Hôm nay,  

Nóc Giáo Đường

24/07/200700:00:00(Xem: 819994)

Tác giả: PHAN
Bài số 2049-1912-616vb3240707

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài  viết về nước Mỹ đặc biệt. Với bài  viết “Ba Mùa Cỏ” ông là một trong 12 tác giả trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

…Tôi làm Nhà hàng đã lâu nên có thói quen ăn xong còn dư là đổ thẳng vô thùng rác vì làm Nhà hàng không nên tiếc rẻ bởi có thể rắc rối với luật pháp. Thí dụ nghe nồi cơm hôi ê là đổ nguyên nồi rồi đi nấu nồi mới, bởi tính ra nồi cơm không bao nhiêu tiền gạo, mình tiếc rẻ để ráng bán, nhỡ khách hàng ăn cơm thiu bị đau bụng là mình tiêụ Còn một lý do nữa là buôn bán cũng cần có chút lương tâm! Đó là câu nói của người em rể tôị Vợ hắn (em gái tôi) mới sanh con ở bệnh viện về, hắn biết nấu nướng gì đâu, hai vợ chồng lại ở tuốt dưới Florida trong khi vài ng""i thân có được thì lại ở hết trên Dallas nàỵ Hắn ra Nhà hàng Việt Nam mua cơm trắng với cá kho tộ cho vợ ăn. Cơm thì thiu, cá thì mặn đắng. Cô em tôi nhắm mắt nuốt đại cho qua ngày, ai dè bị tiêu chảy mới khốn khổ cho người mới sanh. Nghĩ tới thôi đã nổi da gà, tội nghiệp hết sức. Tôi ráng nhớ câu nói của người em rể để nhắm mắt đổ, để khỏi người phụ nữ nào lâm cảnh - em gái tôị Tôi đổ vô thùng rác cũng nhiều như chủ Nhà hàng đổ tôi ra đường, tôi bị đuổi hoài là do như thế đó!

Đến một lần tôi thấy người homeless hốt lại thức ăn vừa trút vô thùng rác, thật đau lòng. Thật ra tập thói quen cái gì cũng trút vô thùng rác không phải là dễ vì người mình (tôi) đã sống sót qua những giai đoạn lịch sử tối đen - không có gì để ăn nên bảo đổ bỏ thức ăn là điều vô cùng áy náy chứ cũng không hẳn là tiếc của khi của cải vật chất đã dư thừạ Tôi cũng bị rúng động khi đọc một bài báo nói rằng: thức ăn đổ bỏ trong tất cả những trường học ở Mỹ có thể nuôi được một nước nghèo ở Châu Phị Phải chăng mình may mắn, được sống ở nước giàu có nên phung phí. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là buôn gian bán dối là điều chủ Nhà hàng nên… suy nghĩ! Tiết kiệm bằng phương pháp khoa học kỹ thuật là đúng đắn.

Tôi về nhà với những bữa cơm gia đình cũng vậy, nhiều khi phụ vợ dọn bàn sau bữa ăn, những dĩa thức ăn còn chút đỉnh, tôi trút luôn vô thùng rác và thường là bị rầy: "Anh hoang phí qúa! Tội chết. Để đó, mai em giỡ đi làm." Biết sao bây giờ với thói quen nghề nghiệp và những gút mắt của lương tâm.

Nơi tôi làm việc đương nhiên là Nhà hàng, tôi thuộc đám nhà trên tức là lo buôn bán chứ không thuộc đám nhà dưới (nhà bếp), lo nấu nướng. Bộ phận nhà bếp có bốn tay Mễ, một anh bạn Mễ hơn hai mươi tuổi, mới vượt biên sang. Anh ta ốm, đen. Nhìn rõ ràng thiếu ăn chứ không nói gì khác được. Anh được nhận vô làm để tăng quân số nhà bếp lên năm người theo nhu cầu thương vụ. Công việc của anh ta là lau nhà hai lần/ ngày, cắt từ cọng hành đến cái bắp cải, giấc trưa - ngồi gói chả giò miệt màị

Và quy trình hội nhập của một người Mễ (90%) khác xa người Việt mình. Tháng đầu, anh ta ăn bằng hai, ba người, (làm Nhà hàng nào cũng ăn uống tự do, trừ một vài Nhà hàng mà tôi không tiện nêu ra! Luật bất thành văn của ngành Nhà hàng là thế.) Anh ta làm việc siêng năng, chăm chỉ, dễ sai dễ bảọ Tháng thứ hai đã có da có thịt, nước da sáng ra được chút nhờ ở trong mát thì quần áo, tóc tai cũng bắt đầu se sua theo thu nhập (dĩ nhiên là mode Mễ), chất lượng công việc mà anh ta chịu trách nhiệm bị kém hẳn: dơ, ẩu… dục bỏ hoang phí nhiều thứ vì tiếc công làm, vì tức bản năng trong quan hệ chủ-thợ, (thường là lý do tế nhị để bị đuổi). Tháng thứ ba, đã bắt đầu hơi có bụng thì bệnh lười chảy ra! Ương bướng, cãi cọ, chửi thầm (dĩ nhiên là tiếng Mễ), không hoàn thành công việc được giao phó bởi đêm nào về aparterment cũng bia, gái (không tiền thì coi phim hạng nặng cũng tới sáng), sức đâu làm việc ngày hôm saụ Rồi đồng lương ít ỏi của công việc Tạp lục Tùng Lâm thì đâu đủ chi tiêu cho ăn chơi trác táng. Thế là đòi lên lương, mà một người đi làm-thuê-lậu thì dễ gì lên lương với chủ cả lạnh lùng trên nước Mỹ, nói chi tới bản thân anh ta ngày càng lười, chưa bị đuổi chỉ vì chưa tìm được người thay thế, hay chưa có cớ xuôi taị Anh ta nhờ thông dịch chứ có biết nói câu tiếng Anh nào đâu: "…bạn tôi làm công việc giống tôi ở Nhà hàng khác, nhưng lương cao hơn tôi $50/tuần. Tôi muốn lên lương." Kết qủa bao giờ cũng là anh ta nghỉ việc. Anh ta không đủ trí khôn để hiểu là chủ cả chờ cơ hội để cho anh ta nghỉ việc, để anh ta không có cớ ném đá vô cửa kiếng trả thù khi bị đuổi ngang xương. Sự sinh thù chuốc oán nhiều khi thiếu trách thân là do nông cạn.

Sống lâu với Mễ, tôi mới hiểu được tại sao Mễ sát nách với Mỹ, vượt biên giới dễ như đi chợ trời mà ít có người Mễ nào thành đạt trên nước Mỹ (ở mức độ có nơi ăn chốn ở, công việc vững vàng thôi chứ cũng không cần nhà cao cửa rộng, ngựa xe hàng hàng) là vì dân tộc tính của họ. Anh chàng Mễ mà tôi đang kể, bước ra khỏi Nhà hàng thì độ tháng sau đã vô tù vì tội trộm cắp, bước tiếp theo là trả về nguyên quán. Hy vọng lần vượt biên sau sang đây, anh ta có kinh nghiệm hơn. Còn người mình thì có bài học nhãn tiền.

*
Từ hôm anh ta nghỉ việc vì không được lên lương. Nhà trên chúng tôi rất không thích chuyện ấy xảy ra vì công việc nhà dưới bị đùn. Nhà trên thể nào chẳng phải giúp nhà dưới gồng gánh phần việc của người nghỉ cho đến khi có người mớị (Rồi người mới xuất hiện bất thình lình sau đó vài hôm). Một cậu bé Mễ chừng 14 tuổị Nó xin làm việc gì cũng được miễn cho nó ăn. Nó nói tiếng Anh thông thạo, chứng tỏ nó sinh đẻ ở Mỹ hay ít nhất cũng qua đây từ nhỏ, có đi học nên mới nói được tiếng Anh như thế. Nó nói biết làm chỉ để được ăn vì nó đóị

Khi tôi về đến Nhà hàng, thấy nó đang vật lộn với cái bắp cải to như cái đầu heọ Tôi nhìn qua gương mặt búng ra sữa, đôi tay trẻ con chưa từng dao thớt! Tôi nói với anh bạn-chủ: "Không thể nhận thằng bé này làm ở đây được vì nó còn nhỏ qúa, chưa đủ tuổi đi làm là một rắc rối cho mình với luật pháp khi Thành phố bất chợt kiểm trạ Thứ hai, nhìn nó làm thì không tới chiều nổi đâu! Chỉ vài phút nữa, nó mỏi tay với con dao qúa lớn, nó đứt tay thì tội cho nó mà cũng phiền cho mình lắm đó". Anh bạn tin tôi nên nói nó ngưng làm. "Bạn làm không được rồi! Chúng tôi xin lỗi!..."

Nó khóc.


Người chủ trở lên nhà trên, nó ra về cửa sau như người thất trận. Mấy người đồng hương của nó không hề xúc động. (Bạn có chứng kiến nhiều lần như tôi thì bạn cũng sẽ cảm ơn Trời Phật, Thiên Chúa đã cho người Việt mình cái tình đồng hương trong khốn khó vô cùng trân qúỵ Nhiều khi tôi nghĩ dại: người mình không nên giàu vì giàu lên là hết tình cốt nhục, đồng bàọ Hai người bạn sang đây tay trắng nên đùm bọc nhau mà sống, luôn cả sinh mạng khi bị kỳ thị. Nhưng mười năm sau, người có bằng kỹ sư chỉ còn trong mắt người kia là sư tính kỹ!)

Thằng nhỏ Mễ đứng tần ngần ở ngưỡng cửa sau, cửa mở rồi nhưng người mở cửa không muốn ra đị Tên đầu bếp nói một câu tiếng Mễ nhưng tôi hiểu: "mày đóng cửa lại cho tao để thôi ruồi vô". Nó quay lại gương mặt dầm dề nước mắt. Tôi cầm lòng không đặng nên móc túi cho nó tờ hai chục, "mày đi mua gì ăn đi". Nó giỏi tiếng Anh nhưng cố kiếm từ nào đó, thể hiện được lòng biết ơn với một người Việt để cám ơn tôị Giây lát, nó nói: "thank you uncle so much" rồi mạnh dạn bước đị Tôi nghe và hiểu chữ "uncle" nó dùng bằng cả lòng biết ơn chân thành nên càng xúc động, nó không muốn xài luật: dưới trăm tuổi thì mày tao kiểu Mỹ, You and I với tôị Tôi bảo nó chờ, quay lại bảo tên đầu bếp: "nấu cho tao một hộp cơm chiên nhiều cơm". Tôi lên nhà trên mở tủ lạnh lấy cho nó hai lon cokẹ Trong đầu tôi chỉ nghĩ: Ước gì con mình thấy cảnh này cho nó bớt chảnh khi mẹ nó có lỡ nhức đầu, cảm cúm… nêm nếm thức ăn hơi mặn, hơi lạt. Nó làm như ăn vô thì chết.

Nhà hàng buổi trưa là giờ Mễ coi Playboy với Mỹ, Tàu coi bà Trần Thủy Biển thụt két được bao nhiêu rồỉ Việt coi Cha Lý bị khủng bố tới đâu rồỉ Lo ngại cho nhan sắc của nữ luật sư Lê Thị Công Nhân trong tù! Xót lắm chứ chẳng chơi đâụ (Ước gì tôi được ở tù thay cho cô ấy!) Không biết chừng nào có biểu tình thì nghỉ làm đi hưởng ứng. (Mất một ngày làm không nghèo đâu, cái tình đồng bào cốt nhục của người Việt là điểm son trong văn hóa Việt. Hai thằng bạn làm chung chửi nhau như chó với mèo nhưng khi đi biểu tình chống cộng thì hòa thành một khối thuốc nổ TNT - made in Vietnam hải ngoại rất hợp nhất - dữ dội).

Tôi đem tờ báo ra sau Nhà hàng để hít thở khí trời, không ngờ gặp lại thằng nhỏ Mễ ban nãỵ Nó có đứa em gái chừng mười tuổi, mập ú, hai gò má thấy thương và đôi mắt tuyệt đẹp. Nó cho em nó ăn nửa hộp cơm chiên, uống một lon coke, còn lại thì để giành đến tối em ăn. Nó nhịn đóị Tôi phục nó trong xót xa mà cảm động vô cùng. Tôi trò chuyện với nó:
"Nhà tụi bay ở đâủ"
"Stonewood Aparterment"
"Cha mẹ bay đâủ"
"Không có cha, mẹ đi đâu không biết! Cả tuần nay không về. Anh em tôi đã ăn hết cái gì ăn được trong nhà rồị Tôi dẫn em tôi ra cây xăng xin tiền lẻ cũng không đủ mua bánh cho nó ăn. Tôi tưởng xin được việc làm thì anh em tôi không bị đói, nhưng tôi nhỏ qúa…! Tôi không trách ông đâụ"

Tôi nghe khó thở trong lồng ngực mình, như có cái gì đó xoáy vào lòng dạ con người dù tôi cũng đã lăn lộn ngoài đường từ khi còn nhỏ để có cơm ăn. Những người lớn tốt bụng với tôi xa xưa ẩn hiện trong trí nhớ. Hình như họ chờ tôi trả ơn cứu mạng ngày nào! Tôi linh tính duyên nợ gì đây với chú bé con nàỵ Tôi nói:

"Tôi xin lỗi! Tôi không hiểu hoàn cảnh của bạn. Và cám ơn bạn không trách tôi không nhận bạn làm việc. Để tôi nghĩ coi, có thể giúp bạn được gì không!"

Nước mắt nó lăn dài trên hai gò má ốm đói, nó gục vì đói mà nửa hộp cơm chiên với lon coke còn lại thì nhất định để giành cho em. Tôi phục thằng nhỏ này và thương cảm vô bờ. Tôi vô lại nhà bếp, múc cho nó tô súp trứng nấu với bắp hạt. "Bạn ăn đi, không phải nhường cho em bạn tô súp này". Nó ăn trong nước mắt đến tội nghiệp. An tô súp chẳng thấm vào đâu nhưng nó tỉnh táo hẳn rạ Nó đẹp trai và có bản lĩnh nam nhi lắm. Tôi thích thằng nhỏ này rồi thì phải! Tôi nói nó:

"Mỗi buổi trưa, bạn đến đâỵ Cứ mở cái hộp sắt dưới gốc cây cột đèn nhưng của bên điện thoạị Trong đó có bao thuốc lá của tôi, bạn đừng hút nha, đừng lấy sách báo tôi dấu trong đó. Tôi để thức ăn cho anh em bạn đủ sống đến khi mẹ bạn về. Tôi nghĩ bà ấy đi kiếm cha bạn hay đi tìm việc làm gì đó thôị"

Nó cảm ơn rồi khóc. Tôi tức thằng nhỏ này khóc hoài thì nó mới chịu nói: "Mẹ tôi không về nữa, bà nói chúng tôi muốn đi đâu thì đi, bà theo bạn trai mới của bà đi xa rồị Tôi cũng không biết dẫn em tôi đi đâu vì ngày nào Aparterment cũng dán giấy đòi tiền thuê phòng, chắc vài ngày nữa, họ khóa cửa không cho chúng tôi vào nữa đâu!"

Tôi nghe rồi hoảng như ách giữa đàng đã quàng vào cổ mình. Từ ngày qua Mỹ, tôi chỉ biết đi làm, lo gia đình. Chưa bao giờ đi Nhà thờ hay Chùa chiền gì cả. (Những nơi đó không có trả lương trong khi tôi cần bán sức lao động và thời gian của tôi để con tôi có nơi ăn chốn ở, điều kiện đi học.) Nhưng chính thằng bé này đã khơi dậy lòng từ bi bất ngờ trong tôị Tôi đến thẳng Aparterment chúng ở với hy vọng xin cho chúng ở chùa (free) thêm một thời gian để tôi có thời giờ liên hệ bạn bè tìm cách giúp chúng. Nhưng không thành công vì bà Manager của Aparterment là người đàn bà máu lươn - lạnh tanh. Tôi về nhà tường trình với vợ chứ cầu cứu được ai nữa bây giờ" Vợ tôi nói có lý: "Mình nuôi ăn, cho ở trong nhà mình một tháng thì được nhưng lâu dài thì anh nghĩ coi có đủ sức không""

Hôm sau, tôi năn nỉ thằng nhỏ thông cảm cho hoàn cảnh của tôị Nó cảm ơn tôi không tiếc lời nhưng nó không muốn vô trại mồ côị Nó biết rõ là ở đó có ăn, có ở, (người bạn trai mới của mẹ nó đã nói với nó như thế!) nhưng nó sợ người ta chia cắt anh em nó. Em nó biết hai anh em cũng không cùng cha, nhưng trên đời chỉ có hai anh em là người thân. Em nó không muốn xa nó và nó cũng không muốn xa em nó. Tội nghiệp hết sức mà tìm không ra ai tội nghiệp cho tôi!

Tôi gọi hết bạn bè để chán nản thêm vì tóm lại có hai ý kiến cho tôi là hết. "Hơi đâu dính vô tụi Mễ, kệ cha nó đi!"; "đâu phải dân Mít mình đâu mà ông lo, không khéo rắc rối đó!"…

Tôi tiếp tế lương thực cho chúng được ba, bốn ngày thì hung tin tới, chúng bị đuổi khỏi Aparterment. Tôi thật sự rối trí, suốt ngày sai lạc trong công việc của tôi vì tôi không tìm được cách giải quyết cho chúng. Tôi gọi cho bà xã: "Tối nay, anh cho tạm hai đứa nhỏ về nhà. Anh nghĩ mình chứa chúng trong thời gian ngắn để anh có thời gian tìm hiểu, liên lạc với những Hội từ thiện xem họ giúp được gì không"" Vợ tôi miễn cưỡng đồng ý vì sợ rắc rối với luật pháp chứ không phải tiếc rẻ miếng ăn, chỗ ngủ với lũ trẻ vì thật sự chúng tôi không rành luật pháp.

Tối đó, tôi rời Nhà hàng nhưng không dông thẳng về nhà mình mà ghé qua Nhà thờ là nơi trú ngụ của chúng.

(còn tiếp một kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Bão tuyết cuối mùa đã đổ vào vùng Đông Bắc Mỹ. Mời đọc một truyện ngắn của Phạm Thành Châu, viết theo lời kể của Christine Lanna. Tác giả sinh quán tại Hội An,
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Nhạc sĩ Cung Tiến