Hôm nay,  

Tôi Gửi Thư Cho Tổng Thống Mỹ

07/07/200700:00:00(Xem: 141235)

Người viết: Phan Đức Minh
Bài số 2037-1900-604vb7070707

Tác giả Phan Đức Minh, 76 tuổi, trước 1975 là thẩm phán quốc gia, Thiếu Tá Uỷ Viên Chính Phủ Toá Án Quân Sự Quân Khu 4.  Sau 12 năm tù cải tạo,  ông định cư tại San Diego, từng đoạt nhiều giải thơ Anh ngữ và hiện là Member of the International Society of Poets" từ 1997.  

Vừa nghe tiếng động mạnh ngoài cửa, tôi biết ngay là người đưa thư vừa mới làm hai công việc quen thuộc hàng ngày của anh ta: giựt mấy cái thư của gia đình tôi kẹp ở hộp thư và bỏ vào thùng thư một mớ giấy quảng cáo linh tinh hầm bà làng, kèm theo vài ba cái thư chi đó.

Trong số mấy cái thư đến ngày này, có một cái hơi là lạ, mà lại gửi cho tôi. Cầm nó trên tay, tôi đọc thấy nơi gửi:
White  House
Washington DC.  

Đúng là thư đề tên tôi với địa chỉ chính xác đàng hoàng.

Tôi đã 76 tuổi, trên 12 năm đi tù cải tạo nơi rừng thiêng nước độc. May mà tôi vẫn còn sống, sáng chiều tập thể dục đều đặn, dư sức qua cầu để ăn hết một tô phở gà, phở bò, bún vịt, hủ tiếu đồ biển thập cẩm cỡ "xe bus" vẫn còn có thể ngồi gõ Computer, viết lách linh tinh...

Chuyện White House gửi thư đích danh cho cá nhân tôi đầu đuôi thế này: Cách đây mấy tháng, tôi chuẩn bị viết một bài  về vụ " Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Jimmy Carter được trao tặng giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2002".   Trên một tờ báo Việt ngữ, thấy có đoạn viết  "Ông Jimmy Carter là vị Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ được trao tặng giải thưởng cao quý này."  Tôi hơi ngờ, bèn vô internet. gõ máy mấy chữ "U.S. Presidents awarded Nobel Prizes in Peace" rồi Click " Search." Thế là trên máy hiện ra 3 Ông Tổng Thống Hoa Kỳ được trao giải Nobel Hòa Bình, mà Ông Jimmy Carter là vị thứ 3, chớ không phải là vị đầu tiên.  Tôi chợt nẩy ra cái ý nghĩ : thử tìm mấy cái "Information " có liên quan đến Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Ngài đương kim U.S. President ngày nay xem nó ra sao. Thế là tôi Search thêm một cái. Tức thì máy hiện ra tùm lum đủ thứ liên quan đến cái nơi làm việc của Ngài đương kim số 1 đất nước Hoa Kỳ. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi... highlight  hết cả trang đó rồi in ra liền.

Khi biết được địa chỉ email của Ngài số 1 Hoa Kỳ rồi chẳng lẽ ... ngồi chơi sơi nước, không làm gì cả. Thế là tôi đánh luôn một cái thư (tất nhiên là không bắt Ổng đọc chữ Việt của mình) rất dài dòng văn tự, nói về chuyện gia đình người con trai lớn của tôi đang còn ở Việt Nam dài cổ chờ sang Mỹ đoàn tụ với ông bố gần đất xa trời. Chuyện dài dòng, nhưng đại khái, tôi chỉ ... tả oán trích đoạn phần nào của cái cảnh như thế này: Trước 30 tháng 4 - 1975, con trai lớn của tôi đang học Đại Học ở Sài Gòn. Khi Sài Gòn sắp thất thủ rơi vào tay cộng sản Bắc Việt, trong cảnh hỗn loạn, nó xách va-li đi theo một trong những người bạn Mỹ thân thiết của gia đình tôi là Ông Steve trong Hội truyền giáo Tin Lành. Ông này đến tận nhà nó trọ học để đón nó cùng đi Mỹ với Ông. Khi ra tới phi trường Tân Sơn Nhất, sắp sửa lên máy bay quân sự  C- 130  của Mỹ, nó bỗng ngậm ngùi mà nói với Ông ta : "Không được! Cảm ơn ông đã có lòng giúp đỡ, nhưng tôi không thể đi Mỹ để thoát thân một mình, trong khi Bố Mẹ và các em tôi chắc chắn bị kẹt ở Đà Nẵng mất rồi. Bố tôi, với chức vụ trong chính phủ cũ, phải đi tù, một mình Mẹ tôi với 7 đứa em, đứa nhỏ nhất mới có 6, 7 tháng tuổi thì cuộc sống sẽ khổ sở vô cùng. Tôi phải quay về, và ra Đà Nẵng ngay để cùng Mẹ tôi chia sẻ, gánh vác lo cho gia đình, cho các em... "Thế là nó đưa cái giấy lên máy bay cho Ông bạn Steve, rồi hai người, một Mỹ trung niên, một thanh niên Việt Nam mới chừng 20 tuổi ôm lấy nhau mà khóc.

Khi về Đà Nẵng, nó tìm người quen, xoay xở cho nó một cái... job thợ mộc trong một Công Ty Quốc Doanh của Nhà Nước.  Sau này, nhờ  cái "mác" công nhân viên Nhà nước, nó dư sức thi vô Đại Học Ngoại Ngữ, Khoa Anh Văn. Sau 4 năm đi học ban đêm, ban ngày đi làm thợ mộc, khuân vác, cưa xẻ, đói nhăn răng, nó cũng lấy xong cái Bằng Đại Học Anh Ngữ, trình độ Cử Nhân. Nó học giỏi, xuất sắc, các Giáo Sư đều thương. Nó xin học thêm 1 năm theo chương trình     "Hậu Đại Học " Thế là nó tìm cách " bái bai " cái nghề thợ mộc, chuyển sang nghề... dạy Anh Ngữ ở nhà, ở Trường, rồi dậy luôn cho các cơ quan nhà nước.

Bố đi tù về được sang Mỹ theo diện H.O. nhưng thằng con thì vì đã có gia đình, đành kẹt ở lại.

Trong thư gửi  Ông số 1 Huê kỳ, tôi có " tả oán " rằng con trai tôi và vợ cùng đứa con gái đang chờ ngày đoàn tụ.

Đã gửi email được, thì tại sao không đánh máy 1 cái thư đàng hoàng, lịch sự, kèm theo giấy tờ chứng minh về vụ gia đình đứa con trai lớn đã được cơ quan có thẩm quyền "approved " từ  June,1998, vài tháng sau khi tôi có quốc tịch Mỹ chính cống! Xong xuôi, cho tất cả vô bì, dán tem đàng hoàng,  gửi theo địa chỉ Văn Phòng của Ổng tại Tòa Bạch Ốc đã tìm thấy trên Internet.

Vài ngày sau, tôi nhận được email của Phủ Tổng Thống, Văn Phòng đặc trách Thư Tín trả lời. Coi kỹ thì có vẻ là thứ email... automatically trả lời.


Sau cái email, mãi hai, ba tháng sau tôi mới nhận được cái thư gửi qua bưu diện, có kèm theo cái phiếu xin lỗi lịch sự đàng hoàng, rất ư là...Mỹ như sau: " Due to mail screening procedures, we have only recently received your letter.  We appreciate your patience in waiting this response - Do thủ tục "Kiểm tra kỹ thuật" thư từ, chúng tôi chỉ nhận được thư của Ông mới đây thôi. Xin ghi nhận lòng kiên nhẫn của Ông trong  khi chờ đợi thư trả lời  này".        Ngoài ba cái vụ râu ria, thủ tục của một lá thư, nội dung của bức thư nguyên văn như thế này :

"Thank you for contacting President George W. Bush for assistance with an agency of the Federal government. I am responding on behalf of the President.
The White House is sending your inquiry to the Department of State, which will review your correspondence. This agency has the expertise to address your concerns. They will respond directly to you as promtly as possible.
The President sends his best wishes.
 Sincerely,
 ( Signature)
 Desiree Thompson
Special assistant to the President
and Director of Presidential Correspondence

Chu choa! Tổng Thống đang bận quốc gia, thế giới đại sự tùm lum, điều động binh lực Hải - Lục - Không Quân cả mấy trăm ngàn, oánh tùm lum, tà la trên khắp mặt trận, thì Ông Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống, kiêm Giám Đốc Văn Phòng Thư Tín của Tổng Thống đã nhân danh Tổng Thống trả lời. Như vậy cũng là ngon lành quá cỡ rồi! Thư sẽ được chuyển cho Bộ ngoại Giao để xem xét và trả lời trực tiếp cho tôi càng sớm càng tốt. Lại không thiếu cái câu: Tổng Thống gửi lời chúc tốt  lành nhất tới Ông vv và vv...

Thế là cái email và cái thư của tôi gửi Bưu Điện cho Ngài số 1 Đất Nước Hoa Kỳ  nay đã được người có thẩm quyền đọc đến, và trả lời đàng hoàng, nghiêm chỉnh.
Nhớ lại, cách đây khá lâu, vợ chồng tôi có dịp cùng đứa con gái út,  về thăm lại Quê Hương lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần sau chót đối với tôi, sau mười năm bỏ nước ra đi theo diện tị nạn, và hơn nửa thế kỷ không trông thấy làng xóm, mồ mả Cha Ông.

Tôi đi khắp Bắc, Trung, Nam, thăm rất nhiều thành phố, nhất là về thăm lại ngôi làng cũ mà tôi đã bỏ đi từ năm 1946 để đi kháng chiến đánh Tây.

Trong chuyến thăm này, tôi đã có nhiều dịp trò chuyện riêng với con cháu, giới trẻ bạn bè chúng nó, đám học trò cũ của tôi còn ở lại, muốn tìm hiểu về Nước Mỹ, quê hương thứ hai của tôi. Tôi nói từ chuyện lớn đến những chuyện nhỏ nhất, trong đời sống hàng ngày, cách đối xử giữa cơ quan chính quyền với dân chúng. Chuyện   "Xin và Cho" ở đâu mà chẳng có, nhưng ở Mỹ, tôi không thấy cái cảnh la hét, dọa nạt, kèm theo cái ... thủ tục "đầu tiên  tiền đâu!" Có việc phải đến cơ quan chính phủ, người ta đối xử tử tế, lịch sự, biết tiếng Mỹ thì cứ việc đấu vui vẻ, không rành thì có thông dịch viên, mình khai báo theo giấy tờ chứng minh, mẫu in cần thiết, ký tên rồi ra về. Ít ngày sau, giấy tờ  kèm theo quyền lợi, điều mình xin, được gửi về tận nhà, bỏ vào thùng thư trước cửa nhà của mình.

Ở Mỹ, đời sống trẻ con, phụ nữ, người già yếu, bệnh tật...được chính phủ săn sóc, phục vụ tận tình. Những người dân khác được hưởng đầy đủ quyền lợi của  một Đất Nước văn minh, tiến bộ hàng đầu thế giới... Một người già yếu, bệnh tật, không thể nằm bệnh viện lâu ngày vì nhiều lý do, mà về nhà tiện hơn, thì hàng tuần có y tá vài lần đến tận nhà săn sóc sức khỏe, lo liệu thuốc men. Giường nằm, thuốc men, dụng cụ cần thiết cho bệnh nhân, được chính phủ cấp cho. Người dân khi khẩn cấp, gặp tai nạn nguy hiểm, chỉ việc nhấc phôn kêu số đặc biệt là vài phút sau có xe cứu thương, cảnh sát, nhân viên y tế đến săn sóc cấp thời rồi chở thẳng vô phòng cấp cứu... Chuyện nghe cứ như trong tiểu thuyết hoang đường, còn hơn những sách viết về các học thuyết "không tưởng - Utopian Doctrines" trong đó tác giả ước mơ một ngày nào đó, khi cách mạng đấu tranh giai cấp, giải phóng con người thành tựu thì đời sống xã hội sẽ có đầy đủ ... tự do, công bằng, hạnh phúc, cơm ăn, áo mặc, nhà ở, xe cộ để đi lại, không còn cảnh người bóc lột người vv... và vv... Những điều đó, ở Mỹ đã có từ lâu rồi... mà đâu có cần phải...độc tài chuyên chế, giai cấp đấu tranh...

Rất tiếc là khi trò truyện  với đám con cháu quê nhà về nước My, lúc ấy tôi chưa có  chuyện email và lá thư trả lời của Ông Phụ Tá đặc biệt Tổng Thống Hoa Kỳ trả lời email và thư gửi Bưu Điện của tôi.

Khi tôi viết bài này, gia đình người con trai lớn của tôi còn ở lại Việt Nam, đã đoàn tụ với đại gia đình ở Mỹ. Nghe kể và coi bản chính cái thư từ “Nhà Trắng” gửi cho ông bố, chính anh ta cũng lấy làm ngạc nhiên.

Trong khi đó thì ở Việt Nam, Quê Hương Đất Nước gốc gác của tôi, hàng trăm, hàng ngàn cái thư như vậy gửi cho Tổng Bí Thư Đảng, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng chính phủ... để kêu xin, khiếu nại, trình bầy, tố giác một chuyện quan trọng đối với quốc gia, xã hội,  chắc chắn là chỉ có quăng vào sọt rác, có khi người gửi còn bị công an, mật vụ đến nhà lục soát, bắt bớ, tống cổ vô tù.

San Diego, California

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,363,655
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”