Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Thân Phụ

10/06/200700:00:00(Xem: 125620)

Người viết: Nguyễn Thanh Sơn

Bài số 1267-1878-583vb8100607

*

Tác giả, theo nội dung bài viết cho thấy, là một Linh Mục. Sau nhiều năm phục vụ tại Los Angeles,  ông đã về ở San Jose sống bean cạnh thân phụ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông kể về thân phụ nhân mùa Lễ Cha đang tới.

*

Cha mẹ tôi sinh thành ở làng Dục Đức, tỉnh Ninh Bình, Phát Diệm, bắc Việt Nam. Là người con thứ hai sinh ra đời, lớn lên tôi gọi cha mình là "thầy", thay vì là "bố" như đại đa số người miền bắc quen dùng.

Năm 1954, theo làn sóng di cư tránh nạn cộng sản, gia đình tôi gồng gánh vào miền nam. Sau khi rời trại tỵ nạn ở Phú Thọ, Sàigòn, gia đình tôi đi định cư tại Hố Đồn, thuộc tỉnh Tây Ninh, nơi tôi nhìn thấy núi Bà Đen cao lớn sừng sững trên nền trời. Vài năm sau, thầy mẹ tôi về lập nghiệp tại Chí Hòa, gần Ngã 3 Ông Tạ, quận Tân Bình.

Từ đây, thầy tôi đi làm công chức trong phi trường Tân Sơn Nhất, mẹ tôi buôn bán thêm để nuôi nấng các con còn nhỏ bé. Tôi còn nhớ kỷ niệm rõ nét nhất về thầy tôi, đó là mỗi buổi chiều đi làm về, người tắm rửa cho tôi thật kỹ càng.

Thầy tôi nghỉ hưu trí được vài năm thì biến cố tháng Tư Đen 1975 xảy ra. Nhằm cứu vãn tương lai của 7 người con, hai gái và năm trai, thầy mẹ tôi đã kiếm thuyền cho chúng tôi ra đi. Tôi và 2 em vượt biển chuyến đầu tiên vào tháng 5, 1979 và đến được bến tạm dung ở Indonesia (Nam Dương), sau đó 3 người em đã vượt thoát thiên đường XHCN (xếp hàng cả ngày!) trong hai chuyến hiểm nguy, nhưng được bình yên. Thế là chỉ còn chị cả tôi, nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Mân Côi (gần nhà thờ Chí Hòa), ở lại với cha mẹ.

Ngày 27 tháng Ba năm 1991, thầy mẹ và chị tôi cùng một cháu gái, con của người em kế tôi, được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình (ODP). Ôi biết bao mừng vui khi gia đình chúng tôi được xum vầy đầy đủ tại thành phố San Jose, CA, sau nhiều năm xa cách! Thầy mẹ tôi, tuy đã bước vào tuổi hạc, nhưng còn khoẻ mạnh bình thường.

Tôi phục vụ Chúa và bổn đạo Công giáo tại Los Angeles, CA, chị tôi về tu viện ở New Orleans, Louisiana, còn thầy mẹ tôi an vui sống với các em và các cháu tôi tại San Jose. Hằng năm hai chị em chúng tôi đều về thăm cha mẹ yêu thương...

Khoảng tháng Tư năm 2002, một cơn "bão dữ" đã đổ xuống cuộc đời nhỏ bé của tôi, khiến tôi phải về với gia đình. Tuy bàng hoàng về những chuyện bất hạnh xảy đến cho tôi, thầy mẹ tôi đã đón nhận người con khốn khổ của mình. Có cha mẹ nào lại không thương đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau và dày công nuôi nấng trong bao năm trường"

Tôi chấp nhận hoàn cảnh khổ đau của mình, coi nó như một sự an bài nhiệm mầu của Đấng Tối Cao toàn năng, và sống ẩn dật, âm thầm với cha mẹ mình, nay đã già yếu. Thầy tôi từ từ sút giảm sức khoẻ thấy rõ, đôi chân của người yếu ớt, không còn đi đứng vững vàng được nữa, phài dùng cây gậy chống đỡ từng bước. Kể từ năm 2006, thầy tôi phải vào bệnh viện nhiều lần để điều trị vì các chứng bệnh khởi phát do tuổi già đã trên 90. Tận tình chăm sóc cho thân phụ, tôi thương yêu người vô cùng! Trong phòng riêng, tôi quỳ gối cầu nguyện cho thầy tôi phải trải qua các lẽ thường tình của thân phận làm người: sinh-lão-bệnh-tử.

Tháng Hai, 2007, thầy tôi lâm trọng bệnh, chúng tôi lại phải đưa người vào nhà thương Santa Clara Valley Hospital ở San Jose. Thầy tôi dần dà chỉ còn da bọc xương, thế mà bác sĩ bắt phải lấy máu để thử nghiệm cứ 6 giờ một lần. Mỗi khi y tá vào phòng để lấy máu thầy tôi, tôi không dám nhìn cảnh tượng này vì lòng dạ mình cảm thấy quá xót xa, tôi đã vào nhà nguyện nhỏ trong bệnh viện để quỳ gối cầu nguyện cho cha mình đang phải chịu đau đớn vì bệnh tật.

Một đêm vào trung tuần tháng Ba, 2007, thầy tôi không ngủ, tỉnh táo khác thường, để nói những lời trăn trối cho thân mẫu và chị em chúng tôi. Cha tôi nói: "Thầy thương mẹ (tức thân mẫu chúng tôi) và các con cháu chắt lắm!" Rồi thầy tôi bật khóc, nhưng người liền can đảm nói: "Thầy bằng lòng đi theo Chúa ... Thầy vui mừng được về với Chúa và Mẹ Maria ... Trên thiên đàng Thầy sẽ phù hộ cho mẹ và các con cháu chắt." Qua tình cảnh này, tôi thấy cha chúng tôi yêu thương cuộc sống của mình, yêu thương người bạn đời và các con cháu chắt, cũng như họ hàng thân thuộc và bạn hữu vô cùng, nhưng biết rằng mình sắp phải ra đi, phải từ biệt tất cả mọi người. Cha tôi dặn dò chúng tôi: "Các con hãy sống đẹp lòng Chúa ... hãy thương yêu mẹ, săn sóc chu đáo cho mẹ, và hãy thương yêu nhau, bớt công ăn việc làm để có thời giờ cầu nguyện". Tôi hứa với cha mình trong giây phút thiêng liêng này với nước mắt: "Chúng con sẽ sống và làm theo ý nguyện của thầy!" Cha tôi cũng dặn dò: "Lúc thầy sinh thì, mẹ và các con đừng khóc, hãy cầu nguyện cho thầy về với Chúa..."

Một dấu chỉ về đức tin vào Thiên Chúa rất sâu xa của cha tôi, đó là khi biết mình sắp lìa trần, thân phụ chúng tôi không dùng chữ "chết", mà chỉ nói: "Thầy đi theo Chúa ... Thầy về với Chúa ở trên thiên đàng."

Ngày thứ ba, 24-4-2007, cha chúng tôi đi tiểu ra máu; đến chiều chúng tôi đưa người vào nhà thương. Ngay đêm này, bác sĩ đã gọi điện thoại cho chúng tôi báo tin đau buồn: "Ông Cụ sắp qua đời" (He is dying), vì thận bị hư. Nhà thương đã cho thầy tôi một phòng riêng rộng rãi để người nằm hấp hối. Bên ngoài cửa phòng, y tá gắn một tấm hình chụp chiếc lá khô mầu tím rơi rụng, là dấu hiệu cho biết bệnh nhân sắp đi.

Thầy tôi nằm im, không cử động tay chân nữa, mắt nhắm lại, chỉ còn tim đập và hơi thở nhờ oxygen. Thầy tôi nằm hấp hối như thế trong 3 ngày, đến ngày thứ nhì thì chị cả chúng tôi từ New Orleans đã về tới nhà thương. Chúng tôi thường trực bên cạnh người, cầu nguyện với Đấng Tối Cao đã tạo nên thân phụ mình và đọc Kinh Mân Côi kính Đức Mẹ. Cả đời cha tôi đã có lòng yêu mến Mẹ Thiên Chúa; trong lúc bệnh nặng, người đã thầm thì khấn xin: "Con muốn về với Mẹ, xin Mẹ đến đem con về với Mẹ. Ave Maria! Ave Maria!"

Vào khoảng 11:30 đêm thứ sáu, 27-4-2007, hơi thở của cha chúng tôi yếu dần, yếu dần, rồi đến 11:45, người trút hơi thở cuối cùng trong khi chúng tôi phó linh hồn cho người: "Giêsu Maria Giuse, chúng con xin phó dâng linh hồn Phêrô thân phụ chúng con cho Ba Đấng." Thế là người cha kính yêu của chúng tôi đã được "sinh vào cõi trời" trong an bình và thánh thiện như đi vào giấc ngủ, đúng như Thánh Gioan-Kim Khẩu đã nói: "Chết là một giấc ngủ dài hơn giấc ngủ thường."

Ngay bên cạnh thi hài cha tôi còn nóng, tôi và cả gia đình đã bùi ngùi dâng Thánh Lễ tiễn đưa linh hồn người về với Chúa. Sau đó, nhà quàn đã đến đưa xác người đi; chúng tôi rời bệnh viện, đau đớn lặng lẽ trở về nhà...

Sau 2 ngày cầu nguyện cho thân phụ tại nhà quàn, vào trưa thứ ba, mồng 1-5-2007, tôi dâng Thánh Lễ An Táng cho chính người cha thân yêu của mình. Ôi, không có những giây phút nào xúc động hơn cho cuộc đời linh mục của tôi! Đoạn chúng tôi đưa người đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Los Gatos Memorial Park ở thành phố Los Gatos, CA.

Thầy kính yêu, Thầy đã về với Chúa, được hưởng hạnh phúc ngàn thu bên Người cùng Mẹ Maria và các Thánh Nam Nữ trên cõi phúc, còn mẹ và các con cháu chắt ở lại cõi tạm này, trong thương nhớ Thầy muôn đời (forever in our hearts).

Vĩnh biệt Thầy trong lòng biết ơn sâu đậm của chúng con: Công cha như núi Thái Sơn!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,997,962
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến