Hôm nay,  

Cali Có Gì Lạ Không Em?

12/07/200700:00:00(Xem: 25714)

Ngươì viết: Duy Tâm
Bài số 2036-1899-603vb6060707

Duy Tâm hiện là cư dân Westminster, đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Gần nhất là bài “Xe Hơi-Xe Lăn”.  Sau đây là bài viết mới của ông.

*


"Có chứ, dân Cali sao mà chảnh ơi là chảnh."

Chị Thảo thẳng thừng tuyên bố một câu sau khi hai vợ chồng chị và đứa con trai làm một chuyến du lịch Cali để thăm bà con và bạn bè.

Anh Thảo không mấy nhạc nhiên về câu trả lời của vợ. Anh cố tìm cách trấn an chị.

"Em đừng nói vậy, mỗi người mỗi khác. Đừng quơ đủa cả nắm không nên"

Chị Thảo như giận hơn

"Tui hổng biết nhưng mà anh coi mình đã đi thăm tất cả là ba gia đình ở Cali. Gia đình dì Tư là bà con của bên tui, rồi gia đình anh Hoàng, gia đình anh Giao là bạn thân của ông. Cả ba gia đình đều giống nhau ở cái chổ là... khoe khoang. Hết khoe nhà, khoe của, khoe xe, khoe đủ thứ. Chưa kể đến cái vụ..."

"Cái vụ gì""

Chị Thảo dường như chịu hết nổi những uất ức mà chị đã bị đè nén từ hai tuần qua.

"Cái vụ khoe "cà gá hột sòn" của mấy bà mệnh phụ phu nhơn chứ vụ gì. Bà nào cũng cắt mắt, bơm ngực, hút mỡ trông thấy mà phát ớn".

Anh Thảo cười hả hê rồi quay sang chọc vợ

"À thì ra là em ghen tức với mấy bả. Nhưng thôi họ có tiền thì cho họ kéo dài tuổi xuân của họ có gì mà phải tức. Miễn là trong trái tim anh, anh lúc nào cũng thấy nét đẹp tự nhiên của mình là... nhất là được rồi".

Chị Thảo đưa tay nhéo anh Thảo. Anh Thảo chụp lấy bàn tay vợ rồi ân cần đưa lên miệng hôn.

"Em thấy không bàn tay em đã nhăn nheo rồi, nhưng anh vẫn thấy nó thơm mùi bông sua đủa.."

Câu nói thẳng như ruột ngựa của chồng làm chị hoảng hồn. Chị rút tay ra khỏi tay chồng rồi đưa lên ngắm kỷ bàn tay của chị.

"Chao ôi bàn tay mình nhăn nheo thiệt ta ơi".

Anh Thảo lại hôn bàn tay vợ

"Thôi khuya rồi ngũ đi mình. Hỉ xả đi cho tâm hồn nhẹ nhàng"
Chị Thảo nghe lời chồng với tay tắt đèn rồi cố nhắm mắt lại giỗ giấc ngủ. Nhưng chị không tài nào ngũ được. Chị nhớ lại những gì đã xảy ra trong suốt 2 tuần ở Cali.
Nhớ tới vợ chồng dì dượng Tư.

*                                                          

Từ phi trường John Wayne, vợ chồng Dì Tư chở gia đình anh Thảo đến thẳng nhà hàng Favori.

"Dân xa đến Cali phải thưởng thức món cá nướng da dòn ở đây"

Dì Tư nói huyên thuyên trong khi Dượng Tư thì chỉ mỉm cười. Chiếc xe Lexus sang trọng của dì dượng hãy còn thơm mùi...xe mới.

"Xe ghế da mà da mềm thiệt nha"

Thấy mấy người cháu "nhà quê" có vẻ mê mẫn chiếc xe, dì Tư liền tiếp lời:

"Dì dượng mua trả tiền mặt đó, "out of the door" là sáu mươi hai ngàn. Bên đây sợ nhất là thiếu nợ nên hể có thì trả một cái rụp cho xong"

Thằng Đức nảy giờ ngồi im re bây giờ mới xen vào:

"Mẹ ơi khi con ra trường có việc làm tốt con sẽ mua cho ba mẹ chiếc xe giống như chiếc này"

Chị Thảo nghe con nói cũng cảm thấy vui vui. Chị cũng muốn khoe một chút về đứa con yêu

"Thằng Đức mới thắng giải nhất viết văn ở trường. Tụi học sinh Mỹ viết tiếng anh cũng không bằng thằng Đức"

Dường như dì Tư không muốn nghe chuyện con của người ta. Dì muốn kể chuyện về con của dì hơn.

"Thằng Tùng mới ra trường ngành "Còm Bíu Tờ". Nó tốt nghiệp xong là có việc ngay.
Dì dượng cũng đã mua cho nó chiếc xe mới để nó tiện đi làm."

Chị Thảo đưa mắt nhái anh Thảo một chút rồi quay sang hỏi tiếp Dì Tư:

"Công chuyện làm ăn chắc khá lắm nên dì dượng mới tậu xe mới"

Tiếng nói dì Tư lại vang lên như chuông đồng ngân trên điện thánh

"Cũng nhờ trời cháu à. Dì dượng mới sang thêm một tiệm mới. Tuy hơi xa một chút vậy mà làm ăn được nghe, mình cũng "charge" gía cao hơn. Dì dượng tính sang thêm tiệm nữa"

Dượng Tư chầm chậm lái xe vô Parking. Đột nhiên Dì Tư la lớn

"Ông coi hình như là bà Cyndy đang lái chiếc xe màu trắng đó. Đúng là bả chứ còn ai, đâu có ai có cái bộ ngực mà to như bả. Nghe nói gần 5 ngàn bạc đó. Tui biết ngay mà, hể mình mới mua chiếc Lexus mới thế nào con mẹ cũng mua chiếc mới hơn đễ chọc tức mình."

Dượng Tư dòm chiếc xe rồi nói

"Chiếc đó top of the line đó ba."

Dì Tư ra lệnh

"Đi ăn chổ khác".

*            

Suốt một tuần ở nhà dì dượng Tư, chị Thảo như cô bé quàng khăn đỏ bên cạnh "con sói" Dì Tư. Thoạt đầu chị thích hỏi, rồi sau đó chị khám phá ra rằng khi chị hỏi một câu, dì trả lời 2,3 câu. Chị không hỏi dì cũng nói.

"Bộ bàn ghế này là hàng Italy thứ thiệt đó.Bỡi vì sàn nhà là hardwood floor màu nâu nên bộ bàn ghế cũng phải cùng màu mới sang.  toàn bộ furniture trong nhà này đều cùng một màu. Bao nhiêu hả, mắc lắm cháu ơi nhưng không lẽ mua nhà đẹp mà xài bàn ghế củ sao" Như kinh thánh chúa Giê Su có dạy không ai bỏ rượu mới vào bình rượu củ bao giờ..."

"Cái bà Cyndy hồi hôm qua mình gặp ở tiệm ăn đó, đễ dì kể cho cháu nghe. Tuần trước đi đám cưới bả khoe cái hột xoàn 7 ly mới mua, bả tưởng dì không biết. Bà chủ tiệm hột xoàn có nói với dì chiếc đó bà Cyndy mua của bả là nước F, đâu có giá bằng chiếc của dì.là nước E. Bữa đó ngồi chung bàn ai cũng biết mánh của bả, khoe mà không biết cách khoe."


"Dì dượng mới đi tour Trung Quồc về. Không phải mấy cái tour quảng cáo rẻ như bèo đâu cháu. Dì dượng đi tour deluxe đó cháu. Khách sạn toàn 5 sao, xe bus cũng rộng rãi, ăn uống họ lo chu đáo hơn. Năm nào mà không đi chơi ít nhất vài lần."

"Cháu thấy cái hồ cá phía sau nhà dì chưa". Mỗi con cá là mấy trăm bạc đó. Cái giàn đèn cũng cả mấy ngàn đó, rồi có suối nước nữa cháu. Cái hồ cá này là chổ tiêu khiển của dượng. Mấy lần đi du lịch phải nhờ mấy đứa nhỏ con của con Mai tới để cho cá ăn. Ờ con Mai cũng mới mua nhà. Nhà nó cũng gần 1 triệu chớ đâu có thua nhà dì. Nhà gần biển là mắc lắm cháu ơi.."

"Cứ để cho thằng Tùng dẫn cháu Đức đi chơi. Thằng Tùng quan hệ rộng rãi lại hoạt bát. Khổ nổi là cái thằng hào hoa lắm đào.."

Cái máy nói dì Tư làm chị Thảo như nhớ tới một cái gì quen thuộc. Đêm cuối cùng ở nhà dì dượng Tư, nữa đêm chị đánh thức chồng dậy rồi nói lớn

"Em nhớ ra rồi, bà dì của em bả giống như mấy cái loa phóng thanh treo ở đầu phố hồi sau 75. Sáng trưa chiều tối cứ phóng to mấy bài ca cách mạng nghe muốn khùng luôn"

Anh Thảo ôm vợ vào lòng rồi nói

"Không biết thằng Tùng có giống má của nó không". Mấy hôm rày nó dẫn thằng Đức nhà mình đi đây đi đó, hi vọng thằng Đức không có bị nhức đầu như mình."
                                                         *                                                            

Sau khi café điểm tâm ở một quán cafe, Tùng chở Đức đi vòng quanh phố Bolsa

"Mấy cô tiếp viên ở quán Café có vẻ thích trò chuyện với cậu"

Tùng đốt một điếu thuốc, hút một hơi rồi mới đáp lời Đức

"They know me. I ve been around you know"

Tùng nói liên tu bất tận. Từ chuyện bạn gái, chuyện fashion, xe hơi, cho đến ...cách xử thế làm người. Đức say mê nghe người cậu ruột nói chuyện như thể ngày nào còn theo cậu đi bắt còng ở bãi biển Tân Thành, Gò Công. Tuy nhiên Đức không hiểu tại sao Đức nói chuyện với cậu Tùng bằng tiếng Việt mà cậu hầu như chỉ dùng tiếng anh, cho dù tiếng anh của cậu cũng hơi có vấn đề.

"Khi nào rảnh cậu chở cháu đến tiệm bán CD nhạc Việt nha cậu. Cháu muốn mua vài cuốn CD nhạc quê hương."

Tùng đột nhiên cười hố hố

"Nhạc quê hương" you still listen to nhạc quê hương" Over here we call it nhạc sến."

"Nhạc sến""

Tùng lấy mái Ipod ra, cấm giây vô máy CD trong xe rồi bấm máy. Tiếng nhạc và lời ca trổi lên những âm thanh xôi động mà cũng không kém phần thắm thiết:

"Đành hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều nỡ quay lưng để người ta khóc... khóc thật nhiều nước mắt giờ đã cạn rồi thôi thì thôi nhé không cần nữa đâu.."

Đức chưa kịp nêu ý kiến thì cậu Tùng đã "giảng" tiếp

"Young people today we like explicit words. Lyrics that too deep are no longer suitable for young generation."

"Cháu hiểu ý cậu. Lời thẳng như vậy khỏi cần nghỉ ngợi gì cũng hiểu."

"Of course, as long as the music is contemporary, upbeat."

Lần đầu tiên Đức nói với cậu bằng một câu tiếng Anh:

"I see your point uncle. There is no need for the youth to challenge their minds anymore."

Đức dòm xem list nhạc trên chiếc máy Ipod.  Wow toàn là những tựa bài rất kêu
"Kiếp đạo tặc, lời xám hối của kẻ hấp hối, Người ấy và tôi em chọn ai, trước mặt em không thể khóc..."

Tùng lại thao thao bất tuyệt "giải thích" cho thằng cháu về tuổi trẻ ngày nay.

"You go to gym to work your ass off to get a good body, wear brand name clothes, and please do not listen to nhạc sến."

Dường như Đức không còn muốn nghe cậu của mình nói nữa. Không phải vì cậu nói với heavy accent mà vì cậu đã làm cho Đức thất vọng. Mới có 7 năm thôi người cậu ruột chỉ lớn hơn Đức chưa quá 10 tuổi, từ một anh học sinh trung học hiền lành đã hóa thân thành một thanh niên của trào lưu mới. Đức chợt nhớ lại những lần theo cậu đi ghe xuôi giòng sông Tiểu ra cửa biển Ta^n Thành. Nhớ cái màu xám đen của cát, mùi hăn hắc của nước biển, cả một cánh rừng toàn cây bần mà những trái bần chín ăn vừa chua vừa chát. Nó nhớ tới những hủ mắm còng nhiều ớt, những trái sơ ri màu đỏ chói là những đặc sản của xứ Gò Công. Ngày đó chính cậu Tùng đã từng chở nó trên chiếc xe đạp củ kỷ từ làng Tân Phước ra đến chợ Gò Công để ăn bánh giá. Cái áo thun ba lá của cậu ướt đẫm mồ hôi, vậy mà cậu không mệt vừa đạp xe vừa hát nghêu ngao ca khúc Điệu Buồn Phương Nam. Đức nghe cậu hát rồi bắt chước hát theo đến độ thuộc lòng hồi nào không hay."

"Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi
Thương những đời như lục bình trôi".....

Chưa lúc nào bằng lúc này Đức cảm thấy có một sự ngăn cách giữa hai cậu cháu.
Đức thèm nghe cậu hát lại những lời dân ca mộc mạc ngày nào nhưng có lẽ cậu nó đã quên hết lời ca cho dù vô tình hay cố ý.

Tiếng của Tùng lại cất lên trong lúc Đức còn đang loay hoay đưa tay vớt những đám lục bình trôi.
 
"One more thing, please do not call me "cậu" anymore. Just call me by my American name, Justin"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến