Hôm nay,  

Tìm Chồng

05/10/200700:00:00(Xem: 228868)

Bài số 2114-1977-682vb6051007

*

Nguyễn Hữu Thời là tác giả rất có lòng với việc Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu. Trước 1975, ông dạy học, quân nhân QLVNCH Khóa 18 Thủ Đức). Hiện giúp việc cho hãng  Sypris Data System Los Angeles.

*

“Anh biết không đó! Chị Quency gặp lại người bạn trai cũ; rồi cứ "ôm cứng" ông đó mà ngồi nói chuyện. Nhạc nổi lên, họ dìu nhau ra sàn nhảy, mê man hết bản nầy đến bản khác. Họ quên như không có em đang ngồi với họ, ly nước cam đã vơi đi quá nửa. Em chán lắm, muốn đứng dậy ra về nhưng không lẽ không nói với chị ấy một tiếng. Em ngồi xuống, và chờ... chờ cho bản nhạc dứt, đèn sáng. Hai người trở lại bàn. Họ vẫn tiếp tục nói chuyện, không nói gì với em một lời. Em giận lắm! muốn bỏ ra về ngay nhưng kẹt nỗi là em đi chung xe với chị ấy nên đành thúc thủ. Anh biết không đó! Chị ấy đáo để lắm. Hết bản thứ ba, chị dằn từng tiếng vào tai em: Ê! Karen. Mầy không có kép đem theo. Mà nãy giờ không có lão nào mời mầy nhảy... Ngồi không vô ích. Đây chìa khóa; lấy xe tao về, mai nhớ mười giờ ghé nhà đón tao lên tiệm nghe mầy."

 Sau tiệc sinh nhật nhà anh bạn cố tri, tôi ngồi nán lại nghe các bà ngoại, bà nội, vợ của các bạn tôi hát karoke; Karen bưng nước ra mời mọi người, và thấy tôi ngồi lặng lẽ ở góc phòng, nàng lân la đến ngồi bên cạnh; bắt đầu gợi chuyện.

Nàng tả oán Quency, và kể lại chuyện đi nhảy đầm tuần trước. Karen ly dị chồng đã gần mười năm nay, lúc đó nàng vừa tròn bốn mươi. Nay thì trên đầu nàng đã có vài sợi tóc bạc, và tuổi đời vừa đúng nửa thế kỷ. Các con đã trưởng thành ra riêng, nàng ở một mình trong căn nhà rộng hai tầng. Ngoài ra, nàng còn có một dãy chung cư 14 "units"cho thuê. Biết tôi độc thân, lại mới về hưu được mấy tháng nay, có đời sống tự do của người không bận chuyện "thê tróc, tử phọc", việc làm, nàng muốn làm thân, và nhiều lần đề nghị tôi về làm quản lý chung cư cho nàng thay cho ông Mễ quản lý đã đến tuổi hưu và sắp dọn về Mễ. Tôi thì sợ cảnh "Lửa Gần Rơm" nên phân vân dữ lắm. Cuộc sống đang tự do, thoải mái lại dính vô chuyện "thê nhi" khi tuổi đời đã quá lục tuần. Hơn nữa, tôi không cần tiền trong lúc nầy... Nàng nhỏ nhẹ giọng nói quê nhà, giăng cái lưới cố bắt con mồi:

“Anh Tám à! Anh biết không đó. Em đâu để anh thiệt. Anh được ở một đơn vị chỗ gia đình ông Ricardo ở đó. Ông Ricardo chỉ khỏi trả tiền thuê nhưng phải trả tiền điện nước, tiền gas...  Còn anh, em bao luôn tiền điện, nước, gas mà, chưa kể mỗi tháng em còn trả thêm lương chút đỉnh để anh dằn túi. Anh đặc biệt hơn đó mà. Em tin anh, quí anh vì anh là người cùng quê với em, và bạn cũ của các chị em nữa. Công việc của ông Ricardo làm sao, anh làm vậy thôi. Chung cư của em hiện có sáu gia đình người Mễ thuê, một Mỹ trắng, ba gia đình Việt nam đang chờ được "housing" là họ mu ra ngay, hai gia đình Tàu, hai gia đình Mỹ đen. Dáng dấp anh giống Mễ, to con, lại biết nói tiếng Spanish nữa. Dễ cho em quá! À! Em còn nghe chị Quency nói anh có đai đen Thái Cực Đạo nữa, phải không". Anh mà chịu nhận làm việc cho em thì hết sẩy đấy. Em khỏi lo chuyện người thuê không trả tiền nhà, em phải đi hầu tòa để xin trục xuất. Anh khỏi sợ thiệt thòi đâu. Em biết dùng người mà."

Tôi miễn cưỡng trả lời:

"Để tôi suy nghĩ xem lại đã. Hiện giờ tôi đang bận nhiều chuyện lắm."

Nét mặt nàng xụ xuống trông vẻ không bằng lòng. Tay trái nàng mân mê đùm chìa khóa, đôi mắt lơ đãng hướng về những người bạn đang hát karoke. Tôi biết nàng đang buồn tôi. Để đánh trống lảng, tôi chuyển qua đề tài khác. Tôi hỏi vu vơ:

“Nghe người ta nói chị Quency và Cô nhảy đầm hay lắm phải không" À! Sao các cô không có kép đem theo mà đến chỗ nhảy đầm làm gì" Không lẽ đàn bà nhảy với đàn bà sao!"

Nghe hỏi đến chỗ "nhảy đầm" mắt nàng sáng lên trả lời:

“DDúng anh là nhà quê một cục. Dân không biết nhảy đầm phát ngôn thấy trật lất. Nếu không có kép thì đàn bà nhảy với đàn bà cũng có sao đâu. Ở Mỹ mà anh. Anh không thấy ở đây đàn bà cưới đàn bà đó sao! Nói vậy, ra đó chơi thế nào cũng có "Con gà trống lạc đàn. Con nai vàng ngơ ngác" mời nhảy mà anh. Lo gì!”

Ngưng một chốc như để nghĩ ra câu gì "mắng tôi" mà không sợ mất lòng, nàng nói tiếp, và lấy làm đắc chí:

 "Đúng anh là dân không biết nhảy đầm nên nói chuyện nhảy đầm quờ quạng lắm!”

Tôi chống chế cho có lệ:

“Ờ! Ờ! Người Tây phương đàn bà nhảy với đàn bà thì ít thấy khó chịu, còn người Việt mình, người Á châu, đàn bà ôm đàn bà nhảy đầm thấy kỳ quá phải không" Tôi thấy sao sao ấy. Tôi nghĩ chắc họ là những người không bình thường hay Lesbien đấy."

"Anh đừng Vơ Đũa Cả Nắm đụng chạm đấy."

"Ý tôi muốn nói đến những người ngoại quốc thôi."

"Anh thật là ngụy biện."

Đã lâu rồi, Quency và Karen sống độc thân tại chỗ. Người thì chồng chết, người thì ly dị chồng. Bây giờ, ai cũng tới tuổi năm mươi. Các con thì đã có gia đình nghề nghiệp ra riêng. Vấn đề kinh tế họ không bận đến nữa, người nào cũng có một cửa tiệm. Tiệm bán quần áo thời trang của Quency, tiệm làm nail của Karen; cuộc sồng của họ dư dả, sung túc, thoải mái, tự do, không bận bịu chuyện gia đình chồng con. Tiệm quần áo của Quency thì giao cho hai đứa cháu gái; con bà chị ruột mới qua Mỹ trong chương trình ODP trông nom, nàng chỉ chạy vòng ngoài nên có nhiều thời giờ rảnh rỗi, nghĩ chuyện ăn chơi, du lịch trùng dương, nhảy đầm, đi sớm, về trễ, cũng không sao. Còn tiệm nail của Karen thì giao cho hai người bà con, đứa trai con ông anh ruột, đứa gái con bà cô ruột. Nàng cũng như Quency chỉ đi thu tiền, lâu lâu lái xe đi đến những "beauty supply" lấy hàng về tiệm hoặc ghé qua chung cư cho thuê xem sổ sách của người quản lý. Karen thường nói: "Em được rảnh rang là nhờ giao tiệm cho hai cô cháu nó thu xếp với nhau; sao cho xong thôi, đừng để khách cũ của em bỏ đi là được, công trình em xây dựng từ mười mấy năm nay. Em biết tụi nó có "lươn lẹo, nhám tay" chút đỉnh, bỏ túi riêng lai rai, không viết biên nhận, không vào sổ, nhưng cháu ruột, em họ của mình mà, em nhắm một mắt lại để cho dễ làm việc. Hơn nữa, ngày lễ, ngày Tết, sinh nhật, cưới hỏi mình cho tiền thưởng tụi nó ít lại cũng huề thôi. Đâu cũng vào đó cả anh à."

Mỗi chiều, Karen đến tiệm thu tiền, có khi vì bận đi chơi; ngày sau nàng mới đến nhận tiền. Nàng rất rộng rãi với những người thợ làm cho nàng, nàng bao cơm trưa, chiều thứ Sáu nào, nàng cũng mời tất cả thợ thầy trong tiệm đến Emeral Bay ăn uống như là đi ăn tiệc cưới.

Nàng tâm sự nhưng đầy giọng đầy than vãn, ta thán:

"Em năm nay vừa đúng năm mươi. Từ khi thôi ông xã em đến giờ, ổng về Việt nam lấy vợ trẻ hơn, rồi ở ỳ bên đó, bỏ em một mình. Em ở vậy nuôi hai trẻ; giờ chúng đã nên người, tốt nghiệp đại học, có việc làm vững chắc, dựng vợ gả chồng cho chúng xong, em còn giúp chúng tiền "đao" mua nhà ra riêng. Bây giờ, em mới thực sự là sống cho em. Em cũng đã hẹn hò nhiều người để bước thêm bước nữa; mong bớt cô đơn, và có người bạn thiết thật lòng yêu thương mình để an ủi tuổi già đang âm thầm kéo đến; nhưng anh biết không đó, em tìm mãi không ra. Cho nên mới đến chỗ nhảy đầm mong tìm được con nai lạc đàn, chân thật đó, và có hoàn cảnh như em để mong chia ngọt xẻ bùi cho những ngày tháng còn lại. Trước kia, em cũng có nhiều người đến với em nhưng họ không thực lòng anh ơi! Em thử họ hết rồi, có người chỉ muốn "hit and run", tìm của lạ, rồi "quất ngựa truy phong".. Còn có người đến với em chỉ nhìn vào tài sản em thôi. Họ biết em có căn nhà đã trả "off", giá gần triệu đô-la, lợi tức cửa tiệm hàng tháng sau khi trả lương hết cho thầy thợ, bảo hiểm, thuế má còn đem tiền "cash" về cũng được khá anh ạ.. Còn cái chung cư nữa cho thuê. Ông bạn trai em vừa thôi nhau tháng qua thấy em có chút tài sản, chút tiền, anh ta bày mua cái xe nầy, đổi cái xe nọ mà phải "custumier" cơ. Đi du lịch Âu châu, Á châu... Ban đầu ảnh nói, mỗi bên chia ra năm mươi, năm mươi. Rốt cuộc, em bao giàn hết. Ảnh được cái đẹp lão, và chuyện chăn gối ra cái điều lắm; bài bản lắm; làm em mê mệt! Đùng một cái, bà vợ của ảnh từ đâu xuất hiện mắng em một trận, làm em hết hồn! May mà ở Mỹ luật pháp đâu ra đó, chứ ở Việt nam thì thế nào em cũng lãnh sẹo với tụi xã hội đen rồi. Ảnh nói với em là đã ly dị vợ lâu rồi nhưng thực ra chỉ mới ly thân. Đúng là "tránh vỏ dưa; lại gặp vỏ dừa". Em đành phải rút lui có trật tự thôi. Anh biết không đó. Còn ông bồ thứ hai cùng em rủ nhau đi ăn tiệm, tới hồi người bồi đưa cái biêu ra, anh ấy cứ ngồi bụm miệng xỉa răng tỉnh rụi, rồi đứng dậy đi vào nhà vệ sinh. Rốt cuộc, em phải thanh toán cho họ thôi. Cái bụng của ảnh to như ông ba Tàu đứng bán xe hủ tiếu ở Chợ Cũ, Sài gòn. Lại có tật rủ em đi Casino hết Pechanga lại qua Agua, rồi xuống 29, không đi thì ổng giận, còn đi thì trăm lần chỉ thấy thua thôi. Ông thứ ba khi đi dạo trong "mall", em mua cái đồng hồ, và những đồ lỉnh kỉnh, vặt vãnh khác, anh ấy móc bóp ra tìm kiếm cái "visa" mất mấy phút đồng hồ; rồi cuối cùng nói để quên ở nhà và nhiều lần như vậy. Ông thứ tư đến với em, nói ra hơi thuốc lá, và sặc mùi rượu. Tới chơi nhà bạn gái, mời trà không uống, chỉ đòi uống bia và mượn tiền đổ xăng. Nói chuyện thì toàn chuyện "Đội Đá Vá Trời. Lấp Cạn Biển Đông"; không thực tế. Khoe khoang chuyện dĩ vãng vàng son hồi trước 75; nhưng không biết có thật không đó! Ấy là những người đã là bạn trai của em, và có đi lại với nhau thân mật một thời gian, em chấm không được, cho de, rồi đường ai nấy đi.. Anh biết không, với những người đó, em tin làm sao được để lấy họ làm chồng, hy vọng sống nốt quãng đời còn lại được. Bây giờ, em trở thành người cô đơn nhất thế giới đó anh."

 Tôi lững lờ, lập lững, lẩm cẩm đáp lời cho qua chuyện:

"Cô kén lắm đấy. Nhân vô thập toàn. Đã là con người, có ai hoàn toàn tốt hết như Phật, như Chúa đâu. Họ cũng có cái khuyết điểm chứ. Mình phải du di, châm chước và biết tha thứ chứ, xây dựng họ lần lần, dẫn dắt họ đến Chân, Thiện, Mỹ. Thêm nữa, tôi thấy Cô và Quency thật lạ lùng. Ai lại đi tìm chồng ở chốn nhảy đầm. Như vậy là cô dại đấy. Xin lỗi tôi ưa nói thẳng. Cô không nghe lời tiền nhân, ông bà cha mẹ ta đã dạy rằng: "Trai khôn tìm vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân" sao. Chỗ nhảy đầm là chỗ ăn chơi, giải trí, đâu phải chỗ ba quân. Cô vác ông chồng từ chỗ nhảy đầm về nhà, ổng lại quen đường cũ, tối tối ông ấy đi nhảy đầm dài dài, gặp cô nào đó trẻ đẹp hơn; rồi cô tính sao đây!

"Em biết em dại dột. Bây giờ em hồi tỉnh lại cũng không muộn phải không anh" Nhưng anh bảo nên tìm chồng ở chốn ba quân mới là khôn nhưng em không rành tiếng Anh. Hơn nữa, họ đều là người Mỹ chính gốc. Em tuy quốc tịch Mỹ nhưng tiếng Anh; tiếng U em còn lọng cọng lắm, làm sao nói suông sẻ như những người sinh đẻ ở đây. Vả lại, những quân nhân Mỹ trẻ tuổi hơn em nhiều quá. Thỉnh thoảng cũng có những quân nhân Mỹ gốc Việt nhưng tuổi chỉ đáng con em thôi mà... Em nghĩ, giá như em không có chút tài sản, tiền bạc gì; em lấy ông chồng cũng nghèo như mình thấy thanh thản và thoải mái hơn phải không anh" "Thuận Vợ Thuận Chồng Tát Bể Đông Cũng Cạn" mà anh. Em khỏi phải "so hơn tính thiệt" gì, nghi ngờ họ đào mỏ, chứ không phải thật lòng yêu mình cho đỡ đau đầu, phải không anh"”

 Tôi phân vân không biết trả lời làm sao cho ổn câu nói vừa rồi của Karen, và ngủ gật lúc nào không hay; khi tỉnh dậy không thấy Karen đâu nữa!

Ý kiến bạn đọc
05/11/202112:02:48
Khách
cialis generic <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cheap cialis</a>
03/10/202105:25:56
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis usa</a>
05/07/202120:43:12
Khách
what is chloroquine https://chloroquineorigin.com/# define hydrochloric
01/07/202105:16:56
Khách
chloroquinw https://pharmaceptica.com/
26/02/202123:57:14
Khách
https://genericviagragog.com viagra pill
12/02/202114:44:57
Khách
hydroxychloroquine hcq <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>azathioprine</a> hydroxychloroquine 200 mg high
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,247,186
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến