Hôm nay,  

Thank You America!

04/07/200700:00:00(Xem: 248645)

Người viết: Quân Nguyễn

Bài số 2034-1897-601vb4040707

Tác giả Quân Nguyễn đã góp nhiều bài viết đặc biệt.  Tại Việt Nam, trước 1975,  ông là học viên trường Cảnh Sát Quốc Gia. Cùng vợ con đến Mỹ năm 1987, ông trở lại trường học, tốt nghiệp cao học về Sociology tại CSUF, đệ tam đẳng huyền đai Tae Kwon Do, hiện làm state parole officer ở Santa Ana, và là cư dân Anaheim, CA. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông dành cho  July 4, Quốc Khánh Hoa Kỳ.

*

Hai mươi năm trước đây, vợ chồng tôi và đứa con gái nhỏ lên 10, rời trại tỵ nạn Bataan ở Philippines để sang định cư tại Hoa Kỳ.
 
Bước chân xuống phi trường Los Angeles với vỏn vẹn một tờ 5 dollar trong túi và một tương lai mông lung mù tịt trước mắt, nhưng tôi vẫn vui sướng lạc quan thầm nói với chính mình, "Không sao hết, tôi đang ở Mỹ mà, có tự do là nhất rồi, còn mọi thứ khác tính sau!"

Cũng nhờ Trời thương, mọi thứ "tính sau" của tôi dù phải trải qua nhiều chặng đường khó nhọc vất vả, cay đắng tủi nhục...nhưng rồi cũng đến một ngày, tất cả đều đâu vào đó tốt đẹp như ngày hôm nay...

Dù vậy, trong suốt cuộc đời còn lại, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể biết hay nhớ được bao nhiêu lần tôi đã, đang, và sẽ thầm nói lời cám ơn đến mẹ tôi, người đã mang vợ chồng con cái tôi sang đây, bởi vì chắc chắn cho đến ngày cuối đời, trên giường bệnh với con cháu quây quần xung quanh, tôi vẫn sẽ thì thầm, "Mẹ ơi! cám ơn mẹ đã mang con sang đây, mà đời con được mỹ mãn cho đến giờ phút cuối này..."
Thật ra, từ ngày sang Mỹ, tôi đã đốt nhang thường hơn, để cầu xin Trời Phật cho mình được "chân cứng đá mềm" mà kiếm ăn nuôi vợ nuôi con, và cũng để cầu xin cho vợ chồng con cái luôn được bình an may mắn.  Bà xã tôi thì lại nghĩ ra cách "diet" (ăn kiêng) bất đắc dĩ bằng cách cứ xin xỏ Trời Phật đủ thứ, rồi hứa sẽ ăn chay để tạ ơn cho từng "món", mỗi "món" một tuần! Thế rồi, tuần này nàng ăn chay cho chồng được thi đậu, tháng nọ cho chồng được "job" mới, năm này cho con trai được vô trường giỏi, năm kia cho mua được nhà, năm nọ cho con gái lớn được "job" tốt...rồi thì, có năm nào đó hổng nhớ...cho mua thêm được căn nhà nữa, lại xin thêm cho có đứa cháu ngoại đầu tiên! Vậy mà, Trời Phật nghĩ sao hổng biết, hễ nàng xin gì là cho cái đó... Vì vậy, lúc nào nàng cũng nợ như Chúa Chổm số tuần ăn chay đã hứa! "Diet" kiểu "thiếu nợ" này, hèn gì chẳng lúc nào nàng có được cái "eo" nhỏ mà mặc áo dài tím như xưa...

Giờ đây, tôi vẫn đốt nhang thường như xưa, nhưng không phải để cầu xin cho tôi, cho gia đình tôi nữa (có lẽ vì tôi thấy mình đã được no đủ, có thể tự đi làm kiếm ăn mà lo lấy thân và gia đình được rồi), mà là cầu cho tất cả chúng sinh trên trái đất được "chân cứng đá mềm", được sống bình an may mắn, no đủ hạnh phúc như tôi... Còn bà xã tôi thì hình như hết "món" để xin rồi, ngoại trừ cái khoản sức khỏe cho chồng cho con mà thôi.  Xin cám ơn Trời Phật đã luôn nhậm lời cầu xin mà phù hộ cho gia đình tôi được như ngày hôm nay!

Còn những lúc "quởn" không có chuyện gì làm, tôi thường ca nghêu ngao tặng bà xã câu hát, "Thương em thơ dại từ trời, theo ta xuống biển vợt đời ta trôi.  Thương em dáng mỏng nửa vời, theo ta lên núi về đồi yêu đương.  Tạ ơn em, tạ ơn em..."
Chăng hiểu tại sao ngày ấy nàng đã lấy tôi, một thằng "trói gà không chặt", một tên "thất cơ lơ vận", đang điên rồ ngu xuẩn tính chuyện "đội đá vá trời" sau cái ngày đen tối ấy của quê hương...

Ngày ấy, nàng mới mười chín, nhỏ nhắn xinh đẹp dịu dàng, với đôi mắt to màu nâu thẫm hồn nhiên trong sáng, và mái tóc "demi-garcon" sợi nhỏ rối bời, trẻ trung yêu đời, cùng tiếng cười ngây thơ trong suốt như pha lê, làm say đắm một đời người bèo bọt...

Tôi đã làm tiêu phí hết tuổi thanh xuân của nàng. Nàng tận tuỵ lo cho tôi và cho ba đứa con ngoan,  từng dối rằng  no rồi, để nhường cơm cho chồng cho con những ngày còn khốn khó nơi quê nghèo Cộng Sản!

Những năm đầu tại Mỹ,  nàng đã thức khuya dậy sớm, an ủi khuyến khích, cơm nước cà phê cho tôi đi học, đi làm, săn sóc con cái lo toan nhà cửa sạch sẽ chu đáo trong suốt 20 năm qua, từ ngày tới Mỹ... Không có nàng, đời tôi sẽ chẳng bao giờ có được như ngày hôm nay -- một mái ấm gia đình, con cái ngoan ngoãn thành đạt, công việc chắc chắn vững vàng, đời sống no đủ hạnh phúc...

Như đã nói ở trên, ngày xưa tôi đến Mỹ với 5 dollar trong túi, mà chẳng chút bận tâm, bởi vì theo tôi, được sống ở Mỹ, được hít thở không khí tự do thì vô giá! Còn những thứ khác chỉ là tiểu tiết, miễn là mình phải thực tế và chịu khó một chút, vì ở đâu thì cũng phải tay làm hàm nhai.  Nghĩ vậy, nên tôi đã làm đủ mọi nghề lương thiện, bất kể khó nhọc hay hạ cấp...để có tiền trả tiền nhà, tiền ăn cho gia đình.  Đó là cái lo toan ngay trước mắt không thể tránh, cũng may ngày ấy tôi còn trẻ và còn nhiều sức lực!  Tôi lại lo rằng, đến một ngày không còn đủ sức lực cho những công việc đó nữa, thì làm sao! Vì thế, nên sau những ca kíp kiếm ăn mệt mỏi tôi lại phải vào trường, ngồi chống mắt thao láo, tai vểnh lên, mặt mày nhăn nhó cố đoán xem mấy ông thầy Mỹ ở "college" đang nói cái gì!


Ở Mỹ mà không biết tiếng Anh thông thạo thì suốt đời chẳng ngóc đầu lên được, mà tôi còn cái "rờ mọt" vợ con đằng sau phải nuôi, còn tuổi già sức yếu thì đang chực chờ trước mắt... Tôi như bị thằng VC dí AK vô lưng đẩy tới trước, muốn nghỉ một chút cũng không xong, đành nhắm mắt lủi tới luôn! Được cái ở Mỹ ai muốn học thì cứ xách cặp tới trường, già mấy cũng không ai chê, học tới tiến sĩ cũng không ai cản, không tiền để học thì chính phủ giúp đỡ hay cho mượn, chừng nào đi làm thì trả sau.  Rồi thì nhờ cái học đó mà vươn lên trong nấc thang xã hội mấy hồi.  Đúng là (chuyện này) chỉ có ở Mỹ mà thôi!

Cũng nhờ vậy mà tôi biết chút chút tiếng Anh đủ để ra trường.  Mà đã ra trường rồi thì trước sau cũng có người mướn.  Được mướn, có kinh ngiệm rồi thì đi kiếm chủ khác, việc khác tốt hơn mấy hồi.  Kiếm được việc tốt vài lần, thì đã già mất rồi, thôi thì đành tà tà chờ dưỡng già với "job" này cho xong, trừ khi Trời Phật còn muốn bảo thầm, "Chưa xong à nha!" thì hổng biết được.  Còn nhớ, mới ngày nào tôi làm thằng thẩy báo vất vưỡng ban đêm, hay làm thằng gác gian lơ láo trên bãi đậu xe công cộng, mà giờ thì đeo cà vạt xanh đỏ màu mè, lái xe chính phủ ung dung vào tù ra khám như đi chợ! Đúng là chỉ có ở Mỹ mà thôi!

Lại theo tôi, thì đời di dân hay tỵ nạn nào ở Mỹ cũng gần giống như nhau, bất kể trắng đen vàng đỏ hay...con lai! Ai ai bước đầu cũng ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, rồi thì phải lao động lăn lóc như trâu để kiếm sống, để lo con cái học hành nên người, lo tiếp tế cho người thân ở quê nhà, và rồi có ngày cũng mua xe đẹp, mua nhà to, đi du lịch đây đó... Được thêm cái tối nào về nhà cũng yên trí ngủ thẳng cẳng, chẳng lo có thằng công an nào rình mò hay vô kiếm chuyện gì hết!  Thế là nhất rồi, còn muốn gì nữa"  Đúng là chỉ có ở Mỹ mà thôi!

Nói chung, cuối cùng thì ai ai cũng thành công hết, chỉ nhiều hay ít mà thôi! Mà nếu đời mình chẳng đủ sức làm nổi triệu phú, chủ chợ, chủ tiệm phở, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, hay dân biểu...thì ít nhất cũng thành công dân Mỹ le lói! Không sao hết, con cháu mình rồi cũng sẽ làm được tuốt, lo gì! Có khi chúng nó còn làm đến bộ trưởng, thống đốc, hoặc cố vấn TT không chừng, ở Mỹ mà, ai cấm cửa ai! Đúng là chỉ có ở Mỹ mà thôi!

Tôi vẫn thường than thở với bà xã, ngày còn trẻ sống dưới chế độ bọn Cộng, lúc nào tôi cũng cảm thấy đói, mà không có gì ăn! Giờ được sống ở Mỹ, đồ ăn đồ uống dư thừa, bia rượu ê hề mà lại...già mất rồi nên không ăn được bao nhiêu, chưa kể còn phải lo đến chuyện "diet" vì sồn sồn rồi ăn uống sô bồ có ngày vô nhà thương cho nó mổ xẻ sớm! Cái xứ gì mà làm 10 đồng, ăn uống dư thừa chỉ tốn có 2 đồng (cỡ 20% lương), hèn chi bà xã tôi muốn kiếm cái "eo" đẹp hoài không xong! Đúng là chỉ có ở Mỹ mà thôi!

Còn nhớ năm xưa, vợ chồng tôi mời vợ chồng anh S bên Tây, bạn thân của tụi tôi ở VN từ ngày còn trẻ và khốn khó, qua Mỹ thăm tụi tôi một chuyến nhân dịp hè.  Anh ta phàn nàn rằng, kể từ cái ngày 9/11, xin giấy tờ qua Mỹ rắc rối mất công lắm, lãnh sự Mỹ đòi đủ thứ thủ tục giấy tờ nhiêu khê... Bực mình, vợ chồng anh ta bèn quyết định về VN nghỉ hè cho xong! Quá ngạc nhiên, tôi hỏi anh ta sao bên Tây qua Mỹ chơi lại khó khăn như vậy, trong khi nếu tôi muốn qua Tây thăm ảnh thì chỉ việc cầm "passport" ra mua vé là đi cái rụp! anh ta bực bội nói rằng, "Thằng Mỹ là ông chủ của trái đất mà, nó muốn đi đâu thì đi, còn ai muốn tới xứ nó thì nó bắt phải theo luật lệ đủ trò của nó..."

Lại có lần, đến dự sinh nhật ở nhà người bạn, tôi được dịp hàn huyên với một anh bạn mới, ngày xưa là SVSQ trường CTCT ở Đà Lạt.  Gia đình anh ta từ bên Tây qua Mỹ đã được chín năm, nay con gái lớn sắp ra bác sĩ.  Hỏi về đời sống bên Tây ra sao, anh ta nói rằng, "Nếu muốn sống an nhàn (an phận) thì ở bên Tây, còn muốn kiếm tiền nhiều (cơ hội) thì ở bên Mỹ!"

Còn ông hàng xóm của tôi, sống bên Ý gần hai chục năm, nghe thơ lãnh sự Mỹ gửi tới nhà kêu đi phỏng vấn qua Mỹ, mừng quá ba chân bốn cẳng chạy như bay xuống lầu lấy thơ, bị hụt giò cầu thang apartment, đi cà nhắc hết một tháng!

Chưa hết, một ông bạn học cũ của tôi từ VN, cũng học trò thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan như tôi, nhờ đọc chuyện VVNM của tôi trên Việt Báo, mà tìm được nhau.  Anh ta sau khi định cư hơn hai mươi năm bên Canada, bèn một ngày quyết định khăn gói di cư sang Mỹ, hiện sống hạnh phúc với vợ con ở Florida.

Khi kể lại những mẫu chuyện nhỏ ở trên về bè bạn, tôi muốn nói rằng dù sống bên Tây, bên Ý, bên Canada...ai ai cũng biết rằng nước Mỹ là xứ sở của tự do và cơ hội, có tự do mà thiếu cơ hội thì cũng chỉ sống an phận mà thôi, thế thì buồn tẻ và tủi nhục lắm, nhất là cho cái đám di dân tỵ nạn như tôi!

Người Mỹ thường nói đến "The American Dream", để bày tỏ về giấc mộng lớn của đời họ -- một xứ sở tự do, đầy cơ hội cho tất cả, một công việc làm tốt, một mái ấm gia đình hạnh phúc, một căn nhà xinh xắn, một chiếc xe hơi đẹp, rồi đi du lịch đó đây trên toàn thế giới...

Cũng may, một trong những người Mỹ (gốc Việt) mơ mộng đó, có tôi.  Mà tôi đã tậu được giấc mộng đó rồi! Xin cám ơn nước Mỹ đã bao dung che chở tôi, đã cho tôi tất cả những cơ hội tốt để sống, để vươn lên, và để có tất cả như ngày hôm nay, cho tới đời con đời cháu...

Thank you America!

Ý kiến bạn đọc
23/09/201510:05:19
Khách
"...có tự do mà thiếu cơ hội thì cũng chỉ sống an phận mà thôi, thế thì buồn tẻ và tủi nhục lắm, nhất là cho cái đám di dân tỵ nạn như tôi! ..."

cháu không đồng ý với khẳng định này của chú Quân. Ở bên Tây chỉ có ít chứ không thiếu cơ hội... và chỉ cũng làm hơi "buồn tẻ "1 chút thôi chứ không thể nào "tủi nhục lắm "được
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,676,714
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến