Hôm nay,  

Một Kỷ Niệm Đẹp

15/06/200700:00:00(Xem: 180505)

Người viết: Võ Tâm Huy

Bài số 1272-1883-588vb6150607

*

Vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ từ 1981, Võ Tâm Huy thuộc lớp tuổi 30’, cùng tuổi với cộng đồng Việt tại Mỹ. Huy hiện làm việc tại tiểu bang Utah, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

...

Ngày xưa em đến

Nghe gió mưa nghe đời vui

Tay đó bông hoa hồng tươi

Môi đó đôi môi gọi mời

...

Rồi cuộc tình trôi xa, trôi rất xa..

...

Đời luôn đem đến

Những cánh hoa ôm đầy gai

Ôi gió mưa bay còn bay

Anh biết vui buồn với ai.

    ANH BẰNG

Trời mùa hè năm nay nóng quá, nhiệt độ lên đên cả 100 độ F, nắng thật gắt, mặt trời như đang đi tìm những bóng mây để làm cái nóng dịu lại.

Tôi đang ngồi giữa sân trường dưới bãi cỏ xanh mướt như thảm, dưới gốc cây toả đủ bóng mát, chờ đến giờ lên lớp cuối cùng của ngày hôm nay. Khoá học mùa hè thật ngắn ngủi chỉ có tám tuần là xong, tôi lấy tới bốn lớp nhưng những lớp này không khó lắm nên cũng đủ thời gian cho tôi học, học cho lẹ, cho mau hết những lớp mà trường yêu cầu để lấy được mảnh bằng, hầu hy vọng kiếm được một công việc tốt. Đó là nguyện vọng của tôi.  Còn mãi hai tiếng đồng nữa mới đến giờ lên lớp, giờ này mấy thằng bạn đêu có lớp hay đi đâu mà tìm chẳng có đứa nào cả để tán dốc. Tôi nghỉ đến câu chuyện ngắn đang viết dở dang, nên đem ra viết tiếp. Một người Mỹ bạn học chung lớp tên Jennifer thấy tôi ngồi dứơi gốc cây và đi tới:

- How are you"

Tôi trả lời:

- Fine, thanks.

Thấy tôi đang viết cô ta hỏi:

- What are you writing"

- Short story. Tôi trả lời.

- What is that about" Cô ta hỏi.

- A love story named "A Beautiful Memory". Tôi trả lời.

- Really"  Jennifer nói.

 Tôi cười và đưa cho Jennifer xem,  toàn là chữ Việt Nam. Cô ta tò mò:

- Is this in Vietnamese"

- Yes! It is in Vietnamese. Tôi trả lời.

Cô ta hỏi thêm:

- Can you tell me about it"

Tôi ngần ngừ một chút, mỉm cười và nói:

- Yes, I will tell you in English and I will write this story in Vietnamese later.

Jennifer vui vẻ, ngồi xuống bãi cỏ và tôi bắt đâu câu chuyện.

*  

Năm ấy, mẹ tôi dàn xếp cho tôi đi vượt biển rời khỏi VN. Lúc ấy tôi là một đứa con có tội lỗi với gia đình, không lo học hành, sống trong xã hội làm những chuyện mà không nên làm, tôi theo bạn bè học hư những chuyện làm xấu trong xã hội, trộm cắp để kiếm tiền ăn chơi, ...hút thuốc, nói tục..và làm nhiều điều khiến cả gia đình tôi rất buồn về tôi... Mẹ tôi buồn lắm, anh em tôi từ luôn tôi... Mẹ tôi quyết định cho tôi ra đi để tôi tìm một cuộc sống mới hy vọng rằng tôi sẽ thay đổi.....Sau lời căn dặn và chia tay với mẹ tôi và các anh em tôi, tôi ra đi.

Trên chuyến xe đò từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, lòng tôi rất đau đớn khi phải chia tay với gia đình và không biết tương lai có còn gặp lại được không" Dù đây không phải là lần đầu tôi đi vượt biên vì trước đó tôi đã đi nhiều lần nhưng không thành công. Số tôi vào những năm ấy không được may mắn cho lắm, tôi cũng không cầm nổi những cảm xúc trước những cảnh chia tay, và nhất là chưa biết được tương lai đi về đâu. Chuyện ra đi là phải đi vì đó là tâm nguyện của ba me tôi. Đi mà để tìm một tương lai sáng lạng hơn.

Ngồi trên xe đò tôi nhìn thấy một cô bé, rất trắng trẻo, dể thương, với khuôn mặt rất dể mến, nhìn khuôn mặt nàng là tôi đã có cảm tình và muốn làm quen với nàng ngay. Nhưng vì trong tâm trạng của một người đi vượt biên nên tôi chỉ có thể nhìn nàng và không dám mỡ miệng làm quen.  Lúc đó, (at that moment) tôi chỉ mong sao chuyến xe đò đi chậm lại để tôi có thể chiêm ngưỡng nhìn nàng như chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp vậy.

Tôi đến Vũng Tàu và thuê xe đến nơi điểm hẹn để gặp người tổ chức cho chuyến đi vượt biển. Điểm hẹn là một căn nhà nhỏ ở Vũng Tàu gần khu chợ Vũng Tàu. Tôi gỏ cửa và gặp dì Ba, người tổ chức chuyến đi. Dì Ba dắt tôi vào nhà và đưa tôi vào một căn phòng để tạm trú. Khi dì gỏ cửa căn phòng này thì tôi rất là ngạc nhiên khi thấy cô bé mà tôi nhìn không chớp mắt trên chuyến xe đò đang ở trong phòng cùng một người cô gái khác (chị của cô bé) đang ở trước mặt tôi. Dì Ba giới thiệu tôi với hai cô gái đó, thì ra họ cũng cùng chung số phận với tôi, là người vượt biên tìm tương lai sáng lạng hơn.

Tôi làm quen với hai người con gái ấy bằng cách giới thiệu mình. Cô bé đó tên là Huyền, cô bé trẻ hơn tôi hai tuổi và chị cô ta tên là Hai, chi Hai hơn tôi sáu tuổi. Vì đây là nơi để chờ đới cơ hội đến ngày ra đi. Nên chúng tôi, tôi, Huyền, và chị Hai đều ở trong một phòng, và chỉ được phép ở trong căn phòng này mà thôi.

Căn phòng có đầy đủ tiện nghi về mặt vệ sinh, và có rất nhiều sách để đọc. Hình như trước đây cũng đã có rất nhiều người ở trong căn phòng này rồi và Dì Ba cũng biết được sự chờ đợi là sự mệt mỏi, nên đã để rất nhiều sách cho những người chờ đợi đọc cho quên đi thời gian. Mỗi ngày đến bữa ăn thì dì Ba mang thức ăn cho chúng tôi. Dì Ba căn dặn là phải ở trong phòng, đừng đi ra ngoài vì sợ người ta trong thấy. Dì cũng dặn khi nào đến giờ giấc ra đi thì dì sẽ báo cho biết.

Mỗi ngày chúng tôi nói chuyện, tán dốc và rồi đọc sách... Tôi rất vui khi làm quen với Huyền, tôi trổ tài ra sức tán tỉnh Huyền, Huyền rất dể thương, dịu dàng, những nét đẹp dể thương đó chỉ có dùng thơ văn, biển cả, thiên nhiên, mây gió mới tả nổi, nét dể thương đó làm rung động trái tim của tôi.  Trong những lúc Huyền và chị Hai đọc sách Việt, tôi cũng thường đọc sách nhưng tiếng Anh, vì Anh ngữ của tôi lúc ấy cũng không đến độ tệ lắm.... (nhưng cũng muốn trổ tài cho Huyền xem). Chi Hai thấy tôi có ý với Huyền và hỏi tôi: " Em có thể dạy thêm tiếng Anh cho hai chị em tôi được không"". Tôi đùa cợt với chị Hai: "Em chỉ dạy cho Huyền thôi". Và chị cũng bằng lòng. Dĩ nhiên tôi rât vui và bằng lòng ngay. Lúc ấy tôi chỉ mong sao những ngày chờ đợi càng kéo dài lâu chừng nào hay chừng đó.

Tôi còn nhớ, một lần tôi vô ý làm cho Huyền giận. Tôi xin lỗi nàng bằng tiếng Anh:" I am sorry". Nàng suy nghĩ một lát rồi trả lời "No star where". Tôi bật cười và nghe nàng giải thích rất nên thơ: "No là Không, Star là Sao, Where là Đâu..nghĩa là Không Sao Đâu". Tôi cười lớn tiếng và nàng cũng cười theo. Ôi!  Nụ cười đó chao ôi  là dể thương....

Tôi cũng còn nhớ, một lần trong lúc trổ tài những triết lý mà tôi đọc được trong các sách vở, chuyện đời cho Huyền nghe. Huyền nói nhỏ với tôi bằng một câu tiếng Anh bập bẹ, rất dể thương: "You don t ...have to ...show off ...in front of me". (Anh không cần phải khoe khoang, phô trương trước mặt em). Tôi ngạc nhiên và rất mừng khi biết rằng hình như Huyền đã có cảm tình với tôi. Đêm ấy tôi vui mừng đến nối ngủ không yên chỉ mong sao mau trời sáng đế được tiếp tục trò chuyện với Huyền.

Chúng tôi quen nhau và mến nhau như vậy đó. Những lời nói rất đơn thuần như những đứa trẻ thơ. Những nụ cười, tiếng cười cho nhau trong môt không khí, thời gian, không gian rất là mệt mỏi của sự chờ đợi.

Rồi một  buổi chiều, Dì Ba báo tin cho chúng tôi biết là tối nay sẽ ra đi. Chúng tôi, ba người ngồi hồi hộp chờ đợi có người tới để dắt ra điểm hẹn, nơi con tàu đang chờ chúng tôi và sẽ đưa chúng tôi ra khơi. Họ dắt chúng tôi tới một điêm hẹn, môt cái bải cát mà vì tối đen như mực quá nên tôi không biết nơi đó là đâu. Tới điểm hẹn, chúng tôi phải ngồi chờ đợi, tôi nhìn thấy có nhiều người khác, không quen, họ cũng đang ngồi đợi tại đó. Những người này sẽ cùng đi chung chuyến tàu với chúng tôi. Tôi, Huyền và chị Hai ngồi sát bên nhau trên bải cát, trong giây phút chờ đợi, hồi hộp đó tôi hỏi Huyền: "Huyền có sợ không"". Trong bóng tôi Huyền nhẹ nhẹ nắm lấy tay tôi và thỏ thẻ bên tai tôi:" Bên anh, Huyền không bao giờ sợ cái gì hết". Bàn tay của Huyền trên cánh tay tôi, môt cảm giác đâu tiên (First Touch) đang lân lân nhẹ nhàng đến với tôi, một cảm giác mà sẽ không có bút viết nào diển tả được. Lời nói của Huyền lúc nãy như một làn gió mát, quyện đên sâu trong tâm hồn của tôi. Tôi mơ hồ cuộn sống mai sau với Huyền khi đến được bên bờ bên kia của Đại Dương.....Nhưng đêm ấy chuyến ra đi của chúng tôi cũng không thành vì bị trục trặc máy móc của tàu, chúng tôi lại phải về căn phòng củ và chờ đợi tiếp. Đó là lần đầu tiên ra đi thất bại mà tôi không cảm thấy buồn và luyến tiếc. Chỉ luyến tiếc cái giây phút êm đềm đó bên cạnh Huyền.

Dì Ba báo tin cho mẹ tôi biết và mẹ tôi căn dặn phải ở lại Vũng Tàu chờ chuyến sau khi có cơ hội khác đến.

Sau đêm ấy, tôi và Huyền trở nên thân thiện hơn. Vì là những kẻ cùng chung cảnh ngộ nên tôi tâm sự những cái xấu, cái tốt của tôi cho Huyền nghe và nàng cũng vậy. Một đêm, tôi nằm ngủ nhưng nghe được tiếng thút thít, như ai đang khóc, tôi ngồi dậy và thấy Huyền đang ngồi bên cửa sổ và đang khóc. Tôi nhẹ nhẹ tới ngồi sát bên nàng. Huyền nói: " Huyền nhớ nhà và ba mẹ của Huyền". Tôi nói tôi cũng vậy. Thế là đêm ấy tôi đem hết tất cả những tâm sự của tôi kể cho nàng nghe. Tôi kể cho nàng những chuyện mà tôi đã làm cho mẹ tôi buôn, tôi kể cho nàng nghe những chuyện xấu xa mà tôi đã làm.  Những tội lỗi mà tôi cứ cảm thấy hối hận cả đời khi nghĩ đến giòng lệ rơi và những lời căn dặn của mẹ tôi trước khi tôi ra đi.... Nghe xong, Huyền nắm lấy tay tôi và nói rất từ tốn:" Chuyện đã qua, anh phải quên đi và làm lại môt người tốt. Từ đây em sẽ không cho anh làm những chuyện xâu nữa vì em sẽ coi chừng anh"... Một câu nói rất giản dị, đơn sơ, nhưng đã làm cho tôi rất cảm động...và cám ơn trời đã cho tôi gặp Huyền. Chúng tôi vui vẻ sống bên nhau trong căn phòng đó, cho nhau những lời tâm sự hẹn ướt mai sau. Huyền cũng yêu mến  tôi và sẵn sàng trao trái tim cho tôi. Chi Hai cũng tin tưởng và bằng lòng cho tôi làm bạn với Huyền. Chúng tôi chờ đợi ngày này sang ngày nọ vì những cơn gió bảo tố ngoài biển nên chưa ra đi được. Di Ba liên lạc với gia đình tôi cũng như gia đình Huyền là chúng tôi vẫn bình an và chờ đợi ngày đi. Tôi lúc ấy cũng mong cho tới ngày đi nhưng lại sợ những gì không may sẽ đến giữa tôi và Huyền.

Một buổi chiều, trời bổng dưng rất nóng, tôi cảm thấy khó chịu trong người. Tôi năn nĩ dì Ba và chị Hai cho tôi và Huyền được ra ngoài đi dạo vì nóng quá. Dì Ba và chị Hai bằng lòng và dăn chúng tôi phải cẩn thận, đi chơi một chút thôi là phải về. Tôi và Huyền mừng lắm vì đó cũng là lần đầu tiên mà tôi và Huyền được ra ngoài chơi sau một thời gian như bị tù. Bước ra ngoài đường tôi khoang khoái và cao hứng hát " Ta biết tay kéo mộng mơ tình yêu đã đến với ta..." và Huyền nhìn tôi cười và hát theo " ta trót cho cuộc tình say tình yêu đã đến với ta..". Chúng tôi đi dạo ra bờ biển nơi có nhiều người đang tắm vì càng đông người thì ít ai để ý.Biển Vũng Tàu ngày ấy không đẹp, nhưng gió biến thối mái tóc của Huyền và cộng thêm những tia nắng tôi cảm thấy Huyền thật đẹp. Tôi buột miệng nói: " Đây là lần đầu mà anh nhìn thấy em dưới ánh nắng mặt trời. Em đẹp lắm, Huyền ạ". Huyền cũng nói và đùa giỡn: " Em cũng lần đầu tiên nhìn anh dưới ánh nắng mặt trời, nhưng sao anh.. xấu quá". Nói xong, Huyền cười và bỏ chạy trên cát, tôi rượt theo Huyền, cùng Huyền đùa giỡn trên sóng biển. Đùa giỡn một hồi, chúng tôi lên bãi cát ngồi để chờ áo quần khô. Chúng tôi ngồi bên nhau, yên lặng nghe gió thổi, sóng gào. Tôi mơ hồ nhìn mặt biến và nghĩ là một mai đây khi ra khơi không biết tôi và Huyền có chịu nổi những gian khổ của biển cả hay không" Tôi nói: " Huyền, Huyền có bao giờ ra ngoài biển khơi chưa", Huyền có biết ngoài kia đang chờ mình phải trải qua nhiều gian nguy hay không" Anh sợ! Anh sợ là anh không đủ bản lảnh để bảo vệ cho Huyền!" Huyền nép người nàng vào lòng tôi đùa giỡn và cười: " Trái tim của anh còn lớn hơn biển nữa, còn có trai tim của Huyền thì sao mà mình không vượt qua được!"...Rồi Huyền thụt lét tôi và làm cho tôi cười... Bên Huyền, lúc nào nàng cũng nên thơ, vô tư, cười đùa, tiêng cười của nàng lúc nào cũng làm lòng tôi ấm lại...Chúng tôi ngồi bên nhau ngắm mặt trời lặng khuất bóng rồi mới trở về.  

Hai tuần sau buổi chiều ấy, tôi bổng dưng mang bệnh. Huyền, chị Hai, và dì Ba chăm sóc tôi, nhưng cũng không giảm bệnh. Dì Ba báo tin cho mẹ tôi và mẹ tôi đến Vũng Tàu đưa tôi về Sài Gòn. Lúc ây tôi còn nhớ nói với Huyền, lành bệnh tôi sẽ trở lại ngay như lời Dì Ba nói với mẹ tôi, khi nào cháu lành bệnh thì chị cho cháu xuống đây ngay.

Nào ngờ đâu đó cũng là lần sau cùng tôi gặp Huyền sau hơn hai tháng quen nàng, sống bên nàng trong căn phòng đầy kỷ niệm yêu thương, êm đềm ấy.

Về Sài Gòn cơn bệnh của tôi trở nặng hơn, bị viêm phổi. Sau một tháng trời trị bệnh tôi lành lại. Tôi liên lạc với dì Ba và được biết Huyền và chị Hai đã ra đi rồi. Tôi tìm được nhà của ba má Huyền vì Huyền đã cho tôi địa chỉ của nàng. Nhưng khi đến đó thì cả gia đình của Huyền cũng đã đi vượt biên rồi. Tôi đau lòng lắm nhưng không biết làm sao chỉ mong đợi một ngày nhận được tin của Huyền. Tôi luôn tin rằng Huyền cũng sẽ tìm cách liên lạc với tôi khi nàng đến được bến bờ Đại Dương bên kia.

Những ngày sau đó, mẹ tôi vẫn còn có ý định cho tôi đi vượt biên và sau mấy tháng trời, nhiều lần đi không thành,  một nhóm tổ chức khác lại liên lạc với mẹ tôi và một lần nữa tôi lại ra đi.

Trong chuyến đi lần này, tôi mới cảm nhận được cái sự đau thương, khổ cực của những kẻ vượt biên. Bao nhiêu gian nan, đói khát, hải tặc cướp bóc, hãm hiếp... mà những người vượt biên phải trả bằng một giá quá đắt để đến được bến bờ bên kia. Khi còn trong chiếc tàu trên mặt biển Đại Dương, tôi mơ hồ cầu nguyện cho Huyền tránh được mọi sự gian nan khổ nhọc này. Không biết Huyền có chịu nổi được nhưng cơn bão của Đại Dương không" Không biết Huyền có tránh được những cảnh cướp bóc và hảm hiếp của bọn hải tặc không" Tôi chỉ có thể cầu nguyện mà thôi.....

Tôi đến được bờ biển Thái Lan và họ đưa chúng tôi đến trại tị nạn. Sau gần một  năm trời ở Thai Lan tôi lên đường đi định cư tại nước Mỹ. Đên nước Mỹ, cũng như bao nhiêu người khác, nhào đầu với cuộc sống mới... vừa làm, vừa đi học để lấy đuợc mảnh bằng mong sau này có được một tương lai sáng lạn hơn. Tôi cũng từng nhớ tới Huyền, nhớ tới chị Hai, tôi tim cách liên lạc với các hội đoàn từ thiện để tìm tin tức của Huyền... nhưng cơ hội gặp lại thật sự là mong manh, nên chỉ đành theo ý  trời vậy.

Thấm thoát thời gian trôi qua thật nhanh, tôi đi học, ra trường, rồi lại đi làm, rồi bị  cho nghỉ việc, rồi lại tìm việc khác cũng như bao nhiêu người khác của xã hội nước Mỹ này. Tôi gần như quên hẳn đi hình bóng của Huyền, một cô bé mà đã cho tôi cái cảm gíac yêu thương đầu tiên trong cuộc đời... Hình như là Huyền đã làm con người tôi thay đổi, tôi làm lại cuộc đời và trở thành một con người tốt hơn, chững chạc hơn lúc nào tôi cũng không biết.

Cho tới một ngày... trong một chuyến đi chơi tại tiểu bang California, trong khu phố Little Saigon của thành phố Westminster. Tôi gặp lại chị Hai. Chị Hai không nhận ra tôi, nhưng tôi nhận ra chi Hai. Sau vài lời nhắc nhở, chị Hai lại nhớ lại và mừng mừng, tủi tủi khi gặp được tôi. Tôi hỏi chị Hai:" Bây giờ Huyền ở đâu và ra sao"" Chi Hai kéo tôi lại một chiếc ghế đá gần đó, ngồi xuống và kể cho tôi nghe cuộc hành trình ra đi của chị và Huyền khoảng ba ngày sau khi tôi về Sài Gòn vì bị bệnh...

Vì không chịu nổi sự cực nhọc và Huyền rất yếu đuối, Huyền đã trút hơi thở cuối cùng sau nhiều ngày trên biển và nhiều lần bị bọn hải tặc hãm hiếp nàng trên tàu, xác của nàng cũng đã bị tụi hải tặc tàn nhẫn ấy quăng xuống biển Đông...

Nghe xong chuyện của Huyền... Tôi chẳng nói được lời gì, nghẹn ngào..dòng lệ rơi từ hồi nào không biết.

Đời luôn đem đến

Những cánh hoa ôm đầy gai

Ôi gió mưa bay còn bay

Anh biết vui buồn với ai...

*

Jennifer nghe xong hỏi tôi:

- It is a sad story" Why did you named it "A Beautiful Memory""

Tôi cười vui vẻ, đứng dậy vì cũng đã đên giờ lên lớp:

- I think that it is not a sad story, it is a nice story and the reason I named this story "A Beautiful Memory" is I just want to tell how Huyen lived, not the way she died !

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến