Hôm nay,  

Con Búp Bê

20/09/200700:00:00(Xem: 147459)

Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng một bài viết giản dị nhưng xúc động. Câu chuyện cho thấy tấm lòng của người viết: nhìn con trẻ hạnh phúc tại Mỹ, nhớ những tuổi thơ bất hạnh ở quê cũ. Tác giả Anthony Hung Cao tự sơ lược tiểu sử: 38 tuổi, cư dân Nam California, công việc: nha sĩ, đang hành nghề tại Costa Mesa.

Tuy mới tròn năm tuổi, bé Sandy cũng biết háo hức chờ cho đến giây phút đó. Khi người khách cuối cùng rời khỏi buổi tiệc sinh nhật của bé, Sandy chạy vội đến bên đống quà mừng sinh nhật để mở những gói quà. Tôi ngồi xuống bên cạnh bé để thu nhặt những mảnh giấy gói quà vứt bừa bộn xung quanh. Khi được món quà gì mình thích, Sandy hớn hở khoe:

“Daddy! Look what I got!" với nụ cười thật xinh khoe những chiếc răng bé xíu.

Tôi thấy có một con búp bê thật xinh của ai đó tặng cho bé bị vứt sang một bên một cách hững hờ. Bé Sandy có lẽ đang thích thú với những món đồ chơi điện tử mới mà bé vừa được tặng. Tôi thầm nghĩ chỉ vài ngày nữa thôi, đống đồ chơi mới này rồi cũng bị vứt vào một xó xỉnh nào đó trong căn phòng tràn ngập những thứ đồ chơi khác. Như bao nhiêu trẻ em khác lớn lên ở nước Mỹ đầy mọi thứ tiện nghi, vật chất, các em được bố mẹ chiều chuộng và dễ dàng nhàm chán vói những thứ mình có.

Cầm con búp bê trên tay, tôi chợt nhớ đến bé Ly, một cô bé thật đáng thương trong trại mồ côi mà tôi có dịp được tâm sự với em trong một lần viếng thăm trại mồ côi mấy năm về trước.

. . .

Năm đó bé Ly vừa lên 4 tuổi. Nó còn nhớ mang máng trước lúc ba má nó dẫn tay nó trao cho dì Tâm, nó đã òa khóc và cứ bám chặt lấy tay mẹ. Má Ly vừa lau nước mắt cho nó vừa dỗ dành.

“Nín đi con. Má hứa sau chuyến này đi buôn về, má sẽ mua cho con một con búp bê."

Đó cũng là lần cuối Ly được má nó ôm vào lòng. Chuyến đi buôn hàng trên chiếc xe đò chở hành khách định mệnh đã cướp đi cuộc đời của ba má nó. Một bác qua đường trong khi cố giúp lôi những người hành khách còn sống sót dưới chiếc xe bị lật đã nhìn thấy người đàn bà tay vẫn còn ôm chặt một con búp bê trong tay với lời trăn trối cuối cùng:

“...Nhờ bác trao lại cho con gái tôi...".

Con búp bê với mái tóc vàng hoe và đôi mắt tròn xoe đã trở thành món đồ chơi mà bé Ly luôn mang theo bên mình. Nó còn quá nhỏ để thấu hiểu nỗi đau mất mẹ, mất cha. Những lúc nhớ má, Ly thường hỏi dì Tâm, người em gái duy nhất của má nó, sao má nó đi buôn lâu quá không thấy về. Dì Tâm chỉ biết vuốt tóc nó rồi cất giọng an ủi:

“Con ráng ăn ngoan, ngủ giỏi rồi má con về..."

Hết ngày này qua ngày khác, chiều nào bé Ly cũng ẵm con búp bê ra đầu ngỏ với hy vọng sẽ trông thấy ba má của nó bước xuống từ một trong những chiếc xe đò đổ lại ở quán nước bên kia đường, nơi những bác tài xế và các chú lơ xe thường tạt vào uống vài ba ly nước hay mua dăm ba gói thuốc. Bao nhiêu đêm bé Ly đã từng nằm mơ thấy má nó về và ôm choàng lấy nó vào lòng. Nó giật mình choàng tỉnh và chỉ thấy con búp bê trong tay. Nó cất tiếng gọi khẻ " Má ơi! Con nhớ má lắm", rồi nằm khóc thổn thức một mình trong đêm.

Ngày tháng trôi qua, bé Ly linh cảm như một điều gì đó đã xảy ra cho ba má mình. Nó gặng hỏi dì Tâm mãi làm đôi lúc dì cũng phải gắt lên với nó. Bé Ly để ý thấy dạo gần đây dì Tâm có những cử chỉ khác lạ. Thỉnh thoảng có một người đàn ông lạ mặt đến bàn tính với dì điều gì đó. Có một lần nó núp phía sau vách và nghe lỏm bỏm vài câu dì Tâm nói với người đàn ông nọ:

“Thân tôi chỉ có một mình... Nếu bán đi căn nhà nầy cũng đâu đủ số cây cho dì cháu tui... Thiệt tui cũng không biết tính làm sao nữa..."

Rồi nó nghe tiếng thở dài và tiếng thút thít khóc. Khi nó nghe tiếng bước chân từ sau cửa phòng bước ra, nó ôm con búp bê chạy vội ra phía sau hè.

Mấy ngày hôm sau, một buổi sáng Ly còn đang ngủ sau một giấc mơ khi nó thấy má nó trở về. Lần nầy trong giấc mơ, má nó có vẽ gầy hơn trước. Mái tóc đen mượt của má nó mà ngày xưa nó thường thích cầm chiếc lược chải đầu cho má và ước ao ngày nào lớn cũng có mái tóc như vậy, bây giờ trông thật xác xơ như những chiếc rễ tre bé Ly thấy mọc bên hàng rào xung quanh nhà. Ánh nắng mặt trời chiếu qua cái lỗ hổng ở trên mái nhà dừng lại trên khóe mắt của bé Ly còn sót lại một vết nước mắt đã khô. Chắc hẳn tối hôm qua nó đã khóc thật nhiều khi trông thấy vẽ tiều tụy của má nó. Dì Tâm lay nó dậy, rửa mặt rồi đón xe cho hai dì cháu ra đến chợ Búng. Ngôi chợ nhỏ mà ngày xưa thỉnh thoảng ba má của Ly có chở nó đi ngang qua. Ghé vào chợ, dì Tâm ghé tiệm quần áo mua cho nó vài bộ đồ mới, xong dì dẫn nó đến gánh bún riêu ở phía trước chợ. Lâu lắm Ly mới co dịp được ăn ngon như vậy. Di Tâm không ăn gì, chỉ ngồi nhìn ngắm nó ăn. Lúc ăn sắp xong, dì nói: "Ly ăn xong đi rồi dì dẫn cháu đến thăm ba má cháu."

Nghe nói được đi thăm ba má, bé Ly bỏ tô bún riêu đang ăn giữa chừng và đòi đi ngay. Chiếc xe đò men theo con đường quốc lộ, chạy ngang qua những rừng cao su đang thay lá, rồi đổ lại ở một con dốc. Bé Ly không biết mình đang ở đâu, chỉ thấy xung quanh một vùng đất đỏ, lác đác những ngôi mộ hoang. Nó hỏi dì Tâm ba má nó ở đâu, nhưng chỉ thấy dì chỉ hai nấm đất với những ngọn cỏ xanh còn chưa phủ kín. Dì Tâm lấy trong giỏ ra vài nén nhang và quì xuống bên cạnh một nấm đất trong lúc bé Ly còn đang ngơ ngác chưa hiểu gì. Trong tiếng gió chiều và tiếng chuông cổ leng keng của mấy con trâu gặm cỏ gần đó, nó nghe tiếng dì Tâm nói trong nước mắt:

“Em thật có lỗi với chị... xin chị hãy phù hộ cho cháu..."

Đó cũng là lần cuối cùng bé Ly còn được ở bên cạnh dì Tâm. Trong chuyến xe đò về, nó không được về nhà dì mà được chở thẳng đến một nơi mà nó chưa bao giờ đến trước đó.

Trên tấm bảng dựng phía trước khu nhà, nó bập bẹ đánh vần được mấy chữ "Nhà Tình Thương". Một bà sơ có khuôn mặt hiền lành nắm tay nó dẫn qua dãy hành lang. Nó bước đi sợ sệt trước những đôi mắt của những đứa trẻ, có những đứa bằng tuổi nó, có đứa lớn hơn đang soi mói nhìn nó. Nó ôm ghì lấy bọc quần áo mà dì Tâm mới mua từ lúc sáng và con búp bê mà nó đã dấu kỹ trong đó. Nó thoáng thấy một thằng bé cỡ hơn một tuổi đang cố dang tay với lấy một con búp bê nhàu nát ai đó đã treo trên tường. Thằng bé cố nhướng người nên mất thăng bằng ngã xuống trên nền nhà. Nó khóc ré lên, nhưng mấy dì sơ khác đang bận cho mấy đứa khác ăn cơm chiều nên chẳng ai rảnh để dỗ thằng bé.

Bé Ly càng ôm chặt cái bọc quần áo hơn. Nó cảm thấy một niềm hạnh phúc dâng trào vì nó biết dù má nó đang ở đâu đó thật xa, má nó vẫn thương và đã lo mua cho nó con búp bê nầy. Chắc má nó không muốn thấy cái cảnh nó phải kiễng chân để với tìm một tình thương mà có lẽ bao nhiêu đứa trẻ bất hạnh như nó sẽ không bao giờ tìm lại được.

Tối nay nó sẽ chải lại mái tóc của con búp bê như ngày nào nó vẫn chải cho má nó. Nó sẽ ôm con búp bê vào lòng rồi thiếp đi trong giấc mộng với hai tiếng gọi "Má ơi!”

. . .

Tôi chỉ mong rằng bé Sandy của tôi cũng như bao em bé khác một ngày nào đó sẽ đọc được hay nghe cha mẹ kể những mẩu chuyện như của bé Ly để các em hiểu và trân trọng những gì mình đang có.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,972,077
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.