Hôm nay,  

Về Đâu?

10/04/200700:00:00(Xem: 138363)

Người viết: Trần Thiên Thịnh

Bài số 1237-1848-554vb2090407

*

Tác giả chuyển bài tới bằng e-mail, cho biết đang là nhân viên chính phủ, làm việc tại một tiểu bang xa California. Bài viết là một tự truyện nhẹ nhàng. Nhân vật xưng tôi trong bài là một thiếu nữ Việt...

*

Về đâu" Đó là một câu hỏi trong mỗi một con người chúng ta. Nhất là những khi chúng ta gặp điều không may trong cuộc sống.

Tôi gặp và quen biết anh rất tình cờ. Lúc đó tôi vừa mới từ Việt Nam qua du học. Nơi một thành phố có rất đông người Việt Nam cư ngụ. Trường của tôi học cũng vậy, học sinh Việt Nam cũng khá đông so với các sắc dân khác. Tôi thầm hy vọng mình sẽ không cô đơn lạc lõng nơi xứ người. Tuy vậy, nhưng tôi chưa một lần dám bắt chuyện làm quen với bất cứ một người nào. Vì mặc cảm bởi những người Việt tị nạn cũng như hầu hết sinh viên ở đây, đối với họ, tất cả du học sinh đều là con cháu, hoặc có liên hệ gần gũi với những người trong chính quyền cộng sản Việt Nam. Trường hợp của tôi hoàn toàn khác hẳn.

 Trời bên ngoài đang đổ mưa. Nỗi nhớ nhà của người con trẻ xa gia đình lần đầu tiên trong đời se sắt tim gan tôi. Cơm chiều xong, trời hãy còn sớm. Chưa biết làm gì cho qua buổi chiều hiu hắt cô đơn. Tôi thả bộ đến thư viện để tìm tài liệu cho đề tài tôi sắp sửa thuyết trình. Thư viện vắng tanh. Đang lay hoay với đống "Journal" ngổn ngang, tôi bổng nghe một giọng tiếng Anh rất Á Châu sau lưng.

"Cô đang cần tìm gì vậy""

"Vâng". Tôi trả lời, cũng bằng tiếng Anh. Dù rằng tiếng Anh của tôi lúc đó không khá gì mấy.

"Tôi có thể giúp cô tìm được không"" Anh nói.

Tôi đưa tên tập tài liệu cần tìm cho anh. Anh bỏ đi, không nói một điều gì. Lát sau, anh quay lại và đưa cho tôi tập tài liệu cần tìm. Tôi nói lời cám ơn anh và đi tìm một góc vắng để đọc. Anh cũng trở lại với công việc của mình.

Hết giờ, thư viện đóng cửa. Tôi ra quày để đăng kí mượn tài liệu để về nhà đọc tiếp. Anh đứng đó, và tôi biết được anh phu làm ở đây sau những giờ học.

Nhìn vào thẻ sinh viên của tôi. Anh ngước mắt nhìn, mỉm cười và hỏi.

Người Việt Nam hả" Đến đây học lâu chưa" Sao nãy không trả lời bằng tiếng Việt. Tôi nghĩ thầm. "Già này đúng là vô duyên. Ai biết ông người gì mà kêu người ta trả lời bằng Tiếng Việt". Nhưng tôi cũng cười trả lời anh. "Cứ tưởng anh không phải người Việt Nam nên không dám. Sợ bị lầm".

Việt Nam quá đi chứ! Anh vừa cười, vừa nói.

Từ dạo đó tôi quen anh. Lúc đầu tôi cũng chỉ nghĩ rằng anh cũng như bao người khác. Cuộc sống đua chen theo nhu cầu vật chất nơi một đất nước tự do, người ta chỉ biết chăm lo cho hiện tại, làm sao để học mau ra trường, kiếm được việc làm nhiều tiền, sắm nhà cao, xe đẹp. Hưởng phước an nhàn theo chủ nghĩa hiện tại trước đã. Làm gì có ai để tâm đến cuộc sống đời sau. Dẫu rằng trong lúc lâm nguy trên những chuyến hải hành vượt biển, hay trong những lúc khốn khó cuộc đời. Không ít người khấn vái, cầu xin cho qua được cơn bỉ cực, sẽ làm những điều thiện phước để đền ơn. Nhưng có một ai, khi đã qua khỏi đoạn trường, nhớ lại những lời khấn hưá ấy. Dù chỉ là một chút mảy may.

Càng tiếp xúc với anh, tôi thấy anh rất khác. Một con người bình lặng, có pha chút bất cần đời bên ngoài. Nhưng trong tâm hồn là cả một trời dậy sóng. Chúng tôi thường gặp nhau, ngồi với nhau những lúc rảnh rỗi sau mùa học hay cuối tuần, thường là nơi những quán cà phê Starbucks. Vì nơi đó, theo anh nó có một chút gì đó lãng mạn, một chút tĩnh lặng không gian để cho anh có thể hồi tưởng lại những tháng ngày đã qua. Những lần như thế, qua làn khói hương cà phê, trong ánh mắt nhìn xa xăm, và trong những câu chuyện anh kể. Tôi đọc được nỗi băn khoăn đang cày xới trong tâm hồn anh. Có lẽ anh sẽ phải gậm nhấm câu hỏi Về Đâu" suốt đời mà vẫn không tìm được câu trả lời. Cuộc đời của anh là những chuổi ngày dài tìm kiếm câu trả lời của sự hiện hữu và thinh không. Những lúc đó, anh kể cho tôi nghe những năm tháng thăng trầm của anh và gia đình anh ở quê nhà. Những khi anh phải đối diện với tử thần trong những chuyến hải hành vượt biển. Những khốn khó anh đã phải chịu đựng suốt thời gian dài trong các trại tị nạn. Những ê chề anh đã gặp phải khi bị trả về nơi chính anh đã trốn chạy để ra đi. Những lúc đó, tôi thầm nghĩ rằng một con người bình thường, nếu không nói là có chút khắc khổ như anh làm sao có thể chịu đựng được những thăng trầm trong cuộc sống như thế"

Bản thân tôi, cũng là một con người như anh, chỉ có phần tuổi đời của tôi nhỏ hơn anh chút ít. Nhưng nào tôi được nếm một chút khổ đau như anh, như bao con người khác còn bị đọa đày trên thế gian này. Anh tâm sự. Cũng đã có đôi khi, tưởng như không còn chịu đựng nỗi. Anh đã muốn tìm đến cái chết để mong cầu giải thoát những khổ lụy trần gian. Nhưng bản thân anh, vốn là một tín đồ Công giáo thuần thành. Anh vẫn còn giữ vững được niềm tin, và chính niềm tin của anh không cho phép anh làm những việc điên dại như thế.

Những lần nghe anh nói chuyện như vậy. Tôi chỉ biết ngồi lặng im, lắng nghe những gì anh nói. Chỉ duy nhất một lần, tôi nói với anh như an ủi. Em nghĩ rằng đời anh đã qua hết cơn bĩ cực rồi đó, chắc là sắp đến hồi thái lai. Anh thở dài. Lúc trước anh cũng nghĩ như em vậy. Nhưng càng đi, càng sống anh càng cảm thấy thất vọng. Không biết nơi đâu là chốn cùng đích của đời sống này. Với anh bây giờ, sống với hiện tại là một niềm vui. Mỗi giây phút qua đi là mình còn biết được mình vẫn hiện hữu. Một ngày qua đi là mình biết mình vẫn còn được sống trong cõi trần gian này khi sớm mai thức dậy.

Cứ thế, tôi càng thân với anh hơn. Anh đến với tôi những lúc cần thiết, những lúc tôi cần có người nghe để chia sẻ những uẩn ức và u buồn trong cuộc sống. Và, bao nhiêu lần tôi gọi là bấy nhiêu lần anh đều có mặt để nghe tôi thở than. Không một lời  phàn nàn. Và, cũng bấy nhiêu lần tôi nhận được nhiều điều ủi an từ tấm lòng, từ trái tim lương thiện sẻ chia của anh. Có những lúc tâm hồn trống trải khi thiếu vắng anh, trong tôi dấy lên nỗi bâng khuâng đợi chờ. Tôi tự hỏi lòng mình. Phải chăng tôi đã yêu anh"

Anh ra trường, đi làm xa. Chúng tôi không còn được gặp nhau thường như trước. Tôi cảm thấy cô đơn lạ. Tôi không còn những lúc được ngồi nghe anh kể chuyện đời anh. Không còn nghe anh nói về những triết lý của thế thái nhân tình. Thỉnh thoảng, tôi và anh nói chuyện với nhau qua điện thọai. Qua những câu chuyện thường ngày, tôi vẫn thấy anh chưa tìm được câu trả lời cho chính bản thân anh trong cuộc sống hiện tại. Những lúc cảm thấy anh vui. Tôi đùa. Chắc bây giờ anh đã tìm được con đường về của anh" Anh trả lời tôi vẫn vậy. Anh không chắc bao giờ mới tìm cho mình được con đường về. Tôi nói. Sao anh lại bi quan như thế" Tôi vẫn tự hỏi rằng, một con người trông thật bình thường như thế sao lại có quá nhiều uẩn khúc.

Bẵng đi một thời gian khá lâu, phần vì bận bịu bài vở bảo vệ luận án ra trường. Phần phải bươn chải tìm kiếm công việc làm sau khi tốt nghiệp để khỏi phải về nước. Như anh thường căn dặn tôi lúc đang còn đi học. "Ra trường cố gắng tìm kiếm một việc làm để ở lại đây thì tốt hơn". Tôi không liên lạc thường với anh nữa. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng anh sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, và sẽ quên đi những nhọc nhằn đã qua. Tôi vẫn thường cầu nguyện cho anh như thế.

Hôm nay, sau khi hoàn tất chương trình học. Tôi gọi để thông báo cho anh tin mừng ngày tôi ra trường và cũng đã kiếm được việc làm ngay tại nơi này. Nơi mà tôi đã được gặp anh mấy năm về trước. Tôi muốn mời anh về dự lễ ra trường của tôi hôm đó. Tôi muốn nói với anh lời cám ơn anh đã chia sẻ với tôi trong những năm tháng lưu học nơi này.

Điện thoại của anh không còn nối mạng nữa. Tôi đành lục tìm trong trí nhớ trong số những người quen biết anh để hỏi về anh. Câu trả lời bên kia đường dây làm tôi choáng váng, ngất xỉu. Người em cho biết rằng anh đã qua đời sau khi trải qua căn bệnh ngặt nghèo ung thư. Một căn bệnh đã lấy đi sinh mạng Ba của anh vừa cách đây mấy năm. Tôi ngậm ngùi xúc động nói lời chia buồn cùng với người em và gia đình. Không biết làm gì hơn trong lúc này.

Trong thâm tâm, tôi nghĩ rằng chắc bây giờ, ở đâu đó. Anh đã tìm được câu trả lời Về Đâu" Một câu hỏi mà anh tìm kiếm câu trả lời gần bốn mươi năm nay.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến