Hôm nay,  

Viết Tiếp Còn Đó Ngậm Ngùi

16/09/200700:00:00(Xem: 130219)

Người viết: Nguyễn Trần Diệu Hương

Bài số 2095-1958-663vb8160907

*

Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến.  Tham dự  từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết “Còn Đó Ngậm Ngùi.” Bài viết mới của cô lần này kể chuyện thăm lại nhân vật của chuyện cũ.

*

Mỗi lần nói chuyện  với ông Đạt, dù bằng phone hay trước mặt ông, tôi vẫn phải nói lớn hơn bình thường rất nhiều. Vì tai bên trái của ông gần như hoàn toàn bị điếc, do thương tật ông phải chịu từ thời mới hơn ba mươi tuổi từ chiến trường U minh, Cà Mâu. Lúc nào tôi cũng chọn chỗ ngồi từ bên phải của ông để ông có thể nghe dễ dàng hơn.

Tôi quý ông vô cùng vì rất nhiều lý do; ông đã hy sinh cả một thời tuổi trẻ của mình để bảo vệ cho miền Nam tự do, dù chỉ được hơn hai mươi năm; hơn thế nữa, qua ông, tôi còn thấy thấp thoáng hình ảnh Ba tôi, một người cùng thời, cũng mặc áo lính như ông.

Căn nhà nhỏ 3 phòng của ông ở San José nhìn từ bên ngoài cũng dung dị như mọi căn nhà bình thường khác, cũng có cái hàng rào nhỏ, để ngăn những con chó nhỏ giẫm lên cỏ xanh hơn là để ngăn người lạ bước vào nhà. Trước nhà cũng có mấy bụi hoa hồng, dù không nở rộ, hoa nhiều hơn lá, như những cụm hoa được chăm sóc kỹ mỗi ngày, nhưng vẫn tươm tất gọn gàng cho thấy có sự chú ý của chủ nhà. Ít ai biết những cụm hoa hồng đó được chính tay bà trồng từ hơn ba mươi năm trước, hồi hai ông bà mới mua căn nhà với ba phòng ngủ.

Về việc mua nhà này, ông kể lại chuyện những ngày đầu di tản:

- Chúng tôi có ba con gái, một con trai, đúng ra phải mua nhà 5 phòng, nhưng lúc đó, không đủ khả năng mua nhà lớn, chúng tôi đành phải để các cháu gái ở chung một phòng. Ấy vậy mà các cháu vui lắm vì vẫn hơn cái thời phải đi hái dâu ở San Diego cả ngày, tối về mấy mẹ con nằm dài trong phòng khách ờ cái apartment nhỏ, trông rất tội, nhưng lúc đó, khả năng của chúng tôi ở những ngày đầu lưu vong chỉ đến thế! Thương vợ, thương con mà không làm gì được, cũng đành bất lực như ngày nào nhìn nước mất, mà phải khoanh tay trong nỗi ngậm ngùi.

Ông Đạt chia xẻ với chúng tôi nhiều điều về những ngày đầu chân ướt chân ráo ở quê người, đó là những ngày cuối năm 1975. Hình ảnh in đậm nhất trong óc tôi là hình ảnh người con gái lớn của ông, khoảng mười lăm tuổi lúc đó, đứng chơ vơ cùng mẹ giữa tiếng trực thăng bay gần sát mặt đất, tạo ra sự chuyển động của không khí, mạnh hơn tốc độ của một cơn gió lớn. Cơn gió lớn tạo ra từ cánh quạt của trực thăng, vốn dĩ rất gần gũi với ông cả một thời trong quân đội miền Nam. Cũng trực thăng bay ở độ cao rất thấp, cũng tiếng động của cánh quạt quay tít những tiếng trực thăng tản thương năm xưa của QLVNCH với ông Đạt chỉ làm âm vang thêm nỗi đau thể xác vì thương tật ở chiến trường. Tiếng trực thăng của Sở Di trú Mỹ quần dọc theo biên giới (xua đuổi những người Mễ Tây Cơ di dân lậu vượt qua làn ranh ngăn đôi hai quốc gia, lao động chân tay vẫn kiếm được nhiều tiền hơn ở ngay trên quê hương mình) trên những cánh đồng dâu bạt ngàn ở biên giới Mỹ-Mễ đã làm lòng cả hai ông bà nhói lên nỗi đau tinh thần, nỗi đau của những người dân mất nước phải sống đời lưu lạc. Trên những cánh đồng dâu bạt ngàn (Strawberries Fields) ở San Diego, mỗi một lần trực thăng của Sở di trú Mỹ bay ngang, những người Mễ nhập cư lậu trốn hết, chỉ có mỗi bà Đạt và cô con gái lớn, những người tỵ nạn Việt Nam nhập cư chính thức đứng lẻ loi, bị khuất trong mầu đỏ của trái dâu chín và mầu xanh của lá dâu non, vừa chơ vơ, vừa đầy sức chịu đựng.

Người con gái lớn của ông bà lúc đó, đang học những năm cuối ở trường Trung học, đã hiểu được mọi chuyện như một người lớn, hiểu tại sao cả gia đình phải lưu vong, bắt đầu mọi thứ với hai bàn tay trắng ở quê người, hiểu nỗi đau của Bố, hiểu sự hy sinh của Mẹ, cô ra sức học hành dù trình độ tiếng Anh còn hạn chế. Ngày cô tốt nghiệp Trung học, một tờ báo ở địa phương đã đăng một bài nhỏ, với cái tựa gợi sự chú ý, " Valedictorian with little English /Thủ khoa Trung học mặc dù chưa thông thạo tiếng Mỹ", kèm theo hình cô gái Việt Nam mảnh mai với đôi mắt to thông minh, cương quyết. Nếu tờ báo chịu theo dõi bước chân của cô nhỏ tỵ nạn ngày nào, chắc là sẽ có thêm một bài viết khác về sự thành công của cô ba mươi năm sau ở một công ty kỹ thuật lớn ở Silicon Valley.

Buồn thì buồn rất nhiều, nhưng trách nhiệm của người chủ gia đình vẫn phải lo, giữa một đất nước giầu có bình yên, những kiến thức trường lớp và cả thực tế của ông về chiến trận dĩ nhiên thành "đồ cổ", không sử dụng được, ông Đạt cắp sách miệt mài đi học những lớp cần phải có cho một bằng trung cấp hai năm về điện tử. Ngày xưa ở chiến trận giữa rừng già hoang vu, khổ về vật chất, bây giờ ở nhà riêng giữa nước Mỹ giầu có, khổ về tinh thần nhiều hơn, nhưng lúc nào ông cũng có bà bên cạnh, người bạn đời trung thành, không hề than trách, không hề kêu ca, mà luôn lặng lẽ hỗ trợ cho chồng như từ thủa nào, từ những ngày hai người còn rất trẻ, mới lấy nhau, ông trôi nổi từ mặt trận này đến chiến trường khác, từ rừng U Minh Cà mau đầy muỗi đến vùng đất "chó ăn đá, gà ăn cát" Quảng Trị khô cằn ở cực Bắc của Việt Nam Cộng Hòa.

Lấy được mảnh bằng hai năm về điện, ông đưa cả gia đình về miền Bắc California, nơi được mệnh danh là thung lũng điện tử của cả thế giới. Không dám bỏ việc đang làm, nhưng ông kiên nhẫn đi xin việc. Cứ tưởng là phải mất một thời gian dài để tìm được việc làm mới, nhưng không ngờ, chiếc nhẫn ông đeo từ ngày học khóa đào tạo Sĩ quan Thủy quân Lục Chiến ở Mỹ từ cuối thập niên 50 đã giúp một người Mỹ cùng học trường Marine cùng thời nhận ra ông, người bạn học cùng trường quân sự năm xưa, từ thủa hai người chưa đến tuổi ba mươi, mặc dù bây giờ cả hai đều tóc đã điểm sương, và nặng nề, chậm chạp hơn thời còn khoác áo chiến trận rất nhiều. Thế là ông được thu nhận vào làm với mức lương của một người có kinh nghiệm về điện mặc dù ông chỉ có kinh nghiệm về chiến trường, và lý thuyết về điện tử vừa mới học được hãy còn hạn chế.

Chiếc nhẫn ông đeo từ lúc mới học xong khóa quân sự thủy quân lục chiến vẫn được đeo cùng với chiếc nhẫn cưới là hai vật theo ông cả cuộc đời, tưởng là đeo để cho vui, vậy mà lại giúp được ông trong lúc cần thiết nhất, tìm được một việc làm tương đối để vợ con đỡ vất vả hơn.

Cuộc sống bình lặng trôi qua, dù tất bất nhưng ít nhất mỗi tối ông còn được về với vợ con, không trôi nổi từ chiến trường này đến trận địa khác, bỏ bà ở nhà một mình dậy con, và nuôi mẹ thay ông. Ông dự định đến lúc các con học hành thành tài, ông đưa bà đi du lịch ở nhiều nơi để bù lại thời còn trẻ và thời trung niên không có được cuộc sống bình an, hạnh phúc vẹn toàn như mơ ước. Trời không thương, khi người con út sắp xong Đại học, bà trở bệnh, không là bệnh thường, mà là Alzheimer, một loại bệnh nan y , y học vẫn bó tay dù đã vào đầu thế kỷ 21. Trí nhớ bà nhạt nhòa, mất dần rồi hư hẳn. Ông chăm sóc bà kỹ càng và tận tình, bằng cả tình nghĩa vợ chồng, bằng cả lòng biết ơn với một người bạn đời đã đảm đương gánh nặng gia đình một mình suốt cả một thời ông mải mê trên các chiến trận.

Lúc đầu, bà chỉ quên trước quên sau, short memory bị hỏng, nhưng giác quan còn lại vẫn tốt. Nhưng như nguyên tắc bình thông nhau trong Vật lý, tất cả những bộ phận của cơ thể đều nối kết với nhau, dù trực tiếp hay gián tiếp, bà yếu dần và ngày càng không kiểm soát được chính mình. Đến lúc bà cần sự trợ giúp từ người khác như một em bé chưa biết đi thì ông bỏ hẳn mọi việc ở nhà chăm sóc bà.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp ông bà ở căn nhà nhỏ 3 phòng, trước nhà có mấy bụi hồng và một bụi tường vi chính tay bà trồng từ lúc mới mua nhà, ở những năm đầu di tản, thấy bà ngồi trước cái TV nhỏ trong bộ đồ lụa mầu hồng là mầu bà yêu thích, đôi mắt lạc thần, chúng tôi thắc mắc không biết bà có hiểu gì không" Ông giải thích:

- Ngày còn khỏe mạnh, nhà tôi vẫn thích xem đài FOX, tôi vẫn để nhà tôi ngồi mỗi ngày trước TV với đài FOX vài tiếng mỗi ngày, không biết là có hiểu gì không, nhưng tôi muốn giữ mọi điều bình thường như ngày trước.

Lần thứ hai trở lại thăm ông bà, tôi đưa theo hai người bạn thân, một người là Bác sĩ, và một người là chuyên viên về dinh dưỡng (Nutritionist), vừa để hai người bạn thấy được tình nghĩa vợ chồng quý hiếm của hai ông bà, vừa để cả hai góp ý về chuyên môn để ông đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc bà. Cả hai người bạn đều có ấn tượng tốt về kiến thức chuyên môn ông học được về bệnh Alzheimer, về căn nhà nhỏ rất sạch sẽ, tinh tươm mặc dù chỉ có hai người đứng tuổi sống trong nhà mà bà là một bệnh nhân đặc biệt mà mỗi nhu cầu căn bản đều phải thực hiện tại giường bệnh.

Lần này, thì bà yếu hơn lần trước rất nhiều, chỉ còn nằm trên giường, và gầy hẳn đi như một cái lá khô, nhưng vẫn còn được da dẻ hồng hào của một người ăn uống đúng dinh dưỡng. Ông đưa chúng tôi vào tận giường bệnh, có lẽ nhận ra người lạ, dù không nói năng được gì, bà ứa nước mắt, ông cầm tay bà ôn tồn:

- Có khách đến thăm vợ chồng mình. Người quen cả, đừng sợ.

Để giữ mọi điều bình thường, ông đã hy sinh rất nhiều, như bà đã hy sinh từ những ngày chưa mất nước. Hơn ba mươi năm nay, ông chưa bao giờ ra khỏi California, vì những ngày đầu di tản vất vả, gian nan, và vì sau này phải chăm sóc người vợ đã chìm vào cõi vô minh từ cả thập niên trước. Một người đã có dấu chân ở khắp các chiến trường khốc liệt từ Quảng Trị đến Cà Mâu để bảo vệ miền Nam tự do, đã dự các lớp học về chiến tranh từ Hoa kỳ đến Panama, vậy mà bây giờ chỉ quanh quẩn ở một góc nhà. Chắc hẳn nếu một nhạc sĩ nào đó biết được ông bà, sẽ có bài hát "Ơn Anh&" để đối lại với bài" Ơn Em .." .

Trên vách tường phòng khách nhà ông, có nhiều hình ảnh của ông bà từ lúc mới lấy nhau, nụ cười tươi tắn, rạng rỡ hạnh phúc ở tuổi ngoài hai mươi. Rồi hình ảnh ông oai nghiêm trong quân phục, từ lúc mang một mai vàng đến lúc lên ba mai bạc, và hình ảnh bà với bốn đứa con, rất mảnh mai, nhưng dẻo dai như cây trúc. Tôi tin chắc mỗi bức hình mang ông về với một quá khứ ấm êm, hạnh phúc, đủ để ông có nghị lực chăm sóc cho bà trong một khoảng thời gian dài, đủ để một thế hệ con nít lớn lên, thành người, cảm nhận được tình nghĩa cao quý, cùng sự hy sinh vô bờ của những người đi trước.

Hai tuần một lần, người con gái thứ ba của ông bà lái xe hơn hai tiếng mỗi lượt đi, hoặc về, về thăm bố mẹ, quét dọn, mua sắm thức ăn, đồ dùng cho ông bà, nhưng gắnh nặng chăm sóc bà thì vẫn đè trên vai ông mỗi sáng, mỗi chiều và cả mỗi đêm.

Hình như dù không còn nhận biết được điều gì, bà vẫn còn nhận ra được ông, nhận ra được ông đang đền đáp lại ân tình từ thời son trẻ.

Là người ngoại cuộc, chúng tôi nhận ra được rất rõ ý nghĩa hai chữ "duyên nợ" và "tình nghĩa" giữa ông bà Đạt. Ở một góc nhỏ của thành phố lớn thứ mười của nước Mỹ, có một căn nhà tĩnh lặng không tiếng nói, nhưng ở đó, mỗi một bụi cây, góc nhà đều đã chứng kiến được một ân tình quý hiếm, ở đó con đường dài hy sinh được chia đều hai đoạn: đoạn đầu bà đã đi trọn vẹn, ở đoạn sau, chắc chắn ông cũng hoàn thành như đã chu toàn tốt đẹp bổn phận của một thanh niên thời chinh chiến...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến