Hôm nay,  

Ghen

11/12/200700:00:00(Xem: 272713)

Tác giả: Bồ Tùng Ma

Bài số 2173-1965-740vb3111207

*

Bồ Tùng Ma tên thật là Nguyễn Tân, tuổi 60, cựu sĩ quan hải quân, định cư tại thành phố Glendale, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ được đặc biệt quí trọng. Năm 2002, ông nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ với các bài viết "Ông Mỹ Chết Nhát" và "Ông Ba Đau Khổ". Năm tiếp theo, ông viết "Tái Sinh", như tự truyện của một cựu sĩ quan hải quân, cựu H.O., hiểu ra lẽ "tái sinh" trong sức sống ồ ạt tại Mỹ. Sau đây là chuyện mới của ông.

*

Oanh cùng mẹ và hai anh vượt biên qua Mỹ năm 1983 trong khi cha Oanh, ông Hội, bị kẹt lại Việt Nam vì một lý do khiến bà Hội không thiết tha gì đến việc bảo lãnh ông: Ông bịn rịn chia tay với bà vợ nhỏ nên trễ chuyến tàu.  "Tụi bay có bảo lãnh ổng thì bảo lãnh.  Tao không bảo lãnh đâu!"

Đến khi bà Hội bỏ qua chuyện cũ, muốn bảo lãnh ông  thì bà từ trần nên giấy tờ bị đình trệ.  Và khi Oanh bảo lãnh ông Hội thì ông trù trừ, chưa muốn đi, do cuộc sống của ông trở nên thoải mái, mỗi tháng ông nhận được 450 đô do ba người con gom góp gởi về. Ông có tiền để dành, cho vay, mua đất…Mãi đến lúc Oanh năn nỉ, ông mới chịu đi. 

Hồi ông Hôi mới qua Mỹ, Oanh nghe ông Hội và bác Thuận nói chuyện  oang oang với nhau nơi bàn nhậu. Tửu nhập thì ngôn xuất mà!

"Cậu thấy nước Mỹ ra sao""

"Đương nhiên là tuyệt.  Nhưng sao mình gặp anh thuế quan Mỹ gốc Việt hắc ám quá, mình viết lộn có một chữ trên tờ khai mà anh ta quắc mắt sừng sộ, hạch sách mình đủ điều."

"Cậu gặp xui rồi. Hôm nào tôi đem cậu đi tham dự một buổi hội cộng đồng.  Mấy ông nghị Mỹ gốc Việt giọng ngọt như mía lùi, dễ thương lắm."

"Ôi cha, có gì khó hiểu đâu.  Một bên không cần phiếu; một bên muốn kiếm phiếu."

"Tánh cậu chẳng khác gì hồi trẻ.  Suy nghĩ quá…ddà.  Thôi nói chuyện khác đi. Có bỏ bồ bịch gì lại Vịệt Nam không"  Nhìn cái tướng của cậu là biết ngay.  Đừng có dấu nghe!"

"Dấu gì mà dấu. Mình sẽ tuyên bố công khai bây giờ"

*

Oanh kín đáo đưa mắt về phía ông Hội đang ngồi gọi điện thoại cho ai đó, rồi nói nhỏ vào tai chồng:

"Anh  có để ý ba gọi điện thoại không""

Joe không trả lời, quan sát ông già vợ.  Thường mỗi khi điện đàm ông Hội không những nói bằng miệng mà còn nói bằng tay, như đang phân bua hay cắt nghĩa cái gì đó. Nhưng lần này ông không làm vậy.  Đôi mắt ông, dù ở trong hai  hốc mắt rúm ró vì tuổi tác, nhưng lại long lanh.  Miệng ông luôn luôn mỉm cười, môi chu ra, như đang hôn nựng một đứa bé sơ sinh.

Joe nói:

"Hình như ba đang nói chuyện với bồ"

"Em cũng nghĩ vậy. Em không phản đối vì má đã mất lâu rồi, nhưng em sợ…"

"Em sợ gì""

"Không biết…không biết ba còn…sức không. Ba đã 72 rồi mà. Theo anh, đàn ông 72 tuổi…

"Em cứ lo… vua chết không hòm.  Bộ 72 tuổi già lắm sao; hơn nữa bây giờ thiếu gì loại thuốc"

Joe thì thầm vào tai vợ ….Oanh phát vào người Joe một cái, cười rú lên, làm ông Hội giật mình, lấy tay bịt ống nghe lại.

Bỗng nhiên Oanh buồn rầu nói:

"Ba có bồ ở Mỹ thì OK. Em chỉ sợ ba có bồ Việt Nam, bỏ tụi mình ở đây.

"Anh nghĩ có lẽ ba có bồ Việt Nam"

"Tại sao anh nghĩ vậy""

"Lúc nảy tụi mình làm ồn, ba giật mình lớ quớ sao đó mà điện thoại bị ngắt. Khi ba bấm số gọi lại, anh thấy ba bấm hơi lâu.  Anh đoán ba gọi bằng thẻ điện thoại, tức gọi ra ngoài nước Mỹ, gọi về Việt Nam.

"Chết rồi! Làm sao bây giờ""

"Hay tụi mình đi cưới bà Sáu Mở cho ba"

"Ba ưng bà Sáu Mỡ, em đi hỏi cho ba liền. Bà ta có quốc tịch, có tiền già, lại ở ngay cạnh nhà mình"

"Ba mà nghe tụi mình nói vậy, ba chửi chết"

Bà Sáu Mỡ không những mập mà còn xấu, xấu nhất là cặp môi loe của bà  lúc nào cũng giống như vừa ăn bánh khoái dính mỡ. Bà cứ qua nhà  "rà rà"  bên ông Hội mãi, làm bộ hỏi hết chuyện này đến chuyện nọ.  Hai vợ chồng Oanh biết bà ta thích ông Hội, còn ông thì không thích.

Có lần bà Sáu Mỡ qua nhà chơi, Oanh giỡn gọi bà bằng dì ghẻ.  Bà thích lắm  nhưng cũng làm bộ nói:

"Đừng giỡn, cô ơi"

"Giỡn chi mà giỡn.  Thiệt đó. Dì ngồi đây chơi.  Con kêu ba con ra nói chuyện với dì cho vui"-Oanh cười nói.

"Ừ, gọi bẳng dì thì được. Gọi vậy cho thân mật"

Oanh vào tìm ông Hội, nhưng ông đã ra cổng sau đi mất. Thật ra không hẳn Oanh chỉ giỡn.  Cô thích cha mình quen với bà Sáu Mỡ hơn là quen ai đó ở Việt Nam.  Nếu quen ai đó ở Việt Nam, ông Hội có thể về Việt Nam ở, một điều mà cô không muốn. Mẹ Oanh mất sớm, các anh của cô ở xa, nên cô muốn hai cha con sớm tối có nhau. Oanh rất thương cha dù ông Hội có rất nhiều khuyết điểm. "Cha mẹ mình cũng như tiền thân của mình.  Cha mẹ mình khuyết điểm cũng như mình khuyết".  Oanh nghĩ vậy. Hồi ông Hội bị trễ tàu, Oanh nằm khóc luôn một ngày trên tàu, không ăn uống gì cả. Sau này Oanh cứ thúc hối bà Hội bảo lãnh cho ông Hội mãi.  Đến khi bà Hội mất thì cô bảo lãnh cho cha ngay.

"Ba sẽ tuyên bố công khai là ba có bồ ở Việt Nam" Không biết ba nói chơi hay nói thật với bác Thuận"-Oanh thắc mắc.

Điều Oanh thắc mắc rồi cũng được giải đáp.  Một hôm ông Hội nói với Oanh:

-Ngoài con ra, ba chẳng có ai thân thích ở gần, nên cái gì ba cũng phải bàn với con. Dù sao mấy đứa bay cũng phải lo cho chồng, cho vợ, cho con; khó mà săn sóc ba khi ba già yếu ốm đau. Ba muốn các con có…dì, để giúp đở săn sóc ba sau này.  Con nghĩ sao"

Oanh chẳng suy nghĩ gì lâu, trả lời ngay:

"Con thấy ba nói đúng. Ba đã quen ai chưa, ở Việt Nam hay ở đây""

"Ở Việt Nam"

"Ba muốn đem…dì qua đây hả" Con thấy cũng dễ thôi. Tụi con có thể cô-say. Nhưng sao ba không quen ai ở đây cho tiện" Thí dụ như …bà Sáu Mỡ"

"Bộ con tưởng ba là… đồ vất đi sao, mà lại…ghép bà Sáu Mỡ với ba. Bà ta mà săn sóc ba"  Ngược lại thì đúng hơn.  Bà ta già hơn cả ba".

Ngừng một lát, ông Hội nói tiếp:

"Trước khi ba qua đây có nhiều bà trẻ măng, lại đẹp nữa, cứ theo…ba mãi, mà ba còn không muốn…"

"Tánh ba kẹo, tính toán chi li mà cũng có phụ nữ thích  sao""- Oanh cười nói.

"Ừ, vậy mà có nhiều người thích tao. À, dì mà ba nói vừa rồi chỉ lớn hơn con một tuổi. Bà ta tên Thêm."

"Nhưng  tánh tình, hình dung ra sao""

"Không vòi vĩnh, cho bao nhiêu lấy bấy nhiêu; dễ nhìn, con nhà gia giáo, hiền như Phật."

Oanh chợt bật cười nhớ lại hồi cô mới quen Joe.  Khi nghe Oanh nói về Joe, ông Hội cũng hỏi một câu tương tự như Oanh đã hỏi và Oanh cũng trả lời "con nhà gia giáo, hiền như Phật". 

"Ba thích bà Thêm hay thích ai, tụi con cũng không ngăn cản được.  Con nói phòng hờ thôi nghe, rủi bà Thêm dùng ba để làm con đường qua Mỹ thì sao""

Nghe Oanh nói, ông Hội cười ha hả:

"Con nói vậy là coi thường…giá trị của ba.  Khỏi lo chuyện này.  Thêm đâu có muốn qua Mỹ"

Nghe ông Hội nói, Oanh thất vọng. Vốn người mau nước mắt, cô vừa nói vừa khóc:

"Bộ ba muốn bỏ con cháu về Việt Nam ở luôn sao""

Oanh bỏ đi vào nhà trong.  Ông Hội nói với theo:

"Ba định ở Việt Nam 6 tháng, ở Mỹ 6 tháng, chớ ba đâu có định ở luôn bên Việt Nam"

"Ba chưa có quốc tịch, ở như vậy đâu có tiện"

"Thôi được.  Ba sẽ thuyết phục Thêm qua Mỹ với ba.  Ba định sau Tết về Việt Nam làm một bữa tiệc nhỏ giới thiệu Thêm với bạn bè bà con. Nếu hai đứa bây theo ba về Việt Nam thì vui quá.

***

Oanh qua Mỹ đã gần 25 năm nhưng chỉ về Việt Nam một lần.  Oanh thấy mình cũng nên theo ba mình về Việt Nam lần này . Cô định cùng về với Joe, nhưng Joe không đi được vì bận công việc, nên chỉ có cô và ông Hội đi.

Một ngày sau khi đến Đà Nẵng, Oanh đã theo cha đến thăm bà Thêm. Ra khỏi taxi, Oanh và ông Hội đi xuống một con dốc đầy bùn và những vũng nước. Một số người tò mò đứng bên đường nhìn hai cha con. Hết con dốc, quẹo qua một hẻm lớn, Oanh thấy một chung cư 2 tầng còn mới có ghi hàng chữ "Chung Cư Văn Hoá Mới" nhưng lại treo đầy quần áo ngoài hiên trông chẳng văn hoá chút nào cả. Oanh và ông Hội bước lên tầng 2, đến một căn ở cuối hành lang. Hai người chưa kịp gõ cửa, đã thấy cửa mở. Một người đàn bà đứng phía trong cửa cúi đầu chào Oanh.  Oanh lễ phép chào lại. Ông Hội bảo Oanh ngồi rồi theo người đàn bà xuống bếp. Lát sau ông và người đàn bà bưng ấm tách lên để trên bàn, cùng ngồi xuống hai chiếc ghế đối diện. Ông Hội nói:

"Đây là Thêm mà ba đã nói với con"

"Dạ"

Oanh không biết phải nói tiếp như thế nào cho phải phép. Cô kín đáo nhìn người đàn bà. Oanh không tin bà ta lớn hơn cô một tuổi.  Theo Oanh, bà ta ít nhất cũng 60. Tóc bà ta đã có nhiều sợi bạc, da có nhiều nếp nhăn và nhiều nốt đỏ do không được săn sóc. Nhưng Oanh nhận ra một điều là hồi trẻ chắc chắn bà Thêm khá đẹp. Ngay cả bây giờ, nếu được nhuộm tóc, săn sóc da, bà Thêm cũng trẻ hơn ít nhất 5 tuổi, vươt trội hẳn ông Hội.

"Căn nhà này hình như…mới mua"-Oanh hỏi cho có chuyện.

"Dạ…pha"i"

"Sao em lại dạ, con gái của anh, em biết rồi ma."

Cả hai người đàn bà cùng cười.  Bà Thêm nói:

"Nhà rẻ tiền, dành cho người lao động, chưa tới 4800 đô"

Oanh nhìn lên bức tường có treo mấy tấm ảnh. Cô để ý đến tấm ảnh của một người đàn ông trẻ. Trông người này rất quen nhưng Oanh không nhớ là ai. Cô chỉ tấm ảnh:

"Dạ ai vậy""

"Hoàng, chồng tôi"

Oanh bóp trán suy nghĩ một lát rồi kêu lên:

"Có phải Kim Thêm, học Sao Mai không""

"Phải.  Mà sao cô Oanh biết tôi""

Oanh đứng dậy ôm bà Thêm, khóc:

"Không nhớ ra Oanh sao.  Oanh học ở Trung học Bồ Đề, hay đi chiếc xe Yamaha xanh""

"Ôi chao, Oanh! Trẻ đẹp và lạ quá! Ai mà nhận ra"

Bà Thêm cũng khóc, còn ông Hội thì ngồi ngơ mặt ra.

Oanh dắt bà Thêm qua ngồi cạnh mình.  Hai người nói chuyện với nhau, hỏi thăm về những người bạn cũ, ôn lại những kỷ niệm. 

Thêm và Oanh là hai học sinh con nhà khá giả hồi ấy. Hầu hết các học sinh hồi ấy đều dùng xe đạp để đi học trong khi hai người dùng xe gắn máy. Sau này Thêm qua học Sao Mai, còn Oanh tiếp tục học Bồ Đề. Mấy năm sau Thêm kết hôn với Hoàng. Hoàng cùng học  Bồ Đề với Oanh cho đến năm cuối cùng rồi gia nhập hải quân.  Hoàng bị "cải tạo" cho đến đầu năm 1983 mới ra trại.  Mùa hè  năm 1983, trời yên biển lặng, hai vợ chồng Oanh, hai vợ chồng Thêm vượt biên. Họ ra tàu lớn bằng hai ghe nhỏ khác nhau. Ghe chở vợ chồng Oanh  đi lọt; còn ghe chở vợ chồng Thêm bị ca-nô biên phòng rượt theo, bảo dừng lại. Ghe chạy luôn ra biển.  Ca-nô biên phòng không ra biển được, bắn theo.  Nhiều người chết, ghe thủng và chìm. Thêm không biết bơi, suýt chết đuối, được Hoàng cứu, dìu vào bờ. Hai người thoát được trong khi những người khác đi cùng ghe đều chìm xuống lòng biển. Được cái may này, gặp cái rủi khác. Cuối năm đó Hoàng đi làm thuê, đốn gỗ trên rừng, bị cây đè chết. Sau cái chết của chồng, Thêm càng cơ cực. Dành dụm trên 20 năm trời Thêm mới có được số tiền tương đương 2000 đô.  Thêm vay mượn thêm, rồi bạn bè từ ngoại quốc gởi tiền về cho, Thêm mới mua được căn nhà này.

Nghe Thêm kể Oanh không cầm được nước mắt.  Oanh còn nhớ Hoàng và Thêm rất yêu nhau. Thêm từng tuyên bố với bạn bè nếu không lấy được Hoàng, Thêm sẽ ở vậy suốt đời hay đi tu. Oanh có nghe nói về việc ghe Thêm bị bắn chìm.  Sau đó cô mất hẳn liên lạc với vợ chồng Thêm. Oanh không ngờ Thêm ra nông nỗi này. Oanh nghĩ nếu hồi đó người ta sắp đặt cho vợ chồng Oanh đi chiếc ghe mà vợ chồng Thêm đã đi thì có thể cô cũng như Thêm ngày nay hay đã ở sâu trong lòng biển.  Sự thành đạt ở đời lắm lúc không phải do mình, mà do Trời hay do may rủi. Oanh đã có quan niệm như vậy từ lâu nên cô không hề coi thường ai thua kém mình. Và Oanh hay thương những người kém may mắn, cô hay làm việc thiện.

"Bây giờ Thêm làm gì""-Oanh hỏi.

"Bán vé số, làm thuê, gặp gì làm đó"-Thêm cúi gầm mặt nói.

Đến lúc này ông Hội mới lên tiếng:

"Bây giờ mới nhớ ra. Thêm có đến nhà mấy lần. Gặp ba, thường vòng tay chào…Thật không ngờ"

Suy nghĩ một lúc, Oanh nói:

"Mình biếu Thêm 2000 đô để trả nợ tiền vay muợn mua nhà.  Chiều mình sẽ đưa."

"Mình không biết nói gì hơn là cám ơn Oanh. Thật là một số tiền quá lớn đối với mình."

Ông Hội nói:

"Nhưng mà…nhưng mà…"

Oanh hỏi:

"Nhưng gì ba""

"Nhưng mà cái gì cũng phải rõ ràng.."

"Ba nói sao""

 "Có vài điều kiện…"

Sau một lúc suy nghĩ, ông Hội cười, nói tiếp:

"Thêm phải hứa săn sóc tôi khi tôi đau ốm.  Khi tôi chết, Thêm phải thờ tôi cùng với mẹ con Oanh."

Ông Hội làm bộ như nói giỡn, nhưng Oanh biết là ông  nói thật. Cô phá lên cười:

"Ba chưa già lắm mà đã lẩm cẩm. Ăn thua cái tình với nhau, tin tưởng nhau, còn hứa thì hứa làm sao…"

"Ba muốn Thêm phải hứa trong bữa tiệc ra mắt. Cái gì mình cũng phải lo liệu trước. Ngay cả hậu sự của ba và của Thêm mà ba cũng đã order sẵn. Ba đã xin sẵn hai chỗ trên nghĩa trang xã, đã xây sẵn, chỉ thiếu bia mộ thôi. Sau này ba định nằm gần bên Thêm.  Nếu được, con đem mẹ con về đó nằm luôn"

Cả ba cùng cười.

Chiều hôm đó Oanh  đem Thêm đến một mỹ viện của người quen. 

*

Về đến Mỹ Oanh ngoại giao với các tiệm buôn quen, giới thiệu ông Hội cho họ.  Các tiệm buôn này bằng lòng mua một số hàng ông đem từ Việt Nam qua, đồng thời  cung cấp một số hàng để ông đem về Viêt Nam bán.  Việc buôn bán này có sự tiếp tay của Thêm. Ông Hội đã kiếm được một ít tiền lời bù đắp vào lộ phí.  Oanh còn khuyên cha không nên quá chi li, tính toán với Thêm. Cô nói:

"Ba để dành tiền làm gì vậy. Sao không đưa tiền cho Thêm buôn bán hay mua một cái nhà khác khang trang hơn"  Đối với Thêm ba đừng…kỹ quá, mất hạnh phúc. Mẹ cũng chê cái tánh chi li của ba mà.  Đối với phụ nữ…"

Oanh định tiếp tục nói nhưng thấy mình sắp vượt quá giới hạn làm con nên ngưng lại.

Một hôm, năm ngày sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ, ông Hội cảm thấy khó chịu trong người. Bác sĩ cho biết ông bị một khối u gì đó trong người, cần phải nằm bệnh viện để mổ.  Sau khi ông nằm bệnh viện được hai tuần, Oanh nhận được tin dữ từ Việt Nam cho biết Thêm chết vì một tai nạn giao thông. Thêm đang ngồi sau xe gắn máy do một người cháu gái chở thì bị giật bóp, té xuống, đập đầu vào lề đường.  Thêm được đem vào bệnh viện ngay lúc đó, nhưng ba giờ sau Thêm tằt thở. Không ai dám nói cho ông Hội biết tin này. Khổ nỗi, ông và Thêm hay gọi điện thoại cho nhau nên Oanh phải dàn cảnh, nhờ Vân, em gái của của Thêm bắc điện thoại khi ông gọi về. Rất may, giọng nói của hai chị em Thêm y hệt nhau. Được hai hôm như vậy thì Vân gọi cho Oanh:

"Cô Oanh ơi! Có lẽ nên cho anh Hội biết. Trước sau anh Hội cũng biết Vân giả giọng chị Thêm. Anh Hội nói với Vân nhiều chuyện … thầm kín giữa anh và chị Thêm, Vân không biết sao mà …tham gia, có lúc mắc cở muốn chết được. Có lần Vân ầm ừ cho qua chuyện thì anh Hội trách móc…"

"Ráng vài ba bữa  nữa đi. Chừng 3 ngày thôi, ba Oanh xuất viện và chừng 4 ngày sau đó  ba Oanh và Oanh có mặt tại Đà Nẵng".

Sau khi xuất viện, ông Hội ngạc nhiên nghe Oanh nói cô cùng về Việt Nam với ông nhưng ông không hỏi gì thêm, chỉ lo sửa soạn hành lý và mua quà cáp cho bà Thêm.

"Có lẽ ba cũng …tính toán với Thêm hơi nhiều. Tội nghiệp! Lần này ba sẽ đưa tiền cho Thêm để Thêm muốn làm gì thì làm. Oanh này! Nghe nói mỹ phẩm gì đó của Obagi tốt lắm phải không" Da Thêm thuộc loại da khô thì mua loại gì""

"Con đã mua sẵn hai chai Obagi cho dì rồi, một cleanser và một toner"

"Còn lotion, nước hoa nữa, Dì con rất thích Lancôme"

"Ba không biết mua đâu. Con đã mua đầy đủ mọi thứ rồi"

"Ba xem được không""

"Con bỏ trong va-li hành lý ký gởi rồi.  Chất lỏng không để trong hành lý mang theo được, ngay cả một lọ nước hoa nhỏ. Ba không nhớ luật an ninh hàng không mới sao"

Oanh nói dối một cách tự nhiên, nên cảm thấy hơi xấu hổ.  Không phải Oanh sợ ông Hội tốn tiền mua quà mà không tặng cho ai, vì quà có thể tặng cho Vân.  Oanh chỉ sợ mình không đủ can đảm thấy cha lăng xăng mua sắm cho một người đã khuất.

Oanh định đến phút chót, mới nói cho ông Hội biết về cái chết của Thêm. Oanh rất sợ phải báo một tin buồn, ngay cả một tin chẳng lấy gì làm vui lắm cho bất cứ ai, huống chi là báo tin Thêm chết cho cha cô. Vậy mà trên chuyến bay từ Bangkok về Đà Nẵng, khi thấy ông Hội chải chuốt sửa soạn cho cuộc tái ngộ với Thêm, Oanh đổi ý. Cô không nỡ lòng nào nhìn thấy vẻ háo hức của cha trong tình huống này.  Cô lấy hềt can đảm nói một hơi:

"Con dấu ba. Dì Thêm bị tai nạn giao thông, mất cách đây gần cả tháng  rồi"

"Con nói giỡn gì lạ vậy""

 Ông Hội nói xong, bỏ cái luợt xuống chiếc ghế trống bên cạnh. Một lát sau ông mới tiếp:

"Sao lại chết nhanh vậy được" Vô lý quá!"

"Con người ta có số. Ba đừng buồn"-Oanh vừa nói, vừa khóc, trong khi ông Hội bật ghế ngả ra phía sau, nằm im.

Khi ra khỏi máy bay, Oanh cố gắng không nhìn vào mắt cha, nhưng hai con ngươi của cô giống như bị  hai ngón tay vô hình nào đó đẩy, bắt phải nhìn ông Hội.  Oanh thấy ông vẫn bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra.

Vân ra sân bay đón hai người về nhà. Trong nhà đã bày bàn thờ Thêm, khói hương nghi ngút. Chung quanh bàn thờ dựng nhiều vòng hoa đã khô héo . Ông Hội thắp hương khấn vái trước bàn thờ Thêm rồi thúc dục Oanh lên thăm mộ Thêm. Vân nói chờ cô đón đứa con gởi ở nhà trẻ, rồi cùng đi luôn, nhưng ông Hội lắc đầu.  Ông muốn cùng Oanh đi ngay.

 Hai người  tiến đến khu đất mà ông Hội đã xin sẵn cho ông và Thêm. Vừa đi ông vừa nói:

"Ba sắp sẵn mộ phần cho ba như vậy là phải; dì Thêm còn trẻ mà ba sắp sẵn cho dì, thật là điềm gở.  À, con có đem hộp quẹt theo không"  Gió nhiều như thế này làm sao bật lửa thắp hương cho dì. Bật lên là tắt ngay. Phải tìm một mớ giấy hay báo làm mồi mới được"

Như tiếp lời ông Hội, gió càng lúc càng mạnh, Oanh và ông Hội phải chạy nép vào trong một ngôi mộ lớn, có mái che như một cái am. Chưa đầy một phút sau, một cơn lốc xoáy với cái vòi như vòi con bạch tuộc khổng lồ đầy bụi đất và lá cây, từ đâu đó lướt qua nghĩa trang, chạy ra đám đất kế bên, rồi biến mất.  Oanh rùng mình nhớ lại một truyện dị thường mà cô từng đọc, nói về một cơn lốc đi qua nghĩa trang, hút theo những hài cốt và hồn ma. 

Mười phút sau gió mới ngớt. Oanh và ông Hội tiếp tục đi.  Đến nơi, hai người  không thấy ngôi mộ của bà Thêm đâu cả. Hai ngôi mộ "dự bị" cho ông Hội và bà Thêm vẫn còn trơ ra đó.  Oanh và ông Hội kinh ngạc đưa mắt nhìn nhau, người này chờ người kia giải thích. Vừa lúc đó Vân đến nơi, khoát tay nói:

"Không phải ở đó".

Vân hướng dẫn hai người đến cuối nghĩa trang, về phía đông.

"Lúc sắp mất, chị Thêm trối lại, bảo chôn ở đây. Chị Thêm cũng nói thêm: gởi lời xin lỗi Oanh ngàn lần. Chị Thêm nói nguyên văn như vậy".

Vân nói, lấy tay chỉ vào ngôi mộ của bà Thêm mới xây, nằm bên  cạnh một ngôi mộ có tấm bia ghi:

Trương Văn Hoàng

Sinh ngày 1-8-1952

Mất ngày 5-5-1983.

Người lập mộ

Vợ: Đoàn Thị Kim Thêm".

Oanh mãi nghe Vân kể, không để ý đến ông Hội.  Lúc nghe tiếng động, Oanh mới xoay mặt qua phía ông. Ông Hội đang ngồi xuống đất, lấy tay đập thình thịch trên mộ bà Thêm:

"Đồ khốn nạn! Đồ phản bội!"

Mắt ông Hội trợn trừng, mặt tái mét, môi mím lại, khác hẳn vẻ bình tĩnh lúc ông nghe  tin bà Thêm mất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến