Hôm nay,  

Cuộc Đời Lưu Lạc

15/08/200700:00:00(Xem: 190815)

Bài số 2065-1928-632vb3140807

Tác giả tên thật Dương Công Thịnh, sinh năm 1945, một H.O còn mang thương tích vì mìn nổ trong trại tù cộng sản. Ông hiện là cư dân Westminster, vùng Little Saigon, đã góp hai bài viết “Chuyện Tình, Chuyện Tù” và “Tấm Lòng Của Người Tù”. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

Trưa nay, trong khi đang dọn thức ăn dư thừa cùa một bệnh nhân đã ăn xong, và đang nằm đọc báo. Bà Tâm vui vẻ hỏi:
-Báo có tin tức gì hay không cụ"
Bà cụ người Mỹ bỏ tờ báo xuống, nhìn bà Tâm. Cụ không trả lời ngay câu hỏi mà lại hỏi ngược  lại:
-Chị là ngưòi Việt Nam"
-Vâng, tôi là người Việt Nam.
Cụ đưa ngay tờ báo cho bà Tâm, chỉ vào một mục, và nói:
-Chị đọc phần này đi.
Bà Tâm đưa tay cầm tờ báo lẩm nhẩm đọc:"Sự thành công của những người di dân trên đất Hoa Kỳ" bên cạnh đó có chụp hai tấm hình của hai viên phi công người Việt. Người bà Tâm như run lên, lòng hồi hộp khác thường. Bà ngước lên nói với bà cụ:
-Cụ có thể cho con tờ báo này không"
-Okay, no problem.
Cầm tờ báo trong tay, bà Tâm bước ra ngòai, tim đánh thình thịch. Đầu óc quay cuồng với khúc phim dĩ vãng.
*
Đó là ngày 25/4/1975. lúc 11 giờ đêm. Thành phố nhỏ bé Pleiku đang chìm đắm dưới bầu trời lạnh lẽo đầy sương mù bao phủ. Ngoài đường  vắng tanh không một bóng người qua lại, thỉng thoảng  xuất hiện vài chiếc xe mui trần cuả toán tuần lưu hỗn hợp gôm Cảnh sát, Quân Cảnh, MP đi tuần tra hoặc một vài quân  xa chở đầy binh lính chạy vội vàng trên đường phố. Vài quán  BAR rượu còn để ánh đèn leo lét, trong đó mấy chú JI còn nán lại uống nốt chai rượu còn bỏ dở,  còn vài anh lính cố vớt vát lại vài nụ cười ánh mắt của các nàng kiều nữ bán Bar. Thì hầu hết mọi người dân trong thành phố đang ngủ vùi trong chăn êm nệm ấm
Đột nhiên thành phố trổi dậy trong cơn hốt hoảng. Nhà nhà mở cửa, người người túa ra ngoài ngõ ngoài đường, kẻ chạy ngược, người chạy xuôi, tiếng la hét ồn ào vang động lan rộng từ khu này đến  khu khác chẳng mấy chốc toàn thành phố sống trong cảnh sợ hãi, phập phồng. Bây giờ ngoài đường đã đông nghẹt người xe cộ qua lại, cảnh nhốn nháo mất trật tự không thể kiểm soát nổi. Người ta đồn nhau: Việt Cộng đang tiến vào thành phố. Ông Thiêu nhường ba tỉnh cao nguyên Pleiku, Ban mê Thuột, Kon Tum cho Cộng-Sản. Quân Đoàn bỏ chạy rồi. Những tin đồn dó không biết có đúng không"!Nhưng người dân thì tin, vì thế trời mới tờ mờ sáng trên con đường hướng về Tỉnh Phú Bổn hàng đoàn người gồng gánh  bồng bế nhau di tản. Từng đoàn, từng đoàn ước chừng hàng trăm nghìn người kéo dài trên 10 cây số nối đuôi nhau như một con rắn khổng lồ đang trườn trên đường. Có người đi xe, có người đi bộ. Họ dung đủ mọi phương tiện để di chuyên. Dẫn đầu đoàn người di tản là các loại thiết vận xa M.48, M.113, sau đó là đoàn quân xa chở đầy nhóc vợ con binh lính . Tiếng la khóc, tiếng gọi nhau, tiếng động cơ xe chạy, tiếng sung bắn chỉ thiên tạo thành cảnh hỗn loạn, hãi hùng chưa từng thấy.Cứ thê mọi người cứ lâm lũi tiến bước, lâu lâu lại có những tiiếng la lớn đằng sau: "VC đuổi kịp tới nơi rồi bà con ơi!"  Thế là bà con lại nắm tay nhau chạy thục mạng.
Bà Tâm cũng vội vàng quơ ít quần áo, tiền bạc nữ trang, đánh thức hai con dậy , ẵm chúng chạy tới nhà ngoại, để tính toán  phương tiện di tản. Tội hai đứa nhỏ chẳng biết chuyện gì, vưà dụi mắt vừa chạy theo mẹ.
Tronh khi đó ông Tâm chẳng biết chuyện gì đang xẩy ra trong thành phố, vì đơn vị của ông đang bận.....hành quân trong vùng làng quê hẻo lánh, để bắt những tên cán bộ hạ tầng cơ sở VC nằm vùng theo danh sách của Ủy Ban Phụng Hoàng đưa ra. Rạng sáng ngày 16/4 trong khi đơn vị Hành quân của ông đang  tiến tới một làng nọ, ông chợt nhận thấy dân chúng trong làng đang gồng gánh dắt nhau bỏ làng ra đi, một người lính bèn chặn một dân làng lại hỏi lý do . Anh ta cho biết:
-Anh không biết gì sao"! Dân trong thành phố họ di tản hết rồi! Quân Đoàn bỏ chạy rồi.  Việt Cộng (VC) sắp tới nơi rồi
Ông Tâm nghe nói hết hồn, xấn tới hỏi dồn :
-Bác nói thật chứ"
-Trung Uy không tin, thử ra ngoài lộ coi.
Ông cùng đơn vị chạy ra ngoài đường cái lớn. Đúng như lời anh nông dân nói. Dân chúng đang lũ lượt bỏ nhà ra đi. Ông vội vàng đánh điện về Chi Khu, không ai trả lời, liền lập tức cho đơn vị quay trở về Quận. Trên đường về, xe chạy khó khăn, chậm chạp, vì phải tránh người và xe cộ di chuyển như mắc cửi trên đường.
Trong Quận vắng teo không một bóng người, bên Chi khu cũng không, bên Cảnh-Sát cũng chẳng có ma nào. Ông Tâm  thở dài , nói với anh em.
-Thôi, thế là hết rồi. Mọi người hãy về lo cho gia đình của mình. Ai sống trên thành phố thì theo tôi lên xe. Chúc anh  em gặp nhiều măy mắn
Vào tới Thành phố, nhìn chung quanh Ông Tâm ngao ngán làm sao. Một thành phố vô chính phủ: Hỗn loạn, cướp bóc, hôi của đang diễn ra ngay trước mắt mọi người. Ông liền vội vàng quay về nhà mình, cửa đóng then gài, trông rỗng. Người ông run rẩy, mồ hôi ướt trán, ông bèn chạy vội tới nhà bên vợ, cũng chẳng hơn gì. Ông đành chạy tới Tiểu Khu, Ty Cảnh Sát chỉ thấy toàn người là người đang ngồi chờ xe đến đưa đi. Ông  chửi thầm:" Đ...M. Chúng bỏ rơi nhân viên, binh sĩ chạy lấy thân rồi!"
Ông Tâm lại chạy tới mấy nhà quen biết đê hỏi thăm, cũng không có ai. Ông thật sự lo sợ, đầu óc rối rắm không biết  tính sao. May sao gặp người hàng xóm báo cho biết: Gia đình ông lên xe vận tải đi tối hôm qua rồi .
Không chần chừ, ông cùng vài người lính quê quán ở Tỉnh Tuy Hòa lên xe, mang theo súng ống đầy đủ chạy thẳng về hướng  Tỉnh Phú Bổn. Lúc đó đồng hồ đã chỉ 8 giờ tối.
*
Không thể nào tả hết được những cảnh kinh hoàng, khủng khiếp trên con đường tiểu lộ 7 máu, nối liền từ Tỉnh Phú Bổn tới Tỉnh lỵ Tuy Hòa. Xác người nằm chết ngổn ngang dọc theo con đường, nằm mọi nơi, mọi chỗ. Có người chết cháy, chết khát, chêt đói, chết vì xe đè, chết vì bom đạn, vì pháo kích, vì đạp lên nhau mà chạy. Xe cộ bị lật năm ngang ngưa" vì cán phải mìn, nằm chỏng gọng dưới bờ sông, ruộng lúa, nằm đè lên nhau vì dành đường, vì trúng hỏa tiễn 122 ly. Ông Tâm không thể nào cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh tượng, một chiếc xe nhà binh bị trúng đạn pháo của VC, mọi người trên xe đều bị chết cháy đen, máu văng tung tóe. Không hiểu sao một  bé gái  khoảng 3 tuổi mặc váy đâm trắng ngồi dưới gầm xe mà lại chẳng bị hề hấn gì, đang  tươi cười, ngơ ngác nhìn đoàn người chạy ngang. 
Xe vận tải chở gia dình bà Tâm cũng như hàng vạn các loại xe lớn nhỏ khác phải ngừng lại bên  này cầu sông Ba, vì cầu bị VC giật sập. Trong khi chờ đợi toán công binh làm cầu dã chiến tạm thời, mọi người ào ào lội qua sông. Cũng may vào mùa khô, nước sông cạn chỉ tới ngang bụng nên không có ai bị chết đuối. Bà Tâm, một tay ẵm một đứa, tay kia vịn đứa thứ hai ngồi trên vai, cùng theo làn sóng người lội qua bên kia sông
Qua được bên kia sông, rừng người lại tiếp tục lầm lũi  bước tiến về phía trước. Để mẹ con khỏi bị thất lạc nhau, bà Tâm dùng một sợi dây dài, một đầu dây bà cột vào hai cổ tay của hai đứa trẻ, còn đầu dây kia bà nắm chặt trong tay, cứ thế bà theo dòng người tiến bước mà nước mắt chẩy quanh. Vừa đi bà vừa nhớ ông Tâm rất nhiều, không hiểu giờ này ông ở đâu" Có nhớ đến mẹ con bà không" Gía có ông ở đây thì đỡ cho bà biết mấy! Nỗi sợ hãi, cô đơn đang xâm chiếm tâm hồn bà.
*
Để bảo toàn sinh mạng, và  để dê dàng trong vấn đề di chuyển, ông Tâm cởi bộ quần áo trận đang mặc trên người,lấy đại bộ quần áo dân sự cuả ai đó  vứt bỏ trên mặt đất mặc vào. Chiếc xe jeep lùn của ông phải bỏ lại vì hết xăng. Ông vừa đi vừa chạy, lòng thì bối rối, lo âu không cùng. Thấy bất cứ xe vận tải nào ông cũng nhìn vào trong xe kêu gào. Sức ông dần  dần kiệt quệ, thân thể đau nhức mỏi nhừ, nhưng ông vẫn ráng sức. Chưa tìm thấy vợ con lòng ông không an tâm.
Cuối cùng ông cũng tới được sông Ba, bơi qua sông tiến về phía trước, đi thêm 3 cây số nữa ông tới đập Đồng Cam thuộc tỉnh Tuy Hòa. Nơi đây toàn người là người không biết cơ man nào mà kể. Dưới đập xác người trôi lềnh bềnh, dàn ông nằm xấp đàn bà nằm ngửa. Vùng này không có rừng cây lớn, dọc theo bên đập là những ruộng lúa bao la, còn phía bên kia dập là những đối trụi. Trên bầu trời máy bay trực thăng vần vũ thả những ổ bánh mỳ được gói trong những bọc nylon tiếp tế cho dân chúng. Nghe nói doàn di tản đầu tiên có xe thiết giáp dẫn đầu bị VC tấn công, số người chết , bị thương, bị bắt mang đi rất nhiều.
Những chiếc trực thăng ngoài nhiệm vụ thả lương thực, còn có nhiệm vụ cứu vớt người. Ông Tâm đã chứng kiến nhửng cảnh con người chen chúc nhau leo lên trực thăng, xô đẩy, đạp nhau để dành chỗ. Khi máy bay đã cất cánh, vài người còn cố bám theo, đeo tòng teng bên hông. Máy bay càng ngày càng lên cao .Với sức gío mạnh, người bám không chịu đựng nổi đã buông tay rớt xuống như sung rụng, nhìn rất đau lòng, thương tâm.
*
Trời như không chiều lòng người, đã gần cuối  tháng 4 mà thời tiết vẫn nóng gắt lạ thường. Đoàn người di tản với những đôi chân sưng phù, đau nhức vẫn cố lêt trên con đường dài heo hút. Ai nấy đều đói, khát cháy cuống họng, không ai có thể mang theo đủ nước trong cuộc hành trình dài mấy ngày đêm. Nước dưới đập trong vắt, nhưng không ai có đủ can đảm dám uống, vì xác người thúi rửa, chương phềnh đang trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Họ chạy xô tới các đám ruộng mía, ruộng dưa, những luống khoai của những nông dân trồng trên các khu đồi gần đó để tìm cái ăn. Bà Tâm cũng dắt con chạy tới, may mắn bà cũng mót được ít củ khoai,vài gốc mía, trái dưa. Nhìn hai cậu con trai song sinh 5 tuổi ăn một cách ngon lành, bà đau xót từng khúc ruột. Nghĩ tới cha mẹ đang bị thất lạc, chồng đâu không thấy, bà than trời trách đất vì sao phải đến nông nỗi này. Tại ví ai mà bà phải lưu lạc đến  nơi này, biết thế bà ở lại nhà cho xong! Mải nghĩ miên man, mệt qúa bà thiếp đi lúc nào không biết


Không biết thời gian bao lâu. Khi tỉnh dậy bà không còn thấy sợi dây còn trong tay mình nữa, bà hốt hoảng đưa mắt dáo dác nhìn chung quanh, không thấy bóng dáng của hai đứa con đâu. Bà vùng đứng dậy chạy khăp mọi nơi kêu gào thảm thiết. Bà như người điên dại, trời đất như quay cuồng, bà té lên, té xuống Trời sắp tối, hình bóng hai đứa con vẫn không thấy tăm hơi. Bà khụyu bên vệ đường.

*

Về phần ông Tâm, sau bao nhiêu ngày đêm tìm kiếm không thấy vợ con đâu, ông  qúa mệt mỏi, leo đại lên một chiếc quân xa gần đó. Đoàn  xe nhà binh chạy về hướng Tuy Hòa rồi dừng lại ở Nha Trang. Tại Nha Trang có người hướng dẫn dân di tản đưa vào tạm trú trong một trường trung, tiểu học nào đó. Ông Tâm đặt gói quần áo xuống làm gối, làm một giấc tới sáng.
Sáng ra, sau khi ăn vài cái bánh, uống ly sữa do trại tiếp cư hiến tặng. Ông Tâm lần mò tới Tiểu Khu Nha Trang trình diện, tại đây ông được lãnh lương tháng 3 và chờ đợi sắp xếp nhiệm vụ mới.Nhiệm vụ chưa thấy đâu. Mấy ngày sau dân Khánh Hòa, Nha Trang lại bắt đầu di tản. Qúa ngao ngán, ông ra bến xe, mua vé xe đò về Sài Gòn. Xe chỉ chạy được tới Phan Thiết thì phải ngừng lại, vì đang có những trận đánh lớn  tại Tỉnh Xuân Lộc, Đồng Nai. Ông Tâm lại trình diện Tiêu Khu Phan Thiết. Trong khi chờ đợi phân công tác, Ông đi lò mò tới các trại tiếp cư để tìm vợ con. Tại một trường tiếp cư ông đã gặp lại vợ ông đang đi vòng vòng khắp nơi để tìm con. Gặp lại vợ trong hoàn cảnh nảy, lòng ông đau đơn như kim châm. Ông cùng vợ đi kháp mọi nơi trong thị xã Phan Thiêt, từ các trại tạm cư đến bờ sông, góc phố, bất cứ nơi nào có người di tản tụ tập là vợ chồng ông mò tới, hy vọng có ai đó đã dắt chúng theo. Một hy vọng mong manh như mò kim đáy biển.
Hết còn hy vọng, hai vợ chông ông thuê ghe máy về Long Hải, đi xe lô về Sài Gòn. Ông coi như hai đứa con của ông đã mất xác trên đường di tản. Nỗi đau đớn, nhớ thương này theo vợ chồng ông đến suốt đời.
*

Chưa ổn định được tinh thần lẫn thể xác, chưa ổn định được nơi ăn chốn ở, ông  Tâm đã phải trình diện đi học tập cải tạo.
Suốt 06 năm trong trại tù CS, ông Tâm sống như ngưòi khờ dại, biếng nói, biếng cười. Nỗi nhớ con da diết lúc nào cũng canh cánh bên lòng, ông thường hay miên man suy nghĩ vớ vẩn về sự sống sự chết về con ông. Nếu chúng chết thật thì không nói làm gì, còn như chúng chưa chết thì hiện giơ cuộc sống của chúng ra sao"! Ăn mày đầu đường xó chợ hay đang làm thân trâu ngựa ở nơi nào"!
Nghĩ cho cùng, ông cũng cho rằng chúng đã chết thật rồi.
Hơn 6 năm, ông Tâm được tha về. Ông sống bằng nghề phe phẩy mánh  mung để sống, còn vọ ông bán xôi cháo ngoài chợ.
Mấy năm sau chương trình HO được chính phủ Mỹ tài trợ nhằm cứu giúp cho các sĩ quan tù cải tạo được định cư ở Mỹ. Người khác thì mừng, còn riêng ông thì chẳng tha thiết chút nào, ông tữ nghĩ: Hai vợ chồng già qua đó để làm cái gì" Đi chỉ vì tương lai của con cháu, nay con không còn, thì ở đâu cũng vậy. 
Nhưng rồi cuối cùng ông cũng đi, vì ông không muốn sống chung với CS, và không muốn nhìn lại những qúa khứ đau thương
Qua đến nước Mỹ rồi mà vợ chồng ông Tâm vẫn còn cảm thấy buồn chán. Suốt ngày cứ ru rú trong nhà, đi ra đi vào nhìn nhau thở dài. Muốn đi đâu đều phải dùng xe Bus, không như ở Việt Nam mà có thể đi bộ được. Bà Tâm thì suốt ngày than vắn thở dài, tự than thân trách phận, cho rằng mình ham ăn, ham nghủ để mất con. Còn ông thì chỉ biết hút thuốc, chẳng biết làm gì hơn. Điêu làm ông cảm thấy yên tâm nhất là: Đêm ngủ không sợ ai đến gõ cửa. Đầu óc không còn bị hành hạ, bị nhồi nhét bởi những lời khoác lác tuyên truyền trong các buổi họp hằng đêm.Không còn bị hăm dọa, đe dọa bắt đi vùng kinh tế mới. Không phải làm tờ báo cáo mỗi tháng. Không còn phải xin phép mỗi khi muốn đi đâu và nhất là không còn bị theo dõi v....v..
Những quyền tự do này, ông đã phải đổi một gía qúa đắt: Nhà cửa tan nát, mất con, 6 năm tù tội, lưu lạc nơi xứ người.
Hết 6 tháng hưởng trợ cấp. Ông bà Tâm xin đi học nghề trong các trung tâm dậy nghề cộng đồng, hầu mong kiếm được việc làm vững trãi đẻ nuôi sống bản thân. Sau một thời gian học hỏi, ông Tâm đã kiếm được một chân quét dọn, sắp xếp bàn ghế trong trường học. Còn bà Tâm làm y công trong bệnh viện, nhiệm vụ của bà là thay tấm trải giường, thay bọc rác, quét dọn và những việc linh tinh khác.
Đối với ông bà, công việc như thế là qúa đủ, không còn mong muốn gì hơn, nhưng nỗi nhớ con luôn luôn ray rứt trong lòng.
*
Hai anh em John, Jack người Mỹ gốc Việt rất được chòm xóm qúy mến. Họ sống hiền hòa, tính tính dễ thương, hay giúp đỡ mọi người, nên ai cũng thương yêu. Họ là con nuôi của ông bà Đại Tá Đô Đốc Hải Quân đả về hưu. Ông bà chỉ có một cô con gái đã lấy chồng xa, vì thé đối với hai anh em John, Ông bà rất mực yêu mến.
Hai anh em John giống nhau như hai giọt nước, tính tình , sở thích lại giống nhau, vì họ là anh em sinh đôi.
Họ cùng phục vụ trong Navy Air Force, cùng là sĩ quan Helicopter Pilot. Cuộc sống của họ qúa đầy đủ, lại được mọi người thương yêu, không có điều gì đáng để họ phải suy nghĩ. Nhưng không, đối với John , anh có một nỗi ám ảnh cứ theo đuổi anh trong suốt bao nhiêu năm qua. Đó là ký ức về qúa khứ đã in sâu trong tâm trí anh, không thể nào quên được, một ký ức mờ mờ, ảo ảo, lúc ẩn, lúc hiện không rõ nét như một khúc phim quay chậm.:
"Giòng người ồ ạt tiến về phía trước, cuốn theo hai đứa trẻ, chúng không thể nào dừng lại được. Cứ thế, hết lớp này đến lớp khác, thi nhau ào tới. Cho đến một lúc nào đó, chúng bị văng ra khỏi giòng thác người, đứng trơ trọi một nơi nào không rõ. Hai cánh tay của chúng vẫn cột chặt lấy nhau. Chúng ngơ ngác nhìn quanh quất, ít thấy người qua lại, sợ hãi, ôm nhau khóc. Bỗng, chúng cảm thấy người như bị hất tung lên, gío thổi vù vù, tiếng kêu xành xành, xành xành của một vật gì đó. Rồi cả thân hình của chúng như có ai bồng lên, đặt lên ghế cột lại. Người chúng như bay bổng lên cao, tiếng kêu xành xạch nhỏ dần. Sau đó  chúng được đưa lên một căn nhà to lớn, ở đó có rất đông những người cao to, ăn nói ồm ồm.
Không rõ thời gian bao lâu, chúng bị chuyển hết nơi này đến nơi kia. Cuối cùng chúng ở căn nhà hiện thời cho đên bây giờ.
Nỗi ám ảnh này, anh đã kể lại cho cha nuôi nghe, được ông giải thích: Con đã được máy bay trực thăng cứu, chở ra chiến hạm, sau đó được đưa về Mỹ, cha đã xin hai con về làm con nuôi.
*

Tù lúc cầm tờ báo trong tay, bà Tâm không còn làm nổi viêc gì nữa. Hình ảnh hai chàng không quân gốc Việt trên tờ báo rõ ràng đã hút hồn bà. Đầu óc mù mịt, bà cầu mong cho chóng đến giờ về để đưa cho chồng coi tin này.
Vừa bưóc vào cửa là bà đã réo gọi:
-Ông ơi, Ông đâu rồi" Ra đây tôi cho coi cái này.
Ông Tâm đang lúi húi sau nhà, nghe bà gọi hốt hoảng vội chạy lên.
-Bà làm cái gì mà đữ vậy" Làm như trời sập không bằng!
-Còn hơn trời sập nữa ông ơi! Này, ông đọc đi.
Bà đưa tờ báo trước mặt ông, tay chỉ vào hai tấm hình. Ông Tâm chậm rãi đọc. Đại ý  của bài báo có đề cập đến sự thành công của một số di dân đang định cư ở Hoa Kỳ, trong đó có hai thanh niên Việt nam sinh đôi, cả hai người đều là sĩ quan không quân của binh chủng Hải Quân Hoà Kỳ.
-Đâu có cái gì đâu mà bà rối lên vậy. Chỉ là tin tức bình thường.
Bà Tâm trợn mắt:
-Không có gì à" Ông không thấy hai tấm hình đó sao" Sao tôi nghi nghi qúa ông ơi! Trong bụng tôi đánh lô tô hoài. Trông chúng sao giông giống.....con mình qúa ông ơi.!
Ông Tâm cười phá lên:
- Thôi bà ơi, đừng thấy ngưòi sang bắt quàng làm họ. Ở đời này thiếu gì trường hợp trùng hợp. Con mình hả" Đã chết mất xác trong rừng Phú Bổn rồi! Không chết đói, chết khát thì cũng làm mồi cho thú rừng. Bà đừng có nằm mơ!.
Nghe ông nói, bà thấy có lý. Làm gì có chuyện Tề Thiên Đại Thánh biến hình được. Nhưng....nhưng sao bà vẫn thấy như thật vậy. Linh tính của bà, giác quan thứ sáu của bà, tấm lòng của người mẹ như có thần giao cách cảm. Bà vẫn tin tưởng đó là sự thật, Suốt bao nhiêu ngày bà vẫn ăn ngủ không yên, như có tiếng gọi đâu đó, bắt bà phải đi, đi tới chỗ mà bà muốn đi.
Bà tỏ ý định của mình với ông:
-Đi đi ông, sao tôi nóng ruột qúa nè. Ông làm phuớc cho tôi một lần đi ông!
Ông Tâm gạt phăng đi:
-Đừng làm trò mắc cở đó bà ơi, người ta cười cho
Bà Tâm qủa quyết:
Ông không hỏi, để tôi hỏi, cười tôi chịu.
Những ngày sau đó ông thấy bà làm... dữ qúa. Ông đành chịu thua.
Hai ông bà lên chỗ làm việc trình bầy lý do xin nghỉ vài ngày. Thấy việc làm của ông, bà có ý nghĩa, xếp chấp nhận liền.
Chỗ đầu tiên ông bà tới, là tòa soạn của tờ báo đã đăng bài phóng sự nêu trên. Tới nơi Ông Tâm đưa tờ báo và xin được gặp anh phóng viên đã làm bài tường thuật trên. Hai ông bà được tiếp đón niềm nở, được chỉ dẫn cặn kẽ đường đi nưóc bước cũng như số phôn, nhỡ không tìm ra còn có số để liên lạc.
Ông bà Tâm lại đáp chuyến bay đi New york. Ngồi trên máy bay, ông tỏ ra buồn bực, chẳng buồn nói năng, chỉ đưa mắt nhìn qua cửa sổ, nhìn đám mây bàng bạc trôi lờ lững phía dưới. Còn bà Tâm cứ chăm chú nhìn chăm chú vào hai bức hình in trên báo, lâu lâu lại khều ông:
-Ông xem, chúng có điểm nào giống ông không"
Bực mình, ông Tâm nói xẵng:
-Giống gì mà giống. Tụi nó đẹp trai, to con. Còn tui ốm nhắt, xấu hoắc.
Nghe ông nói thế, mặt bà buồn xìu xịu. Ông Tâm cảm thấy mình cũng hơi qúa đáng, bèn nói chữa.
-Tôi cũng mong đúng như bà ước muốn. Nếu đúng, qủa là một phép lạ. Mà trên người chúng có dấu vết gì để bà nhận ra được không"
Bà Tâm cười toe toét:
-Tôi là mẹ chúng mà. Chúng có hai cái bớt chàm ở hai bên mông đít.
-Thì cũng cầu trời cho đúng như vậy đi. 

*
Qủa, đúng là phép lạ. Như "Mai Ca từ trên trời rơi xuống" Mấy mẹ con gặp lại nhau, ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
Ông Tâm và ông bố nuôi chỉ biết đưa tay hai tay lên trời kêu mấy tiếng:
Oh! My God.!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,312,163
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.