là một việc khó cho Ngài.

 

8.

Đó là một hình ảnh chưa từng được nhìn thấy trong bất kỳ một hôn lễ nào. Cô dâu trong bộ áo cưới trắng, cánh tay băng bột trắng mới hai ngày trước đó, ngồi xuống bên chiếc đàn dương cầm. Cô nhắm mắt, dạo nhẹ vài nốt, cánh tay cô vâng lời trí óc và cả tâm hồn cô.

Chú rể đứng trên bục, nhìn cô chăm chú. Và khi tiếng đàn cất lên, anh cất tiếng hát: dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người, dầu tôi nói được các thứ tiếng trên trời, nhưng không tình yêu thương, thì tôi như đồng vang tiếng, nhưng không tình yêu thương, thì tôi như chập chõa kêu vang.

Giọng hát ấm áp của anh ngập tràn những cảm xúc diệu kỳ. 

Khi anh hát xong nốt nhạc cuối cùng, mở mắt ra, một đám đông quây chung quanh anh, những khuôn mặt thân quen đầy yêu thương của cha mẹ, anh chị em, bạn hữu. Và mọi người giãn ra để nhường một lối đi cho cô dâu đã rời đàn đang bước tới. Cô được ôm choàng lại bởi một vòng tay nồng ấm.

Cô gọi, không gọi anh, nhưng gọi tên anh:

- Đán. ..

Nhẹ như một chiếc lá thu vừa rơi.

Tôi hoàn toàn đồng ý với con trai út của tôi rằng chữ Fall của Mỹ là hay hơn chữ Autumn của Anh rất nhiều.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến