Hôm nay,  

Tôi Viết Về Nước Mỹ

07/09/200700:00:00(Xem: 232897)

Bài số 2085-1948-652vb5060907

*

Với 11 bài viết trong năm, trong đó có tới 4 bài vào “top ten” về số lượng người đọc nhiều nhất trên Vietbao Online, Quân Nguyễn là tác giả đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam, trước 1975, ông là học viên trường Cảnh Sát Quốc Gia. Cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông sau buổi họp mặt phát giải thưởng ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ.

*

Tôi đến Mỹ đã 20 năm, nhưng hầu như suốt quãng đời còn trẻ trung tươi đẹp đó, tôi chỉ làm được có hai điều thật tẻ nhạt- đi học khó nhọc và đi làm túi bụi!

Bà xã tôi sau gần 30 năm làm bà nội tướng, chẳng còn thích đi đâu xa nhà hết, dù chỉ vài ngày cũng không! Theo nàng thì đi Tây, đi Tầu hay Việt Nam cũng không đâu thoải mái tiện nghi an toàn bằng ở nhà hết, lại có lần vì không quen thời tiết trái chướng và ăn ngủ thất thường ở ngoại quốc, nàng sinh bệnh, phải cắt ngắn chuyến đi chơi xa mà bay về Mỹ lập tức! Từ đó, vì lo lắng cho sức khỏe của nàng, tôi không còn muốn đi chơi đâu xa nữa, ngay cả về Việt Nam, ít ra là cho đến khi bọn Cộng khốn kiếp ở đó "sập tiệm" như cái chủ cũ Liên Sô, và đám bè bạn tay sai Đông Âu ngày xưa của nó!

Tôi lại không biết đánh bài và ghét cờ bạc (cờ bạc là bác thằng bần), chỉ ghiền coi "Football" Mỹ mà thôi, mà hằng năm mùa "Football" chỉ có được bốn tháng. Xong cái trận "Super Bowl" là hết thứ để giải sầu, thật chán!

Rồi một ngày nọ, tôi vô tình được đọc hai mẩu chuyện ngắn, "Người Tử Tù" của tác giả Chúc Chân, và "Vượt Biên Năm 17 Tuổi" của tác giả Dân Đen đăng trên hai tờ Việt Báo cũ của ai đó bỏ quên ở võ đường Đặng Huy Đức. Chuyện hay quá mà lại do chính người trong cuộc kể lại thật tỉ mỉ làm tôi phải nghĩ ngợi miên man hết mấy tuần. Cũng nhờ vậy, mà từ đó tôi nảy ra ý định sẽ viết một vài mẩu chuyện của riêng mình, do chính tôi là người trong cuộc kể lại&hy vọng rằng biết đâu cũng có ngày tôi sẽ viết hay bằng những tác giả trên chăng!

Có điều, từ ngày còn trẻ tới giờ, lúc nào tôi cũng phải lo toan cơm áo nên chưa hề có lần nghĩ đến hay thử viết lách bao giờ, tôi lại hoàn toàn mù tịt về "computer" mới khổ chứ! Ở sở làm, hằng ngày tôi phải viết đủ loại "report" bằng tiếng Anh, nhưng đó là kiểu viết "police report", dài, ngắn, hay, dở không thành vấn đề, cốt sao cho lý lẽ và bằng chứng thật chặt chẽ mạch lạc đủ để nhốt (hay tha) những tù nhân mà thôi, còn những việc vặt khác như đánh máy, sửa lỗi chính tả&thì đã có cô thư ký của tôi lo hết, tôi chẳng cần phải bận tâm gì hết.

Tính tôi bình dân, lại thích&cà nhổng (thứ này bị lây từ bà xã) đi la cà rong chơi với bè bạn và lối xóm, nhưng được cái hễ tính làm việc gì rồi thì trước sau cũng sẽ làm, mà đã làm thì phải tới nơi tới chốn, "Chậm mà chắc, người đáng tin cậy!" đó là phương châm sống của tôi. Vả lại, ông tôi xưa có lần thấy tôi làm gì cũng cà rề cà mò, bèn tiết lộ cho mẹ tôi hay rằng, "Không phải nó là thằng dốt hay vụng về 'trói gà không chặt' đâu (thật ra, tôi có bao giờ trói gà hồi nào&mà chặt với lỏng, hồi xưa chỉ cầm chân với cánh cho vợ cắt tiết thôi hà!), chẳng qua số nó có sao Tả Hữu giáp mệnh, nên là người&khắc khoan khắc đỉnh (thủng thỉnh, chuyện đâu còn có đó) thế thôi, chứ thật ra nó cũng 'văn hay chữ tốt' như ai, mai mốt lại đỗ ngay tú tài như Trần Tế Xương chứ chẳng chơi đâu&"

Thật đúng phóc, sau vài ba tháng ưu tư ngày đêm với cái ý định làm văn sĩ của mình, một hôm tôi quyết định liên lạc với Việt Báo để xin giúp đỡ ý kiến viết văn. Chị Quyên, "manager" của tờ báo, hết lòng khuyến khích tôi cứ viết đại vài bài cho mục "Viết Về Nước Mỹ" bằng "fonts" tiếng Anh đi, không cần bỏ dấu sắc huyền hỏi ngã nặng gì hết, rồi "email" các bài viết cho chị ở quyentranỴvietbao.com, hoặc cho ông chủ bút là chú Từ ở trandatuỴvietbao.com là xong, ở Việt Báo sẽ có người dùng "fonts" tiếng Việt đánh máy lại toàn bài viết từ đầu đến đuôi trước khi cho đăng lên báo. Biết mình dốt "computer" nên làm phiền các cô ở Việt Báo phải đánh máy lại tất cả các bài viết tiếng Việt không có dấu của mình, nhưng đã ngu thì đành chịu chứ biết làm sao hơn! Thế rồi, tôi viết liền bốn bài liên tục không có dấu, "Chuyện Đời Tôi Ở Mỹ", "Thiếu Tá Ngô Giáp và Tôi", "Giáo Sư Đặng Huy Đức và Tôi", và "Tôi Giết Đại Úy Linh""

Do người viết và người bỏ dấu là hai người khác nhau, nên các cô Việt Báo khi phải đánh máy lại toàn bộ bài viết không dấu của tôi cũng thấy "oải" lắm, vì ông chủ bút khi đọc lại cứ cười bò vì ý người viết thì một đằng mà người bỏ dấu thì đoán một nẻo, cũng may, trong bài "Tôi Giết Đại Úy Linh" chỉ có chữ "chợ Cũ" dịch thành "chỗ cụ", "tử trận" thành "từ trần", "tôi 'xù' (nghỉ chơi) nó" thành "tôi 'xu' nó", và "mối 'thịt rừng'" thành "mồi 'thịt rừng...'"

Sau bốn bài viết không bỏ dấu đó, chị Quyên nghe các cô than thở quá nên chịu hết nổi, bèn "copy" cho tôi một cái CD tên UniKey để về bỏ vô "computer" mà gõ bài bằng tiếng Việt cho tiện: cứ số 1 là dấu sắc, số 2 là dấu huyền, số 3 là dấu hỏi, số 4 là dấu ngã, số 5 là dấu nặng, số 6 là Á, số 7 là cái móc như trong chữ Ơ, số 8 là dấu ngửa như trong chữ Ă, và số 9 là chữ đ (gõ chữ d rồi gõ số 9 là nó thành chữ đ. Thí dụ như đánh máy chữ "bỏ" thì tôi gõ b rồi o, xong gõ thêm số 3, thì nó thành chữ "bỏ", hay chữ "vợ" thì gõ chữ v rồi chữ o, rồi gõ số 7, rồi gõ số 5, thì nó thành chữ "vợ". Nhớ đừng thực tập gõ chữ này ở nhà kẻo vợ coi được thì nó cho ngủ "salon" thấy bà!

Tôi vốn "chậm chạp" vì bị hai cái sao Tả Hữu mắc dịch đó ở mệnh cung, nên phải dán 9 cái "sticker" dấu sắc lên số 1, dấu huyền lên sồ 2 trên cái "computer" cho dễ nhớ mỗi khi gõ chữ tiếng Việt. Lại thấy tối nào đi làm về cứ ngồi lì trước cái "desktop computer" trong phòng ngủ của đứa con gái nhỏ mà gõ bài lạch cạch tới khuya thì bất tiện quá, nên quyết định ra "Circuit City" mua đại một cái "HP Laptop" hêt ngàn sáu, về tha hồ mà ngồi ở cuối giường mình gõ "búa xua" tới hai ba giờ sáng.

Ngon trớn, tôi làm luôn 16 bài bắt đầu từ tháng 5 năm 2006 tới nay, tính ra thì một tháng cũng viết được một bài chứ chơi sao! Có điều, viết hay hay dở thì có Trời biết! Chỉ nghe mỗi tối bà xã cằn nhằn hoài vì làm nàng mất ngủ nhiều đêm với tiếng lạch cạch ở cuối giường của cái "laptop" tới hai ba giờ sáng. Nói chung lúc đầu thì nàng cũng OK hay không quan tâm mấy về việc viết lách của tôi, nhưng sau có lần vô tình đọc được bài viết lạc đề của tôi về thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan, chẳng biết sao từ đó nàng bắt đầu trở nên khó tánh và thường phê bình là văn của tôi viết dở ẹc mà bầy đặt tập tành làm mất thời giờ quá. Nàng lại còn có lần dọa đập cái "laptop" của tôi, nếu tôi cứ tiếp tục theo đuổi con đường trở thành văn sĩ "hạng lông" đó!

Tôi phải kiên quyết lắm để bày tỏ tâm tư cho nàng hiểu rằng, trong bốn cái "tứ đổ tường" của liền ông tôi chẳng có cái nào ngon hết - không hút thuốc, không đánh bạc, không rượu mạnh (bia thì ngày một chai cho tim nó tốt theo lời bác sĩ khuyên), còn cái vụ gái thì bả đã dành bao thầu từ mấy chục năm nay rồi, vậy thì còn đòi hỏi gì nữa. Ai ai cũng phải có một cái "hobby" (sở thích) chứ, cứ lo làm lụng kiếm ăn hoài có ngày đứng tim luôn sao! Nghe xuôi tai ẻm đành nhượng bộ, tôi liền nhân đó bồi thêm một bài "Duyên Kiếp" viết về đời nàng, thế là mọi chuyện êm ru bà rù như cũ.

Đúng như các cụ thường nói, "Thánh nhân hay đãi kẻ khù khờ", ngày 26 tháng 8 vừa rồi, Việt Báo gửi thiệp mời vợ chồng tôi đến nhà hàng Seafood World trên "Bolsa" để dự lễ phát giải thưởng "Viết Về Nước Mỹ" của năm 2007. Tôi và bà xã định bụng sẽ đến xem mặt các vị tác giả tài ba thắng những giải lớn và để vỗ tay tán thưởng các tác phẩm tuyệt hảo của họ, nào ngờ lại được chú Nguyễn Xuân Nghĩa, chủ tịch ban giám khảo bất ngờ kêu lên sân khấu để trao cho một trong bốn giải thưởng "vinh danh tác giả tác phẩm", và một tấm ngân phiếu 1,500 dollars! Chưa hết, chị Quyên còn "emai" cho biết tôi còn có bằng khen về vụ này từ bà Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez nữa chứ!

Tôi xin chân thành cảm tạ Việt Báo, chú Từ, chú Nghĩa, chú Nhân (ban giám khảo), cô Nhã Ca (ban giám khảo), chị Quyên, và các cô ở Việt Báo -những người đã có lần phải nhẫn nại ngồi đánh máy lại từ đầu tất cả những bài viết không bỏ dấu tiếng Việt của tôi. Bằng tấm lòng vô cùng cao quí, tất cả quí vị đã cho tôi một cơ hội để được bày tỏ tâm tư của mình đối với đồng loại bằng ngòi bút và rồi bất ngờ lại tìm ra chính mình, như đã thể hiện qua và trong các bài viết vê những mẩu chuyện có thật của đời tôi - về những người thầy đáng kính, người vợ hiền, những người anh lớn trong cuộc chiến tranh năm xưa, tình yêu và chiến tranh, số phận của mỗi con người, ân nghĩa, duyên kiếp, cái chết và những ước mơ tha thiết cho quê hương dân tộc.

Tôi cũng xin chia xẻ một nửa cái ngân phiếu trên để gửi tặng một viện nuôi trẻ mồ côi ở VN, nghe nói rằng để nuôi dạy một đứa trẻ bất hạnh ở đó người ta chỉ tốn có 3 dollars một tháng.

Ước mong sao, với hơn một triệu người Việt sinh sống ở hải ngoại, phải chi mỗi người trong chúng ta đều đóng góp một câu chuyện nhỏ của chính mình, hoặc về bè bạn hay của người thân quen, và gửi bằng thư hay "email" bài viết đó về Việt Báo, để được phổ biến rông rãi trên mục "Viết Về Nước Mỹ" cho tất cả cùng đọc và cùng chia xẻ với nhau những cay đắng ngọt bùi của thân phận con người, đặc biệt là người Việt tị nạn cộng sản. Được vậy, thì chắc chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ có một kho tàng vô giá về những tiểu sử, gồm đủ loại  hoàn cảnh sống động tiêu biểu cho người gốc Việt lưu vong, để lại cho tất cả con cháu Lạc Hồng trên khắp năm châu bốn biển, cho đến muôn đời sau!

Đó cũng là một trong những giấc mộng lớn của đời tôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến