Hôm nay,  

Một Ngày Như Mọi Ngày

13/07/200700:00:00(Xem: 148546)

Người viết: An Nhiên
Bài số 2040-1903-607vb5120707
 
Tác giả cho biết bà là cư dân Virginia, hiện hành nghề nail.  Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà mô tả một ngày của người làm tiện Nail, đồng thời cũng là người vợ, người mẹ gốc Việt đang sống với mọi sinh hoạt đặc biệt của nước Mỹ.

Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên bất chợt, phá tan giấc ngủ ngon buộc tôi phải rời khỏi cái giường ấm áp của mình. Tôi nhìn ra cửa sổ trời đã sáng rõ, phải dậy thôi. Tôi đánh thức hai con gái cho chúng ăn sáng rồi mẹ con cùng sửa soạn. Chúng tôi đánh răng rửa mặt, thay đồ qua loa rồi lên xe đến tiệm để bắt đầu một ngày thứ bảy như thường lệ. Trước khi rời nhà chúng tôi phải lễ mễ khiêng thùng nước đá đựng trái cây và nước uống mà tôi đã chuẩn bị sẵn đêm trước. Hôm nay đến lượt tôi phụ trách thức ăn uống cho giờ giải lao giữa trận đá banh cho 11 cầu thủ nữ.

Đến tiệm, tôi để hai con đọc sách trong một góc phòng còn tôi thì sửa soạn làm việc. Khách hàng đầu tiên là Susan, người mà tôi có cảm tình đặc biệt hơn những người khách khác vì cô đã ủng hộ tôi nhiều năm lại rất dễ tính. Tôi ngồi vào bàn cầm bàn tay cô lên dủa móng một cách máy móc, hỏi han vài câu về sức khỏe và gia đình. Cô khoảng ngoài bốn mươi, làm director cho một bệnh viện lớn trong vùng. Cô bảo nghề của cô rất mệt óc vì phải chịu trách nhiệm với tất cả mọi ngừơi từ bác sĩ, y tá, bệnh nhân đến cô lao công quét dọn. Khi ra khỏi sở cô không thích nói về nghề nghiệp của mình. Cô kể tôi nghe về dự định cuối tuần sẽ đi thăm ba mẹ ở tiểu bang kế bên, về chuyện phải kiêng ăn cho ốm bớt vì mùa hè đã tới để còn mặc áo tắm cho đẹp, về vụ chính quyền tiểu bang đang dằn co xem có nên xây thêm hệ thống xe điện để giải quyết nạn kẹt xe...À, thì ra có chuyện đó, vậy là khỏi cần đọc báo tôi cũng biết sơ về việc này để khi xã giao với bạn bè tôi có thể góp chuyện vài câu. Người khách kế tiếp bước vô, cô Mary tóc vàng độc thân khó tính, đã ngoài ba mươi mà vẫn "còn nguyên". Cô làm luật sư nên thích tranh cãi, nhất là khi có ai dám động tới đảng Cộng hòa mà cô tin đáng lẽ nước Mỹ chỉ nên có cái đảng này thôi. Ngồi đưa bàn tay cho tôi làm móng nhưng cô lắng tai nghe những người đàn bà khác trong tiệm nói gì. Lỡ có ai xưng ủng hộ đảng khác là cô lập tức hùng hổ dạy cho họ một bài học. Tôi khổ sở vì lâm vào thế kẹt thường xuyên bởi cái tật hay cãi của cô. Cô gây gỗ vô tội vạ với những người không quen nhưng tôi không dám đuổi cô, sợ cái tài cãi của cô sẽ đưa tôi ra tòa. Tôi làm nhanh tay để khỏi phải nghe mấy câu chuyện chính trị chán ngắt. Tiễn cô xong tôi thở phào nhẹ nhõm vì không có gì đáng tiếc xảy ra hôm nay. Còn 5 phút nữa mới tới giờ chở con gái lớn đi đá banh, tôi bèn đến trước gương soi mình. Trời đất, tóc tai tôi quên chải, mặt mũi không son phấn trông mệt mỏi bơ phờ. Tôi bôi quẹt tí mỹ phẩm có sẵn trong tiệm, chải sơ lại mái tóc cho tươm tất một tí rồi hối hai con lên xe chạy ra sân cỏ cho kịp giờ chơi banh. Tôi vác theo cái ghế xếp, thùng nước đá và cây dù che nắng rồi tôi cùng con gái nhỏ ngồi trên sân cỏ cổ võ cho đội banh của con gái lớn. Giữa trận đấu, tôi chạy ra sân phát trái cây nước uống cho các cô bé cầu thủ mặt mũi đỏ gay mồ hôi nhễ nhại. Tôi trò chuyện trao đổi vài nhận xét với các cô về hiệp đấu vừa rồi, lau mặt bé này, chườm nước đá cho bé kia bớt nóng, lắng nghe các cô bé cười đùa...Sau một giờ dang nắng hò hét động viên cho con, chúng tôi leo lên xe trở vê` tiệm để làm việc tiếp. Trên đường về chúng tôi bàn về trận đấu vừa qua để rút kinh nghiệm cho trận tới. Vừa lái xe vừa lắng nghe hai con líu lo chuyện trò cười giỡn, tôi học ở con tôi những bài học cũ mà tôi đã quên từ lâu, để khi cần thiết tôi có thể mang ra bàn bạc, tranh luận với chúng. 

Bước vô tiệm tôi găp ngay bà Linda ngồi chờ. Tôi an tâm chào bà mà không sợ bị giận vì đã trễ mất 10 phút kẹt xe. Bà là một mẫu người Ý thuần túy xem trọng gia đình nên nếu tôi đến trễ vì lo cho con thì bà hoàn toàn thông cảm. Bà độ ngoài năm mươi và thích nói chuyện nên tôi chỉ cần hỏi một câu rồi tha hồ lắng nghe bà kể chuyện. Bà than thằng con trai duy nhất lấy nhằm cô con dâu không được nề nếp làm bà thất vọng, cô con gái cả cứng đầu ương ngạnh ưa chống lại bà, cô con gái út mới phát giác bị bướu cancer. Tôi nghe xong khuyên bà đừng nên nghĩ ngợi nhiều, mọi việc sẽ có bàn tay tạo hóa sắp bày, các con bà đã đủ lông đủ cánh thì hãy để mặc chúng tự do vùng vẫy miễn sao chúng vui vẻ là tốt rồi, hãy dành sức tiếp tay với cô út chống chỏi với cái bướu quái ác kia. Bà cảm động ôm tôi cảm ơn vì những lời khuyên chân tình. Chưa kịp làm xong bà Linda thì người khách kế tiếp đã tới, tôi vội vã chào "hi John, how are you, will be with you shortly!" Tôi làm cho xong móng tay bà Linda, chào tạm biệt và chúc bà may mắn. Tôi không quên gửi lời chúc tốt lành đến cô con út của bà. Xong việc, tôi quay sang bắt tay ông John. Ông là một trong 3 người khách nam thường xuyên mà tôi có. Ông giữ chức vụ cao nhất trong một công ty chuyên về kỹ thuật vi tính. Là người học cao hiểu rộng nhưng ông lại rất giản dị nên tôi thật sự kính trọng ông. Tôi được biết ông quen thân với khá nhiều nhân vậ t quan trọng. Ông không thích nói nhiều về mình nhưng rât thích tìm hiểu về phong tục tập quán Á đông. Ông kể tôi nghe những thông tin tài liệu mà tôi chưa hề nghe biết tới, nhờ thế tôi có dịp chia sẻ với bạn bè những gì tôi học hỏi được từ ông. Ông cũng thường cố vấn cho tôi về vấn đề tài chánh, đầu tư hay những chương trình giáo dục rất ích lợi mà không phải ai cũng biết được. Hôm nay ông có vẻ vui cứ cừơi mỉm hoài, tôi bèn hỏi lý do. Ông hãnh diện khoe với tôi, rằng thì là, ông quyết định lên xe hoa một lần nữa nên vừa mới cầu hôn với cô bạn gái ngày hôm qua. Tôi ngạc nhiên vì từ lâu tôi chỉ biết ông độc thân ly dị và các con đã lớn, ông có cả cháu nội và ông vừa bước sang tuổi sáu mươi. Ông vui vẻ kể cho tôi nghe chuyện tình của mình. Ông quen cô ta chỉ mới bốn tháng trước trên một chuyến bay đi công tác. Sau khi chuyện trò làm quen, ông biết được cô ta ở cùng thành phố nên họ trao đổi số điện thoại. Tuần lễ sau khi xong công tác trở về, họ hẹn nhau đi ăn tối. Bữa ăn kéo dài từ 6 giờ chiều tới 12 giờ đêm, đủ biết hai người tâm đầu ý hợp đến độ nào. Sau đêm đó ông cảm thấy trái tim mình rung động một lần nữa vì đã có lúc ông tưởng nó đã ngủ yên. Tôi chúc mừng ông và đựơc ông đáp lại với một cái xiết tay thật chặt.



Sau John tới Liz, một cô gái đang độ tuổi hai mươi trẻ trung sôi nổi, ăn mặc rất mốt, toàn diện đồ hiệu đắt tiền. Cô hay cố vấn tôi về lãnh vực thời trang. Vừa học xong đại học nhưng cô cảm thấy mình đã trưởng thành lắm rồi, cô đang lo tìm một ý trung nhân lý tưởng. Cô ưa triết lý như một bà cụ non nhưng nếu tôi bàn chuyện thời trang là cô sẽ kể lể một lô dài tên của những designer nổi tiếng và cái gì đang "in" hoặc "out". Lần nào cũng như lần nào, trứơc khi sơn móng cô cũng xin gọi điện thoại cho mẹ lấy số thẻ tín dụng của bà để thanh toán tiền làm móng tay. Liz khoe mới vừa mua được một cái bóp da mẫu mới nhất mà ở Mỹ chưa có, cô phải nhờ người quen đem về từ tận bên Paris.

Làm xong cho Liz tôi có đuợc khoảng 15 phút rãnh rỗi nên dắt hai con đi ăn trưa ở tiệm fastfood kế bên. Tôi ăn thật nhanh, làm nghề của tôi thì ăn trưa năm phút là chuyện thường. Tôi để con ăn từ từ còn tôi phải chuẩn bị cho người khách kế tiếp.

Vừa xong thì Ann tới. Tôi cười chào bà từ xa vì biết thế nào bà cũng có vài câu chuyện tếu kể tôi nghe nhất là chuyện phòng the. Làm manager cho một nhà băng lớn của nước Mỹ, bà lúc nào cũng có tác phong của một bà sếp lớn. Bà luôn ăn diện rất hợp thời trang nhưng không kém phần trang nhã. Bà vừa trở thành góa phụ được một năm sau khi người chồng thân yêu qua đời vì chứng ung thư tuyến tiền liệt. Nỗi đau chừng như vừa phôi phai và bà đang đứng truớc nhiều ngã rẽ mà không biế t chọn lối nào. Cùng một lúc có những ba người đàn ông theo đuổi nhưng bà chỉ thích một ông hơn cả. Bà hỏi ý kiến tôi xem có nên "làm chuyện ấy" với ông chưa vì cuối tuần này cả hai có một cuộc hẹn đi chơi xa, phải ngủ qua đêm ở khách sạn. Măc dù ở cái tuổi ngũ tuần nhưng khi vướng vào chuyện yêu đương ai mà không hồi hộp, nhất là "cái phút ban đầu lưu luyến ấy". Tôi bảo bà mặc dù tôi nhỏ tuổi hơn nhưng nếu bà hỏi thì tôi xin nói thật; đàn ông đàn bà ở chung một phòng mà biểu "đừng có gì" thì chỉ có một cách giải thích duy nhất: ông đó bị "hết đạn". Bà cười ha hả cám ơn tôi nói chí lý. 

Người khách cuối cùng là bà Janet giáo sư đại học, đạọ mạo và cực kỳ thông minh, tuổi chỉ mới ngoài bốn mươi. Tôi thường nhờ bà chỉ dẫn giới thiệu bác sĩ nào hay trong vùng, phim nào nên dắt con đi coi, trường nào nên học, trương mục nào nên mở, sách nào nên đọc... Bà đối xử với tôi thân tình, hay quan  tâm chăm sóc đến đời sống riêng tư của tôi như một người thân. Bà mời cả gia đình tôi đến dự tiệc Giáng sinh với gia đình bà, luôn dành cho vợ chồng tôi vé đi chung coi game football, không hề quên gửi quà hoặc thiệp mừng sinh nhật cho từng thành viên trong gia đình tôi. Để đáp lại tấm thịnh tình, tôi luôn chăm sóc móng tay bà kỹ lưỡng, lúc nào cũng chuẩn bị cà phê, bánh trái chờ bà, nếu nghe bà nhắc một tiệm ăn ngon thì thể nào tôi cũng mời vợ chồng bà đến thử. Chúng tôi thật sự coi nhau như bạn. Tôi luôn tìm cách để tỏ lòng cảm ơn cái tình bạn đó.

Tiễn Janet ra về là mẹ con vội vã lao ra xe để chạy cho kịp đến địa điểm thi đấu của con gái nhỏ. Chúng tôi đến vừa khi các cầu thủ "warm up". Tôi yên tâm làm cổ động viên cho con vì khỏi phải lo ăn uống trận này.

Xong trận đấu, chúng tôi lại hối hả về nhà. Tôi để cho con làm bài tập, dợt đàn piano, làm những project chuẩn bị cho tuần tới.

Trong khi con làm bài thì tôi nấu ăn, tôi làm một món tráng miệng chuẩn bị đi ăn tiệc nhà người bạn tối nay. Thấy trời hãy còn sáng, tôi tranh thủ trồng tỉa mấy khóm hoa và tưới cây cho mảnh vừơn nhỏ của mình.

Chồng tôi cũng vừa về tới, anh thay cái áo cũ rồi vội vã ra sân cắt cỏ. Xong việc, anh bỏ một cối quần áo vào máy giặt để sáng hôm sau mẹ con sẽ xếp ủi cất.  Rồi thì vợ chồng con cái cũng sửa soạn xong. Tất cả leo lên xe chạy đến nhà người bạn dự tiệc. Từ xa, tôi đã thấy hàng chục chiếc xe xếp hàng nối đuôi nhau đậu phía trước. Dù cửa đóng kín, tôi vẫn nghe tiếng nhạc xập xình vọng ra, xen lẫn với giọng hát của ai đó đang ca karaoke. Giọng hát thật hay ngân nga một câu hát rất

quen thuộc mà tôi hằng yêu thích:
"Một ngày như mọi ngày..."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,285,725
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến