Hôm nay,  

Nhớ Mẹ Ngày Mother’s Day

10/05/200700:00:00(Xem: 127992)

Người viết: Phạm hoàng Phấn

Bài số 1260-1871-576vb5100507

*

Pham hoàng Phấn,  56 tuổi,  qua Mỹ theo chồng diện H.O. năm 1992,  trước là thợ may ở VN,  dịnh cư ở Wesminster,  California hiện là công nhân hãng chế tạo dụng cụ y khoa ở Tustin. 

*

Khi đón con tan học ra, Lê thấy cu Bi, con nàng, đang cùng các bạn học mỗi đứa cầm một đóa hoa bằng giấy màu với nét mặt hân hoan. Lê hỏi con:

- Cô giáo dạy con làm thủ công hả" Bông hoa đẹp quá.  Đưa mẹ xem!

- Dạ, cô bày tụi con làm hoa để tặng mẹ nhân ngày Mother s Day.

- Để mẹ đem về khoe với ba. Đẹp quá! Con giỏi quá!

- Happy Mother s Day, Mommy.

Cu Bi ôm choàng lấy mẹ, hôn một cái thật kêu, thật đáng yêu làm sao, rồi hỏi tiếp:

- Mẹ ơi, ở Việt nam mình có ngày Mother s Day không hở mẹ"

- Ờ...không.  Nhưng mình có ngày lễ Vu lan để tưởng nhớ và cầu nguyện cho ông bà cha mẹ mình, người đã mất thì được siêu thoát, còn người sống như bà ngoại với bà nội thì được an vui khỏe mạnh, sống lâu với mình.

...Mới thoáng đó mà mười mấy năm trôi qua, cu Bi nay đã lớn, lên đại học.  Tuy đi học xa, mỗi năm đến ngày lễ Mẹ,  cu cậu đều không quên điện thoại về hỏi thăm và chúc mừng mẹ: "cầu cho mẹ sống mãi với con, con nhớ mẹ lắm". Lê thương và nhớ con đến chảy nước mắt, và nàng chợt nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi của con nhiều năm về trước:

- Viêtnam không có ngày lễ Mẹ và lễ Cha, vì đối với mọi người con Viêt nam, ngày nào cũng đều là ngày lễ Mẹ và Cha hết.

Thật vậy, ngay từ khi còn nhỏ cắp sách đến trường, thầy cô giáo đã dạy cho nàng biết công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và bổn phận làm con phải có hiếu với cha mẹ bằng cách lúc nhỏ thì vâng lời cha mẹ dạy, làm những việc hay việc tốt mà cha mẹ muốn mình làm.  Lớn lên, khi cha mẹ già yếu, mình phải phụng dưỡng cha mẹ không ngại khó nhọc, tốn kém, và khi cha mẹ qua đời, phải lo chôn cất, để tang, thờ cúng tử tế.

"Một long thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Vì thế, trong tâm mỗi người Việt nam chúng ta, ai cũng có lòng thương yêu quí trọng cha mẹ mình, và tình yêu đó âm thầm lặng lẽ chạy dài suốt cuộc đời mình, không cần thể hiện bằng những câu “I love you", bằng hoa,  bằng quà tặng, bằng bữa ăn thịnh soạn ta đãi cha mẹ mỗi năm vào ngày lễ Mẹ hay lễ Cha như ở Mỹ. 

Lòng híếu kính của con đối với cha mẹ nên được thể hiện qua cách chúng ta làm cho cha mẹ được vui lòng, sung sướng.  Sung sướng về vật chất không quan trọng bằng sung sướng về tinh thần.  Tuy nghèo khó, khổ cực, nhưng cha mẹ sẽ vui sướng biết bao khi thấy con mình ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, thành đạt, thương người và đươc mọi người thương mến. 

Lê thấy người Việt nam mình có câu nói rất giản dị nhưng vô cùng chí lý là "có nuôi con mới hiểu được lòng cha mẹ".  Có từng trải qua những cảm xúc, như bở ngỡ hân hoan lúc biết mình có thai, sắp được làm mẹ, có ốm nghén, ụa mửa, buồn nôn khi mang thai,  suy nghĩ lựa chọn đặt tên cho con, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho đứa con sắp chào đời, chịu đựng sự đau đớn, banh da xẻ thịt cho con ra đời, trìu mến ngắm mãi không chán khi ôm đứa con đỏ hỏn mới sinh vào long.  Có trải qua những giây phút tháng ngày khổ cực lo lắng chăm sóc cho con khi con đau ốm, bỏ ăn, kêu khóc, xót xa nhìn con mà không biết phải làm gì, có nân hoan vui mừng khi thấy con nhoẻn miệng cười, biết lật, biết bò, biết ngồi, biết đứng, biết đi, biết nói...và còn biết bao những cảm xúc lo sợ, buồn tủi, vui sướng khác mà ta trải qua khi nuôi dạy con đến lớn, thì thật sự ta mới biết nghĩ đến mẹ và yêu quí mẹ.

Tình mẹ thương con thật là bao la vô cùng, không có gì có thể so sánh được, vì tình thương đó chỉ có CHO ĐI mà không hề mong cầu được NHẬN LẠI.  Vì tình thương đó mà người mẹ có thể hy sinh cái quí nhất đời là tính mạng của chính mình để con được sống khi lâm nguy.

Lê hồi tưởng lại những tháng ngày đen tối đầy nước mắt của gia đình nàng khi còn nhỏ ở Phanrang năm 1964.  Chỉ trong vòng hai tháng mà biết bao tai ương bất hạnh đã dồn dập xảy đến cho gia đình đang êm ấm hạnh phúc của nàng.  Bà ngoại trở bệnh nặng đang hấp hối khiến ba nàng đang chấm bài phải lái xe scooter vào tận Sông Mao để đưa dì Hai nàng về gặp mặt bà ngoại lần cuối trước phút lâm chung.  Nhưng trưa hôm đó, ông quận trưởng Sông Mao đã chở xác ba nàng về trên chiếc xe cũ trong tình trạng hôn mê bất động, hai mắt nhắm nghiền với máu me đầm đìa trên áo và băng trắng quấn đầy đầu. Mẹ và các anh em nàng đã vây quanh sợ hãi, khóc lóc đầm đìa nước mắt. 

Ba Lê đã dọc đường té ngã xe, hay bị xe hơi tông bỏ chạy, không ai biết đích xác. Chỉ biết hai ngày sau khi được giải phẫu ở nhà thương, với vết chấn thương sọ não quá nặng không cứu chữa được, ông đã qua đời bỏ lại mẹ và 9 anh em nàng chưa ai tới tuổi tự lập được. 

Lê không bao giờ quên được hình ảnh mẹ nàng lúc ấy, mặt mày tiều tụy, hốc hác, thờ thẩn, nhưng đầy kính cẩn nghiêm trang, hai tay cầm bó nhang đứng một mình lâm râm khấn vái giữa trời khuya sương lạnh trong sân bệnh viện Nhatrang, cầu xin cho ba nàng được sống lại. 

Bà đã cầu nguyện rất lâu trong tiếng thì thầm của đêm khuya và trên bầu trời cao, Lê chưa bao giờ thấy vầng trăng nào tròn to và sáng lạnh lùng như trăng đêm hôm ấy. 

Tai ương lại đến tiếp cho gia đình với cái chết của bà ngoại Lê ba tuần sau đó. Bà cụ qua đời trong tiếng tụng niệm A di đà Phật lien tục của gia đình và chư tăng sau những ngày đau yếu triền mien trên giường bệnh, rũ sạch nợ trần để về cõi Phật. 

Chỉ trong một tháng mà gia đình Lê phải mang hai đại tang, căn nhà đang vui vẻ với tiếng reo cười của các em nhỏ bỗng trở nên vắng lặng thê lương với hai bàn thờ hương khói lặng lẽ âm u trong góc tối.

Mẹ Lê gần như kiệt sức sau bao ngày lo lắng, săn sóc, ma chay cho 2 người thân nhất đời nay đã vĩnh viễn không còn nữa, nhưng bà vẫn gắng gượng tới lui cúng kiến các chùa, phóng sanh bố thí, phát tâm ăn chay, tụng kinh sám hối, Địa tạng, A di đà liên tục, cầu mong cho người ra đi được sinh về cõi an lành cực lạc.

Và rồi, cũng chưa hết, đúng là"họa vô đơn chí", vào ngày cúng thất thứ 3 của bà ngoại Lê,  Phanrang đã xảy ra cơn lụt chưa từng thấy trong lịch sử, cơn lụt "năm Thìn" mà ai ở Phanrang vào năm đó không thể nào quên được.  Đập thủy điện Đa nhim trên Đơn dương vỡ, nước trên núi tuôn ào ạt xuống làm ngập thành phố rồi chảy ra biển, cuốn phăng xe cộ,  bàn tủ, súc vật trâu bò gia súc dọc đường, làm tiêu tán hết vốn liếng của cải gia đình là căn tiệm nhỏ bán áo quần giày dép của mẹ nàng.

Mấy mẹ con đã đóng hết các cửa sổ cửa lớn, kéo nhau chạy ra đường, định tắp vào trú ngụ nhờ nhà bà con gần đó có lầu,  nhưng chỉ có một nửa đi nhanh vào kịp, còn nửa kia chậm hơn, phải tắp vào nhà người quen,  suýt chút nữa đứa em út Lê bị cuốn trôi ở ngã tư nước xoáy. Nước dâng lên trong nhà cao hơn 2 thước, làm hư hại, đổ vỡ đồ đạc ngổn ngang, khi rút đi để lại bùn lầy rác rưởi hôi thối ngập nhà. Thế là, vừa phải chịu tang mẹ và chồng, đến lượt nhà cửa cơ nghiệp tan hoang xơ xác, tay trắng mình trơn, mẹ nàng phải một mình can đảm gượng dậy,  đứng lên bương chải kiếm sống nuôi con.

Năm ấy Lê mới 14 tuổi, không hiểu mẹ nàng đã làm cách nào mà xoay trở nuôi nổi một bày con đông đảo lúc đó như vậy. Đối với Lê, mẹ nàng thật là vĩ đại, là một anh hùng trong những anh hùng vĩ đại nhất của người dân Ninh thuận thời bấy giờ. Bà vừa là người mẹ, cũng vừa là người cha, vì sau khi cha nàng mất đi, Lê mới thấy được sự dũng cảm, nghị lực phi thường, tinh thần trách nhiệm và đức hy sinh vô bờ bến của bà để nuôi nấng dạy dỗ đàn con thơ khôn lớn ăn học nên người trước bao song gió cạm bẫy của cuộc đời. 

Một mình, mẹ nàng đã thức khuya dậy sớm, làm việc không biết mệt, tảo tần vay mượn, ngoại giao, mua bán, và lần hồi gây dựng lại một hiệu buôn lớn gấp 5 lần tiệm cũ.

Một mình, bà đã làm gương cho các con noi theo bằng chính những đức tính tốt của bà: nhẫn nhục, chịu khó, lo xa, thương người.  Chính bà đã vô tình dạy cho các con lòng thương người bằng cách ăn mặc giản dị, phóng sanh chim cá, thường xuyên giúp đỡ, bố thí cho những người nghèo khó, neo đơn xung quanh.

Bà thường nói vói các anh em nàng, "Khi Ba va Bà mất, nếu không có sự phù hộ của Trời Phật và giúp đỡ của những người thân quen hảo tâm thì mấy mẹ con mình đâu có được như ngày hôm nay.  Vì vậy, mình phải biết san sẻ, chia xớt những gì mình có cho những ai kém may mắn hơn.  Nếu chịu khó làm việc, giúp đỡ ngưới thiếu thốn đói rách, thì một ngày nào đó, Trời sẽ cho mình lại, không có gì phải lo. Mình giúp người thì Trời sẽ giúp mình lại."Nhiều năm về sau, thời cuộc đất nước nhiểu nhương, chính trị hà khắc đã làm cho 7 anh em Lê phải lần lượt lìa bỏ quê hương phiêu bạt khắp bốn phương như đàn chim vỡ tổ, bỏ lại mẹ già cho 2 em nhỏ ở lại săn sóc phụng dưỡng.

Các con đã có nhà cửa công việc làm ổn định, gửi tiền về cho mẹ làm từ thiện khuây khỏa tuổi già, thay nhau bảo lãnh mẹ đi ngoại quốc chơi, thăm viếng con cháu mỗi lần vài ba tháng. Nhưng Lê vẫn day dứt buồn. Cái buồn xót xa mà Lê nuôi mãi trong lòng là không được sống gần mẹ, phải ở xa ngàn dặm với chồng con nơi xứ lạ quê người, không được gần gũi sớm hôm thăm hỏi, cúc cung nấu nướng món ngon vật lạ, chăm sóc thuốc men cho mẹ mỗi ngày. 

Đêm đêm, Lê chỉ biết âm thầm lạy Phật cầu xin gia hộ cho mẹ dược khỏe mạnh sống lâu ở nơi quê nhà xa xôi yêu dấu.

Trên thế giới này đã có không biết bao nhiêu người ca ngợi công ơn cao cả của mẹ mình, đã có biết bao truyện ngắn, truyện dài, phim ảnh, kịch bản, thi ca, bài hát, bức tranh để vinh danh lòng mẹ, nhưng tình mẹ thương con, Lê nghĩ vẫn chưa đủ để nói hết trong lòng mỗi một người con chúng ta. 

Vì vậy, các bạn ơi, hãy ân cần chu đáo săn sóc cho mẹ, hãy thể hiện tình thương mẹ bằng những việc làm cụ thể cho mẹ vui khi mẹ còn sống với mình, kẻo mai kia, khi mẹ không còn nữa thì chỉ có sự ân hận, hối tiếc, đau xót đêm ngày dày vò chúng ta mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến