Hôm nay,  

Nghề Thọc Huyết Heo Đến Mỹ

25/05/200700:00:00(Xem: 165205)

Người viết: Nguyễn Lê

Bài số 1269-1880-585vb3220507

*

Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại  Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết  và đã nhận giải thưởng đặc biệt  Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài ông viết thường giản dị, chân thật, thể hiện tính lạc quan, tốt đẹp.

*

Sau khi tham dự Thánh Lễ nhà thờ, phái đoàn chúng tôi rủ nhau xuống hội trường của nhà thờ ngay dười basement thì được chứng kiến những đĩa tiết canh đỏ tươi điểm vài cọng húng quế xanh mát, lốm đốm những hạt đậu phụng rang vàng nhạt xen lẫn với những miếng gan màu nâu đậm. Đúng y chan những đĩa tiết canh mà 50 năm về trước tôi đã từng được thưởng thức tại Hà Nội, miền Bắc Việt Nam.

Món tiết canh, cháo lòng, lòng nhồi huyết, bộ lòng dồi tràng, gan, tim là những món ăn cổ truyền tổ tiên để lại nay tôi lại được nhìn thấy ngay tại hội trường của nhà thờ vùng Woodlyne, N.Jersey. Nhờ có ông cha xứ vui vẻ, đầu óc phóng khoáng đã khuyến khích và giúp đỡ bổn đạo, con chiên tình nguyện góp của, góp công tạo được một không khí, 1 cảnh tượng tấp nập ngay sau Thánh Lễ.

Vừa thưởng thức món tiết canh với bia Heineken Hòa Lan tôi hỏi thăm bạn bè thì được biết 2 vợ chồng ông bà chuyên nghề "thọc huyết heo" từ vùng Hố Nai Biên Hòa nhập cảng vào đất Mỹ món ăn cổ truyền dân tôc.

Hai ông bà năm nay sấp sỉ ngũ thập niên, cư ngụ vùng Pensauken, N.J. tác giả của 12 người con, vượt biên qua Mỹ theo diện con lai, thập niên 80 bằng máy bay sau rất nhiều lần thất bại, tính vượt biên bằng tàu bè.

Qua được đất Mỹ ngoài giờ làm tại hãng, những ngày cuối tuần ông bà lại tiếp tục hành nghề cũ mà ông bà đã thành thạo khi mới ở tuổi đôi mươi.

  Tờ mờ sáng ông bà đã leo lên xe tới vùng ngoại ô của thủ đô New Jersey tỉnh Trenton để vào vựa nuôi heo do người Pueto Rico làm chủ. Vì ông bà đã quá rành nghề nên chủ vựa để cho ông đích thân được "thọc huyết heo"

Sau khi lựa 3 con heo mà theo ông giống tốt, thịt ngon ông đã đánh dấu bằng phấn trắng để chủ vựa cho giật điện bất tỉnh rồi cột chân dốc ngược đầu heo xuống . Ông đã thủ sẵn con dao thọc huyết dài khoảng gang tay đưa vào giữa cổ con heo, lưỡi dao nhọn đâm xuống tận tim heo, bao nhiêu huyết trong con heo chảy hết vào container ông đã hãm muối cho huyết không đông để ông chuẩn bị làm món tiết canh. Huyết của 2 con heo còn lại ông pha thêm nước để khi luộc, huyết heo mềm mại, ông làm món cháo huyết.

Sau khi thọc huyết, giữ được 2 thứ huyết đúng như ý muốn, ông để chủ vựa cạo lông heo cho sạch và xẻ con heo làm đôi, giao cho ông. Trong chốc lát ông bà đã phanh thây, xẻ thịt con heo ra từng món: nào thịt heo ba rọi, thịt mông heo, thủ heo, chân giò, thịt sườn coteletle và nhất là bộ lòng: tim, gan, dồi tràng.v.v...

Với 3 con heo mỗi tuần đem từ vựa về, ông phục vụ được 3 loại khách hàng. Thứ nhất là bạn bè, bà con lối xóm tuần nào cũng vác về nhà món thịt heo tươi , nào tiết canh lòng heo, nào thịt ba rọi kho tàu, món chân giò nấu bánh canh giò heo, sườn cotelletle ướp sả làm món cơm tấm bì sườn, đầu tai heo luộc lên phục vụ làng nhậu nhẹt.

Sửa soạn đủ mặt hàng vào ngày thứ bảy, sáng sớm Chủ Nhật sau khi tham dự Thánh Lễ ông bà đã bày hàng tại hội trường nhà thờ. Bạn bè bà con được dịp chia xẻ niềm vui bằng những món ăn khoái khẩu, hợp khẩu vị, ăn uống no nê còn take out đem về. Đặc biệt sau khi bán hàng, 2 ông bà đều cống hiến vào quỹ nhà thờ, nhờ vậy mà sinh hoạt tại nhà thờ rất sôi động, hào hứng. Các thanh thiếu niên con cháu của các bổn đạo được dịp gặp gỡ, tất cả đều coi nhau như anh em trong một đại gia đình.

Sau cùng khách tiêu thụ hàng của ông bà là những tiệm ăn bên thành phố Philadelphia, thành phố lân cận của tiểu bang New Jersey. Từ nay dân Philadelphia không còn phải bay sang vùng Little Saigon, quận Cam để thưởng thức món tiết canh lòng heo tại tiệm phở Nguyễn Huệ, hoặc tại tiệm tiệm cháo lòng trên đường Bolsa gần Thương xá Phước Lộc Thọ.

Ông bà hành nghề "Thọc huyết heo" này quý chuộng nghề nghiệp rất khác người là mỗi năm cứ đến dịp gần Tết ta, ông bà lại trở về nơi chôn nhau, cắt rốn mà ông bà trước khi ra đi có để lại 1 ngôi nhà 3 tầng cho họ hàng trông nom.

Ông bà lại trổ nghề "Thọc huyết heo" phục vụ bà con tại quê nhà bằng cách xẻ thịt heo nấu bánh chưng nhân dịp Tết, phục vụ làng nhậu bằng món tiết canh, đầu tai heo luộc, ruốc heo với thịt đông dưa chua.

Các con ông bà 12 nhân mạng nay đã tốt nghiệp kỹ sư làm tại các hãng xưởng, các nhà băng đầu tư, lại thêm 3 dược sĩ phục vụ tại các dược phòng đại tư bản như C.V.S, Walgreen, Rite Aid.

Các cô, các cậu khi không dám nối nghiệp nghề của bố mẹ vì khi nhìn thấy dòng máu đỏ từ cổ heo các cô cậu không còn hồn vía nào để mà tiếp tục sự nghiệp của bố mẹ.

Ông bà nay đã vui thú điền viên với căn nhà gạch ngay tại ngã tư đường. Thời giờ rảnh rỗi ông trông nom săn sóc ngôi vườn thiết kế xung quanh nhà nào hành lá, rau dăm, húng quế, húng lủi, đủ mọi loại rau, đủ mọi loại trái cây ăn quả cành lá xanh tươi, rậm rạp nhờ loại phân bón đặc biệt của ông do loài heo phế thải.

Thú vui của bà ngoài việc hãm tiết canh, luộc lòng heo là trông nom đàn cháu nội ngoại đông đảo mỗi khi bố mẹ chúng bận đi shopping.

Tết Đinh Hợi vừa qua, ông về Việt Nam làm được 2 việc mà ông bà rất hài lòng là phục vụ bà con tại quê nhà bằng món xả thịt heo ăn Tết và giới thiệu 3 gia đình người Việt tại Mỹ về trồng răng, sửa răng tại Việt Nam. Các ông bà bạn này than phiền là 2 hàm răng chiếc rụng chiếc hư, thưởng thức món tiết canh lòng heo của ông không còn thú vị như trước nữa.

Hai ông bà bạn thăm nha sĩ Mỹ. Họ cho biết mỗi chiếc răng cấy vào hàm trên dưới 10 ngàn đô một cặp. Hai ông bà phải nhờ nha sĩ cấy 6 cái vị chi mất toi 30 ngàn đô la. Nha sĩ tại Việt Nam tính có 1,200 đô 1 chiếc, 6 cái răng tổng cộng sấp sỉ gần 8,000 đô. hai ông bà bạn dùng số tiền sai biệt đi du lịch Úc Châu và Cambodge trong vòng hai tháng trời khi ở Việt Nam trong thời gian chờ nha sĩ khám và trồng răng.

Đến tuổi về hưu 2 ông bà bạn nữa đem 10 ngàn đôla, ông làm lại hàm răng giả tốn 1,000. Ông biếu bà con bên nội và ăn xài hết luôn 4,000. Bà xã ông cũng biếu bà con bên ngoại hết luôn số tiền 5,000 còn lại.

Tất cả trở lại Mỹ với 2 hàm răng đều đặn như hạt na, không phải che mồm che miệng  dấu những chiếc răng sứt, chiếc vàng khè. Tất cả đều vui vẻ, cười nói vang nhà trong lúc thưởng thức món tiết canh lòng heo nổi tiếng hơn 30 năm từ vùng Hố-Nai, Việt Nam nay sang tận đất Mỹ tiểu bang New Jersey và Pennsylvania.

Ý kiến bạn đọc
03/07/201817:35:14
Khách
Các cô, các cậu khi không dám nối nghiệp nghề của bố mẹ vì khi nhìn thấy dòng máu đỏ từ cổ heo các cô cậu không còn hồn vía nào để mà tiếp tục sự nghiệp của bố mẹ.,,OMG Ai tai...Ai tai...
12/01/201804:26:07
Khách
đọc bài thọc huyết heo mà nỗi hết da gà ,quá sợ luôn ..... nghề sát sanh đến lúc gần chết , nghiệp quã sẽ đến mới thấy trã nghiệp khũng khiếp, có hối cũng không kịp ......
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,072,711
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.